Trang chính Linh Đạo I-Nhă 16
 

 

 

. . .

 

Chương 8

Những Năm Đại Học và
Những Người Bạn Tiên Khởi
1528 - 1535

73. Vậy I-Nhă lên đường đi bộ đến Paris. Ông tới nơi vào lối tháng hai và theo ông, đó là vào khoảng năm 1527 hay 1528. Ông trọ ở một căn nhà với một người Tây Ban Nha và đi học tại trường Montague để học lại chương tŕnh trung học, v́ hồi trước ông đă học quá vội, thiếu căn bản. Ông học chung với trẻ em theo phương pháp và chương tŕnh áp dụng tại Paris (75).

Tại Barcelôna, có người đă tặng người lữ hành một chi phiếu, nhờ đó, tại Paris, một thương gia trả cho I-Nhă 25 đồng tiền vàng. Ông gửi số tiền này cho người Tây Ban Nha cùng trọ. Ít lâu sau người ấy tiêu hết tiền và không có tiền trả. Vào mùa Chay, I-Nhă không c̣n một xu dính túi, v́ chính ông cũng đă tiêu chút đỉnh. Thế là ông phải ăn xin và rời khỏi nhà trọ luôn.

74. Ông được tiếp đón tại nhà thương Thánh Giacôbê, bên kia nhà thờ các Thánh Anh Hài. Trọ ở nhà thương rất bất tiện cho việc học hành, v́ nhà thương cách trường học khá xa. Buổi chiều muốn vào kịp trước khi khóa cổng th́ phải về trước giờ Kinh Truyền Tin, và buổi sáng th́ phải sáng hẳn rồi mới được ra ngoài. Bởi thế, ông không thể dự tất cả các giờ học đầy đủ. Thêm vào đó, ông vẫn tiếp tục phải đi ăn mày để sống (76).

V́ từ gần năm năm nay không c̣n đau dạ dày nữa, I-Nhă lại sống khắc khổ và ăn chay. Ông trọ tại nhà thương và xin ăn một thời gian, nhưng thấy không mấy tiến bộ trong việc học hành, I-Nhă liền bắt đầy suy nghĩ xem phải làm ǵ. Thấy một số sinh viên vừa học vừa giúp việc cho các giáo sư quản lư các trường học, ông quyết định đi t́m một người mướn ông.

75. Ông tính toán và nghĩ bụng - điều này làm ông phấn khởi - sẽ coi giáo sư là Chúa Kitô, và trong số các học sinh, ông sẽ coi người này là Thánh Phêrô, người kia là Thánh Gioan, v.v.. mỗi người là một Tông đồ. Ông nghĩ khi giáo sư sai bảo điều ǵ ông sẽ nghĩ đó là lệnh của Chúa Kitô; khi nguời khác nói ǵ th́ ông nghĩ đó là lời của Thánh Phêrô hay Thánh Gioan. Ông cố gắng hết sức đi t́m việc làm, chạy vạy nhờ vả khắp nơi, kể cả nhờ ông Castro, một tu sĩ thuộc đan viện Cartusiô vốn quen biết nhiều giáo sư, và một số người khác nữa.

76. Sau cùng, v́ không t́m được việc ǵ, một tu sĩ gốc TBN góp ư kiến cho I-Nhă là mỗi năm đi tới xứ Flandres, ở lại đó hai tháng hoặc ít hơn, để quyên tiền sống suốt niên học. Sau khi cầu nguyện, ông thấy giải pháp này hay. Ông đi và mỗi năm đem về được một số tiền đủ để sống thanh bần. Có năm ông qua nước Anh và quyên về được nhiều hơn các năm trước (77).

77. Sau khi đi xứ Flandres về lần đầu, I-Nhă lại tiếp tục các cuộc đối thoại thiêng liêng hăng hái hơn trước. Đồng thời hướng dẫn Linh Thao cho ba người tên là Pêralta, Castro và một người khác gốc Bascô tên là Amador (78) đang ở trường Thánh Barbara. Cả ba người này thay đổi sâu xa. Họ phân phát tất cả của cải cho người nghèo (kể cả sách học), bắt đầu đi ăn xin khắp thành phố Paris, và ở những nơi người lữ khách trước đây đă ở, như đă kể trên. Vụ này gây xôn xao viện đại học, bởi v́ hai người này trước đây có địa vị cao và được nhiều người biết đến. Những người TBN bắt đầu chống đối những người đó và đưa ra nhiều lư lẽ thuyết phục hai người trở về đại học nhưng vô ích. Thế rồi cả đám cầm vũ khí đến nhà thương lôi hai người ra, kéo về đại học và bảo rằng sau khi học xong mới được thực hiện ư định đó.

78. Một thời gian sau, Castro trở về Tây Ban Nha giảng tại Burgos và cuối cùng tu ḍng Cartusiô tại Valencia. Pêralta th́ đi hành hương tới Giêrusalem, nhưng khi đi qua Italia th́ bị một người bà con là sĩ quan trong quân đội bắt đem đến Tư Dinh Đức Giáo Hoàng và được lệnh trở về Tây Ban Nha. Việc này xảy ra mấy năm sau chứ không phải ngay thời đó.

Tại Paris, có nhiều người nói xấu người lữ khách, đặc biệt trong giới người Tây Ban Nha. Giáo sư Gouvera cho hay rằng v́ đă làm cho Amador ra điên, nên lần sau I-Nhă đến trường Thánh Barbara, ông sẽ bị “đánh đ̣n công khai” v́ tội mê hoặc học tṛ.
. . .

16

Mục Lục  | Trang  12 13 14 15 _ 17 18 19 20 21

(75) Khác với các vùng xung quanh, tại Paris, sinh viên được dạy theo phương pháp và thứ tự trước sau, không quá dễ dăi, cũng không quá nhồi nhét. Bởi thế chẳng những cậu sinh viên lớn tuổi I-Nhă (37 tuổi) mà mọi sinh viên đều tiếp thu rất nhanh. V́ lẽ đó, I-Nhă quyết định dùng phương pháp giáo dục ấy cho các trường của Ḍng Tên say này.

(76) Chính v́ kinh nghiệm thương đau ấy, I-Nhă đă tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các chủng sinh trong ḍng. Và từ đó trở về sau, không chủng sinh nào phải quá vất vả với việc kiếm cơm qua ngày trong lúc cắp sách nữa.

(77) Ngài thực hiện các chuyến đi quyên tiền này vào các năm 1529, 1530 và 1531. Trong chuyến đi năm 1529, I-Nhă đă gặp gỡ và nói chuyện với nhà nghiên cứu nhân văn Luis Vives, một trong các nhà cải cách giáo dục nổi tiếng thời đó.

(78) Những đợt Linh Thao ấy đă biến đổi và ảnh hưởng sâu đậm cuộc đời của họ, đến mức mọi người coi họ là những tên sinh viên ngốc nghếch và I-Nhă bị cho là kẻ cầm đầu. Pêralta sau trở thành một nhà giáo luật của nhà thờ chính ṭa Toleđô, c̣n Castro th́ vào ḍng của các Cha Cartusiô.
     Một yếu tố lịch sử cần nhớ là ḷng đạo đức của dân chúng thời đó rất xa sút, một phần do sự lạm dụng và suy đồi của một thiểu số các linh mục, giám mục và tu sĩ khắp nơi. Nạn mua bán ân sủng và ơn toàn xá đă làm người người mù quáng sống chiều theo ư riêng hơn là chăm lo việc đạo đức. Nghĩ mà xem, nếu tôi có sống bê bối đi nữa th́ giấy chứng nhận mua vài chục ngàn ngày ân xá từ ṭa giám mục địa phương hẳn sẽ đem tôi ra khỏi luyện ngục sớm hơn, hay thậm chí cho tôi vào thẳng Thiên Đàng mà không cần quá cảnh nơi nào. Thế nên Thiên Đàng và ơn huệ Chúa ban chẳng c̣n là những món quà cho không biếu không xuất phát từ t́nh yêu nhân hậu của Thiên Chúa. Trái lại, những món quà ấy có thể mua bán, trao đổi qua các đại diện của Chúa ở trần gian là các ṭa giám mục. Dân chúng đương thời hoặc chẳng hiểu biết cứ lao vào mua bán những tấm vé vô nghĩa những mong vào được Thiên Quốc. Họ cố công làm việc thiện chẳng v́ yêu nhưng v́ nghĩ rằng cũng như bao thứ khác, Thiên Đàng có thể mua được (v́ các vị đại diện Giáo Hội dạy thế). Một số khác tỏ ra bất măn tự sống xa đọa bỏ mặc mọi sự. Các nhà lănh đạo thần quyền và thế quyền dẫu thấy cảnh chướng tai gai mắt đi nữa cũng không dám từ chối những món lợi nhuận khổng lồ đem lại qua các cuộc mua bán hay qua việc đánh thuế dân t́nh. Một số nữa lên án Giáo Hội, đ̣i hỏi một canh tân đổi mới và từ đó tách rời Giáo Hội mẹ mà thành lập giáo hội riêng như Martin Luther. Nhóm cuối âm thầm trung thành với mẹ ḿnh nhưng quyết tâm sửa đổi khởi đi từ cung cách sống khiêm hạ của mỗi cá nhân, chuyên lo cầu nguyện, ăn chay hăm ḿnh, giúp đỡ các linh hồn và phó thác phần rỗi của ḿnh trong tay Chúa như nhóm của I-Nhă. Dầu thế, hành động đó là một hành động đi ngược với trào lưu đương thời và bị coi là ngu dại.

 

 
    Đồng Hành là ai? Tổ Chức | Tài Liệu | Lịch Trinh LT | Báo ĐH | Tập San ComigoMục Lục | Photo Album