We are called to preach the Gospel, sometimes with words - St Francis of Assisi


 


 

Huấn Ðức


 • Học biết yêu thương Thiên Chúa dưới sự hướng dẫn của thánh I-Nhã
 • Sống Trong Tình Yêu Thiên Chúa
  Thiên Chúa muốn tôi làm gì bây giờ?
 • Ðừng qúa tham lam
  Mẹ Maria phúc âm hóa chính ngài
 • Con đang tìm Mẹ con
  Phúc cho ai tìm Thánh Ý Chúa và đem ra thực hiện
  Lá thư Giáng Sinh
  Sa Mạc
  Căn bệnh nguy hiểm
 
Thập gía hiệp nhất chúng ta với Chúa
  Chấp nhận đau khổ trong yêu thương
  Mời Gọi và Sai Ði

 

 

 
Trang chính Huấn Ðức
 
   
 

Phúc cho ai tìm thánh ý Chúa
và đem ra thực hiện

   
 

   
 

Gildo Dominici, SJ

Các bạn thân mến,

       Hôm qua, tại Garden Grove, trong khi viết lá thư này thì điện thoại reng: có một ông xin phép tôi cho ông đến để xưng tội. Vài phút sau cả hai vợ chồng ông cùng đều đến. Hai ông bà đều lớn tuổi, ông đã chống gậy. Họ muốn xưng tội trước khi dự đám tang của em trai ông tại một chỗ gần đây. "Em trai con chết bất thình lình. Con cũng sợ chết nữa. Nhưng đó là thánh ý Chúa."
       Khi nghe câu đó, trí tôi liên tưởng đến lời chúc phúc mà tôi đang viết : "Phúc cho ai nhận biết thánh ý Chúa và đem ra thực hiện." Chúa Giêsu liên kết ý của Cha Ngài với niềm vui và hạnh phúc; trong khi chúng ta, những người Kitô hữu, liên kết ý Chúa với những gì đau khổ, buồn chán, tiêu cực: bệnh tật, tai nạn, chết chóc, v.v. . . Ít khi chúng ta liên kết ý Chúa với niềm vui, hạnh phúc và thành công. Ðiều đó chứng tỏ cái nhìn về thực tại chúng ta xa với tinh thần và cái nhìn của Phúc Âm về cuộc sống mình.
       Chúa Giêsu mang đến thế gian Tin Mừng là Thiên Chúa yêu thương chúng ta như một người cha hay một người mẹ và Ngài muốn chúng ta được cứu rỗi: "Vâng, Thiên Chúa đã quá yêu thương thế gian đến nỗi ban Con Một mình cho thế gian, để hết những ai tin Người thì không hư mất mà còn được sự sống đời đời." (Gioan 3, 16). Ý của Cha là những gì hoàn toàn tích cực, bởi vì Ngài muốn chúng ta chia sẻ sự sống, tình yêu và hạnh phúc với Ngài. Câu nói trên bao gồm những chân lý căn bản mà chúng ta cần chú ý tới.
       1. Ðiều thứ nhất là Chúa có một chương trình cho mỗi người chúng ta: "Một người kia có hai con trai. Ông ta đến nói với người thứ nhất: Này con, hôm nay con hãy đi làm vườn nho. Nó đáp: Con không muốn đâu! Nhưng sau đó, nó hối hận, nên lại đi. Ông đến gặp người thứ hai, và cũng bảo như vậy. Nó đáp: Thưa Ngài, con đây! nhưng rồi lại không đi." (Mt 21:28-31). Thiên Chúa có một việc cho mỗi người chúng ta, một sứ mạng cho tất cả chúng ta. Tuy nhiên, điều căn bản nhất là ý Chúa không phải cho chúng ta làm một việc gì, nhưng trước tiên chúng ta phải là và trở thành một người. Chúng ta được kêu gọi để trở nên giống Chúa Kitô, hình ảnh của Chúa Giêsu: "Anh chị em phải mặc lấy con người mới, tức là người đã được dựng nên giống như Thiên Chúa trong sự công chính và thánh thiện (Êphêsô 4,24); được gọi để tham dự vào sự sung mãn của Chúa: "Chớ gì Chúa Kitô ngự trị trong lòng anh em đâm rễ sâu trong tình yêu thương và xây dựng vững bền trên đó . . . như vậy, anh chị em sẽ được tràn đầy sức sống của Thiên Chúa. . ." (Êphêsô 3:17-19); nói một cách khác, chúng ta được tạo dựng để trở thành con trai và con gái của Chúa.
       2. Sự thật thứ hai là chương trình của Chúa cho ta không phải là một định mệnh, một số mạng đã an bài mà chúng ta không chạy thoát được, nhưng ý Chúa mang cho chúng ta một kho tàng tình yêu và sự sống, nên sự tự do của chúng ta đối phó cái gì cũng vô cùng; có thể chấp nhận hoặc từ chối cái gì vô giá như hai người con trai trong dụ ngôn theo Phúc Âm thánh Mathêu vừa kể trên. Người thanh niên giàu có trong Phúc Âm không chấp nhận lời mời gọi tình yêu của Chúa cho anh (Mc. 10:21-22).
       3. Sự thật thứ ba là chương trình mà Chúa dành cho mỗi người chúng ta cấu tạo nên căn tính của chúng ta. Sự thật cá biệt đó tạo nên chính con người. Ơn gọi của chúng ta không phải là những gì thêm vào từ bên ngoài như khi Chúa dựng nên chúng ta, rồi mới gọi chúng ta. Không phải vậy ! Ngài tạo dựng nên ta bằng cách mời gọi ta, bằng cách chỉ định cho mỗi người chúng ta một dự tính, một ý nghĩa, một chương trình cho cuộc đời chúng ta. Ngài ban cho mỗi người chúng ta một số tính tình, tài năng, khuynh hướng giúp chúng ta hướng tới việc thực hiện chương trình của Chúa trên chúng ta. Do đó ơn gọi của chúng ta là cá tính của chúng ta, là chính con người thật của chúng ta. Ta có thể từ chối lời mời gọi của Chúa, nhưng nếu từ chối sẽ bị thiệt hại nhiều trong sự phát triển con người chúng ta. Khi từ chối ý Chúa cho ta, là chúng ta tự chối bỏ mình. Khi hành động tách rời khỏi Chúa, nguồn duy nhất của chúng ta, là chúng ta tự phá hủy căn tính thực của mình. Thiên Chúa được ví như mặt trời chiếu dọi hàng tỷ tia sáng đến trái đất; ý Chúa và tình yêu của Chúa tạo nên hàng tỷ người nam và người nữ, mỗi người được dựng nên một cách đặc biệt. Mỗi người có thể là một tia sáng mặt trời nếu họ biết thực hiện ý Chúa trong cuộc sống của họ.
       4. Sau cùng, chương trình của Chúa trên chúng ta bao gồi mọi chi tiết của cuộc sống chúng ta: mọi tư tưởng, tình cảm, hành động của chúng ta đều hòa nhịp hoặc ngược lại với lời mời gọi của Chúa. Do đó vào mỗi giây phút chúng ta chọn lựa, hầu hết là vô thức, Chúa và ý Chúa hay chúng ta và ý của chúng ta. Không có hành động nào của chúng ta mà không thiên lệch.
       Từ đó suy ra chúng ta thấy ý Chúa rất quan trọng đối với hạnh phúc và sự xây dựng cho cuộc sống chúng ta. Dầu vậy, chúng ta ít khi nghĩ đến điều đó: nhiều người trên thế giới này bận rộn, tự sắp xếp lấy cuộc sống của mình mà không hề nghĩ đến ý của Chúa trong đó. Hậu quả thật rõ ràng: thất vọng, hư hỏng, vô phúc, cuộc sống lãng phí hay vô nghĩa, tự tử hay ghiền thuốc phiện v. v.
       Ðến đây, câu hỏi rất rõ ràng thường hay đến với chúng ta trong lúc đi Linh Thao là làm sao chúng ta biết được ý Chúa. Hầu hết thanh niên nam nữ gặp khó khăn về điều này: họ bỏ ra nhiều năm để chờ đợi (không làm gì hết) để tìm hiểu ý Chúa trong cuộc sống của họ.
       Trong lá thư này, cha không thể cho một trả lời đầy đủ về câu hỏi trên. Cha chỉ giới hạn trong những điểm căn bản sau đây:
       1. Làm thế nào biết được Chúa muốn gọi tôi ở bậc sống nào, lập gia đình hay đi tu?
         a./ Ðầu tiên, bạn đó cần cầu nguyện. Cầu nguyện là nguồn ánh sáng và khôn ngoan. "Ai xin sẽ được, ai tìm sẽ thấy" (Luca 11,10). Tuy nhiên như khi chúng ta học hỏi được trong lúc đi Linh Thao, chúng ta cần làm quen với sự lắng nghe những gì Chúa muốn nói với chúng ta. như Maria, chị của Lazarus "ngồi dưới chân Chúa và lắng nghe Lời Chúa." (Luca 10,39). Lắng nghe Chúa ! Quả thật là một nghệ thuật cần thiết để học !
         b./ Ðọc Lời Chúa, đặc biệt là Phúc Âm. Chúng ta thường bị xáo trộn bởi những tiếng ồn ào cả bên trong lẫn bên ngoài và chúng ta thường bị mất đi khả năng để ý đến tiếng Chúa. Ðọc Lời Chúa là một liều thuốc chống lại những tiếng ồn ào của thế gian. Kết hợp với cầu nguyện, Lời Chúa sẽ giúp chúng ta trở thành hòa nhịp với tiếng nói và ý của Chúa.
         c./ Nếu thực sự ơn gọi của chúng ta nằm trong chính con người của chúng ta, thì chúng ta nên để ý đến những khuynh hướng của chúng ta, những ước muốn, thái độ hoặc tranh chấp; những tác động lẫn nhau giữa nguồn an ủi hay sầu não như thánh I-Nhã đã dạy chúng ta trong phân biệt thần loại. Cha xin chia sẻ với các bạn kinh nghiệm của chị Chiara Lubich, sáng lập viên của Phong Trào Focolare. Cảm thấy yêu Chúa, chị ta muốn yêu Ngài với tất cả tấm lòng của chị và chị muốn hy sinh tất cả cho Ngài, chị nghĩ con đuờng tốt nhất để từ bỏ mọi sự là chôn chặt cuộc đời chị trong một dòng kín, như thế chị mới có thể từ bỏ gia đình, tương lai, tự do của chị và tất cả mọi thứ khác. Vào dịp lễ vọng Giáng Sinh năm 1943, khi chị được 23 tuổi, là lúc chị Chiara phải chiến đấu dữ dội: một đàng chị cảm thấy một sự ghê sợ kinh khủng về việc trở thành một nữ tu dòng kín, đàng khác chị lại muốn yêu Chúa trên hết mọi sự. Sau cùng, ý muốn của chị chinh phục được tình cảm của chị và chị quyết định vào tu dòng kín. Tuy nhiên, khi chị chia sẻ quyết định với cha linh hướng, ông ta nói quyết định của chị đi ngược lại với ý của Chúa cho chị. Chị học được: yêu Chúa nhiều là làm theo ý Chúa.
         d./ Chúng ta cần có linh hướng. Kinh nghiệm của Chiara cho chúng ta thấy quyết định của chúng ta nhiều lúc sai. Chúng ta cần một người linh hướng để chúng ta bày tỏ một cách thông suốt, tâm sự tất cả và ghi nhận ý kiến của linh hướng.
       2. Làm thế nào biết được ý Chúa trong những chi tiết của cuộc sống hằng ngày ?
         a./ Những bổn phận trong đấng bậc của chúng ta là một điều rõ ràng về ý của Chúa cho ta. Bạn là chồng, là vợ, là sinh viên, là nhân viên, là giáo dân trong hội đồng giáo xứ v.v. . . ; bổn phận của bạn trong gia đình, ở sở làm, ở trường học, trong xã hội, trong giáo xứ là ý Chúa cho bạn; bạn cần phải chu toàn bổn phận của mình như một hành vi thờ phượng và yêu mến Chúa.
         b./ Chúng ta cần thanh luyện tâm hồn, vì chỉ có tâm hồn trong sạch mới có thể nhìn thấy Chúa (Mt. 5,8). Có nghĩa là chúng ta phải sống cuộc sống mình theo tinh thần Phúc Âm và không theo tinh thần của thế gian này. Chúng ta có sách Phúc Âm và chúng ta có Phúc Âm sống động trong trái tim của chúng ta là Chúa Thánh Thần; khi sống theo lời Phúc Âm của Chúa từng chút một, Thánh Thần Chúa sẽ ngự trị trong tâm hồn chúng ta và điều khiển cuộc sống của ta và cho ta biết ý Chúa để ta thực hiện.
       Giai đoạn đầu ý muốn của chúng ta hoàn toàn hướng về thế gian và chúng ta chưa để ý đến ý của Chúa. Lúc đó chúng ta sống một cuộc sống tội lỗi.
       Giai đoạn thứ hai bắt đầu sau một kỳ tĩnh tâm hoặc một tai nạn hay một hồng ân đặc biệt của Chúa: giai đoạn này dẫn ta đến gần Chúa hơn. Lúc nầy ý của chúng ta có hai hướng đi: ý đó vẫn nghiêng về thế gian, nhưng đồng thời cũng hướng về Chúa, thái độ đó là: "Tôi vẫn còn thưởng thức tạo vật này cho đến khi Chúa còn cho phép." Phần đông các Kitô hữu sống trong giai đoạn này, tội lỗi đôi khi xảy ra.
       Giai đoạn thứ ba bắt đầu khi người đó quyết định, cùng với ơn Chúa, không những từ bỏ tội lỗi, mà còn sống một cuộc sống đầy yêu thương. Người này từng chút một sẽ thanh tẩy ước muốn của họ nhờ ơn Chúa giúp sức, loại bỏ dần dần khuynh hướng hưởng thụ thế gian cho đến khi chỉ còn nơi người này sự thúc đẩy hướng về Chúa. Người này hoàn toàn hòa nhịp với ý Chúa, và với tiếng nói của Thánh Thần: đối với người này, nhận tiếng Chúa không còn là một vấn đề nữa. Giai đoạn này là giai đoạn tình yêu tuyệt hảo liên kết với việc thực hiện ý Chúa một cách hoàn hảo. ý Chúa sẽ hướng dẫn cuộc sống của người này trong từng chi tiết nhỏ nhặt nhất.
         c./ "Hãy yêu thương nhau" (Gioan 13,34) là ý Chúa. Ðiều đó tạo nên cho chúng ta một ánh sáng tuyệt vời để phân biệt đâu là ý Chúa: chúng ta biết rằng yêu thương luôn luôn là ý của Chúa, ích kỷ luôn luôn đi ngược lại với ý của Chúa. Chúng ta hãy cùng nhau đầu tư thật nhiều những cố gắng và nghị lực của mình, chúng ta hãy cùng nhau gắng sức để học biết yêu và chúng ta sẽ biết phải làm thế nào để thực hiện ý Chúa.
       Tôi biết yêu thương và ý Chúa (cần thiết) không phải là những gì dễ dàng để thực hiện đối với bản chất ích kỷ của chúng ta. Tuy nhiên chúng ta có một nguồn yêu thương bên trong trái tim của chúng ta: đó là Chúa Thánh Thần đang hướng dẫn và tăng sức mạnh cho chúng ta.
       Lời nguyện và cầu chúc của cha là từng chút một, chúng ta sẽ loại bỏ con người tội lỗi của chúng ta, loại bỏ tên thế gian của chúng ta (Gildo, Hùng Lan . . . ) dần dần sẽ mặc lấy con người mới và tên thật của chúng ta: Tôi là ý của Chúa trên tôi ! Tôi là con người thật như khi Chúa với tình thương bao la và lòng thương xót đã tạo dựng và ước mơ cho tôi !

Cha Gildo Dominici S.J.
(Thư Tuyên Úy - Trích trong Ðồng Hành, tháng 10 năm 1989)

 

 


• • •

It is not enough to do the will of God because His will is unavoidable.   
   Nor is it enough to will what He wills because we have to.
   We have to will His will because we love it.
   Yet it would be a false idea of perfection for an imperfect person suddenly to try to act with a perfection he does not possess. It is not the will of God that we should obey Him while at the same time telling lies about our interior dispositions.
   If our dispositions are bad, let us ask Him to make them better, but let us not tell Him that they are really very good.
   Still less is it enough to say, "Thy will be done" and then do the opposite. It is better to be like the son in the parable, who said, "I will not" (Mt 21:28), but afterward went to work in the vineyard, than to be like the other one who said, "I go, sir," and then did not obey.

Thomas Merton
(No man is an island)

• • •

 

 
         
    Đồng Hành là ai? Tổ Chức | Tài Liệu | Lịch Trinh LT | Báo ÐH | Tập San ComigoNối Kết | Mục Lục | Photo Album