|
24.
Khi bận tâm với những tư
tưởng đó, nhiều lần I-Nhă bị cám dỗ kịch liệt muốn tự tử bằng cách lao ḿnh
xuống vực thẳm qua một lỗ lớn trên tường pḥng ở gần nơi ông quỳ gối cầu
nguyện. Nhưng biết việc tự tử là tội, ông lại kêu lớn tiếng rằng: 'Lạy Chúa,
con không muốn làm điều ǵ mất ḷng Chúa.' Rất nhiều lần ông lặp lại câu đó,
cũng như những lời nói trước. Một hôm, ông nhớ lại một vị Thánh rất ao ước
được Chúa ban cho một ân huệ nào đó, th́ đă nhịn ăn nhiều ngày cho đến khi
được ơn ấy. Sau khi đă suy nghĩ một lúc lâu, ông đă quyết định làm như vậy
cho tới khi Chúa giúp ông và chỉ xin bánh ḿ ăn cho đến khi sắp chết đói.
25.
Đó là vào một ngày Chúa
Nhật sau khi rước Ḿnh Thánh Chúa. Suốt cả tuần, ông giữ ư định không ăn
uống ǵ hết mà vẫn tiếp tục cầu nguyện như thường, dự các lễ nghi ở nhà thờ,
qú gối cầu nguyện và thức dậy lúc nửa đêm.Vào Chúa Nhật sau là ngày xưng
tội, v́ có thói quen kể cho Cha linh hướng nghe chi tiết các việc ông làm,
ông có tŕnh bày vụ nhịn ăn cả tuần qua, Cha linh hướng ra lệnh cho ông chấm
dứt vụ nhịn ăn. Mặc dù thấy khoẻ mạnh, I-Nhă cũng vâng theo. Ngày hôm đó
cũng như ngày hôm sau ông thoát khỏi cảnh bối rối. Nhưng ngày kế tiếp, tức
ngày thứ Ba đang khi cầu nguyện, ông lại nhớ đến từng tội cũ, từ tội này đến
tội khác và cảm thấy phải xưng tội đó lại một lần nữa. Sau những tư tưởng
đó, I-Nhă cảm thấy chán ngấy đời sống khắc khổ và ao ước dứt khoát bỏ cuộc
luôn.
Nhưng lúc đó, Chúa
thương giúp ông tỉnh trí khỏi ác mộng. Nhờ Chúa đă dậy vài bài học và cho
thu lượm kinh nghiệm về cách thức nhận định các thần loại khác nhau, I-Nhă
bắt đầu phân tích các tư tưởng vừa qua từ đâu mà đến, và cuối cùng dứt khoát
không c̣n xưng tội cũ nữa
(22). Từ ngày hôm đó, I-Nhă thoát
được cơn bối rối và xác tín rằng chính ḷng thương xót của Chúa đă cứu thoát
ông.
26. Ngoài việc cầu
nguyện suốt bảy tiếng đồng hồ mỗi ngày, I-Nhă dùng thời giờ giúp đỡ những
người ông đến thăm để nói chuyện về đời sống thiêng liêng. Thời giờ c̣n lại
trong ngày, ông nghĩ đến Thiên Chúa và nhớ lại những điều đă suy gẫm hoặc
đọc trong sách.
Khi sắp sửa đi nghỉ,
nhiều lần ông khám phá ra những điều mới lạ, có những an vui thiêng liêng,
thành ra hay mất những giờ ngủ vốn đă quá ngắn ngủi. Đôi khi suy nghĩ về
việc trên, ông thấy đă dùng những giờ nhất định để kết hợp với Thiên Chúa
rồi, lại c̣n nhiều giờ khác trong ngày nữa. Do đó, ông nghi ngờ các tư tưởng
thiêng liêng trên không bắt nguồn từ một thần tốt và kết luận không nên để ư
tới nó nữa, nhưng tốt hơn là ngủ theo những giờ giấc đă quyết định. I-Nhă
vẫn kiêng thịt và quyết định không ăn thịt v́ bất cứ lư do nào. Nhưng một
buổi sáng, khi mới thức dậy ông thấy rơ ràng trước mắt ông một miếng thịt,
mặc dù trước đó không hề nghĩ đến nó, đồng thời ông ư thức từ nay sẽ sẵn
sàng ăn thịt trở lại
(23).
27. Mặc dù nhớ rơ sự
cam kết dứt khoát kiêng thịt, lần này không thể nghi ngờ phải quyết định ăn
thịt trở lại. Sau đó tŕnh bày vấn đề trên cho Cha linh hướng, th́ Cha bảo
nên xét xem ư định đó có phải là do ma quỉ cám dỗ chăng. Và sau khi phân
tích ư định rơ ràng, I-Nhă thấy rơ, không thể nào nghi ngờ quyết định điều
đó là phải.
Hồi đó Chúa đối sử với I-Nhă như thày giáo dạy học tṛ
(24)
. Có lẽ v́ I-Nhă c̣n
chậm hiểu, hoặc v́ không có ai hướng dẫn, hoặc v́ chính Chúa đă ban cho ông
ư muốn phụng sự Thiên Chúa. Ông tin tưởng và không nghi ngờ chính Chúa muốn
đối xử với ông như vậy. Và nếu nghi ngờ điều đó, ông cho là xúc phạm đến
Thiên Chúa cao cả. Điều đó có thể thấy được qua năm bằng chứng sau đây:
28.
Thứ Nhất: Ông rất sùng
kính Ba Ngôi Chí Thánh. Mỗi lần I-Nhă cầu nguyện với từng ngôi, nhưng v́
cũng cầu nguyện với cả Ba Ngôi cùng một lúc, nên ông hay tự hỏi Thiên Chúa
có Ba Ngôi, sao lại cầu nguyện tới bốn lần? Tuy nhiên, v́ cho đó là một thắc
mắc không đáng kể, nên ông ít bận tâm đến.
Một hôm đang đứng
trên bậc thang nhà thờ Thánh Đa Minh đọc giờ kinh Đức Mẹ, trí tuệ của ông
được nâng cao hầu như nh́n thấy Ba Ngôi thiên Chúa Chí Thánh dưới h́nh thức
ba phím đàn, khiến ông rớt nước mắt đến độ không c̣n cử
động nổi
(25). Sáng hôm đó
ông theo đám rước kiệu
từ trong nhà thờ đi ra, và suốt buổi sáng đến giờ cơm, ông không thể nói
chuyện về đề tài nào khác trừ Ba Ngôi Chí Thánh, bằng nhiều ví dụ và câu ví
khác nhau, ḷng tràn ngập hạnh phúc và an vui. Từ đó đến suốt đời, mỗi lần
cầu nguyện cùng Ba Ngôi Chí Thánh, ông cảm thấy phấn khởi và hết ḷng sùng
kính.
. . .
|
6 |
|
|
(22) Kinh qua chính
kinh nghiệm này, I-Nhă đă đề nghị chúng ta nghĩ lại những ǵ xảy đến trong
ngày qua phút hồi tâm. Ngài khuyến khích ta nghĩ về những khiếm khuyết đă
vấp phải chẳng phải với câu hỏi tại sao tôi lại làm thế, mà là làm thế nào
mà tội lỗi đă làm chủ được đời tôi trong giây phút ấy. Bằng cách hỏi làm thế
nào, mỗi người chúng ta từ từ hiểu được chiến thuật của ma quỷ mà tránh
được, hoặc thậm chí vô hiệu hóa chúng.
(23) Sự bối rối dẫn Ngài đến
chỗ muốn bỏ cuộc và chẳng c̣n ham làm vui ḷng Chúa nữa. Rồi những an ủi
thiêng liêng đă lấy đi những giấc ngủ ngắn ngủi cần thiết. Từ ảnh hưởng của
chúng, ông đi đến kết luận là nỗi an ủi thiêng liêng cám dỗ ông ch́m vào suy
tư và bỏ cả giấc ngủ là nỗi an ủi giả tạo đến từ thần dữ. Những kinh nghiệm
ấy từng bước giúp I-Nhă hiểu rơ hơn về cách làm việc của các thần. Khả năng
nhận định của ông bắt đầu phát triển và bén nhạy hơn. Sự hiểu biết này chính
là nền tảng của nguyên tắc phân loại các thần trong cuốn Các Bài Tập Linh
Thao về sau (LT # 313-336).
(24) Lúc này, I-Nhă bắt đầu đi
qua giai đoạn thứ III ở Monserrate: giai đoạn mạc khải thiêng liêng. Chính
trong thời gian đó, Người đă trải qua 5 cảm nghiệm thần bí (Xem Bản Tự Thuật
No. 28 – 30). Nếu để ư, ta sẽ thấy có một sự biến chuyển đột ngột trong cách
kể của I-Nhă (sự chuyển văn trong No. 27). Thật vậy, I-Nhă đă kể cho Cha
Câmera nghe lại chuyện này qua ba giai đoạn: lần I vào tháng 8 hay tháng 9
năm 1553, lần II, mười bảy tháng sau, vào tháng 3 năm 1555 và lần III vào
ngày 20 đến 22 tháng 10 năm 1555.
(25) Ba phím đàn dương cầm,
mỗi phím tạo một nốt nhạc, nhưng cả ba lại ḥa hợp trong một cung điệu thuần
nhất.
|