We are called to preach the Gospel, sometimes with words - St Francis of Assisi


 


 

Huấn Đức


 • Học biết yêu thương Thiên Chúa dưới sự hướng dẫn của thánh I-Nhă
 • Sống Trong T́nh Yêu Thiên Chúa
  Thiên Chúa muốn tôi làm ǵ bây giờ?
 • Đừng qúa tham lam
  Mẹ Maria phúc âm hóa chính ngài
 • Con đang t́m Mẹ con
  Phúc cho ai t́m Thánh Ư Chúa và đem ra thực hiện
  Lá thư Giáng Sinh
  Sa Mạc
  Căn bệnh nguy hiểm
 
Thập gía hiệp nhất chúng ta với Chúa
  Chấp nhận đau khổ trong yêu thương
  Mời Gọi và Sai Đi

 

 

 
Trang chính Huấn Đức
 
   
 

Mẹ Maria Phúc Âm Hóa Chính Ngài
 

 

SHINE THROUGH ME

Dear Lord, help me to spread your fragrance wherever I go. Flood my soul with your spirit and life.  Penetrate and possess my whole being so utterly that all my life may only be a radiance of yours.

Shine through me, and be so in me that every soul I come in contact with may feel your presence in my soul. Let them look up and see no longer me, but only you, O Lord! Stay with me, then I shall begin to shine as you do; so to shine as to be a light to others. The light, O Lord, will be all from you; none of it will be mine; it will be you shining on others through me. Let me thus praise you in the way you love best, by shining on those around me.

Let me preach you without preaching, not by words but by my example, by the catching force, the synpathetic influence of what I do, the evident fullness of the love my heart bears to you.
Amen.

John Henry Newman

• • •

 
 



Trích Lá Thư Tuyên Úy
 

 
  Đề tài số báo này là: Mẹ Maria phúc âm hóa chính Ngài. Có lẽ một số người trong các bạn sẽ ngạc nhiên v́ Mẹ Maria thánh thiện từ lúc sinh ra, Ngài vô nhiễm nguyên tội và “đầy ơn sủng”, thế th́ cần ǵ phúc âm hóa chính Ngài?

Nhưng Phúc Âm nói rơ điều này: Mẹ Maria đă phải chiến đấu, nỗ lực, tập học sống theo tinh thần Phúc Âm, theo gương sáng của Con Bà là Đức Giêsu. Nhiều khi điều này đâu có dễ; Mẹ cũng đă biết sự mệt nhọc của việc đổi mới chính ḿnh, sự mệt mỏi của sự lớn lên trong đời sống nội tâm. Ví dụ lúc 12 tuổi, Đức Giêsu ở lại Giêrusalem; Mẹ Maria cùng với Giuse đi t́m Ngài cực ḷng suốt ba ngày. Hăy tưởng tượng sự khổ tâm của Maria lúc đó như thế nào. “Imagine a woman walking alone in the woods, searching for her lost child. Suddenly, in the distance, she hears what sounds like a faint cry for help. Just as suddenly she stops, for now the noise of the dry leaves beneath her feet is an intolerable interference. So is a listening presence. And in the silence a faint cry is heard that makes her heart leap.” (James Finley)

Bây giờ hăy tưởng tượng thêm một điều nữa: sau khi t́m ra được con, bà nghe con ḿnh nói: “Sao cha mẹ đi t́m con? Cha mẹ không biết là con phải ở nhà Cha Con sao?” (Lc 2,49). Tức là: Con thuộcc về Gia Đ́nh khác, Gia Đ́nh Chúa Ba Ngôi. Xin cha mẹ tránh qua một bên (step aside), nhường chỗ cho Cha ở trên trời! Nghe những lời đó, chắc Giuse và Maria bị “shocked”. Chúng ta thấy một điều: sau khi sống chung 12 năm, hai mẹ con chưa hiểu nhau hoàn toàn, tâm hồn Mẹ và tâm hồn Đức Giêsu khác hẳn. Có vẻ Mẹ Maria có khuynh hướng coi Đức Giêsu là con của Bà trưóc đă, tức là trên b́nh diện tự nhiên. Bằng những lời trên, Đức Giêsu đem Mẹ Maria vào lại sự thật: Đức Giêsu trước tiên là con của Chúa Cha. Xin Mẹ đừng quên có một mầu nhiệm siêu nhiên, xin Mẹ nh́n vào Con với đôi mắt đức tin. Như thế Mẹ Maria đă phải đổi cái nh́n của Ngài trên Đức Giêsu. Đây là một ví dụ, chắc c̣n nhiều lần Mẹ Maria đă phải tiến bộ trong việc thấm nhuần tinh thần Phúc Âm như vậy.

Đây cũng là công việc chính mà tất cả mọi người chúng ta phải làm, kể cả cha. Chúng ta phải phúc âm hóa chính ḿnh: phải bỏ lối nghĩ, lối yêu, lối sống của ḿnh và mặc lấy lối sống của Chúa Giêsu trong Phúc Âm. Chúng ta phải phúc âm hóa cách liên hệ với kẻ khác. Sống chung với nhau trong gia đ́nh, trong sở làm, trong cộng đoàn... đem lại nhiều ích lợi và niềm vui, nhưng cũng gây ra nhiều khó khăn và phiền toái. Thường thường chúng ta vượt lên những bực bội do người khác gây ra như thế nào?

Qua hai nguyên tắc căn cứ trên lư lẽ tự nhiên của loài người:

  1. Chúng ta muốn sống vui, hạnh phúc và quan niệm hạnh phúc ở trong t́nh trạng không có khó khăn nào, không bị kẻ khác làm phiền, quấy rầy, sống b́nh thản (without any trouble, any disturbance). V́ thế ta coi mọi khó khăn, mọi phiền phức là cái ǵ tiêu cựu cần phải loại trừ.

  2. Làm sao loại trừ được? Bằng cách bắt người khác chấm dứt quấy nhiễu ḿnh! Bắt như thế nào? Bằng bạo lực (đánh đập...), hoặc đàn áp, có khi dùng quyền thế, đưa ra ṭa, bắt im lặng hay bất cứ phương tiện nào có thể làm chấm dứt sự phiền hà đó.

Nhưng nếu theo lư lẽ của Chúa th́ ta phải thay đổi hoàn toàn cách xử sự đó: phải đảo ngược tư tưởng ḿnh trước, sau đó mới đến cách đối xử với kẻ khác

  1. Mục đích cuộc sống cũng là hạnh phúc. Nhưng hạnh phúc không có nghĩa sống b́nh thản; nhưng hạnh phúc từ Chúa mà có trong việc lớn lên, trở nên con người hoàn hảo, xây dựng chính ḿnh theo gương sáng Đức Giêsu, là con người mới và lư tưởng
  2. Phương tiện để trở nên giống Chúa Giêsu là t́nh yêu bác ái và đau khổ, hai khuôn mặt của một thực tế. Sự đau khổ lớn nhất của Chúa Giêsu là chết trên thập giá, nhưng đó cũng là t́nh yêu lớn nhất Ngài dành cho chúng ta. Theo lư lẽ này, tất cả mọi khó khăn, mọi buồn phiền, mọi quấy nhiễu do người khác gây cho ḿnh là cái ǵ rất tích cực, rất quư v́ đó là dịp để tôi tập yêu thương anh em vô vị lợi, như thế tôi mới lớn lên trong khả năng yêu mến, xây dựng chính ḿnh

Trong cộng đoàn cha ở, có rất nhiều người làm phiền cha: người th́ ngáp lớn tiếng suốt buổi chiều, người th́ mở radio lúc cha muốn đọc sách hay cầu nguyện, có người nhờ cha đi ngân hàng mặc dù chỉ cách xa 300 thước và phải đợi một tiếng rưỡi, có người từ chối giúp cha thâu phim cho các khoá linh thao... Lúc bị phiền, cha tự nói với ḿnh: “Gildo ơi, nhớ rằng ḿnh đă vào ḍng không để sống một cuộc đời vô tư lự, đầy đủ mọi tiện nghi và comfort... Không! trái lại, ḿnh đi tu để bị phiền càng nhiều càng tốt, để chịu đau khổ như Đức Giêsu, để gặp mọi sự buồn rầu, để tâm hồn ḿnh bị anh em “nghiền” thành mềm mỏng, tế nhị và biết yêu thương... Với thái độ nội tâm như thế, cha ít khi bị người nào làm thất vọng, ít khi bực ḿnh và lúc nào cũng sẵn sàng đối diện với bất cứ hoàn cảnh nào. T́nh yêu bác ái có thể vượt lên mọi nghịch cảnh

Muốn thành công trong việc yêu thương kẻ khác mặc dầu gặp tất cả mọi trở ngại, xin các bạn tập đối xử với kẻ khác (vợ, chồng, con cái, nhóm viên, bạn đồng nghiệp...) trong thái độ nội tâm này: mọi buồn phiền, mọi sự bất lợi, mọi khó chịu là của tôi c̣n mọi niềm vui, mối lợi sẽ dành cho kẻ khác! Xin các bạn nói với chính ḿnh: tôi đă lập gia đ́nh không phải để đi t́m niềm vui nơi người vợ, người chồng, con cái, nhưng để đem lại niềm vui cho vợ, cho chồng, cho con cái bằng cách sẵn sàng chịu mọi bất tiện, mọi khó khăn trong đời sống gia đ́nh. Đừng bao giờ bắt kẻ khác chịu nhiều khó khăn để cho ḿnh hưỏng sự dễ dàng.

Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu đă áp dụng nguyên tắc trên đây. Thánh nữ đă kể lại rằng một ngày Têrêsa đang đứng giặt quần áo trước một sơ khác đang giặt khăn tay. Mỗi khi đem khăn tay lên trên bàn giặt, chị làm bắn nưóc dơ vào người Têrêsa. Lúc đầu, Têrêsa muốn lùi ngay và lau mặt cho chị ấy biết đang làm phiền ḿnh. Nhưng Têrêsa tự nhủ: “Làm thết th́ ngu dại v́ ḿnh bỏ đi nhưng viên ngọc trai thiêng liêng người ta tặng cho ḿnh một cách rộng lượng!” Để sơ ấy khỏi cảm thấy xấu hổ, Têrêsa chọn không tỏ ra sự khó chịu của ḿnh. Thánh nữ đă chọn chịu bị dơ bẩn, tức là đă chọn sự bất tiện cho ḿnh để khỏi làm người khác buồn: sự bất tiện th́ cho ḿnh, điều dễ dàng th́ cho kẻ khác.

Các bạn thân mến,

Sống như thế có phải là “lư tưởng” quá không? Bao nhiêu lần có anh chị nói với cha: “Cha nói lư tưởng quá!” Cha không biết “thực tế” ra sao, cha đâu có vợ, đâu đi làm, không có kinh nghiệm đời sống thế gian. Cha ở trên mây! Thực tế “th́ khác”. Thường thường cha bắt đâu trả lời bằng cách nhấn mạnh một điều: “Anh chị sống trong một gia đ́nh năm hay sáu người, c̣n cha sống trong một “gia đ́nh” có 48 người, đa số già và thuộc về nhiều quốc gia khác nhau

“Thực tế” là ǵ? Khi lên núi cao tám ngàn thước và đă lên tới ba ngàn thuớc và đă lên tới ba ngàn thước rồi, tôi cảm thấy mệt, nếu nh́n lên và thấy đỉnh núi c̣n xa, tôi ngă ḷng và nói: “Không có ai có thể lên núi này!” Lúc đó tôi coi “thực tế” của núi đó là ba ngàn thước, nhưng tôi quên đó chỉ là một phần “thực tế” thôi, núi đó c̣n năm ngàn thước nữa, đó cũng là “thực tế”.

Các bạn ơi! xin đừng lẫn lộn thực tế với nhát gan, với ḷng ích kỷ, với sự yếu đuối của các bạn. Thực tế là Chúa và t́nh yêu của Ngài. Lúc ḿnh chết, tất cả những ǵ ḿnh coi là “thực tế” sẽ biến mất hết. Đó có nghĩa là nó không phải là thực tế. Thực tế là sống theo Phúc Âm, càng sống theo tinh thần Phúc Âm chúng ta càng “thật”, nhưng không có ai có thể “thật” như Mẹ Maria được.

Mong các bạn lấy Phúc Âm làm nền tảng “thực tế” của các bạn. Đây là cách tốt nhất để sùng kính Mẹ Maria trong tháng năm này

Thân ái,
Gildo Dominici, SJ

Trích Lá Thư Tuyên Úy
báo Đồng Hành - tháng 5 và 6/1992

 
         

    Đồng Hành là ai? Tổ Chức | Tài Liệu | Lịch Trinh LT | Báo ĐH | Tập San ComigoNối Kết | Mục Lục | Photo Album