68. Vài ngày sau,
người lữ khách bị điệu đến trước mặt bốn thẩm phán, gồm ba tiến sĩ là:
Santisiđôrô, Paravinhas, Frias và ông tú Frias. Cả bốn người xem xét bản
Linh Thao và ḍ hỏi nhiều câu, không những về đề Linh Thao mà c̣n cả về
những vấn đề thần học nữa. Thí dụ về Thiên Chúa Ba Ngôi và về phép Thánh
Thể, để xem hai ông hiểu biết như thế nào.
Trước hết, người lữ
khách xin được tự giới thiệu, rồi theo lệnh của họ, ông nói rành mạch mọi
điều đến độ các thẩm phán không thấy có điều chi đáng trách. Riêng ông tú
Frias - trong cuộc tra hỏi thường tỏ vẻ khắt khe hơn những người khác -
hỏi thêm cách thức giải đáp thắc mắc về giáo luật
(73).
Hỏi bất cứ điều ǵ,
người lữ khách vẫn giải đáp, nhưng mỗi lần, ông đều nói rằng ông không
biết các tiến sĩ nghĩ như thế nào về các vấn đề ấy.
Sau đó, họ bảo ông
cắt nghĩa điều răn thứ nhất theo cách thức ông hay giảng dạy. Ông bắt đầu
ngay và nói khá dài ḍng. Bởi thế, các thẩm phán chẳng c̣n muốn hỏi thêm
điều ǵ nữa.
Trước đó, khi hỏi
về Linh Thao, họ hỏi nhiều lần về một điểm trong phần mở đầu của bản thảo
là: “Một tư tưởng xấu, lúc nào là tội trọng, lúc nào là tội nhẹ?” Họ muốn
xem ông không có học, làm sao quyết định được vấn đề đó. Ông trả lời: “Tôi
nói phải hay trái, tùy các ông định liệu. Nếu tôi nói không phải th́ các
ông cứ kết án lời tôi.” Cuối cùng họ được đưa về nhà giam và không ai bị
kết án điều ǵ.
69. Trong số những
người đến thăm I-Nhă tại nhà giam có Cha Phanxicô Menđôza, hiện là Hồng Y
thành phố Burgos, đi với ông tú Frias. ĐHY thân mật hỏi ông ở tù thấy làm
sao, có lấy làm khó chịu không? I-Nhă trả lời: “Hôm nay có một bà thấy tôi
ở tù cũng tỏ ra thương cảm tôi giống như Cha. Tôi có thể thưa với Cha như
đă trả lời bà ấy rằng: Nói thế chứng tỏ là Cha không thích ở tù v́ ḷng
mến Chúa. Tù đâu phải là một tai họa? Thật ra, ở Salamanca này có bao
nhiêu xiềng xích, vẫn chưa đủ để tôi ao ước chịu đựng hầu tỏ ḷng mến Chúa
đâu."
Hồi đó, có một lần
tất cả các tù nhân đều vượt ngục, trừ người lữ khách và người bạn của ông.
Sáng hôm sau, người ta thấy hai ông ngồi trước một cánh cửa mở toang không
c̣n người nào khác. Vụ đó đă gây xôn xao trong thành phố, khiến nhiều
người thán phục. Lập tức người ta dành cho họ cả một nhà lầu lớn gần đó
làm nhà giam.
70. Sau khi bị tù
hai mươi hai ngày, họ được mời để nghe bản án. Trong lối sống cũng như
trong giáo lư của họ, các thẩm phán không t́m thấy lỗi lầm nào. Vậy họ
được tiếp tục dạy giáo lư và nói về Chúa như trước, với điều kiện là không
bao giờ được quả quyết: “Đây là tội trọng, đây là tội nhẹ” cho tới khi học
xong bốn năm thần học.
Sau khi đọc bản án,
v́ muốn hai ông tuân theo, nên các thẩm phán tỏ ra rất ân cần với họ.
Người lữ khách nói rằng: họ sẽ tuân phục bản án nhưng không đồng ư, bởi v́
mặc dù không lên án họ về điểm nào, nhưng ngăn cản không cho phép họ nói
để giúp đỡ tha nhân theo khả năng của họ. Tiến sĩ Frias tỏ ra xúc động và
cố gắng thuyết phục hai ông. Nhưng người lữ khách không bàn thêm điều ǵ
nữa, chỉ nói rằng họ sẽ tuân theo bản án bao lâu c̣n trong địa phận
Salamanca mà thôi
(74).
Ngay lúc rời khỏi
nhà giam, người lữ khách bắt đầu suy nghĩ và cầu xin Chúa chỉ cách giải
quyết vấn đề. Ở lại Salamanca th́ ông sẽ gặp khó khăn: muốn giúp đỡ các
linh hồn th́ gặp trở ngại v́ lệnh không cho quyết định đâu là tội trọng
đâu là tội nhẹ.
71. Do đó ông quyết
định đi Paris học. Tại Barcelôna, khi suy xét có nên học hành và học trong
thời gian bao lâu, I-Nhă cũng nghĩ đến vấn đề là sau khi học xong, ông nên
đi tu hay đi khắp thiên hạ? Lúc suy tư về đời tu, ông thường nghĩ đến một
ḍng nào suy đồi, chưa cải tổ để được gặp nhiều thử thách, đồng thời nghĩ
có lẽ Chúa sẽ dẫn dắt các tu sĩ. Ông nhất mực tin rằng Chúa cũng sẽ cho
ông đủ nghị lực để chịu đựng mọi sỉ nhục và xúc phạm sẽ gặp phải.
Suốt thời gian tại
Salamanca, ông vẫn ao ước giúp đỡ các linh hồn. Và để làm việc đó, ông
phải học hành đầy đủ hơn, đồng thời qui tụ thêm một số bạn bè cùng chí
hướng, ngoài những người đă theo ông từ trước. Sau khi quyết định đi
Paris, ông điều đ́nh với các bạn ở lại chờ ông trong khi ông đi tiền phong
t́m phương cách để mọi người học hành.
72. Nhiều người có
địa vị cố thuyết phục ông đừng đi nhưng vô ích. Lối chừng mười lăm, hai
mươi ngày sau khi ra tù, ông lên đường một ḿnh kéo theo một con lừa nhỏ
chở ít sách trên lưng. Tới Barcelôna, tất cả những người quen t́m cách
thuyết phục ông đừng đi sang Pháp v́ chiến tranh đang diễn ra tại đó. Họ
kể cho ông nghe nhiều chuyện cụ thể và c̣n nói rằng ở đó người ta nướng
người Tây Ban Nha, nhưng ông không hề cảm thấy sợ sệt.
. . .