"Hăy bước đi trước mặt Ta và hăy sống hoàn hảo"  - St 17:1


 


 

Huấn Đức


 • Học biết yêu thương Thiên Chúa dưới sự hướng dẫn của thánh I-Nhă
 • Sống Trong T́nh Yêu Thiên Chúa
  Thiên Chúa muốn tôi làm ǵ bây giờ?
 • Đừng qúa tham lam
  Mẹ Maria phúc âm hóa chính ngài
 • Con đang t́m Mẹ con
  Phúc cho ai t́m Thánh Ư Chúa và đem ra thực hiện
  Lá thư Giáng Sinh
  Sa Mạc
  Căn bệnh nguy hiểm
 
Thập gía hiệp nhất chúng ta với Chúa
  Chấp nhận đau khổ trong yêu thương
  Mời Gọi và Sai Đi

 

 

 
Trang chính Huấn Đức
 
 
 


Chấp Nhận Đau Khổ trong Yêu Thương

 
 

 
 

Rev David Knight
Nụ Tầm Xuân dịch

Đối với một số Kitô hữu, một trong những điều khó hiểu nhất là việc Đức Kitô đă không đến để khử trừ đau khổ khỏi cuộc sống của nhân loại.
       Trong Kinh Thánh và trong phụng vụ Thánh Thể, Đức Yêsu được tuyên xưng là "Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian". Nhưng không sách nào hoặc nghi thức phụng vụ nào ghi nhận là Ngài xóa bỏ đau khổ khỏi trần gian.
       Điều này khiến chúng ta thầm hỏi không biết Ngài là Chúa Cứu Thế như thế nào? Không lẽ Ngài chỉ cứu chúng ta thoát khỏi hậu qủa của tội lỗi và khỏi h́nh phạt đời đời sau khi chúng ta chết, hay Ngài sẽ cứu chúng ta thoát khỏi ngay cả những hậu qủa ghê gớm mà tội lỗi của thế gian tác hại trên đời sống của chúng ta hiện nay?
       Đức Yêsu có cứu chúng ta khỏi sự dữ của tội ác, chiến tranh, ma túy, chèn ép, bóc lột, vu khống, bệnh tật, cảnh đói khát và sự chết?
       Ngài có cứu chúng ta khỏi những tay tài xế say rượu, những tên sát nhân điên khùng, những kẻ khủng bố, những tên du đăng hăm hiếp phụ nữ?
       Chúa Yêsu sẽ làm ǵ để chấn chỉnh xă hội chúng ta đang sống, giúp thế giới này trở nên an toàn hơn cho những người dân hiền lành chỉ mong một cuộc sống b́nh thường và lo cho gia đ́nh được hạnh phúc? Ngài có phải là Đấng Cứu Thế của sự sống, tự do và hạnh phúc?
       Câu trả lời, dĩ nhiên Ngài là Chúa Cứu Thế mang đến cho ta sự sống, tự do, hạnh phúc, nhưng Ngài không hành động như chúng ta mong muốn.
       Chúa Yêsu đă không nói cho các môn đệ biết Ngài sẽ cứu độ nhân loại như thế nào cho đến khi họ tuyên xưng họ tin Ngài, nh́n nhận Ngài là Đấng Messiah (Mt 16:13-28).
       Ngài làm thế v́ dân Do Thái thời ấy đă diễn tả vai tṛ của Đấng Messiah một cách thế tục. Ngài không phải là Đấng Cứu Thế như họ và tất cả những người khác mong đợi. Bởi vậy, trước hết, các môn đệ phải chấp nhận Ngài một cách vô điều kiện trong niềm tin, nh́n nhận Ngài là Đấng Messiah. Sau đó Ngài mới tỏ ra cho họ biết Ngài là Đấng Messiah như thế nào.
       Chúa Yêsu đă nói với các môn đệ rằng Ngài sẽ cứu độ nhân loại bằng cách chính Ngài cũng sẽ chịu đau khổ với thái độ yêu thương. Và tất cả những ai muốn nhận Đức Yêsu là Đấng Cứu Thế, muốn đón nhận ơn cứu độ Ngài ban cũng phải sẵn sàng chịu đựng đau khổ và sự dữ với tâm t́nh yêu thương.
       "Người nào muốn theo Ta phải vác thập gía của ḿnh, từ bỏ chính ḿnh và đi theo bước chân Ta" (Mt 16:24).
       Vác thánh giá là chấp nhận và chịu đựng những sự dữ và tội lỗi của thế gian tác hại trong cuộc sống của chúng ta với t́nh yêu. Cộng tác vào chương tŕnh cứu độ của Thiên Chúa bằng cách đón nhận ơn cứu độ, cũng như tích cực góp phần vào công cuộc loan báo Tin Mừng và chia sẻ ơn cứu độ với anh em có nghiă là phải chịu đựng với t́nh yêu những hậu qủa của tội lỗi đang hoành hành trên thế giới, gây đau đớn và đau khổ cho chúng ta.
       Chúa Yêsu không cứu chúng ta khỏi sự dữ bằng cách khử trừ sự dữ với sức mạnh hay với uy quyền Thiên Chúa của Ngài. Nỗ lực cứu độ của Ngài không phải là làm cho môi trường ta sống trở nên dễ dàng. Ngài không cứu chúng ta bằng cách thay đổi bộ mặt bên ngoài môi trường ta sống hay bằng cách ngăn cản những người khác để họ đừng làm hại chúng ta. Ngài cứu chúng ta bằng cách thay đổi tâm hồn và trái tim của chúng ta, bằng cách ban cho chúng ta sức mạnh để giúp chúng ta thay đổi chính ḿnh trong tâm trí, trái tim, ước muốn của chúng ta. Ngài cứu bằng cách giúp chúng ta trở nên mạnh mẽ để có thể yêu như Thiên Chúa yêu.

Chúa Yêsu đă nói với các môn đệ rằng Ngài sẽ cứu độ nhân loại bằng cách chính Ngài cũng sẽ chịu đau khổ với thái độ yêu thương. Và tất cả những ai muốn nhận Đức Yêsu là Đấng Cứu Thế, muốn đón nhận ơn cứu độ Ngài ban cũng phải sẵn sàng chịu đựng đau khổ và sự dữ với tâm t́nh yêu thương.
 
       Đây là sự cứu độ đích thực. Đây không phải chỉ là ơn cứu độ khỏi đau khổ và cám dỗ. Giả sử Chúa Yêsu khử trừ tội lỗi khỏi mặt đất, thiết lập một vương quốc ḥa b́nh và công bằng, xây dựng một xă hội đặt nền tảng trên những giá trị thật sự; giả sử Ngài thanh tẩy xă hội chúng ta khỏi những lừa đảo giả trá, những gương xấu, những mưu mô của tội lỗi, khỏi ma túy, tội ác, sách báo quảng cáo khiêu dâm, chiến tranh, bóc lột, kỳ thị ... th́ điều này có làm chúng ta đổi khác không?
       Vắng bóng những cám dỗ, có lẽ chúng ta sẽ không c̣n phạm tội thường xuyên như trước, nhưng chúng ta có thực sự thay đổi hoàn toàn không? Chúng ta không được cứu bởi những thay đổi bên ngoài chung quanh chúng ta, nhưng bởi sự thay đổi sâu xa, tận gốc rễ trong con người của chúng ta, trong tâm hồn, trái tim, và ước muốn của ta. Chúa Yêsu mời gọi mọi người tiến đến sự thay đổi này, sự thay đổi mà ân sủng của Ngài có thể thực hiện nơi ta nếu ta chấp nhận để cho Ngài hành động.
       Sự thay đổi này đ̣i hỏi niềm tin. Chúng ta có thể chịu đựng sự ác với t́nh yêu không? Có thể yêu kẻ thù khi ta bị hành hạ không? Chúng ta có thể yêu khi bị cướp bóc, bị hăm hiếp không? Chúng ta có thể yêu khi nh́n kẻ sát nhân giết chết người thân yêu trước mặt chúng ta không? khi người hàng xóm dụ dỗ con cái chúng ta vào con đường nghiện ngập bê tha không? hay khi chúng ta trở nên tàn phế v́ người tài xế say rượu vô trách nhiệm?
       Mọi người trong chúng ta sẽ trả lời: "Không, tôi chỉ có thể chịu đựng những điều này một cách bất đắc dĩ, khi tôi không c̣n một chọn lựa nào khác, v́ tôi không được quyền thù hận anh em. Nhưng chịu đựng những điều ghê tởm ấy với t́nh yêu, dùng t́nh yêu đáp trả lại sự ác thật là bất khả, nó vượt quá khả năng của con người!"
       Thế mà Chúa Yêsu đă chịu đựng tất cả những bất công phi lư và hận thù ghen ghét với t́nh yêu vô biên. Những điều xem ra bất khả v́ vượt qúa sức chịu đựng của con người sẽ có thể thực hiện được không phải bởi Thiên Chúa, nhưng bởi chính con người đầy giới hạn, yếu đuối, khi họ tham dự vào đời sống của Thiên Chúa. Đây chính là định nghĩa về ân sủng: Chia sẻ đời sống của Thiên Chúa.
       Chúa Yêsu đă đến cứu độ chúng ta bằng cách cho chúng ta được thông phần vào đời sống Thiên Chúa. Đời sống của Thiên Chúa chủ yếu là hiểu biết và yêu thương, nhưng yêu thương chiếm phần quan trọng nhất. Thánh Yoan đă định nghĩa về Thiên Chúa cách đơn giản nhưng chính xác: "Thiên Chúa là t́nh yêu" (1 Yn 4:7-8). Nếu chúng ta thông phần vào đời sống của Thiên Chúa, chúng ta có thể yêu như Ngài. Nếu chúng ta biết yêu như Ngài, chúng ta đang thật sự chia sẻ cuộc sống của Ngài. Đây chính là ơn cứu độ.
       Nếu chúng ta yêu như Thiên Chúa yêu, không điều ǵ có thể làm cho chúng ta bất hạnh. Đây chính là ư nghĩa của niềm tin rằng Chúa Yêsu đă đến để cứu chúng ta khỏi tất cả những nguy hiểm, tai biến, khỏi tất cả những điều đe dọa hạnh phúc của đời sống chúng ta trên trần gian.
       Khi tiên báo về cuộc khổ nạn của Ngài, Đức Yêsu đă nói một điều xem ra có vẻ nghịch lư: "Họ sẽ bắt bớ và tra tấn các con, họ sẽ giết nhiều người trong các con," nhưng Ngài lại kết luận: "nhưng dù một sợi tóc cũng không rơi mất khỏi đầu các con" (Lc 21:12-18). Làm thế nào mà mà Chúa Yêsu lại có thể xác quyết hai điều mâu thuẫn với nhau như vậy?
       Câu trả lời là: Không điều ǵ có thể làm hại chúng ta ngoại trừ những điều có thể gợi lên trong ḷng ta như: sự thù hận, oán ghét. Nếu chúng ta thù hận v́ bị cướp bóc, hành hạ, v́ bị phản bội và nếu những tai nạn này có thể chôn vùi cuộc đời chúng ta trong sự hận thù, lúc đó, thật sự chúng ta mới bị thiệt hại và bị gây thương tổn. Ngược lại nếu chúng ta vẫn có thể yêu dù bị những tai nạn đó th́ những bất hạnh kia đă chẳng có thể làm hại ta được. Cuộc sống chúng ta lúc ấy không bị tổn thương nhưng lại được tôn giá trị hơn lên v́ chính chúng ta đă trở nên cao qúy hơn. Chúng ta trở nên cao qúy v́ chúng ta trở nên giống Chúa hơn.
       Chúa Yêsu đă dậy chúng ta rằng sự phong phú của cuộc đời, tự do đích thực và con đường hữu hiệu nhất để t́m đến hạnh phúc đều phát xuất từ một điều: học biết yêu thương như Thiên Chúa yêu, nghĩa là biết chịu đựng đau khổ trong yêu thương, biết dùng t́nh thương đáp trả lại những ǵ xảy đến cho chúng ta dù đó là những điều bất hạnh.
       Học thuyết của thánh giá bao hàm học thuyết của ân sủng. Nếu không được ơn thông phần vào đời sống, những hoạt động và sức mạnh để yêu thương của Thiên Chúa, tất cả những điều Đức Kitô rao giảng về việc chúng ta cần mang lấy thập giá của ḿnh và chịu đựng đau khổ trong yêu thương sẽ trở nên phi lư, v́ vượt qua khả năng của con người. Song những ai biết yêu thương nhờ ân sủng của Thiên Chúa sẽ thực hiện được điều xem ra bất khả, và đây chính là sức mạnh của ân sủng.
       Đó chính là ơn cứu độ. Không phải ai cũng biết chấp nhận Đức Yêsu là Đấng Cứu Chuộc trong ư nghĩa này. Tất cả chúng ta ít ra cũng vài lần bị thử thách như những người Do Thái thời Chúa Yêsu, đ̣i Ngài phải "xuống khỏi thập gía" như điều kiện để họ tin vào Ngài (Mt 27:40).
       Chúng ta thầm lư luận: "Một Đấng Cứu Thế mà không thể cứu nổi chúng ta th́ c̣n ǵ là Đấng Cứu Thế nữa? Được cứu độ có ư nghĩa ǵ đâu khi chúng ta vẫn không được giải thoát khỏi đau khổ và bất hạnh?" Khi thảm kịch của sự chết , bất công, bệnh tật và tất cả những đau khổ khác trở nên một thực tại mănh liệt trong đời sống chúng ta th́ chân dung Đức Yêsu là vị Cứu Thế toàn năng như chợt trở nên không thật.
       Nếu chúng ta muốn trưởng thành hơn để có thể chấp nhận Chúa Giêsu như Đấng Cứu Thế, để hân hoan trong ơn cứu độ của Ngài, và để biết ôm lấy thánh giá với tâm t́nh yêu thương, chúng ta cần ghi nhớ bốn điểm sau đây:

       1. Thiên Chúa không gởi đau khổ đến cho chúng ta, nhưng Ngài cho phép đau khổ xẩy ra. Chúng ta thường sai lầm cho rằng Thiên Chúa muốn mọi người đều có một thánh giá, và nghĩ đây là một phần trong chương tŕnh Thiên Chúa xếp đặt cho nhân loại.

       Câu trả lời cho tư tuởng này là Thiên Chúa không muốn người nào phải đau khổ. Có những đau khổ mà căn nguyên do thiên nhiên tạo ra, chẳng hạn như bệnh tật, thiên tai. Tuy nhiên dù nguyên do và cách thế những tai nạn gây đau đớn, bệnh tật xẩy ra như thế nào đi nữa, Thiên Chúa luôn muốn chúng ta t́m phương thế để vô hiệu hóa chúng, để con người không phải đau đớn v́ chúng. Sự khử trừ những đau đớn là một trong những dự án lớn mà Thiên Chúa kêu gọi nhân loại thực hiện trong t́nh yêu thương nhau.
       Phần lớn những đau khổ nặng nề nhất là do chính con người gây ra cho nhau v́ không biết thương yêu nhau. Khi người khác phạm tội gây tai hại cho chúng ta, hay khi chúng ta phạm tội làm thiệt hại cho anh em, những đau khổ này là hậu qủa trực tiếp của tội lỗi. Thiên Chúa không bao giờ mong muốn những đau khổ xấu xa này xảy ra. Nhưng Ngài không thể ngăn cản chúng xẩy ra v́ Ngài luôn tôn trọng tự do của con người. Vấn đề chính liên quan đến sự dữ trên thế gian thật ra không phải là vấn đề sự dữ, nhưng là vấn đề tự do của con người. Câu hỏi không phải là: "Tại sao Thiên Chúa cho phép những điều dữ xẩy ra?" nhưng phải là "Tại sao Thiên Chúa ban cho con người tự do?" Nếu chúng ta muốn được tự do th́ chúng ta cũng phải chấp nhận kết qủa là con người có thể lạm dụng tự do để phạm tội và làm khổ nhau.

       2. Điều thứ nh́ mà chúng ta cần nhớ là Chúa Yêsu đă không hứa sẽ khử trừ đau khổ khỏi cuộc sống của những ai theo Ngài, nhưng Ngài đă hứa sẽ không để đau khổ làm hại ta.
      
       Chúa Yêsu không ban một thứ thuốc miễn dịch cho những người tin vào Ngài, để con cái họ không bao giờ đau ốm, việc buôn bán của họ không bao giờ thất bại, hay họ sẽ không bao giờ gặp tai nạn. Giả sử Ngài làm như vậy, thế giới này sẽ đầy những Kitô hữu chỉ biết lợi dụng.
       Điều Chúa hứa ban cho chúng ta là ân sủng giúp chúng ta biến đổi mọi sự dữ thành điều tốt bằng cách dùng t́nh thương đáp lại những điều xấu mà người khác gây ra cho chúng ta, và chịu đựng mọi khổ đau trong yêu thương.

       3. Điều thứ ba phải để ư là không để những cảm xúc làm giảm thiểu t́nh thương của chúng ta
      
       Dù với ân sủng, không phải lúc nào chúng ta cũng có thể cảm thấy dễ yêu thương và tha thứ cho tha nhân. Trong mức độ cảm xúc, chúng ta có thể cảm thấy như muốn giết người đă làm khổ đau và muốn họ phải chết đau đớn ngay lập tức. Nhưng t́nh yêu hệ tại ư chí chứ không ở cảm xúc.
       T́nh yêu của chúng ta
được đo lường không phải tùy theo cảm xúc của ta nhưng tùy theo những ǵ chúng ta chọn lựa, ước ao, bởi ước muốn, chúng ta kiên nhẫn thi hành.  Gương mẫu của chúng ta là Chúa Yêsu chịu đau khổ trong vườn Cây Dầu. Trong lănh vực cảm xúc, Ngài không cảm thấy thích vác thánh gía của Ngài, nhưng Ngài đă không ngừng cầu xin cùng Chúa Cha: "Không phải ư con nhưng xin cho ư Cha được thể hiện" (Lc 22:42)

       4. Sau cùng, "chịu đau khổ trong yêu thương" có hai ư nghĩa. Ư nghĩa thứ nhất là chúng ta lấy yêu thương đáp lại sự dữ. Ư nghĩa thứ hai là chúng ta chịu đựng sự dữ với sự nâng đỡ của t́nh thương anh em dành cho ta.

       Chúa Yêsu kêu gọi chúng ta "chịu đựng đau khổ trong yêu thương" trong hai ư nghĩa trên. Ngài không muốn người nào phải vác thánh giá lẻ loi. Chính Ngài cũng nâng đỡ chúng ta và muốn chúng ta nâng đỡ nhau.
       Nếu ơn cứu độ mà Chúa Yêsu ban tặng là lời mời gọi "chịu đựng đau khổ trong yêu thương", ơn ấy kêu gọi chúng ta vác thánh gía của ḿnh với sự giúp đỡ và an ủi của những người yêu mến chúng ta, đồng thời giúp anh em vác thánh giá của họ với sự giúp đỡ an ủi của t́nh thương chúng ta dành cho họ.
       Ngày nào không c̣n ai trên thế giới phải đau khổ một ḿnh trong cô đơn, ngày nào mà những kẻ đau khổ, lẻ loi, buồn phiền t́m thấy nguồn an ủi và sự nâng đỡ từ t́nh thương của anh em, ngày ấy ơn cứu độ mà Chúa Yêsu mang đến cho nhân loại sẽ không có vẻ nghịch lư nữa, và sẽ được chúng ta cảm nhận như sự khôn ngoan, uy quyền của Thiên Chúa.
 

(Đồng Hành - 5/1987)

 

 
       
    Đồng Hành là ai? Tổ Chức | Tài Liệu | Lịch Trinh LT | Báo ĐH | Tập San ComigoNối Kết | Mục Lục | Photo Album