Đường Emmaus


Annunciation
Ao ước ngây thơ
Bài học cầu nguyện qua kinh nghiệm của Môisen
Cầu Nguyện
Câu chuyện xứ Chùa Tháp
Chết
Chúa nh́n tận đáy ḷng
Công bằng xă hội
Cura Personalis: Món qùa Giáng Sinh tuyệt diệu nhất
Đau khổ, niềm vui vinh quang
Đến với đời bằng trái tim rộng mở
Đôi điều suy nghĩ
Giao Ḥa
Giêsu - chính lộ ngàn đời
Giọt nắng
Gương phục vụ của Môisen
Hai đời sống riêng biệt?
Hành Hương
Linh Thao, một lần gặp gỡ
Lời Kinh từ cuộc sống
Màu Trăng Úa
Mẹ hiền: biển t́nh thương
Mùa Thu như đă phiêu du trở về
Như một sự t́nh cờ
Nước mắt
Phép rửa bằng nước mắt
Quay về
Sống Trong T́nh Chúa
Sống với giây phút thánh
Sợ hăi Thiên Chúa
Tâm t́nh gặp Chúa
Tấm áo lễ với những đường may dang dở
Tha nhân: con đường dẫn tới Chúa
Thập Giá của đời thường
Thiên Nhiên
Tôi đă gặp
Tuổi Già và sự chết
Wings of a Beautiful Dream


 


 

 
Trang chính Đường Emmaus
   
 


Thập Giá của Đời Thường

 

   
 



Kevin Dyer, s.j.
Trần Minh Quân, s.j.
 

   

“Thật là diệu kỳ khi niềm tin KiTô Giáo dạy ta rằng chính những đau khổ hàng ngày trong đời thường đă giúp ta khao khát được làm việc và quảng bá cho sự cứu rỗi của nhân gian.”
Raissa Maritain

• • • 

Gần năm trăm năm qua, mọi tập sinh Ḍng Tên đều trải qua ba mươi ngày dài tĩnh tâm và cầu nguyện trong thinh lặng. Như bao bạn trẻ cùng chí hướng, tôi cũng có những ngày tương tự. Tuy nhiên, những ǵ tôi đi qua dường như đều bị cắt ngắn lại, khởi đầu từ việc bị gọi ra làm bồi thẩm đoàn cho một phiên ṭa vớ vẩn. Quá bối rối và chẳng biết làm sao, tôi xin phép được gặp và thưa chuyện cùng Cha Giám Tỉnh. Cười cười người bảo tôi: “Đừng lo, Cha sẽ nói với quan ṭa là con sẽ tiếp tục bận rộn chiêm niệm về địa ngục trong suốt thời gian làm bồi thẩm viên tại ṭa.” Cố nhiên, chẳng ṭa nào lại mong muốn bồi thẩm của ḿnh lăng đăng với những tư tưỏng về địa ngục khi đang làm nhiệm vụ cả.

Đối với bao kẻ bàng quang th́ dường như có một cái ǵ bất ổn và điên rồ trong linh đạo I-Nhă. Không điên rồ sao được khi trong thế giới hôm nay, người ta c̣n cố t́m cách xóa khỏi ḷng ḿnh những khái niệm về tội th́ các môn đệ của I-Nhă lại rủ nhau suy tư về những ảnh hưởng của nó đối với thế giới và cá nhân? Thậm chí, những bài tập trong tuần thứ nhất của Linh Thao đă là những bước khởi đầu giúp ta cảm nhận và trang bị một kiến thức sâu thẳm về tội lỗi. Tại sao I-Nhă đă dành cả một đoạn khá dài trong cuốn sách Các Bài Tập Linh Thao bất hủ của ông để nói về nó? Câu hỏi này làm tôi băn khoăn măi mà lời đáp th́ dường như c̣n ở trong hư vô. Chỉ đến đợt tĩnh tâm tám ngày năm nay, tôi mới chợt ngộ ra lư do và ư nghĩa thật của những bài chiêm niệm ấy.

Nửa khuya ngày thứ ba của đợt tĩnh tâm, khi đang chiêm niệm về đoạn nói về Chúa Giêsu đứng trước vành móng ngựa và kẻ cầm cân nảy mực không ai khác hơn là quan tổng trấn Philatô. Dọc theo lời hướng dẫn của thánh tổ I-Nhă, tôi đặt ḿnh trong tâm trạng của kẻ đồng thời để đối chất với Giêsu. Đột nhiên mọi sự quanh tôi chẳng c̣n yên tĩnh. Cánh cổng vào dinh tổng trấn bị rung động dữ dội trước tiếng ḥ hét man rợ của dân t́nh. Người người muốn máu của chàng thanh niên nọ phải đổ ra cho ḷng dân no thỏa. Hết đám này đến đám khác, người ta chen nhau vào tố cáo Người. Cớ sao họ lại thù chàng thanh niên đẹp trai đầy nhựa sống kia đến như vậy? Tôi tự hỏi.

Rồi cũng chính trong giờ cầu nguyện ấy, một biến chuyển xảy đến trong tôi. Trong tiếng gào thét của đám đông, tôi chuyển ḿnh từ một người bàng quang sang thế của một kẻ khát máu muốn ăn tươi nuốt sống chàng thanh niên nọ. Rồi đột nhiên mọi khắc khoải, mọi đớn đau và mọi thất vọng trong đời tràn về. Tôi gom góp tất cả và đem đến trước mặt Giêsu. Nói đi anh bạn, giải thích dùm tôi tại sao đời tôi không chỉ được dệt bằng những chuỗi hạnh phúc mênh mông, mà trái lại bị đong đầy với bao nhọc nhằn chất ngất? Ḱa Người đứng đó im lặng như con chiên hiền ḥa nh́n tôi. Cái im lặng và cái nh́n kia khiến tôi thêm cáu và tiếng hét kết tội của hồn tôi chợt ḥa lẫn trong tiếng gào của mọi người xung quanh . . .

Buổi cầu nguyện với Chúa Giêsu, với quan tổng trấn Philatô và đám đông thời ấy đă vạch ra một hiểu biết mới về ảnh hưởng của tội nguyên tổ trong đời tôi. C̣n nhớ câu chuyện Adong – Evà bị đuổi ra khỏi vườn địa đàng v́ mải miết kiếm t́m sự hạnh phúc viên miễn bằng sức lực nhỏ hẹp và ư riêng. Với họ, Thiên Ư của Con Tạo chẳng c̣n giá trị tối thượng nữa, bởi thế họ đă phải dắt díu nhau đi trong khắc khoải chờ ơn cứu rỗi.

Câu chuyện của hai ông bà đă phản ánh rất thực những ǵ xảy đến trong đời ta. Dù từ nguyên thủy, con người được dựng nên tốt đẹp nhưng ai ai cũng đă phải sinh ra trong trạng thái của kẻ bị tội lỗi giam cầm. Thế đó mà thân xác phải đớn đau và hồn người có đôi khi trở nên u muội, ác độc và yếu đuối. Thế nhân đă và tiếp tục đâm đầu vào một ván cờ oan nghiệt: muốn tự quyết định cho phận ḿnh, chẳng nghe lời Thượng Đế, để rồi khi về chiều, tốt, sĩ toán loạn bèn quay ra nguyền rủa Tạo Hóa đă mặc cho ḷng nhân thế u sầu. Một tu sĩ ḍng Đaminh bạn của tôi thật chí lư khi viết những ḍng sau: 

Bởi linh hồn bạn và tôi đă mang nhiều thương tích nên ta chợt phẫn nộ với Người và tự hỏi cớ sao ta phải chịu nhiều phiền lụy. Từ đấy, ḷng ta hận thù Con Tạo trái ngang và sẵn sàng giết chết Đấng đă dựng nên ta nếu được. Rồi ḷng căm ghét kia d́u ta ra khỏi t́nh yêu miên viễn và hướng dẫn ta t́m kiếm những an ủi tạm bợ, chóng tàn. 

Những hàng chữ trên xem ra khá khắt khe nhưng chúng đă phần nào nói lên một chân lư: bao lâu ta c̣n mải mê theo đuổi ư riêng và chẳng chấp nhận sự thực th́ bấy lâu sự tự do tốt đẹp Chúa ban chẳng dẫn ta đến gần Người. C̣n nhớ đường chật hẹp và nhiều gai chông mới là đường đưa ta lên quê trời hạnh phúc.

May thay cho con người, Thiên Chúa đă mở ra một lối thoát cho kẻ lỡ bước. Điều trớ trêu là Ngài đi vào cuộc đời của ta, cách thế của ta, cửa vào của ta để dẫn ta ra qua ngưỡng cửa của Ngài. Nh́n vào con người Giêsu! Hẳn Ngài đă chẳng được sinh ra trong thế giới lỗi tội và chịu nhiều khổ đau như ta sao? Rồi cũng qua chính những khổ đau đó, Người thánh hoá và cứu rỗi muôn dân. Ôm lấy cây Thập Tự, Giêsu đă cùng cơi địa cầu trở về quê thật mà ở bên Cha Hằng Hữu.

Cuộc tử nạn của Người đă khiến những khổ đau ta chịu mang nhiều ư nghĩa. Cuộc đời người Kitô hữu bởi đó là cuộc đời chấp nhận vác thập giá trong yêu thương, kiên nhẫn và khiêm hạ bước theo Thày. Thập giá của ta là vác lấy gánh nặng của anh em để gánh của họ được nhẹ đi và những bờ vai thôi cong oằn thương tích. Thập giá đó cũng c̣n là đừng theo ư ta nhưng để ư Cha nên trọn. Chỉ con đường ấy mới là đường trở về.

Quả vậy, các tu sĩ Ḍng Tên và những ai tập Linh Thao đă bỏ một thời gian khá dài chiêm niệm về tội. Thế nhưng tôi mong bạn đừng đồng hóa việc làm ấy như là một thứ h́nh phạt. Trái lại, nó là dịp để ta nh́n vào sự thật về thế giới và con người ta. Nó mời gọi ta chấp nhận thực tế của tội lỗi, những ảnh hưởng chúng gây ra và ân sủng bao la của Thiên Chúa trong việc tha thứ và giao ḥa với nhân loại. Cái ǵ trong cuộc đời đă ngăn cản bạn đến gần Thiên Chúa? Phải chăng là một thói quen xấu? Hay là những thất vọng, những đau khổ triền miên khiến bạn giận Người hơn là yêu mến? Thiên Chúa mong ước bạn tâm sự với Ngài về những điều đó. Ngài cũng có rất nhiều câu trả lời khiến ḷng ta được an ủi đấy. Thử đi bạn nhé! Sự im lặng của buổi đầu khi ta chất vấn Ngài sẽ là những bước tiên khởi cho một mối t́nh lăng mạn giữa con người với Thiên Chúa. Bởi v́ chỉ trong thinh lặng, những tiếng nói của con tim mới được lắng nghe. Và chỉ trong thinh thặng, ta mới thay thế được ư tưởng “tôi muốn” bằng ư tưởng “Ngài khao khát ǵ trên bản thể đời tôi?” Vâng tôi tin là như vậy.

Kevin Dyers, s.j.
Trần Minh Quân sj


 

Lạy Chúa,
khi đến với Chúa

con tháo bỏ đôi giày:
những tham vọng của con,

con cởi bỏ đồng hồ:
thời khóa biểu của con,

con đóng lại bút viết:
các quan điểm của con,

con bỏ xuống ch́a khóa:
sự an toàn của con,

để con được ở một ḿnh với Ngài,

lạy Thiên Chúa duy nhất và chân thật.

Sau khi được ở với Ngài,

con sẽ xỏ giầy vào,
để đi theo đường của Chúa

con sẽ đeo đổng hồ,
để sống trong thời gian của Chúa

con sẽ đeo kính vào,
để nh́n thế giới của Chúa

con sẽ mở bút ra,
để viết những tư tưởng của Chúa

con sẽ cầm ch́a khóa lên,
để mở những cánh cửa của Chúa.

Graham Kings
(Rabbouni)

 



 

 

 
    Đồng Hành là ai? Tổ Chức | Tài Liệu | Lịch Trinh LT | Báo ĐH | Tập San ComigoNối Kết | Mục Lục | Photo Album