|
Christian Life Community (gọi tắt là CLC: Cộng Đoàn Đồng Hành) đă có một
lịch sử trên 400 năm. Cộng đoàn tiên khởi, tiếng Việt Nam gọi là Hiệp Hội
Thánh Mẫu (Sodalities), được thành lập tại Rôma vào năm
1563 do một tu sĩ ḍng tên người Bỉ, Gioan Leunis.1 Số hội viện
lúc ấy đă có trên 70 người. Họ là các sinh viên
theo học tại trường đại học
Rôma.2 Sau khi đưọc thành lập, Nhóm này đă phát triển một cách
vượt bực! khoảng 13 năm sau, tức năm 1576, số hội viên đă lên đến 30,000 ở
rải rác khắp nơi trong các đại học tại Âu Châu. Ngoài ra, từ năm 1570, các
thừa sai Ḍng Tên c̣n phổ biến việc thành lập các Nhóm này tại các nước
họ đến truyền giáo như Mễ Tây Cơ, Peru, Brazil, Nhât Bản, và một số tỉnh ở
Trung Hoa. Người ta cũng thấy các Nhóm đă hoạt động thầm lén nhưng kiên
tŕ và hữu hiệu tại các nước mà Giáo Hội Công Giáo đang bị bách hại một
cách kinh khủng như tại Ái Nhĩ Lan và một vài nước Hồi Giáo.
Năm 1584, vị sáng lập, cha Leunis, qua đời.
Đức Giáo Hoàng Gregory XIII đă ban một huấn từ đặc biệt cho Hiệp Hội,
trong đó ngài nhấn mạnh: "Nhóm nguyên thủy của cha Leunis tại đại học Rôma
phải là mẹ và là đầu của tất cả các Nhóm khác trên toàn thế giới." Tinh
thần của Nhóm nguyên thủy từ đó được chú trọng đặc biệt và được đem ra đào
sâu vào học hỏi để trở nên một qui tắc áp dụng cho tất cả các Nhóm của
Hiệp Hội 3
Qui tắc chung của Hiệp Hội được nhắm vào
một mục đích duy nhất: nhằm kết hợp cuộc đời của người Kitô trong lối sống
phục vụ không ngoài yêu mến Thiên Chúa và dân của Ngài. Để thực hiện điều
này, Gioan Leunis đă đem Tinh Thần và Lối Sống Phúc Âm của tu sĩ Ḍng Tên
áp dụng cho giáo dâm sống ở ngoài đời. Giáo dân cũng đọc Phúc Âm, suy
niêm, cầu nguyện, xét ḿnh, tham dự các bí tích và thánh lễ, và chia sẻ
lời Chúa. Có thể nói, đây là một ư tưởng cách mạng trong Giáo Hội. V́ cho
đến thời đó, giáo dân chưa được tự do đọc Phúc Âm, áp dụng vào đời sống và
chia sẻ cho người khác. Những điều này chỉ được xem như đặc quyền của giới
giáo sĩ và tu sĩ mà thôi.
Đặc biệt, Gioan Leunis nhất mạnh: "Các hội
viên của Hiệp Hội (nghĩa là trong tư cách của giáo dân) có đầy đủ trách
nhiệm và có quyền quyết định luật lệ riêng cho họ. Họ được chọn các chức
viên và các vị chủ sự Nhóm, cũng như được chọn cả những tu sĩ Ḍng Tên sẽ
làm việc chung với họ!" Đây là điểm độc đáo và táo bạo chưa từng có trong
Giáo Hội. V́ thời đó, giáo dân không được tham dự tích cực vào các công
việc tồng đồ. Họ chỉ được xem như những con chiên mà các chủ chiên bảo sao
th́ phải nghe vậy!
Trong suốt hai thế kỷ đầu, Hiệp Hội được
phát triển mạnh mẽ và hoạt động thành công ở khắp các quốc gia có sự hiện
diện của các tu sĩ Ḍng Tên. Hầu hết các hội viên của Hiệp Hội đă đứng ra
đảm nhận các trách vụ và hoạt động tông đồ cùng với các tu sĩ Ḍng Tên:
thăm viếng người tù, kẻ liệt, dạy giáo lư, làm các công việc thiện nguyện
giúp bệnh nhân và người nghèo, … Năm 1751, Hiệp Hội được mở rộng để đón
nhận các nữ giáo dân. Nhưng cũng từ lúc ấy, Hiệp Hội bước vào thời gian
cực kỳ gay go của chính trị sôi động với trào lưu chống Giáo Hội Công
Giáo, chống giáo sĩ vào chống Ḍng Tên. V́ áp lực chính trị căng thẳng
giữa các nước Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha với
Toà Thánh, nên Đức Giáo
Hoàng Clement XIV buộc ḷng phải ra sắc lệnh giải tán Ḍng Tên vào năm
1773. Năm đó, Hiệp Hội đă có khoảng 2,500 nhóm ở khắp nơi trên thế giới.
Từ đó, các hội viên Hiệp Hôi đă mất đi những người bạn đồng hành và một
tinh thần và một tâm tư với họ. Họ như những người bơ vơ, lạc hướng không
c̣n được những vị hướng dẫn tâm linh chỉ dẫn, an ủi và khích lệ.
Xót xa trước t́nh h́nh đó, Đức Giáo Hoàng
đặt họ dưới quyền coi sóc của các giám mục giáo phận. Từ đó, Hiệp Hội bắt
đầu chuyển ḿnh sang một giai đoạn mới. Tách ĺa khỏi tinh thần Thánh
I-Nhă và Ḍng Tên, các Nhóm này toàn toàn lệ thuộc vào giám mục và linh
mục địa phận. Ư tưởng năng động, tích cực, sáng tạo và chiều sâu tâm linh
không c̣n nữa. Tuy nhiên, cũng từ đó, Hiệp Hội trở thành một phong trào
bành trướng mạnh mẽ và lan rộng khắp Giáo Hội. Chỉ trong một thời gian
ngắn, số nữ hội viên đă tăng lên một cách kỷ lục. Cho đến giữa thế kỷ 20,
đă có khoảng 80,000 nhóm. Các Hiệp Hội được các vị chủ chăn xem như những
đoàn thể của giáo khu, qua đó giúp cho các con chiên của các ngài biết
"chu toàn phận vụ thiêng liêng," nhất là giúp cho vô số thanh thiếu niên
tham gia hội đoàn để khỏi sa chước cám dỗ
5
Năm 1814, Ḍng Tên được tái lập. Từ đó,
trong Giáo Hội có hai h́nh thức Hiệp Hội: Hiệp Hội có quan hệ và Hiệp Hội không
có quan hệ với Ḍng Tên. Mặc dù có nhiều cố gắng, các Hiệp Hội có quan hệ
với Ḍng Tên vẫn không t́m lại được đặc tính năng động, tích cực, và linh
hoạt trước kia. Măi cho đến giữa thế kỷ 20, Đức Giáo Hoàng Piô XII vớI
Tông Huấn "Bis Saeculari" kêu gọi canh tân Hiệp Hội này để t́m lại tinh
thần Thánh I-Nhă nguyên thủy của nó. Ngài xác định rằng Hiệp Hội phải trở
về nét đặc trưng và nổi bật của các hội viên Hành Động Công Giáo.6
Đức Giáo Hoàng kêu gọi phong trào sống lại tinh thần mà Chúa Kitô là trung
tâm điểm của cuộc sống, và mục tiêu của Hiệp Hội là chính đời sống của
người Kitô với trọn vẹn chiều kính siêu việt của nó.7
Đáp ứng lại
lời kêu gọi tha thiết của Đức Giáo Hoàng và ḷng ao ước của một số hội viên
(thí dụ như hội viên hội Hành Động Công Giáo), từ năm 1948 đến năm 1967, một
phong trào mới được khai sinh để canh tân và t́m về nguồn với tinh thần
nguyên thủy của Hiệp Hội. Sau nhiều khó khăn ban đầu, từ năm 1953, các hội
viên trên toàn thế giới bắt đầu liên hợp lại. Năm 1954, Đại Hội Toàn Cầu đầu
tiên được tổ chức. Kế đến, các Đại Hội Toàn Cầu khác vào các năm 1959 và
1964 được triệu tập để nhận định và khai sáng hướng đi cho phù hợp với nhu
cầu thời đại và đào sâu tinh thần Thánh I-Nhă, một tinh thần được coi là cơ
bản và nền tảng của phong trào. Đại Hội Toàn Cầu lần thứ tư được nhóm họp
tại Rôma năm 1967 đă đánh dấu một khúc quanh quyết
định trong lịch sử của
Hiệp Hội. Tên mới CLC: Christian Life Community được thay cho tên gọi
Sodalities, để tách ḿnh ra khỏi các Sodalities khác không hiệp nhất và sống
theo cùng một ư hướng của Đại Hội. Cộng đồng nguyên thủy của Gioan Leunis đă
tái sinh từ đó dưới một tên mới, CLC. Và từ đó, dưới ánh sáng của Công Đồng
Vatican II, CLC đang không ngừng nỗ lực canh tân thích nghi, và về nguồn để
đem sức sống tràn đầy sinh lực và t́nh thương của Thiên Chúa đến với đời
sống và mọi môi trường sinh hoạt của người Kitô.
Chí Tâm
(Ghi theo Luận Án Tiến Sĩ Thần Học của Bernard J. xxx, nhan đề A Study of
the Spirituality of the Lay Adults Members of the Christian Life
Communities in the USA, Berkeley: Graduate Theological Union, 1983)
1. Năm ấy (1563) Thánh I-Nhă vẫn c̣n sống và Gioan Leunis c̣n đang là
một học viên thần học. Thánh I-Nhă qua đời năm 1565.
2. Đại học Rôma do Thánh I-Nhă sáng lập vào năm 1551. Ngày nay chúng ta
gọi là trường đại học Gregorian.
3. Hiệp Hội (Sodalities) này đôi khi c̣n được gọi là Hiệp Hội Thánh Mẫu
"Sodalities of Lady" hay "Congregations Mariales." Tuy nhiên trong hầu hết
các văn bản chỉ gọi là Sodalities.
4. xxx. Trang 73-74
5. xxx. Trang 75
6 Hội viên Hành Động Công Giáo: biệt danh của các hội viện muốn sống triệt
để theo tinh thần Nhóm nguyên thủy của Gioan Leunis
7. xxx. Trang 77
(Đồng Hành
1996, số 3&4 trang 41-42)
• • •
Ḍng Lịch Sử Christian Life
Community
|
|
Teach me to listen
Teach me to
listen,
O God,
to those nearest me,
my family,
my friends,
my co-workers.
Help me to be aware that
no matter
what words I hear,
the message is,
"Accept the person I am.
Listen to me"
Teach me to
listen,
my caring God,
to those far from me -
the whisper of
the hopeless,
the plea of
the forgotten,
the cry of
the anguished.
Teach me to
listen,
O God my Mother,
to myself.
Help me to be
less afraid
to trust the voice inside -
in the deepest part of me.
Teach me to
listen,
Holy Spirit,
for your voice -
in busyness and
in boredom
in certainty and
in doubt
in noise and
in silence
Teach me,
Lord,
to listen.
Amen.
John Veltri
SJ
• •
•
|
|