"Hãy bước đi trước mặt Ta và hãy sống hoàn hảo"  - St 17:1


 


 

Huấn Ðức


 • Học biết yêu thương Thiên Chúa dưới sự hướng dẫn của thánh I-Nhã
 • Sống Trong Tình Yêu Thiên Chúa
  Thiên Chúa muốn tôi làm gì bây giờ?
 • Ðừng qúa tham lam
  Mẹ Maria phúc âm hóa chính ngài
 • Con đang tìm Mẹ con
  Phúc cho ai tìm Thánh Ý Chúa và đem ra thực hiện
  Lá thư Giáng Sinh
  Sa Mạc
  Căn bệnh nguy hiểm
 
Thập gía hiệp nhất chúng ta với Chúa
  Chấp nhận đau khổ trong yêu thương
  Mời Gọi và Sai Ði

 

 

 
Trang chính Huấn Ðức
 
   
 



Thập Giá hiệp nhất chúng ta với Chúa

   
 

   
 

Gildo Dominici, SJ

Các bạn thân mến!

Trên đường từ Montréal đi Washington D.C. cha ghé thăm đền thờ các thánh tử đạo Dòng Tên đã bị giết tại Auriesville gần Albany, N.Y. State. Cha qùy xuống cầu nguyện bằng cách đặt một câu hỏi với Chúa: "Sao Chúa cho ít người chịu đau khổ nhiều hoặc chết vì Chúa, còn đa số người khác thì chỉ chịu những khó khăn bình thường thôi? Sao con lại thuộc về nhóm người thứ hai này? 

So sánh với các tử đạo cùng Dòng, con thấy rằng, cho đến ngày nay, chưa một đau khổ nào đáng kể con đã chịu vì Chúa. Ở Việt Nam, mấy anh em cùng Dòng đã bị tù nhiều năm; bên Trung Quốc, cha Shu De của Dòng cũng đã bị tù 30 năm và chết trong tù ... Còn con thì chưa đau khổ gì cả. Con sợ nếu tiếp tục có một cuộc sống dễ dàng, con sẽ không bao giờ biết yêu thương, vì "thập giá và tình yêu là một ..." 

Cha đã hỏi Chúa điều này nhiều lần ... Dần dần, trong sự thinh lặng của cầu nguyện, có vẻ Chúa đã trả lời như sau:

"Con ơi! Ai cũng phải chịu đau khổ cả, vì sau khi Thầy chết trên thập giá, sự đau khổ đã trở nên đường lối duy nhất để yêu, để được cứu rỗi, 'ngoài Ðức Giêsu ra, không ai đem lại ơn cứu độ.' (TÐCV 4,12). Còn cách chịu đựng của mỗi người thì khác nhau."

Có hai gương mẫu căn bản trong đau khổ: Chúa GiêsuMẹ Maria.  Ðức Giêsu đã chịu mọi đau khổ về thể xác lẫn tâm hồn. Trong cuộc thương khó, thân xác Ngài bị phá hủy hoàn toàn, còn tâm hồn Ngài bị chìm trong tối tăm và cô đơn. Ngài đã bị xã hội Do Thái từ chối, bị các môn đệ từ bỏ, nhất là lúc cảm nhận như đã bị Chúa Cha bỏ rơi. Ngài chết trong sự cô đơn vô hạn, Ngài đã đổ hết máu ra, đã phải mất bản tính của mình là làm một với Chúa Cha.

Còn Mẹ Maria đã không đổ máu ra, nhưng Ngài đã chịu đựng với một tình yêu thật to lớn những đau khổ tầm thường, những nghịch cảnh trong cuộc sống của một người vợ và môt người mẹ, nhất là cái chết của Con Bà.

Con ơi! Chỉ có Ðức Chúa Cha mới biết tại sao Ngài chọn một ít người đổ máu như Thầy, còn đa số người khác thì được kêu mời chịu đựng mọi đau khổ như Mẹ Sầu Bi. Mẹ Maria lúc nào cũng "xin vâng", lúc nào cũng bỏ ý mình để làm theo ý Chúa. Ví dụ: Mẹ đã có kế hoạch cho cuộc sống của mình, không muốn sinh con. Nhưng lúc thiên thần Gabriel đến truyền tin, Mẹ đã bỏ kế hoạch của mình và chấp nhận kế hoạch của Chúa. Rồi khi mang thai, chắc Mẹ mong muốn sinh con ở nhà cho tiện, nhưng ý Chúa lại khác. Cho nên mặc dù khó khăn, Mẹ phải lên đường đi xa để làm theo ý Chúa. Sau khi khai tên tại Bêlem, Mẹ hy vọng về Nazareth ngay; nhưng lại phải tỵ nạn sang Ai Cập. Ở dưới chân thập giá, Mẹ muốn gần gũi con mình, nhưng lại được xin thay thế Con Mẹ với Gioan, là đại diện của tất cả mọi người. Mẹ Sầu Bi là gương mẫu của việc từ bỏ mình để làm theo ý Chúa. Ngài là môn đệ lý tưởng của Thầy: Ngài đã hy sinh mọi sự, kể cả con của mình vì Chúa và vì nhân loại. Lòng Mẹ Maria đã trống rỗng hóa mọi sự, vì thế mới có chỗ cho lửa yêu thương của Chúa bừng cháy.

Xin con đừng tiếc đã được kêu mời theo đường lối của Mẹ Sầu Bi, vì trên đường này, dù không bị đòi hỏi phải đổ máu thân xác, con cần phải đổ máu tâm hồn cho đến giọt máu cuối cùng, tức là phải nên hoàn toàn trống rỗng. Ðiều này mới quan trọng."

Các bạn thân mến! Sau khi đã được hiểu điều này, ngày nào cha cũng xin mẹ Maria ban cho ơn trở nên "tử đạo như Mẹ": tử đạo của tình yêu! In order to learn how to love, we have to empty ourselves of everything: this is the martyrdom of heart. Như thánh Têrêsa Hài Ðồng Giêsu cầu xin: "Jesus, I ask you for nothing but peace and love, infinite love without any limits other than yourself, love which is no longer I but You, my Jesus. May I die a martyr for You. Give me martyrdom of heart or of body or rather give me both."

Bằng cách nào? Bằng thập giá!  Cha dùng nhiều nhất ba loại thập giá sau đây:

1. Làm theo ý Chúa kể cả từng chi tiết nhỏ của cuộc sống mình.

Làm theo ý Chúa thì đòi hỏi phải bỏ ý mình, như thế lòng mình trở nên trống rỗng và có thể được lấp đầy bởi tình yêu bác ái. Khi đang viết lá thư này, cha bị cám dỗ mấy lần bỏ đi coi tivi hoặc gọi điện thoại cho người khác. Cha đã từ chối, vì làm theo ý mình thì chỉ thoả mãn chính mình (= ích kỷ), còn nếu từ chối ý mình thì sẽ làm đẹp lòng Chúa (= tình yêu). Có khi cha lái xe cả 2000 miles để giúp một khóa linh thao chỉ có 10 người tham dự (trong số này lại có người phải đi làm sáng thứ bảy), nhưng cha chấp nhận vì không muốn nhìn vào kết qủa, mà chỉ để làm theo ý Chúa. Cũng như nếu chỉ có một người muốn đi Linh Thao, cha sẵn sàng lái xe 5000 miles nếu Chúa muốn!!!

2. Yêu anh em hết lòng, yêu Chúa Giêsu trong mọi người.

Mỗi khi gặp bất cứ một người nào, cha cố gắng có thái độ nội tâm sau đây: Chúa Giêsu trong người này "chủ nhân", còn mình là "tôi tớ". Cho nên cha cố gắng làm một với người đó, coi nhu cầu của người đó là nhu cầu của Chúa. Ví dụ cha đi Mỹ về, cảm thấy mệt, muốn nghỉ hai tuần ... Nhưng lại có người cần sự giúp đỡ của cha, cha phải chuẩn bị ... cha muốn từ chối vì không thích chút nào cả. Nhưng Chúa Giêsu là chủ, mình là tôi tớ ... cha đã chấp nhận. Nếu chúng ta cứ làm như thế, dần dần chúng ta sẽ trở nên "không", và sẽ được Chúa Thánh Thần lấp đầy với tình yêu bác ái.

3. Bỏ mọi bám víu như Mẹ Sầu Bi

Mẹ đã mất hết, kể cả Chúa Giêsu. Dù không ý thức, chúng ta thường bám víu vào nhiều điều, hay gắn bó với một người. Ðiều đó trở nên sự trở ngại lớn để chúng ta yêu mến. Vì thế ta nên bắt chước Mẹ Sầu Bi trong việc bỏ mọi sự khỏi lòng chúng ta.

Ví dụ có một người bạn xin mình cho mượn một cuốn sách. Mình sợ sách bị hư hoặc sẽ không được người bạn đó hoàn trả lại, nên đã từ chối không cho mượn sách. Như vậy, mình bám víu vào cuốn sách, cho nên mình dành ưu tiên cho quyền sở hữu trên tình yêu bác ái.

Các bạn thân mến! Tháng này, Mẹ Sầu Bi nhắc lại chúng ta mục đích cuộc sống là biết yêu mến, đây mới là nên thánh. Và thập giá là phương tiện chính để trống rỗng hóa bản thân khỏi mọi điều vụn vặt vô ích và dọn chỗ cho tình yêu bác ái. Xin cầu chúc các bạn trở nên Mẹ Sấu Bi mới!

G. Dominici

(Thư Tuyên Úy, báo Ðồng Hành tháng 9 & 10 năm 1992)

 

 


• • •

A really patient servant of God is as ready to bear inglorious troubles as those which are honorable. A brave man can easily bear with contempt, slander, and false accusations from an evil world; but to bear such injustice at the hands of good men, of friends and relations, is a great test of patience.

St Francis de Sales

 

• • •

 

 
         
    Đồng Hành là ai? Tổ Chức | Tài Liệu | Lịch Trinh LT | Báo ÐH | Tập San ComigoNối Kết | Mục Lục | Photo Album