Anton-Phaolo, SJ
I) Ư nghĩa của ngày lễ
Trong tuần cuối cùng của năm Phụng Vụ, hôm nay chúng ta hiệp cùng với toàn
thể Hội Thánh, mừng kính trọng thể lễ Chúa Kitô Vua vũ trụ.
Sau thế chiến thứ nhất và cuộc cách mạng vô sản Nga, ĐGH Piô XI nhận thấy
thế giới ngày càng sống xa lià những giá trị của Tin Mừng. Con người ỷ
lại vào những thành tựu của khoa học kỹ thuật, và chủ nghĩa vô thần được
reo giắc khắp nơi. Nhưng thực tế cho thấy, càng sống xa lià Thiên Chúa,
con người càng gặp khủng hoảng. Chiến tranh, áp bức, bóc lột, chuyên chế,
xung đột, bất ổn, gian dối và những sự dữ khác chỉ là hệ quả tất yếu của
đời sống mà Thiên Chúa bị loại xuống hàng thứ yếu.
Nếu nhân loại có thể tự cứu ḿnh mà không cần ơn trên, th́ Chúa Giêsu Kitô
đă không phải đến thế gian. Nhưng thực tế là con người đă không làm được
điều đó và Chúa Kitô đă đến đem Tin Mừng cứu độ cho chúng ta. Chỉ khi nào
chúng ta đón nhận ân sủng của Ngài th́ con người và xă hội mới được an hoà
hạnh phúc. ĐGH Piô XI thiết lập lễ trọng này vào năm 1925 để nhắc nhở
chúng ta rằng chối bỏ Chúa Kitô là chối bỏ niềm hy vọng vào hạnh phúc vĩnh
cửu; ngược lại, đón nhận Chúa Kitô là đón nhận ơn cứu độ.
II) Nghịch lư của Tin Mừng
Bài tin mừng hôm nay dường như đưa ra một nghịch lư. Chúa Kitô là Vua,
nhưng sao ngài không giống các vua chúa khác? Không phải các vua chúa là
những người nắm quyền uy tuyệt đối sao? Không phải các vua chúa là biểu
tượng của vinh hoa phú quư sao? Thế th́ tại sao chúng ta tôn vinh một
người chết treo trên thập giá. Chẳng phải thập giá là biểu tượng của thất
bại khổ đau sao? Chẳng phải thập giá là nhục h́nh tủi hổ sao?
Chúng ta phải hiểu điều này như thế nào? Nghịch lư của Tin Mừng nằm ở chỗ
Vương Quốc của Đức Kitô không thuộc về thế gian này. Vương Quốc của Ngài
không đặt nền tảng trên những giá trị mà thế gian ưa chuộng, như tiền tài,
danh vọng, quyền lực. Vương Quốc của Đức Kitô nằm nơi tâm hồn các tín hữu
khi họ để Ngài làm chủ tể cuộc đời họ. Vương Quốc của Ngài được xây dựng
trên t́nh yêu vô điều kiện của Thiên Chúa dành cho mỗi người chúng ta.
Trên thập giá, Chúa Giêsu tỏ bày mầu nhiệm ấy cho những ai tin nhận Ngài.
Người trộm dữ không hiểu điều này. Các chức sắc tôn giáo Do Thái cũng
không hiểu điều này. Các thế lực chính trị Rôma cũng không hiểu điều
này. Lẽ nào một đấng quân vương lại bị xử tử như tên tội phạm? Họ không
thấy ǵ hơn là một người chết treo một cách nhục nhă. Và v́ thế họ chế
nhạo và lăng mạ Đức Giêsu đang bị treo trên thập giá.
Họ
chỉ đánh giá một vị vua theo tiêu chuẩn trần tục. Họ muốn Ngài chứng tỏ
quyền uy của ḿnh bằng cách xuống khỏi thập giá. Họ muốn Ngài phải chứng
minh thân phận của ḿnh bằng cách tự cứu ḿnh khỏi chết. Nhưng Chúa Giêsu
đă không đáp lại thách đố đó. Ngài giữ im lặng, chẳng cần cải chính, cũng
chẳng cần giải thích. Ngài tiếp tục gánh vác và chia sẻ đau khổ với các
nạn nhân bị đóng đinh ở chung quanh Ngài cho đến giọt máu cuối cùng.
Người trộm lành dường như đă hiểu được chân lư này trong những giây phút
cuối đời. Anh nhận thức rằng có điều ǵ sâu xa hơn là cuộc sống trần
tục. Anh biết được rằng Vương Quốc của Đức Giêsu, hơn tất cả những thực
tại trần gian, mang lại hạnh phúc viên măn. Anh hiểu được Vương Quốc ấy
không thuộc về thế gian này, nhưng thuộc về những ai tin nhận Đức Giêsu.
Và v́ thế anh ta đă thỉnh cầu: “Ôi Giêsu, xin đừng quên tôi, khi ông về
đến Vương Quốc của ông.”
Và
Chúa Giêsu đă nhận lời anh. Ngài không cất đau khổ khỏi người trộm lành,
nhưng cho anh thấy ư nghĩa của nó. Anh cùng chịu đau khổ với Ngài th́ anh
cũng sẽ được hưởng vinh quang với Ngài.
“Hôm nay anh sẽ ở với tôi trên thiên đàng.”
III) Cái nh́n từ phía thập giá
Thông thường khi nh́n lên thập giá, chúng ta có cái nh́n của người đời:
chúng ta hay có thói quen trốn tránh, chối bỏ, hay miễn cưỡng chịu đựng.
Có bao giờ chúng ta tự hỏi trên thập giá, Chúa Giêsu nghĩ ǵ về chúng ta
không? Mỗi lần chúng ta tụ họp trong nhà thờ, từ trên thập giá, Chúa
Giêsu thấy ǵ nơi chúng ta không?
Trên thập giá, Ngài thấy tất cả: những người bàng quang, những kẻ chống
đối Ngài, những người ái mộ Ngài, những người thân cận Ngài. Ngài mong
cho chúng ta, như anh trộm lành, đón nhận ân sủng và b́nh an khi trao dâng
cuộc sống ḿnh cho Ngài.
Chúng ta có thể tưởng tượng rằng Chúa Giêsu tâm sự với chúng ta bằng những
lời như thế này:
Dân chúng bu lại xem ta bị treo và đang chết dần trên thập giá… Các
thủ lănh đạo tôn giáo nhục mạ ta; quân lính chế diễu ta; một người cùng bị
đóng đinh với ta cũng sỉ vả ta… Và con cũng đang đứng đó, cũng hành xử
như họ.
Mỗi khi con thờ ơ trước sự đau khổ của kẻ khác, con đứng vào đám đông
dửng dưng nh́n ta quằn quại trên thập giá. Khi con coi thường những giáo
huấn của Hội Thánh hay lăng mạ các vị mục tử, con về phe các thủ lănh và
quân lính chế nhạo ta. Khi con đánh mất niềm tin hoặc chạy theo những cái
chóng qua của đời này, con đứng về phiá người trộm dữ lên án ta.
Ta nh́n thấy khuôn mặt của con đang nh́n lên thập giá. Lúc đầu, con
cười cợt và chế diễu, con thờ ơ và dửng dưng, cũng như những người kia.
Nhưng rồi con bắt gặp ánh mắt ta nh́n con, chờ đợi con, hy vọng nơi con…
Một tia chớp lóe lên trong ánh mắt con. Ta biết con đă thoáng gặp được
t́nh yêu ta dành cho con, và con có một chút hối hận. Trong những khoảnh
khắc đó, ta mỉm cười với con dù ta đang đau đớn tột cùng.
Mỗi khi con sống tỉnh thức, mỗi khi con đến với ta với sự yếu đuối và
bất lực của con để nhận ta làm chủ tể cuộc đời con, ta sẽ cầm lấy tay
con. Ta sẽ hoan hỉ dẫn con như đă dẫn anh trộm lành đi về phía thiên đàng
IV) Chúng ta hăy để Đức Kitô cai quản đời sống chúng ta
Nếu chúng ta muốn cảm nghiệm sự b́nh an và niềm vui Chúa hứa ban, chúng ta
c̣n chờ ǵ mà không trao phó đời ḿnh cho Đức Kitô cai quản. Nếu chúng ta
muốn cuộc sống của ḿnh có ư nghĩa th́ hăy để Đức Kitô làm Vua đời sống
chúng ta, làm chủ tâm hồn chúng ta, làm động lực của mọi lời nói và hành
động của chúng ta.
Chúng ta phải bắt đầu như thế nào đây? Mỗi ngày chúng ta cố gắng để nhận
biết, yêu mến, và tập giống Ngài hơn một chút.
-
Chúng ta cố gắng nhận biết Ngài bằng việc học hỏi
Lời Ngài trong Tin Mừng và giáo lư của Hội Thánh.
-
Chúng ta cố gắng yêu mến Ngài bằng việc tuân giữ
các giới răn của Ngài, nhất là giới luật yêu thương và tha thứ.
-
Chúng ta cố gắng noi gương Ngài bằng cách sống bác
ái hết ḿnh, không giới hạn, không tính toán, biết chấp nhận người khác
như Ngài đă chấp nhận chúng ta.
Trên bàn tiệc thánh thể hôm nay, Chúa Giêsu lập lại lời giao ước với chúng
ta, và Ngài cũng lập lại lời mời gọi chúng ta đến với Ngài.
Trong tâm t́nh biết ơn và sốt mến, chúng ta hăy đáp lại tiếng gọi của Chúa
Kitô và tái cam kết việc dấn thân phụng sự Ngài. Đó là cách chúng ta góp
phần làm cho Vương Quốc của Ngài mau đến, và ư Ngài được thể hiện dưới đất
cũng như trên trời vậy. Amen.
|