|
Cổ nhân ta nói: "Sinh kí tử quy", sống là tạm gửi, chết mới
là về. Đó là một nhân sinh quan, và cái nhân sinh quan ấy chi phối
đời sống người ta, đến độ có nhiều người nói
rằng "sống là chuẩn bị cho cái chết." Từ quan niệm
ấy, ng ười Việt Nam h́nh
như không sợ hăi
khi đối diện với cái chết. Những cụ già
xây sẵn phần mộ, mua sắm sẵn cỗ áo quan, ra vào vuốt ve ngắm nghía nó như
ngắm một vật thân quí, đôi khi vào nằm thử một cách b́nh
tĩnh. Các cụ c̣n định sẵn cả chương tŕnh
cho đám tang của ḿnh,
phải tổ chức ra sao, nghi thức thế nào. Thật
đúng là sự chuẩn bị cho
một cuộc trở về.
Đó mới chỉ là những cái bên ngoài biểu lộ quan niệm "sinh kí tử quy".
Một cách sâu xa h ơn, người ta chuẩn bị
cho chuyến trở về bằng cả một cuộc sống của ḿnh. Để
cho cuộc trở về tốt đẹp, người ta sống
tốt đẹp, cư xử tử tế với mọi người, tạo phúc đức để lại cho con cháu, trả
sạch nợ nần để không phải vướng mắc với ai, không tạo ra những ác nghiệp
v.v... Thực hiện được những điều đó, người ta thanh thản trở về thế giới bên
kia.
"Sinh kí tử quy." Sống là tạm gửi, chết mới là về. Nh ưng
về đâu? Đó là vấn
đề. Có phải là về với
ḷng đất? Có phải là
về với hư không? Có phải là về với tổ
tiên? Hay là về chốn bồng lai tiên cảnh?... Điều
đó tùy thuộc quan
niệm và niềm tin của từng người. Người
Công giáo chúng ta tin rằng con người có linh hồn bất tử, và khi chết,
linh hồn của ḿnh sẽ về cùng Thiên Chúa,
đấng tạo dựng nên ḿnh.
Thiên Chúa là nguồn cội. Từ Thiên Chúa, có muôn loài muôn vật, có chính
ḿnh. Bởi thế, chết là một cuộc "lá rụng về cội" lớn lao nhất, quan trọng
nhất.
"Lá rụng về cội". Đó có thể coi nh ư
một nguyên tắc, một lẽ đương nhiên? Thật ra không hẳn thế. Quan sát sự
kiện thực tế ngoài đời, ta sẽ biết ngay: có chiếc lá khi rụng, chao đi vài
ṿng, rồi nhẹ nhàng
đặt ḿnh dưới
gốc cây. Nhưng cũng có những chiếc lá vừa ĺa khỏi
cành đă bị trận
băo loạn gió cuồng cuốn bay đi xa lắc.
Lá rụng, nhưng lá không về cội.
Đời ng ười ta cũng như những chiếc
lá. Như lá được sinh ra và nuôi dưỡng từ chất nhựa từ cội là gốc rễ đưa
lên thế nào, con người cũng được sinh ra, lớn lên, sinh hoạt trong ḍng
đời, từ chính cội nguồn của sự sống là
Thiên Chúa như thế. Cái chết của con
người cũng giống như chiếc lá ĺa cành. Về với Thiên
Chúa cũng như "lá rụng về cội". Nhưng
lá rụng chưa chắc đă về cội th́ con người
khi chết cũng chưa hẳn sẽ được về cùng Thiên Chúa. Về được với Chúa hay
không, cái đó tùy ở cách sống của ḿnh, tùy ở chính
ḿnh.
Có ng ười ví cuộc hành tŕnh
về với Chúa, hay nói khác đi là
về Thiên Đàng, là một chuyến đường.
Người đi phải tập làm quen với con
đường, hay nói khác đi là
phải đi lại nhiều lần trước khi ra đi
để về thật. Nếu không quen đường thuộc lối, rất có thể người ta sẽ đi lạc,
và như thế chẳng
về được nhà.
Con đường về với Chúa là con đường g ́? Đó là
đường T́nh Yêu,
bởi v́ Thiên Chúa chính là T́nh Yêu. Và Thiên Đàng là nơi
gồm toàn những người biết yêu Chúa và yêu nhau. Như thế, làm quen với con
đường về Thiên Đàng cũng có nghĩa là tập sống yêu thương.
Yêu Chúa và yêu người.
Yêu Chúa th ́ dễ, v́ Chúa là Đấng trọn hảo và rất
đáng kính yêu.
Chúa không làm cho ḿnh khổ, Chúa không gây ra những rắc rối cho
đời ḿnh. Chúa lại yêu
ḿnh hết mực. Tuy nhiên, yêu Chúa "khơi
khơi" th́ dễ, chứ yêu
đến nơi đến chốn, yêu
với tất cả linh hồn và trí khôn, yêu
đến độ sẵn sàng sống chết v́ Chúa...
điều ấy chưa chắc đă dễ.
Yêu ng ười khó hơn nhiều lắm. V́
đă là người
th́ có khuyết
điểm. Người ta dễ làm cho ḿnh
đau khổ, cũng gây cho ḿnh
rất nhiều điều rắc rối. Rất nhiều khi
người ta không yêu ḿnh, trái lại c̣n ghen ghét, thù
hận ḿnh nữa. Người ta như vậy đó, thế
mà ḿnh phải yêu,
để làm quen
được với cái đường đi về Thiên
Đàng kia.
Nói cho cùng, cuộc sống làm nên ư nghĩa của sự chết. Cuộc sống quyết
định cho đích điểm của một chuyến đi.
Chuyến đi xa nhất, quan trọng nhất của đời người.
Đây cũng là chuyến đi cô đơn nhất, v́
không có ai đồng hành
với ta.
Sống Yêu Th ương, yêu Chúa và yêu
người thật ḷng, ta sẽ về
được với Đấng chính là
T́nh Yêu. Sống không yêu thương, đường
đi của ta sẽ ngược chiều, và ta khó ḷng gặp
được Thiên Chúa T́nh
Yêu. Đó là nỗi bất hạnh lớn lao nhất, nỗi cơ
cực kinh khủng nhất. Bởi v́ hạnh phúc thật của con
người, nói cho cùng, là về được, ḥa
nhập được với chính cội nguồn nơi ḿnh
đă xuất phát:
Thiên Chúa. Ḥa nhập được với Thiên
Chúa, Đông phương gọi là ḥa
hợp cùng Đại Ngă, c̣n chúng ta gọi là
được về nước Thiên Đàng hưởng
hạnh phúc vĩnh cửu.
C ̣n nỗi cô
đơn. Ai mà chẳng sợ cô
đơn. Muốn tránh cô đơn, chỉ c̣n
cách kết bạn và mời bạn làm kẻ đồng hành.
Nhưng bạn nào đồng hành được với ta
trên đường về, mà khởi đầu là cái chết phần thân xác? Chỉ có một "người"
thôi, đó chính là Thiên Chúa. Hạnh phúc cho ai, trên đường về có chính
Thiên Chúa làm bạn đồng hành. Trong t́nh bạn, cần có
thời gian. Bạn thân để có thể đồng hành
lại càng cần thời gian dài hơn nữa. Như
thế, trong cuộc sống trần gian, nếu ta đă không từng
quen với Chúa, thân với Chúa, chia sẻ với Chúa, th́ khi ta chết, làm sao
ta có được Chúa làm
người bạn đồng hành trên đường về?
"Sinh kí tử quy", "Lá rụng về cội". Đó thật là
những tư tưởng đẹp và thâm sâu.
Để hiểu được vẻ đẹp và
sự thâm sâu đó, không phải một sớm một
chiều. Giá ta phải trả để hiểu được nó và áp dụng nó
là cả một cuộc đời, với nỗ lực và
với yêu thương.
QD
|
|
• • •
Fear not that thy life shall come
to an end, but rather fear that it shall never have a beginning.
John Cardinal Newman
• • •
|
|