Lối Sống Đồng Hành


 • Đồng Hành là Cộng Đoàn Tông đồ
 • Qua Linh Thao Chúa giải phóng tôi
 • T́m Ư Chúa
 • Christian Life Community
 • Đồng tâm nhất trí trong ơn gọi
 • Linh Đạo I-Nhă: một nền linh đạo cho giáo dân
 • Sứ mệnh và phục vụ
 • Phong Trào
  Đại Hội Bresil
  Ánh sáng và bóng tối trong Phong Trào
 


 

 
Trang chính Lối Sống

 
   
  Đại Hội CLC Brésil
 
   
 



Dương Tú Lan

 

   
Khi đi đại hội Brésil về, tôi cứ tần mần xem tới xem lui xấp h́nh măi, từng khuôn mật trên tấm ảnh, từng sinh hoạt cũng như từng khung cảnh một gợi lại trong tôi biết bao nhiêu kỷ niệm sống động, khó quên. Làm sao bạn thấu hiểu được hết những tâm t́nh mà tôi đă sống và cảm nhận được trong chuyến đi này? Tôi không có tham vọng kể lại từng chi tiết của kỳ đại hội, tôi chỉ xin chia sẻ với các anh chị những ǵ mà tôi cảm nhận và giữ lại trong tâm trí tôi. Đây là đại hội thế giới thứ mười ba của Christian Life Community (CLC), đại hội cuối của thế kỷ thứ hai mươi với chủ đề: ‘To deepen our apostolate identity-Clarify our common mission: CLC is a letter from Christ, written by the Spirit, sent to today’s world.’ Phái đoàn Canada Francais chúng tôi gồm có: cha Tuyên Úy Patrice Proulx, bà Monique St-Pierre (vice-president) và tôi (thủ quỹ). Chúng tôi đến Rio de Janiero thăm viếng hai ngày trước khi dự đại hội. Tại đó, chúng tôi được cha bề trên giám tỉnh (père Francisco Vern) và một gia đ́nh chị Milia (CLC member Rio) tiếp rước một cách nồng hậu, ân cần. Tuy chỉ có hai ngày, nhưng chúng tôi cũng được xem tượng Chúa Cứu Thế đứng sừng sững trên ngọn núi Corcovado, giang tay ôm trọn dân Brazil, đi dọc bờ biển Copacabana đẹp nổi tiếng trên thế giới và thăm viếng thảo cầm viên đầy hoa xứ nóng. Tuy vậy, bên cạnh những cảnh đẹp đó, chúng tôi cũng nhận thấy các biệt thự đầy hàng rào và lính gác cửa, trà trộn vớI những căn nhà èo ẹp dơ dáy, và các trẻ em lem luốc đứng chơi đầy đường. Chúa ơi, Chúa có đau ḷng không khi thấy sự khác biệt giai cấp quá lớn? Điều mà tôi thích nhất ở Rio là được đi dự một thánh lễ ở một cư xá sinh viên. Hôm đó có cha Francisco và một cha Ḍng Tên khác đồng tế trong một không khí thật ấm cúng, thân mật. Các em sinh viên hát hăng say và nhiệt thành đến độ mấy lần tôi không cầm được nước mắt mặc dù không hiểu một tí ǵ về tiếng Portugese. Trong ḷng tôi lúc ấy cứ lẩm bẩm xin cho T́nh Yêu Chúa luôn ghi khắc trong tâm hồn các em. Chúa ơi, qua sự tiếp đón nồng hậu của cha Francisco và gia đ́nh của chị Milia, qua sự rộng lượng của một bà Brasilien đă cho tụi con ba đồng Ral để đi xe bus (v́ lúc đó chúng tôi chưa đổi được nội tệ) và qua sự nhiệt thành của các sinh viên, con thấy phấn khởi và hy vọng v́ Chúa vẫn luôn hiện diện trong ḷng người. Sau tám giờ đồng hồ đi xe đ̣ và taxi từ Rio tới Itaici, chúng tôi đă đến ‘Villa Kostka’, nhà tĩnh tâm của các cha Ḍng Tên, cách thành phố Sao Paulo chín chục phút. Căn nhà này rất đẹp, xưa được xây trên vườn café (bây giờ trong vườn, tôi thấy trồng đủ loại cây ăn trái, chẳng hạn như cây đu đủ, cây chuối, cây cam, cây ổi, cây me, cây bơ, vv...) và có thể chứa tớI 350 người. Căn nhà có một nhà nguyện lớn và sáu nhà nguyện nhỏ, một thính đường cho 450 ngườI và một pḥng ăn lớn. Ngay từ ngày đầu, lúc đi thăm các nhà nguyện nhỏ, tự nhiên tôi bị đánh động bởi nhà nguyện mang tên ‘Chúa Ba Ngôi.’ Trong nhà nguyện này, trên một bức tường lớn có vẽ câu chuyện của ông Abraham và bà Sarah đang tiếp ba người khách (chính là Chúa Ba Ngôi). Kỳ lạ thay, tôi bị thu hút bởi ánh mắt của Chúa Giêsu trong bức tường: cặp mắt sáng quắc đó như xuyên thấu ḷng tôi và mặc dù đang đứng ở vị trí nào trong pḥng, cặp mắt ấy vẫn dơi theo tôi. Tôi bị xúc động mạnh đến độ phải bật khóc; tôi có cảm tưởng Chúa muốn nói với tôi một điều ǵ mà tôi không hiểu. Mọi ngườI từ khắp phương trời (khoảng 50 quốc gia) dần dần kéo nhau đến tràn ngập cả căn nhà. Số người đi tham dự đại hội gần đến hai trăm người, trong đó có khoảng năm mươi cha Ḍng Tên. Tuy đây là lần đầu tiên tôi đi tham dự đại hội quốc tế, chẳng có phút nào tôi cảm thấy cô đơn lạc lơng cả, v́ duờng như, chúng tôi chia chung một lư tưởng, hịêp nhất với nhau trong một niềm tin, nên ngay từ đầu, tôi đă cảm thấy như cá nằm trong nước, như con cái trong một gia đ́nh. Có điều đây là lần đầu tiên trong đời, tôI gặp cùng một lúc nhiều cha Ḍng Tên và được tiếp xúc với nhiều văn hóa như vậy. Để hiểu nhau, chúng tôi đối thoại trong ba ngôn ngữ chính: Anh, Pháp và Tây Ban Nha. Ngày đầu, sau lời chào mừng của World Exco, các đại biểu các quốc gia thay phiên nhau mang một vật liệu biểu dương cho quốc gia ḿnh. Hôm đó, anh Văn Đ́nh Tuấn (đại diện cho Phong Trào Đồng Hành đến đại hộI tham dự như một cảm t́nh viên) mang bức tranh h́nh chữ ‘S’ biểu dương cho nước Việt Nam ḿnh. Tôi rất mừng đă gặp lại anh Tuấn, thầy Tuấn và anh Quang. Sau đó th́ World Exco và cha Thành có kể lại những thực hiện đă làm sau lần đại hội 1994 ở Hồng Kông. Trong bốn năm qua, Cha Thành đă đi nhiều nơi huấn luyên về thế nào là ơn gọi CLC, thế nào là common mission và nhận định ơn gọi cộng đoàn. Ngoài ra, cuốn CLC-our charism-đă ra đời và một chương tŕnh huấn luyện khá ‘cao siêu’ mang tên ‘Magis’ đang được thành h́nh do sự đóng góp của nhiều quốc gia tại Nam Mỹ. Tôi thầm thán phục những exco-members đă hy sinh không biết bao nhiêu thời giờ và công sức cho phong trào CLC. Mấy ngày đầu, h́nh như Chúa Thánh Thần thổi nên ai cũng như tôi, xông xáo đi làm quen và hỏi thăm nhau, về các nhóm CLC địa phương, cùng vớI những thành quả và khó khăn của nó. Những cuộc đối thoại này rất hữu ích và nó làm giàu kinh nghiệm cho nhau. Ai nấy đều cởi mở ân cần và ngay cả những exco-members, họ cũng rất là giản dị, dễ thương. Kỳ lạ thay, qua tới ngày thứ hai của đại hội, Chúa làm tôi khóc gần cả ngày. Chắc các bạn thấy tôi sao mà ‘mít ướt’ quá! Thứ nhất, tôi khóc v́ quá cảm động trước sự chia sẻ của bà Roswitha Cooper (tổng thư kư). Trong gần bẩy năm, bà đă làm việc trong những điều kiện quá giớI hạn (thiếu nhân lực, thiếu tiền), trước những nhu cầu càng ngày càng lớn của phong trào. Lanny Virani (thủ quỹ) cũng nói lên sự thiếu thốn tài chánh của CLC; hiện giờ, phong trào lệ thuộc nhiều vào ‘donations.’ Ông ta kêu gọI các CLC quốc gia tự xét ḿnh nên đóng bao nhiêu tiền niên liễm và làm sao ḿnh đạt tới con số đó. Xin mời các bạn đọc bài chia sẻ của bà Roswitha và ông Lanny. Tôi cũng bị đánh động nhiều ở hai bài diễn văn của cha H. Volken (ở Geneva) và cha D. Fitzpatrick (ở New York). Các ngài và một vài CLC members là đại diện của phong trào CLC làm việc ở United Nations và NGO, tranh đấu cho nhân quyền (human rights), cho quyền tự do tín ngưỡng và những việc khác trong các lănh vực gia đ́nh và giới trẻ. Hai cha Volken và Fitzpatrick nói một cách hùng hồn, múa chân múa tay tùm lum. . .sau khi giảng xong, các ngài nói riêng vớI tôi rằng ‘Đó chỉ là một cách nói nhẹ để bảo những ngườI sùng tín trong CLC nên thức tỉnh ra khỏi sự ngây thơ về chính trị của họ’. Lời nói này cho tôi ư thức hai điều: 1/ Với cương vị một người công giáo, tôi phải theo dơi những ǵ xẩy ra chung quanh tôi (ngoài cái thế giới nhỏ của tôi) để thấu hiểu những căn nguyên của các vấn đế mà thế giớI đang gặp phải. 2/ Một ḿnh tôi, tôi không làm được ǵ cả; nhưng nếu cả phong trào CLC cùng lên tiếng chung qua hai tổ chức UN và NGO th́ chúng ta có thể cải tiến xă hội này. Hôm đó (ngày thứ hai của Đại HộI), trong những workshop groups nhỏ, chúng tôi bắt đầu nói với nhau về những nhu cầu khẩn cấp của quốc gia ḿnh. Tâm hồn tôi lúc đó đă sẵn sàng rộng mở và tôi cầu xin Chúa Thánh Thần soi sáng cho tôi biết lắng nghe các nhu cầu trên thế giới cũng như tiếng Chúa muốn nói với riêng tôi. Buổi chiều hôm ấy, chúng tôi dự thánh lễ do Á Châu làm. Đây là lần thứ hai tôi khóc trong ngày. Tôi khóc v́ đă không tham dự với những người Á Đông (Trung Hoa, Đại Hàn, Indonesia, Ấn Độ, Phi Luật Tân, Nhật, Việt Nam) soạn Thánh Lễ v́ tôi là đại biểu cho CLC-French Canada. Bây giờ tôi mới hiểu, bằng con tim, những ao ước của các anh chị Đồng Hành, nhất là anh chị Cường Tuyết, hiểu tại sao các anh chị muốn nói lên cái đức tin của ḿnh qua văn hóa Việt Nam. Lúc đó tôi mới ư thức được rằng: nếu Đồng Hành chúng ta sát nhập vô địa phương, chúng ta sẽ mất cái identity của người Việt Nam. Tạ ơn Chúa đă cho con hiểu điều này và cho con thông cảm được với các anh chị Đồng Hành. Tuy vậy, tôi vẫn khuyên các anh chị Đồng Hành nên cởi mở và sinh hoạt chung với địa phương, v́ như vậy, cả đôi bên đều có thể làm giàu cho nhau và con cái ḿnh lớn lên ở xứ ngoài, nó không hẳn là người Việt Nam như ḿnh, nhưng đức tin của nó có thể lớn lên trong môi trường của nó. Trong những ngày thứ ba và thứ bốn của Đại Hội, chúng tôi đă làm việc trong các workshops nhỏ (có bốn workshops chính: 1/ Christ and growing in Christian life, 2/ Christand culture, 3/ Christ and social reality, 4/ Christ and daily life) để t́m ra những nhu cầu khẩn cấp của phong trào. Khi các nhóm nhỏ làm việc xong, th́ có môt commission gồm các cha Ḍng Tên và giáo dân làm tổng kết. Riêng cá nhân tôi, tôi cảm thấy hài ḷng với những nhận định này v́ nó trung thực với thực tế mà tôi đang sống; thêm nữa, tôi cảm thấy thật may mắn được làm việc chung với các ‘experts’ trên thế giới về vấn đề huấn luyện (v́ tôi ở trong workshop 1). Trong những ngày này, cha bề trên cả Kolvenbach đến dự đại hội và nói chuyện với các đại biểu từng châu một. Đồng Hành Bắc Mỹ và Canada (Anh và Pháp) được gặp cha Kolvenbach một lúc. Anh Tuấn thay mặt Đồng Hành tặng cha một tượng gỗ Đức Mẹ và đồng thời nhanh nhẩu xin cha cho cha Thành giúp các nhóm Đồng Hành hiểu lối sống CLC trong những năm sắp tới. Cuối ngày thứ bốn của Đại Hội, các nhóm CLC-Brazil từ nhiều tỉnh khác nhau (có khi xa hơn mười giờ xe đ̣) kéo tới Villa Kostka, chào world assembly và mừng lễ juninas (lễ tháng sáu, vừa có sắc thái dân tộc vừa có sắc thái tôn giáo). Trước đêm văn nghệ và dạ vũ, chúng tôi có một thánh lễ long trọng do cha Kolvenbach chủ tọa. Trong thánh lễ này, các nhóm CLC Brazil tặng cho các cha Ḍng Tên một cái khăn lễ choàng vai để nói lên sự hợp tác chặt chẽ giữa các cha và giáo dân trong tương lai. Cả đôi bên đều ao ước có một sự hợp tác chặt chẽ trong tương lai. Đến phần văn nghệ th́ thôi vui thật là vui. Một người nhút nhát mắc cỡ như tôi mà cũng không chịu nổi cái điệu nhạc vui nhộn và lôi cuốn của dân Brazilians. Đêm đó tôi nhẩy múa tùm lum và nhiều khi đi điệu valse, rock’n roll và pasodople với că mấy cha Ḍng Tên nữa. Không ngờ mấy ngài khiêu vũ cũng nhuyễn lắm! Ngày thứ năm, sau bài diễn văn của cha Kolvenbach nói về sự hợp tác giữa giáo dân và Ḍng Tên, các cha Tetlow, Tirado và Lestienne có tŕnh bày về các sinh hoạt của Ḍng Tên trong phạm vi phổ biến linh đạo I-Nhă, giáo dục và phụng sự xă hội. Xin mời các bạn đọc các bài diễn văn này. Cuối ngày, chúng tôi được dự thánh lễ nhộn nhịp, nhẩy múa do ngườI Phi Châu soạn. Ngày thứ sáu và thứ bẩy của Đại Hội, chúng tôi lại trở về làm việc chung vớI các workshops để trả lời câu hỏi: ‘chúng ta, World Community, làm việc như thế nào trong tương lai để phục vụ Chúa?’ Cũng như những lần trước, workshop của tôi bàn luận tới lui. May nhờ có bảng đen trên tường nên chúng tôi suy luận và góp ư chung. Tôi rất thích lối làm việc này và học hỏi được nhiều. Tôi nghĩ, khi về lại Canada, với cương vị một người phụ trách trong ban huấn luyện CLC-French Canada, tôi đă thâu lượm được nhiều yếu tố căn bản quan trọng để giúp các CLC members lớn lên trong đức tin. Trong hai ngày này, khi có giờ cầu nguyện cá nhân, tôi thường đên nhà nguyện ‘Chúa Ba Ngôi’ nh́n ngắm bức tranh vẽ trên tường. Tôi cảm nghiệm được sự nghèo nàn và nhỏ bé của CLC và của tôi trước những nhu cầu khổng lồ của thế giớI qua sự nghèo nàn và già nua của bà Sarah trong bức tranh. Nhưng tôi đặt hết niềm tin nơi Chúa và nói với Chúa rằng: ‘Nếu Chúa có thể cho bà Sarah sinh con mặc dù số tuổi của bà, th́ Chúa cũng có thể biến đổi con và CLC nói chung, bởi v́ chúng con chỉ ao ước được thuộc về Chúa một cách sâu đậm hơn.’ Lần này tôi cảm thấy ánh mắt Chúa Giêsu có một sự thay đổi; tôi thấy Chúa đặt niềm tin nơi chúng ta và trên gương mặt Ngài nhoẻn một nụ cười. Trưa ngày thứ bẩy của Đại Hội, cha Thành và ba ngườI đại diện Đồng Hành mời tôi ăn cơm trưa với vài người trong Exco (bà Mary Nolan, bà Ingeborg, bà Roswitha và ông Lanny. Thiếu sự có mặt của ông Rosé Maria và bà Maria Clara, president và vice-president của phong trào). Cuộc họp mặt riêng này để nói về Đồng Hành. Họ đă đọc bài soạn của ban nghiên cứu và v́ hiện thời, trong phong trào Đồng Hành chưa có những cộng đoàn muốn dấn thân theo lối sống CLC (mà chỉ có một số cá nhân, rải rác khắp nơi), nên họ khuyên Đồng Hành nên xúc tiến việc huấn luyện các members của ḿnh về ơn gọi CLC, với sự hỗ trợ hay đỡ đầu của CLC Mỹ và Canada. Khi nào các nhóm cảm thấy sẵn sàng rồi, th́ lúc đó Đồng Hành có thể chính thức gia nhập vào CLC thế giớI với tính cách Việt Nam. Tôi cũng chia sẻ với họ về kinh nghiệm của nhóm CEJ của tôi vớI CLC-French Canada trong mườI năm qua và cái tâm t́nh của tôi khi đi dự thánh lễ Á Đông như tôi đă kể trên. Tôi nghĩ, sự cởi mở của đôi bên (CEJ và CLC-Canada) chắc cũng có làm cho họ an tâm một phần nào. Họp xong, thầy Tuấn, anh Tuấn, anh Quang và tôi sung sướng, nhẹ nhơm quá; tưởng chừng như đang gỡ được một khúc mắc lớn của Đồng Hành. Cùng vớI niềm vui đó, tôi được hay một hung tin; những người CLC Bắc Mỹ nhờ Chris (một thanh niên Mỹ) và tôi làm bài giảng trong thánh lễ do Bắc Mỹ soạn, để nói lên sự hợp tác giữa giáo dân và các cha. Eo ôi, tôi run quá v́ nếu ai quen tôi từ lâu th́ biết tôi rất rụt rè và nhút nhát. Bây giờ mà phải nói trước gần hai trăm người, th́ thật quả là một challenge lớn cho tôi. Tối hôm đó về, tôi ngủ không yên giấc, v́ chỉ có một ngày để soạn bài homily để người ta dịch kịp ra ba thứ tiếng vào ngày thứ chín. Từ ngày thứ tám tới ngày thứ mười, cuộc bầu cử về những structures của CLC và new exco-members bắt đầu. Trong những ngày này, world exco và commission, làm đúc kết những ǵ gặt hái trong các workshops, làm việc rất nhiều. Đôi khi, sau cả mườI hai giờ khuya họ mới về pḥng. Thật tộI nghiệp cho họ. Khi bài tổng kết đó được tŕnh bày cho world assembly, các quốc gia ai nấy đều hoan hỉ. Bài này tuy chưa hẳn là final version, nhưng rất quan trọng. Tôi khuyên các bạn nếu không có th́ giờ đọc các bài diễn văn kia, th́ cũng cố gắng đọc bài này v́ đó là đường hướng của phong trào trong ít nhất là năm năm tới. Đêm hôm thứ tám, trong một thánh lễ b́nh thường, tự nhiên tôi cảm thấy b́nh an lạ lùng. H́nh như Chúa hiện diện trong tâm hồn tôi, nhẹ nhàng như cơn gió thoảng, tôi lại bật khóc. Chúa như an ủi tôi và nói:’ Nếu con thương ta, th́ con sẽ có đủ can đảm chia sẻ tâm t́nh con trong thánh lễ Bắc Mỹ.’ Lễ xong, về pḥng tôi lại nhận được một món quà của một bà bạn CLC Brazil mà tôi mớI được quen (bà ta với tôi tuy không hiểu được nhau v́ bà chỉ nói tiếng Portugese, nhưng cứ ôm nhau hoài) cùng vớI email của anh Bính (đề là ‘Chúc cô Lan nhiều ơn Chúa (grace) chứ không nhiều mỡ (grease).’ Tôi cảm tạ ơn Chúa, v́ cùng một tối tôi được nhiều niềm vui. Tôi cảm thấy an tâm, không sợ sệt ǵ nữa. Và thiệt, ngày thứ chín, trong thánh lễ Bắc Mỹ, tôi đă chia sẻ tâm t́nh tôi một cách rất b́nh thản đến độ chính tôi cũng không ngờ. Điều đó xác tín nơi tôi rằng: Chúa đang biến đổI con người tôi. Sau thánh lễ ngày hôm đó, nhiều người đă đến khen và cám ơn lời chia sẻ của tôi, nhưng tôi lại cảm thấy ḿnh chỉ là cái kính vitrail (stained-glass window) trong nhà thờ, ánh sáng Chúa đi qua rồi để lại cái kính đen như mực. Ngược lại với những ngày đầu xông xáo đến với ngườI khác, trong những ngày cuối này, tôi thích đi dạo trong vườn một ḿnh, ngắm trăng sao, cây cối và hưởng ánh nắng nhẹ nhàng của mùa đông bên Brazil. Chúa ơi, ở đây đẹp quá! Con cảm thấy thật hạnh phúc khi ḥa ḿnh với vũ trụ. Con muốn giữ măi trong tâm trí con cái vẻ đẹp tự nhiên của căn nhà này, lúc nó ồn ào chứa đầy người, cũng như lúc nó thanh tịnh vắng vẻ. Trong ḷng con, buồn vui lẫn lộn. Buồn cho những cuộc chia tay, không biết bao giờ gặp lại của một số người mà con có dịp làm quen trong đại hội; vui v́ con cảm thấy hạnh phúc quá và con cũng rất mong được về nhà với chồng con. Hôm thứ mười, đại hộI được kết thúc bằng sự ra mắt của World Exco mớI, sự gia nhập của ba quốc gia Cameroon, Đại Hàn và Lebanon và thánh lễ ‘sai đi’ đúng vào ngày lễ Thánh I-Nhă (ngày ba mươi mốt, tháng bẩy). Thế là mọi người lại chia tay nhau, mỗi người đi về một ngả. Cám ơn anh Hiệp và các con thật nhiều, đă lo chuyện nhà dùm em lúc em đi vắng. Cám ơn CLC Canada đă góp lời cầu nguyện và tiền bạc cho tôi đi dự convention này. Cám ơn cha Thành, World Exco và support team đă cho tôi một kinh nghiệm World CLC thật tuyệt diệu. Cám ơn tất cả mọi ngườI mà tôi đă gặp trong đại hội. Qua các bạn tôi đă t́m thấy h́nh ảnh Thiên Chúa. Và. . . Tạ ơn Chúa thật nhiều đă luôn ở cạnh bên con.

Dương Tú Lan

(Đồng Hành 1998, số 5 & 6, 7&8 trang 54-59)

 


Center of Our Hearts

O God, what will you do to conquer the fearful hardness of our hearts?
Lord, you must give us new hearts,
tender hearts,
sensitive hearts,
to replace hearts that are made of marble and of bronze.

You must give us your own Heart, Jesus.
Come, lovable Heart of Jesus. Place your heart deep in the center of
our hearts
and enkindle in each heart a flame of love
as strong, as great,
as the sum of
all the reasons
that I have for
loving you, my God.

O holy Heart of Jesus,
dwell hidden in my heart,
so that I may live
only in you and
only for you,
so that, in the end,
I may live with  you eternally in heaven
Amen

St Claude La Colombiere SJ

• • •

 

    Đồng Hành là ai? Tổ Chức | Tài Liệu | Lịch Trinh LT | Báo ĐH | Tập San ComigoMục Lục | Photo Album