|
Chương 10
Chờ Đợi Hành Hương Đất Thánh
1535 - 1537
92. Thời đó tại
Vênêzia, I-Nhă tập trung vào việc hướng dẫn Linh Thao và nói về các đề tài
thiêng liêng. Trong số những người đáng nhớ nhất đă tập Linh Thao có ông
cử nhân Phêrô Cantarênô, ông cử nhân Gasparô Doctis và một người Tây Ban
Nha nữa là ông tú Hoces
(98).
Ông tú Hoces hay đến
nói chuyện với người lữ khách và cả Giám Mục thành Chieti cũng vậy. Dù
thích tập Linh Thao, ông này vẫn trù trừ. Cuối cùng ông quyết định bắt
đầu, và sau ba, bốn ngày, ông thú thật với người lữ khách rằng ông sợ Linh
Thao sẽ dạy ông một giáo thuyết không tốt như lời một người nào đó đă nói
với ông như vậy. V́ thế ông đem theo một số sách để tiện tra cứu trong
trường hợp I-Nhă dẫn ông đi lạc hướng. Ông này tập linh thao có kết quả
đáng kể và cuối cùng quyết định theo lối sống của người lữ khách. Trong số
các bạn đồng hành, ông này là người qua đời trước tiên.
93. Cũng ở Vênêzia,
người lữ khách lại bị chống đối v́ có tin đồn rằng h́nh nộm của ông bị đốt
tại Tây Ban Nha và Paris. Tiếng đồn này lan tràn đến nỗi người lữ khách
lại phải ra ṭa nhưng bản án lại bênh vực ông . . .
Chín người bạn đă
tụ họp tại Vênêzia vào đầu năm 1537 và chia nhau giúp việc tại các nhà
thương. Hai, ba tháng sau tất cả lên đường đi Roma nhận phép lành của Đức
Thánh Cha để đi Giêrusalem. Tuy nhiên, người lữ khách không đi v́ ở đó có
tiến sĩ Ortiz và Hồng Y Têatinô
(99).
Nhóm các bạn đem theo
chi phiếu 200 hoặc 300 đồng bạc mà người ta đă cho để đi Giêrusalem. Họ
không lấy tiền mặt nhưng chỉ lấy chi phiếu thôi. Về sau, v́ không đi
Giêrusalem được, họ trả lại các chi phiếu rồi chia làm ba nhóm, mỗi nhóm
có những người thuộc các quốc tịch khác nhau, vừa đi vừa xin ăn mà trở về
Vênêzia như lúc đi. Tại Vênêzia, những người chưa làm linh mục th́ được
chịu chức thánh
(100)
do giấy phép của Sứ
Thần Toà Thánh tại Vênêzia tên là Vêrallô (về sau lên Hồng Y). Họ chịu
chức với tư cách các tu sĩ thanh bần
(101)
khấn đời khiết tịnh và
nghèo khó.
94. V́ năm đó chính
quyền Vênêzia đă đoạn giao với đế quốc Thổ Nhĩ Ḱ, nên không có tàu nào đi
Trung Đông. Thấy không có hy vọng đi Giêrusalem trong một tương lai gần,
nên các bạn đă chia nhau đi các vùng xứ Vênêzia mà chờ một năm như đă dự
định trước kia; hết một năm mà vẫn không có tàu th́ tất cả sẽ đi Roma.
Người lữ khách
trúng thăm đi Vicenza với Favre và Laynez. Tại đó, họ t́m được một căn nhà
không có cửa sổ và cửa lớn ở ngoại thành rồi kiếm ít rơm về làm giường
ngủ. Mỗi ngày hai lần, hai người vào thành phố xin ăn, nhưng kiếm được rất
ít, khó mà đủ sống. Họ thường ăn bánh ḿ khô khi kiếm được, người nào ở
nhà th́ lo nấu bánh ḿ. Họ sống theo kiểu đó trong bốn mươi ngày, chỉ lo
việc cầu nguyện mà thôi.
95. Sau bốn mươi
ngày, ông cử nhân Gioan Coduri về tới và cả bốn người quyết định bắt đầu
giảng. Vậy cùng ngày và cùng giờ, bốn ông vào thành, mỗi ông vào phố chợ
và bắt đầu lớn tiếng vừa gọi dân chúng vừa lấy nón ra hiệu mời họ tập họp
nghe giảng. Nhờ các bài giảng mà người ta biết tiếng họ, trở nên đạo đức
và cung cấp cho họ phương tiện vật chất dồi dào hơn trước.
Suốt thời gian ở
Vicenza, người lữ khách có nhiều thị kiến thiêng liêng và thấy phấn chấn
gần như thường xuyên, khác với thời gian ở Paris. Đặc biệt trong thời gian
chuẩn bị chịu chức và dâng Lễ tại Vênêzia, cũng như trong các chuyến đi
các nơi, nhiều lần ông được các vị khách từ trời viếng thăm, giống như khi
ở Manrêsa.
(102)
Khi ở Vicenza, hay
tin một người bạn ở Bassanô đau nặng sắp chết,
(103)
mặc dù chính ông lúc
đó bị sốt, I-Nhă vẫn lên đường. Ông đi rất nhanh khiến Favre khó khăn lắm
mới đi theo kịp. Trong chuyến đi, ông được Thiên Chúa bảo đảm là người bạn
ông sẽ không chết v́ bệnh đó, ông nói như vậy với Favre. Ông tới Bassanô
th́ bệnh nhân được an ủi lắm và chẳng bao lâu th́ khoẻ lại. Sau đó, tất cả
các bạn tập họp tại Vicenza. Cả mười người ở chung với nhau trong một thời
gian và họ đi ăn xin tại các làng xă gần đó.
96. Hết năm chờ
tàu, mà không đi được nên các bạn đồng hành quyết định đi Roma. Lần này
người lữ khách cũng đi v́ trong lần trước khi các bạn đi Roma (lần đó
không có I-Nhă), hai người mà họ e ngại lại tỏ ra ân cần với họ
(104).
Họ chia làm ba, bốn
nhóm. Người lữ khách đi với Favre và Laynez. Trong chuyến này, ông được
Thiên Chúa thăm viếng một cách hết sức đặc biệt.
Ông đă quyết định sau
khi chịu chức linh mục, sẽ không làm lễ suốt một năm, để chuẩn bị và cầu
xin Đức Mẹ đặt ông đến cùng Chúa Con. Một hôm khi c̣n cách xa Roma mấy
dặm, đang khi cầu nguyện trong một nhà thờ, ông nhận thấy một sự thay đổi
lớn lao trong tâm hồn, và thấy rơ ràng là Chúa Cha gửi gắm ông cho Chúa
Kitô, con của Ngài. Ông không thể nào nghi ngờ điều đó chỉ biết rằng Chúa
Cha đă gửi ông cho Chúa Con
(105).
97. Rồi lúc tới Roma
(106),
ông nói với các bạn
ông thấy các cửa đều đóng lại, có ư muốn nói rằng tại đó, họ sẽ bị chống
đối nhiều. Ông nói thêm: “Chúng ta nên thận trọng, không tiếp xúc với phụ
nữ, trừ người quí phái."
(107)
Trong khi bàn về vấn
đề này, tưởng cũng nên nhắc lại chuyện đă xảy ra chẳng bao lâu sau đó. Số
là lúc ấy Phanxicô thường giải tội cho một phụ nữ, và đôi khi đi thăm bà
để hướng dẫn về đời sống đạo đức. Sau một thời gian bà mang thai. Nhưng
nhờ ơn Chúa, người ta t́m ra được thủ phạm. Gioan Coduri cũng gặp phải một
chuyện tương tự, khi một cô, con thiêng liêng của ông bị bắt quả tang đang
ăn ở với một người đàn ông.
. . .
|
20 |
|
|
(98)
Ông Phêrô Cantarênô sau trở thành Giám mục địa phận
Cyprus. Cần phân biệt vị giám mục này với một người khác tên là Gasparô
Cantarênô, một hồng y hết ḷng giúp đỡ I-Nhă khi I-Nhă về sống ở Rôma. C̣n
ông Gasparô Doctis sau làm khâm sứ ṭa thánh ở Vinice. Ông tú Hoces quê ở
Málaga qua đời rất sớm (1538) tại Padua.
Chú thích nhỏ:
ở đây Cha Hoàng Văn Lục dùng bản văn cổ hơn nhiều tác giả khác nên hệ thống
bằng cấp ngài dùng chưa được cập nhật hóa. Ví dụ như cử nhân trong bản dịch
của ngài nên hiểu là tương đương với bằng cao học (Master of Art), c̣n tú
tài thật ra là bằng cử nhân (Bachelor of Art) hiện nay.
(99) Tiến sĩ Pedro Ortiz là giáo sư Kinh Thánh tại
Salamanca lúc đầu rất bực ḿnh về vụ Castro và Peraltra đi theo lối sống của
I-Nhă (xem bản tự thuật No. 77), nhưng sau ông đổi ư, trở thành thân thiết
và hết ḷng ủng hộ đường lối của nhà ḍng. C̣n Đức Hồng Y Têatinô tên thật
Gian-Pietro Caraffa sau trở thành Đức Giáo Hoàng Phalô IV (đăng quang ngày
23 tháng 5 năm 1555). Hồi c̣n ở Venice, I-Nhă đă mấy lần đụng độ với vị hồng
y này nên khi đến Rôma, ngài rất sợ gặp Đức Phalô IV (chẳng phải v́ tự ái
vặt, nhưng có lẽ v́ tế nhị hoặc v́ biết ḿnh không hợp với ĐGH, nếu chường
mặt ra e rằng sẽ gây nhiều trở ngại cho Ḍng hơn).
(100) Hồi đó chưa có hệ thống chủng viện quy củ như
hiện nay, người muốn chịu chức linh mục thường tự t́m học triết và thần học
ở các trường ngoài (hoặc với một linh mục nào đó) rồi trải qua sát hạch
trước khi được các Đức Giám Mục Địa phương phong chức thánh. Bởi thế, bên
cạnh những vị xuất sắc, cũng có khá nhiều vị linh mục không được trải qua
các huấn luyện cần thiết nên kiến thức rất hạn hẹp.
Lúc đến yết kiến ĐGH Phalô III để xin phép lành đi
Jerusalem, ĐTC chẳng những đă ban phép lành, cho tiền đi đường mà c̣n cho
phép họ được chịu chức linh mục với bất cứ giám mục nào họ chọn. Thế nên vào
ngày 24 tháng 6 năm 1537, I-Nhă (lúc này đă 46 tuổi), Xavier, Laínez,
Rodrigues, Bobadilla, và Condure được chịu chức linh mục bởi Đức Cha
Vincenzo Nigusanti. Đức sứ thần ṭa thánh tại Venice lúc ấy đă cho phép các
tân linh mục được quyền hoạt động mục vụ (giảng dạy, dâng lễ và ban các phép
bí tích) trong toàn nước Cộng Ḥa Venice. Salmerón v́ c̣n quá trẻ nên chưa
được chịu chức. C̣n Phêrô Faver đă làm linh mục từ trước khi chính thức gia
nhập nhóm (Cha Faver được chịu chức từ tháng 7 năm 1534).
(101) Danh xưng kinh điển này cho phép các cha được
quyền nhận sự trợ giúp vật chất vừa đủ để sống và chỗ để ở. Đối với các linh
mục triều, điều này được hiểu là nguồn trợ giúp đến từ giáo xứ họ phục vụ,
tiền thu nhập qua lương bổng, hay qua các khoản bổng lộc khác. Đối với các
Cha Ḍng, họ phải khấn (chứ không chỉ hứa như các Cha triều) và nghĩa của từ
khó nghèo được thu hẹp hơn rất nhiều (ví dụ như không được sở hữu tài sản,
chẳng được quyền nhận tiền thừa kế, vv…). Nhóm của I-Nhă khi được Đức Cha
Vincenzo Nigusanti phong chức đă khấn khó nghèo, khiết tịnh và học hành đầy
đủ. Nhiều người cho là đây là lời khấn uyên bác. Nhưng cần biết lời khấn học
hành đàng hoàng tử tế, chuẩn bị kỹ lưỡng về mặt kiến thức để phục vụ khác
hẳn với lời khấn trở nên thông thái như nhiều người vẫn lầm lẫn. Điều đáng
tiếc là hiện nay, trong hàng ngũ giáo dân, vẫn c̣n có nhiều người cho rằng
các Cha Ḍng Tên phải tuyên khấn trở nên thông thái và bởi đó, họ bắt buộc
học đêm học ngày. Nhiều bạn trẻ qua lời đồn đoán này đă khựng lại và rất
ngại không dám t́m hiểu ơn gọi và gia nhập Ḍng Tên.
(102) Những cảm nghiệm thiêng liêng như hồi c̣n ở
Manrêsa một lần nữa lại đến với I-Nhă. Kinh qua những cảm nghiệm ấy mà sau
này I-Nhă đă đưa vào luật ḍng một yêu cầu là các tu sĩ ḍng tên trước khi
hoàn tất quá tŕnh huấn luyện (thường kéo dài từ 10 đến 14 năm) phải trải
qua lần thử thách thứ ba cũng gọi là năm thứ ba nhà tập (tertianship). Mục
đích của thời gian này là để các chủng sinh sau một thời gian học hành thật
dài (xử dụng trí óc) biết trầm ḿnh lại hầu lắng nghe tiếng nói của con tim,
đồng thời tập thêm các nhân đức khiêm nhường, yêu mến Thiên Chúa và hăng say
làm việc tông đồ.
(103) Người bạn bị đau nặng này chính là Rodrigues.
(104) Hai người mà I-Nhă tỏ ra e ngại chính là tiến
sĩ Pedro Ortiz và ĐHY Gian Pietro Caraffa (xem chú thích số 99).
(105) Thị kiến này xảy ra vào giữa tháng 11 năm
1537 tại La Storta một làng nhỏ cách Rôma khoảng 8 dặm. Ngoài 5 thị kiến tại
Cardoner, Manrêsa (xem phần tự thuật No. 28-30), thị kiến La Storta là một
trong những thị kiến thần bí nhất mà I-Nhă trải qua. Trong suốt hành tŕnh
đức tin, I-Nhă mang trong ḷng khá nhiều ưu tư, phiền muộn và lắng lo về
những khó khăn có thể gặp phải ở Rôma. Thế nhưng Ngài luôn tin tưởng vào sự
bảo vệ của Thiên Chúa. Trong một thời gian dài, I-Nhă ngày đêm cầu xin Đức
Mẹ dắt ông đến cùng Chúa Con – một khao khát muốn nên một với Giêsu Cực
Thánh. Năm 1559, Cha Laínez kể lại rằng có một lần I-Nhă thuật lại cho Cha
nghe về biến cố La Storta. I-Nhă nói: "Lúc ấy dường như Chúa Cha đă đặt vào
tim tôi hàng chữ: Ta sẽ trở nên điềm lành cho con tại Rôma." Lần khác
I-Nhă nói với Cha Laínez rằng ông thấy Đức Kitô vai mang thập giá có Đức
Chúa Cha đứng kề bên. Rồi Đức Chúa Cha bảo Chúa Con: "Cha muốn con nhận
người này(I-Nhă) như tôi tớ của con." V́ lẽ ấy, I-Nhă đă cương quyết đặt
tên cho ḍng mới của ḿnh là Company of Jesus (Compagnia di Gesù, chữ
Compagnia tiếng Latinh cũng có nghĩa là Societas, nên sau Ḍng Tên dùng danh
xưng chính thức là Society of Jesus)– Những người đồng hành của Đức Kitô.
Thị kiến La Storta đă trở thành một minh xác sâu thẳm cho nền tảng và khuôn
mẫu của Ḍng Tên. I-Nhă cảm nhận sự kết hợp mật thiết giữa ḿnh và Đức Kitô.
Ngài muốn các đồ đệ của ḿnh cũng có ḷng khao khát kết hiệp với Chúa Giêsu
trong cầu nguyện, làm việc dưới lá cờ của Thập Giá Đức Kitô, sẵn sàng làm
mọi sự để danh Chúa nên cả sáng hơn và để đem lại lợi ích cho anh chị em
đồng loại. Ước muốn ấy sau được đưa vào những hàng đầu tiên của bộ luật
ḍng. Qua thị kiến này, chúng ta có thể phần nào hiểu về linh đạo của I-Nhă
– một linh đạo nhấn mạnh về Thiên Chúa Ba Ngôi và hướng về một mục đích: Cho
Danh Cha Cả Sáng Hơn. Đồng thời nền linh đạo I-Nhă cũng đặt trọng tâm nơi
Chúa Giêsu. H́nh bóng của Đức Kitô trong thị kiến La Storta là h́nh bóng của
một Giêsu vinh quang vẫn hiện hữu và cùng đồng hành với Giáo Hội (thân thể
của Người), thông qua vị đại diện của Người ở trần gian là Đức Giáo Hoàng.
V́ thế, tinh thần trung thành với Đức Thánh Cha vốn đă có từ thời ở
Montmartre nay được phát triển thành lời khấn thứ tư: Hoàn toàn vâng phục
ĐGH trong những vấn đề liên quan đến sứ mệnh phục vụ Nước Chúa (điều này làm
các tu sĩ Ḍng Tên khác hẳn với các tu sĩ các Ḍng khác). Qua lời khấn này,
các tu sĩ Ḍng Tên sẽ sẵn sàng nhận bài sai đi bất cứ nơi nào mà ĐTC muốn.
Nếu I-Nhă không trải qua thị kiến La Sorta th́ có lẽ các tu sĩ Ḍng Tên hôm
nay ngoài ba lời khấn khó nghèo, vâng lời và khiết tịnh sẽ không khấn thêm
lời khấn thứ tư và chức năng cùng hoạt động của nhà ḍng có thể sẽ rất khác.
(106) Ở Rôma, cả ba người (I-Nhă, Favre, và Laínez)
lập tức lao vào giảng dạy, làm việc tông đồ và hướng dẫn Linh Thao. Favre
giảng về Lời Chúa, Laínez dạy thần học kinh viện tại đại học La Sapienza ở
nội thành Rôma (trong nhóm 10 người đầu tiên, Laínez là vị xuất sắc nhất về
triết và thần học. Sau này khi I-Nhă qua đời, Laínez được toàn ḍng chọn làm
bề trên cả). C̣n I-Nhă hướng dẫn Linh Thao. Thỉnh thoảng, ĐGH Phaolô III vời
họ vào tham dự các cuộc tranh luận thần học với các nhà thần học khác trong
khi dùng cơm với Ngài.
Ngay sau lễ Phục Sinh, vào ngày 21 tháng 4 năm 1538,
những người c̣n lại trong nhóm mười bạn đồng hành đến đoàn tụ với ba vị nói
trên.
(107) Tại sao th́ không thấy I-Nhă nhắc đến. Nhưng
có lẽ tại các bà quư phái v́ danh dự của bản thân, gia đ́nh và ḍng họ
thường giữ ḿnh cẩn thận hơn và không mấy khi dùng người khác làm dê tế thần
nhằm chối tội (nếu có).
|