Đường Emmaus


Annunciation
Ao ước ngây thơ
Bài học cầu nguyện qua kinh nghiệm của Môisen
Cầu Nguyện
Câu chuyện xứ Chùa Tháp
Chết
Chúa nh́n tận đáy ḷng
Công bằng xă hội
Cura Personalis: Món qùa Giáng Sinh tuyệt diệu nhất
Đau khổ, niềm vui vinh quang
Đến với đời bằng trái tim rộng mở
Đôi điều suy nghĩ
Giao Ḥa
Giêsu - chính lộ ngàn đời
Giọt nắng
Gương phục vụ của Môisen
Hai đời sống riêng biệt?
Hành Hương
Linh Thao, một lần gặp gỡ
Lời Kinh từ cuộc sống
Màu Trăng Úa
Mẹ hiền: biển t́nh thương
Mùa Thu như đă phiêu du trở về
Như một sự t́nh cờ
Nước mắt
Phép rửa bằng nước mắt
Quay về
Sống Trong T́nh Chúa
Sống với giây phút thánh
Sợ hăi Thiên Chúa
Tâm t́nh gặp Chúa
Tấm áo lễ với những đường may dang dở
Tha nhân: con đường dẫn tới Chúa
Thập Giá của đời thường
Thiên Nhiên
Tôi đă gặp
Tuổi Già và sự chết
Wings of a Beautiful Dream


 


 

 
Trang chính Đường Emmaus
   
 


Giao Ḥa
(Luke 7, 36-50)
 

   
 



Trần Minh Quân, SJ

   


Mấy hôm nay các nơi đều tổ chức những buổi tưởng niệm biến cố 9/11. Những nỗi đau được khơi lại và những vết thương thêm một lần rỉ máu. Người ta nói đến chiến thắng, đến trừng phạt nhiều hơn là thứ tha và ḥa b́nh. Tự dưng Q. muốn cầu cho sự b́nh an nội tâm được hiện hữu để mọi người can đảm chấp nhận những ǵ đă xảy ra và bắt đầu một hành tŕnh giao ḥa khởi đi từ ḷng tha thứ. Mong chúng ta cùng hợp thông cầu nguyện cho thế giới bất ổn và bị dẫn dắt bởi sự sợ hăi hôm nay.

• • •

Sáng chủ nhật cuối tháng 8, tôi lái xe trở về Portland từ Spokane, Washington và chăm chú nghe chương tŕnh NPR cuối tuần của LeeAnn Hanson. Một đoạn của chương tŕnh là phần đàm thoại của bà với một nhà tâm lư điều trị, người từng làm việc với cả hai nhóm: một gồm các thiếu niên từ 7 - 13, những đứa từng phạm tội ác trên các em đồng trang lứa và nhóm thứ hai là các nạn nhân và gia đ́nh của họ.

LeeAnn hỏi nhà tâm lư một câu hỏi cổ điển: "Làm sao ông có thể giúp nạn nhân và gia đ́nh quên đi mà tha thứ?" Ông đáp: "Ồ, ta chẳng thể nào bắt đầu bằng một đ̣i hỏi thứ tha. Không cách chi nạn nhân và gia đ́nh quên được chuyện cũ huống chi là bỏ qua." Rồi ông đưa ra một sự thật bất ngờ.  Ông nói: "Bạn thấy đó, bao tai ương và tội ác xảy ra trên thế giới hôm nay; những điều mà lẽ ra không được phép xảy đến cho bất kỳ ai. Nhưng tiếc thay, đó là sự thật - nó đă hiện hữu. Vũ trụ dường như cho phép chúng tồn tại và chấp nhận nó như một thực tế đương nhiên chẳng tránh khỏi. Và đây chính là sự khoan dung của nó."           

Ông nói rằng khi làm việc với các gia đ́nh nạn nhân, ông đă bắt đầu từ đó.  Ông giúp họ chấp nhận sự kiện đă xảy ra dù rằng ḷng không ao ước. Chỉ khi họ bằng ḷng ở một điểm: đúng thế, chuyện đă xảy đến với tôi, gia đ́nh tôi th́ bấy giờ ta mới bàn đến việc giao ḥa. Bởi nếu không, con người sẽ ch́m đắm trong tức giận cùng với câu hỏi tại sao và ước muốn trả thù, một lẽ công bằng thời cổ - mắt đền mắt, răng đền răng.         

Hăy xem xét một vài thí dụ trái ngược. Năm 1988, Mulugeta Seraw, một sinh viên Ethiophi hậu đại học ở Portland trong tuổi quá đôi mươi đă bị giết chết qua một cú đập sau ót bằng gậy bóng chày. Sự ra đi của anh để lại bao tiếc thương cho mẹ già, vợ trẻ và đứa con mà anh chưa bao giờ thấy mặt. Một nhóm bị ảnh hưởng nặng nề tư tưởng của Tom Metzger, người sáng lập hội siêu da trắng (tân phát xít / White Aryan Race: WAR) đă giết anh. Metzger từng gửi một thanh niên trẻ chỉ mới 25 tuổi tên là David Mazzella đến Portland lập chi hội. Theo nghĩa nào đó, đây là một nhóm kích động giết người dựa trên sự phân biệt chủng tộc.                         

Năm sau, Morris Dees thuộc hội bảo vệ người nghèo đă đem nhóm WAR và Tom Metzger ra ṭa với lư luận rằng chính ảnh hưởng của Tom Metzger đă dẫn đến cái chết của người sinh viên nọ. David Mazzella ra làm chứng chống lại hội trưởng của chính anh.

Nhưng một điều bật ngờ đă xảy ra ngoài sự mong đợi và tiên đoán của bất kỳ phiên ṭa nào. Sau khi làm chứng, David Mazzella bước đến bên bàn của mẹ nạn nhân và nói: "Tôi không kỳ vọng chi nơi sự tha thứ của bà, nhưng tôi muốn bà hiểu cho là từ đáy thẳm tâm hồn, tôi vô cùng đau xót và hối hận trước cái chết của cậu ta". Thật chậm răi, người mẹ Ethiophi đă trả lời: "Này con, ta đă tha cho con." 

Làm thế nào mà một người mẹ có thể tha thứ cho kẻ đă giết chết con ḿnh, một sự tha thứ xảy ra trước khi ṭa kết tội? Mănh lực nào đă đem lại điều ấy? 

Câu chuyện khác của cậu sinh viên Matthew Shepherd bị đập tơi tả, bị trói và bỏ mặc bên hàng rào, rồi chết tức tưởi vài ngày sau đó chỉ v́ anh ta là người đồng tính luyến ái. Nếu không phải nhờ sự can thiệp của bà mẹ của Matthew th́ ṭa đă cương quyết cho hung thủ án tử rồi. Phải chăng  bà là một phụ nữ quá yếu ḷng? Hay tại bà ngộ ra những điều mà trong chúng ta không ai hiểu nổi? Cái ǵ đă làm bà Seraw và bà Shepherd nh́n thấy những điểm khó nuốt nhất cho bất kỳ ai?  

Ngay giờ đây, khi ngồi viết những ḍng chữ này th́ h́nh ảnh của hai ṭa nhà chọc trời ở Nữu Ước từ từ sụp đổ dường như vẫn c̣n quanh quất. Đă ba năm rồi, nhưng vết thương vẫn chưa ngậm và trong trái tim của nhiều người, ḷng khao khát trả thù măi chất ngất. Tha thứ được sao khi tiếng cười quen thuộc của cha tôi biến mất? Quên được ư khi mối t́nh nóng bỏng giữa tôi và nàng đẹp như mơ, căng mọng như đóa hồng tươi thắm, thế mà sáng hôm ấy nàng đă không trở về? Tôi, gia đ́nh tôi, bạn hữu tôi đă làm ǵ nên tội? Và cớ sao những tai ương lại xảy đến khi những ước mơ của đời thường đang chờ trước ngơ? "Thiên Chúa ở đâu và liệu Ngài có mắt? Tại sao Ngài để nó xảy ra? Chúa là hạng người thế nào mà cho phép tội ác ấy tồn tại?" Rất có thể bạn và tôi đă phải hơn một lần tự hỏi.           

Nhớ lại những suy tư về cầu nguyện, chúng ta hẳn không quên cách nh́n Chúa của mỗi người quan trọng biết bao, bởi đó chính là cái h́nh dáng mà ta cầu nguyện với. Có phải h́nh bóng của Thiên Chúa trong mắt ta phải là h́nh bóng của một hung thần trả đũa mắt đền mắt, mạng thay mạng? Có phải Chúa trong mắt ta là một ông lăo mù ḷa lẩm cẩm, kém công minh nên chỉ cứng ngắc cân tội ta rồi giáng phạt? Nếu quả thế th́ chúng ta đang gặp tai họa lớn rồi, bởi ai trong ta là hoàn thiện cơ chứ? Mọi cá nhân theo một nghĩa nào đó là những đứa con hoang đàng "đă mắc tội với trời và với Cha".   

Bạn mến, h́nh tượng của Thiên Chúa nơi ta phải bén rễ sâu trong con người của Giêsu Kitô. Và chính vị Giêsu ấy đă mạc khải cho ta dáng dấp của một Thiên Chúa xem ra chấp nhận tất cả, chịu đựng tất cả và cho phép tất cả. Nhưng đây chỉ do bởi ḷng thương vô hạn của Ngài đối với nhân loại đấy thôi. Ngài chẳng đơn thuần đứng từ xa cho phép mọi sự ác tồn tại rồi chấp nhận - Không! Ngài can thiệp vào và sự can thiệp ấy đă đi xa hơn cái công bằng theo lẽ của con người, một kiểu yêu thương theo dáng văn: "Con yêu hăy đến và trở về."        

Vậy th́ vấn đề đă lệ thuộc vào quan niệm của ta. Liệu ta có nh́n thực tế dưới nhăn quang của Thiên Chúa? Trong bối cảnh của Tin Mừng hôm nay gồm gói hai mẩu chuyện: một kể về dữ kiện bên ngoài và một nói đến những ǵ sâu xa tiềm ẩn bên trong. Ta lật trang sách về lối văn tả dữ kiện theo cách nh́n của Simon, người thuộc nhóm Pharisêu, ông đă thấy ǵ? Luca kể lại, Simon đă thấy h́nh ảnh của một người phụ nữ mang nhiều tai tiếng, một cô điếm, có thể! Một phụ nữ phạm tội công khai và bởi thế những ai công chính, có ḷng tự trọng và kính sợ Thiên Chúa tất phải tránh xa.  Nhưng Giêsu lại để cho cô mân mê chân ḿnh. Và Simon đă dựa vào đấy mà kết luận rằng hẳn cái ông Giêsu mà bàn dân thiên hạ coi là Thánh sống, là tiên tri phải là một tay trác táng hay chí ít, một tiên tri giả bởi hắn đă không nhận ra kẻ đang rờ rẫm người hắn là ai.      

Nhưng cái quan trọng chính là sự hiểu ngầm đàng sau cách nh́n của Simon về chính ông. Là một người đạo đức, một nhà lănh đạo tôn giáo, Simon tự coi ḿnh là 'kẻ kính sợ Thiên Chúa', là người công chính, nguời đáng được kính trọng. Nói khác đi, ông chẳng nh́n ra nổi sự thực phũ phàng, chẳng có được ánh nh́n của Đấng mà ông kính sợ. Đức Kitô đă t́m cách phá vỡ thước đo giá trị trong ánh mắt của Simon bằng một dụ ngôn về hai con nợ. Tiếc thay Simon đă quá 'tự công chính hóa', quá tự tin vào sự tốt lành của bản thân nên ông không thấy điều Đức Giêsu muốn nhắn nhủ. Có lẽ Giêsu và người phụ nữ lỗi tội kia phải là những kẻ sai lầm cho ông nên đúng.      

Giêsu đă gợi ra một câu chuyện xác thực. Ngài lập tức hiểu rằng hành động của cô điếm nọ đă được nung nấu và thực thi ngay trước khi cô bước vào nhà ông Simon nữa ḱa. Lẽ nào đó, cô đă kinh qua một sự trở về mà trong đó cô nh́n thấy hai hành động nhưng cùng một giá trị: nhận thức sự tội lỗi của ḿnh và hơn thế nữa cảm nghiệm được t́nh yêu và sự tha thứ của Thiên Chúa. Và Chúa Giêsu đă ghi nhận quyền năng của Thiên Chúa có sức biến đổi từ cái chết qua cơi sống: "Tội của chị đă được tha, hăy đi b́nh an.  Đức tin của chị đă giải thoát chị đó."    

Sự nhận thức của chúng ta về tội lỗi trên thế gian đôi khi đă không được quân b́nh. Ta thường bị ám ảnh với những tội về đam mê thú tính, ước ao dâm dật trong khi bỏ qua những lần phẫn nộ với anh em và nung nấu sự trả thù, những thứ đă gặm nhấm trái tim và nhận thức bên trong. Và khi kết án anh em, kẻ mà ta những tưởng là tồi hơn ta nhiều, vô h́nh chung ta tự coi ḿnh hơn người rồi đó. Nói nôm na: "Tôi không hoàn thiện, nhưng chí ít không xấu như thằng kia.  I'm not perfect, but I am not THAT bad!".           

Henri Nouwen viết: "Có quá nhiều hận thù trong những kẻ tự coi ḿnh là ngay thẳng và công chính. Có quá nhiều sự lên án và chê bai từ những con người nghĩ rằng họ thật đạo đức . . . và những thứ oán hận tiềm ẩn đă đằng đẵng trong những ai ngày đêm lo lắng lánh xa dịp tội."           

Có lẽ đó là điều mà Luther nghĩ tới khi viết: "Pecca fortiter - hăy phạm tội trong can đảm". Chưa chừng phạm tội nhiều hơn một tư, ta thống hối nhiều hơn, được tha thứ nhiều và qua đó yêu Chúa nhiều hơn chăng? Những ai quen sống trong oán hận, kết án thường không có khả năng tha thứ hay thậm chí xin kẻ khác tha thứ cho họ.  Ai được tha thứ ít, yêu thương ít.          

Bạn mến, tha thứ không đồng nghĩa với tội lỗi không bao giờ tồn tại. Điều đó cũng có ư ám chỉ rằng tội lỗi không phải là tất cả đặc tính nói lên ta là ai. Tha thứ không bao giờ xuất phát từ việc đo lường kẻ vấp ngă, nhưng là đo lường kẻ đă bị vấp ngă. Chúa Giêsu chưa bao giờ chống lại bất kỳ ai và như Thánh Phaolô nói: "Trong khi ta c̣n mải mê với tội lỗi, Người đă chết v́ ta." Đấy chính là ư nghĩa đích thực của Kinh Lạy Cha mà ta đọc hàng ngày trong thánh lễ. Ta xin Chúa tha cho ta để rồi ta có một sức mạnh mà tha thứ cho anh em đồng loại. 

Đề tài của hôm nay là việc giao ḥa của người Kitô hữu. Bạn ơi, hăy tâm niệm rằng ta cần sự tha thứ và giao ḥa của Thiên Chúa biết bao. Như một nhà hiền triết nào đó đă viết: "Khi một người đặt thỏi vàng trên tay bạn, đừng nh́n đôi tay ḿnh hay thỏi vàng, mà hăy nh́n kẻ trao tặng." Vậy th́ đừng nh́n vào tay ḿnh hay vào sự tha thứ của Thiên Chúa mà hăy nh́n chăm chú vào chính Ngài. Những ǵ ta nhận cách nhưng không, hăy trao đi cách nhưng không.    

Trọng tâm của đời sống tinh thần và kháo khát sống nên thánh của ta là: chúng ta những kẻ tội lỗi được Thiên Chúa thứ tha bằng chính cái chết và phục sinh của Con Một Ngài.       

"Hài nhi hỡi con sẽ mang tước hiệu         
Là ngôn sứ của Đấng Tối Cao:   
Con sẽ đi trước Chúa, mở lối cho Người,           
Bảo cho dân Chúa biết: Người sẽ cứu độ          
Là tha cho họ hết mọi tội khiên. 
Thiên Chúa ta đầy ḷng trắc ẩn,
cho Vầng Đông từ chốn cao vời viếng thăm ta,           
Soi sáng những ai ngồi nơi tăm tối         
Và trong bóng tử thần,  
Dẫn ta bước vào đường nẻo b́nh an."    

Chỉ khi tha thứ, ta mới nhận lănh ơn cứu độ. Mẹ Teresa đă từng nói: "Dẫu bạn có nghĩ rằng tha thứ cho anh em là một sự hèn kém và người ta sẽ lợi dụng bạn, th́ bạn cứ tha thứ măi nhé."

(11/9/2004)



 
Cầu Nguyện  - Trần M Quân, SJ
  Tuổi Già và sự chết  - Trần M Quân, SJ


 

O Christ Jesus
may your death
be my life,
your labor my repose,
your human weakness my strength,
your confusion
my glory.

- Daniel Berrigan SJ

• • •

Lord,
enfold me in the depths of your heart;
and there hold me,
refine, purge
and set me on fire,
raise me aloft,
until my own self knows utter annihilation

- Pierre Teilhard de Chardin SJ

• • •



 

 

 
    Đồng Hành là ai? Tổ Chức | Tài Liệu | Lịch Trinh LT | Báo ĐH | Tập San ComigoNối Kết | Mục Lục | Photo Album