| Trang Chính | ĐH online |
 

Phục vụ là lư tưởng của Inhă
 


Élizaldé Thành SJ

 

Lựa chọn con đường triều đ́nh để tiến thân và nổi danh, I-nhă mới lên 15 tuổi đă bắt đầu phục vụ Thống Đốc Ngân Khố Hoàng Gia Tây Ban Nha ở Arevalo, cách Loyola chừng 600 km. Tại dinh quan, I-nhă được huấn luyện làm quan, cỡi ngựa, đấu kiếm, giao tiếp, ca hát. Khi 26 tuổi, I-nhă lại đến phục vụ cho công tước Manrique de Lara, xứ Najera, là phó vương xứ Navarra.

Thiên Chúa và I-nhă López de Loyola gặp gỡ nhau lúc I-nhă lên 30 tuổi, là một hiệp sĩ đầy tham vọng và đam mê nhưng cũng là tay phải đáng tin cậy của phó vương xứ. I-nhă bị một viên đạn đại pháo làm cho gẫy chân. Nằm liệt giường, I-nhă bắt đầu một hành tŕnh mới đi t́m Chúa và chính ḿnh; một hành tŕnh hoán cải. Hoán cải đối với I-nhă là một cuộc ăn năn trở về với Chúa, để phục vụ Ngài thay thế cho vị vua trần gian từ trước đến bây giờ là đối tượng phục vụ của ngài. Cuộc biến đổi tận gốc này bắt đầu với một thời gian thinh lặng, tĩnh tâm, xa cách mọi người và mọi sự.

Nằm liệt ở nhà dưỡng bệnh, thay v́ tiểu thuyết hiệp sĩ ưa thích, I-nhă chỉ đọc cuộc đời Đức Giê-su và hạnh các thánh. Những câu chuyện này gợi lên trong ḷng bệnh nhân ước mơ về nhiều kỳ công trong một cuộc phiêu lưu mới. “Thánh Đaminh đă làm như thế, tôi cũng phải làm như thế; thánh Phanxicô đă làm như vậy, tôi cũng phải làm như vậy” (Hồi Kư, 7). I-nhă bắt đầu chú ư đến các cảm xúc nội tâm vui buồn khác nhau: h́nh ảnh các hiệp sĩ t́m công danh và làm đẹp ḷng một phụ nữ quư phái đem đến cho ngài niềm vui hời hợt và mau qua, sau đó là trống rỗng, vô nghĩa. Trái lại, h́nh ảnh các thánh, sống nghèo khó và khiêm tốn, làm môn đệ Đức Ki-tô làm cho ngài hưởng niềm vui sâu và lâu dài. Đây là những bước đầu, c̣n chập chững, của một thầy trong tương lai sẽ xuất sắc phân biệt các thần khí, tác động và xu hướng nội tâm.

... sau cùng I-nhă nhận định được thánh ư Chúa dành cho ḿnh trong hoàn cảnh cụ thể ḿnh đang sống.

Hiệp sĩ biến thành người hành hương đi t́m Thiên Chúa. Lúc ban đầu ngài tha thiết muốn sống y như Đức Giê-su nghèo, đau khổ và bị sỉ nhục, kế tiếp muốn bước theo vết chân của Ngài ngay tại Đất Thánh, sau cùng I-nhă nhận định được thánh ư Chúa dành cho ḿnh trong hoàn cảnh cụ thể ḿnh đang sống. Đức Giê-su luôn luôn thu hút I-nhă ngay từ lúc đang nằm liệt đọc sách tại Loyola. Dần dần, trải qua nhiều năm trời, I-nhă ngày càng hiểu biết Đức Ki-tô, mến yêu và bước theo Ngài một cách chặt chẽ hơn. Mối t́nh này lớn mạnh đến nỗi từ từ I-nhă bỏ nếp sống tham vọng, ham chơi xưa, coi nhẹ của cải và danh vọng, thoát ra khỏi ḷng ích kỷ và tham lam, và mong ước sống nghèo và chịu sỉ nhục để đồng cảm với Đức Giê-su nghèo và bị nhục nhă. Ngài lựa chọn một nếp sống nghèo khó triệt để. I-nhă muốn đồng cảm và chia sẻ với Đức Giê-su không chỉ niềm vui và vinh hiển mà c̣n những nỗi đau khổ và vết thương. Đức Giê-su biến thành tâm điểm của đời sống I-nhă.

Kẻ hành hương ở lại Manresa gần một năm, ở trọ tại bệnh viện, ban ngày đến một hang đá gần bờ sông Carđoner để cầu nguyện trong 7 giờ. Những tháng trời cầu nguyện mang đến cho ngài kinh nghiệm sốt sắng và khô khan, b́nh an và bối rối, có lúc thất vọng. Ngài t́m hết cha linh hướng này đến cha linh hướng khác, nhưng cuối cùng chính Thiên Chúa dạy dỗ ngài như thầy giáo dạy một em bé. Từ từ ngài học được thế nào là phân biệt các thần loại. Sách Linh Thao bắt nguồn từ kinh nghiệm bản thân tại Manresa, mà suốt đời I-nhă tô sửa và thêm vào nhận xét và lời hướng dẫn để giúp đỡ các linh hồn. Phương pháp Linh Thao là một trong những món quà quư nhất I-nhă để lại cho Hội Thánh.

Bày tỏ lương tâm cho linh mục trong ṭa giải tội giúp I-nhă vượt qua những bối rối của một lương tâm đắn đo một cách quá tỉ mỉ các tư tưởng và hành động của ḿnh. Bắt đầu t́m Thánh Ư Chúa, I-nhă khám phá ra rằng đời sống thiêng liêng và t́nh thân mật với Thiên Chúa dẫn ngài đến tha nhân, muốn giúp đỡ anh em theo nhu cầu của họ. “Mỗi lần nói chuyện với người trong nhà, ông chỉ nói đến Chúa để giúp đỡ họ” (Hồi kư, 11). Ư muốn phục vụ Chúa và t́m thánh ư Ngài từ từ thúc đẩy kẻ hành hương đến phục vụ và giúp đỡ tha nhân. Lúc ban đầu kẻ hành hương đi t́m các nơi thanh vắng, tĩnh mịch, hăm ḿnh quá sức. Với thời gian kẻ hành hương trở nên khôn ngoan và cởi mở hơn với tha nhân. Đối với hiệp sĩ xưa, phục vụ Thiên Chúa ngày càng có ư nghĩa phục vụ các linh hồn.

Chính Thiên Chúa dạy cho ông dấn thân phục vụ những kẻ Thiên Chúa mến yêu. Khi cạnh bên ḍng sông Cardoner Chúa soi sáng mở mắt tâm trí để I-nhă “hiểu biết nhiều điều, cả những điều thuộc b́nh diện thiêng liêng cũng như những điều thuộc lănh vực đức tin và kiến thức… đă để lại trong tâm hồn Cha một ánh sáng mạnh đến nỗi Cha thấy ḿnh như trở thành một người khác, có một trí khôn khác với trí khôn đă có trước đó” (Hồi kư, 30). Hiểu biết kế hoạch của Chúa rơ hơn, I-nhă cũng hiểu giá trị của mỗi người trước mặt và trái tim Thiên Chúa. I-nhă hiểu tầm quan trọng của những người dấn thân phục vụ và đặt ḿnh như khí cụ trong tay của Đấng Tạo Hóa và Cứu Chuộc nhân loại.

Muốn giúp đỡ người ta ngài phải thay đổi cách sống bên ngoài: ngài hớt tóc, cạo râu, cắt móng tay, ăn mặc tử tế, để người ta chấp nhận cho ḿnh đến giúp đỡ họ. Những kẻ muốn giúp I-nhă, dần dần lại được I-nhă giúp đỡ. Trong mối tương quan quư mến và đàm thoại I-nhă rút kinh nghiệm và học được cách ‘nói chuyện thiêng liêng’. I-nhă sẽ trở thành một kẻ chuyên môn trong ‘nghệ thuật’ này.

Suốt thời gian đầu kẻ hành hương muốn đi Giêrusalem và ở lại đó theo vết chân của Thầy chí ái, nhận thấy sự hiện diện của Ngài tại những nơi chốn quen thuộc, cầu nguyện và hăm ḿnh. Kẻ hành hương đến thánh đô Giêrusalem nhưng hoàn cảnh chiến tranh và những người cầm quyền không cho phép ở lại và bắt buộc trở về Âu châu. “Từ khi nhận ra ư Chúa không muốn ḿnh ở lại Giêrusalem, kẻ hành hương thường xuyên tự hỏi phải làm ǵ”. (Hồi kư, 50)

Tự hỏi phải làm ǵ để phục vụ Thiên Chúa, kẻ hành hương nhận thấy rằng “nếu muốn phục vụ các linh hồn th́ phải được huấn luyện thích đáng”. Đă đón nhận nhiều ân huệ, kẻ hành hương muốn đáp trả lại bằng cách phục vụ cách hữu hiệu nhất có thể. Như vậy kẻ hành hương đi t́m nơi tốt nhất để học triết và thần học, nhờ giáo sư cố vấn khuyên bảo, ngài ghi danh trong Đại Học có chương tŕnh và phương pháp rèn luyện đắc lực hơn. Suốt đời ngài sẽ t́m và áp dụng những phương thế thích đáng để đạt tới mục đích.

Kẻ hành hương lên Paris, ghi danh trong Đai Học nổi tiếng tại Âu-châu là Đại Học Sorbonne. Tuy đă lên 37 tuổi rồi, I-nhă ngồi cạnh bên các sinh viên trẻ và chuyên tâm học tập. Cầm sách vở trong tay, I-nhă t́m điều kiện thuận tiện để học có kết quả, nhận ra các ngăn trở và cố gắng vượt qua. Ḥa đồng với đời sống Đại Học, kẻ hành hương sống khắc khổ, quen ngủ ngoài trời hay tại các bệnh viện, bây giờ xin vào nội trú học viện, là một sinh viên ân cần, lựa chọn chương tŕnh và giáo sư tốt nhất, thi và đậu bằng cấp thích đáng để đạt tới mục tiêu của đời sống mới: là phục vụ Thiên Chúa và giúp đỡ các linh hồn hơn.

Chính v́ muốn phục vụ Chúa và các linh hồn hơn, trong giai đoạn cuối của chương tŕnh học tại Paris, I-nhă t́m và quy tụ một số người bạn để chia sẻ cùng một lư tưởng. Tại Paris xuất hiện và thành h́nh cộng đoàn I-nhă đầu tiên. Các bạn cấm pḥng theo phương pháp Linh Thao, và trong 30 ngày tĩnh tâm hấp thụ những hồng ân, kinh nghiệm và ngôn ngữ chung. Kinh nghiệm Linh Thao ắn sâu vào tâm linh nhóm bạn đầu tiên, nối kết họ trong t́nh thân mật và ước muốn phục vụ Thiên Chúa và các linh hồn. Trong tâm hồn I-nhă và các bạn chỉ có một câu hỏi thôi: Chúng ta có thể làm ǵ để phục vụ Thiên Chúa đă ban cho chúng ta mọi sự? Chung quanh có nhu cầu nào khẩn cấp nhất? Chúng ta có thể làm ǵ để tôn vinh Chúa hơn?

I-nhă đă từng khấn xin Đức Mẹ thương đặt ḿnh với Con của Mẹ. Năm 1537 tại La Storta, ngài thấy Chúa Giê-su vác thánh giá và Chúa Cha ở bên cạnh đó nói với Đức Ki-tô: “Cha muốn Con nhận người này làm đầy tớ!” và thấy Đức Giê-su thực sự nhận ngài và nói: “Ta muốn con phục vụ chúng ta!” (Hồi kư 96).

Ngay từ đầu nhóm bạn là một cộng đoàn tông đồ, khác với các cộng đoàn đan sĩ. Lựa chọn nếp sống nghèo triệt để, các anh em đầu tiên định nhóm ḿnh như một cộng đoàn t́m thánh ư Chúa về cách phục vụ tuy lúc đó chưa có ai thấy rơ sẽ phục vụ như thế nào. Dần dần ước muốn phục vụ này sẽ trở thành cụ thể, tức là phục vụ Giáo Hội toàn cầu là vị Hiền Thê của Đức Ki-tô. Sự khác nhau về ngôn ngữ, quốc tịch và qua khứ là một ưu điểm khi nhóm lên gặp Đức Giáo Hoàng và t́nh nguyện để ngài sai đi bất cứ phương trời nào ngài muốn. Ngày xưa muốn sống ở Giêrusalem nhưng hiện giờ phải ở tại Rome và Thánh ư Chúa thực tại qua môi miệng của Đức Thánh Cha.

Kẻ hành hương, xưa là hiệp sĩ nhiều tham vọng, sau một hành tŕnh kéo dài nhiều năm trời, trải qua nhiều thử thách và kinh nghiệm, nay đă tới đích. Ngài cùng nhóm bạn, sẽ phục vụ Giáo Hội, sẵn sàng được sai đi bất cứ nơi nào có nhu cầu. Muốn phục vụ như vậy nhóm cần một cơ cấu tổ chức, điều lệ và hiến chương rơ ràng hơn. Suốt mười sáu năm kế tiếp, tức là từ năm 1540 đến khi chết, năm 1556, kẻ hành hương sống trong một nhà rất đơn sơ, ngay trong trung tâm thành phố Rome, để soạn Hiến Chương, điều hành và phân phối các anh em. Tên của nhóm, theo sự nhận định của I-nhă là “Ḍng Giê-su”. Ḍng càng ngày càng đông, được Đức Giáo Hoàng sai đi đến bốn phương trời để phục vụ Thiên Chúa và giúp dỡ các linh hồn.

Kết luận

Ḍng tên mới được thành lập, các cha đầu tiên bắt đầu chia sẻ ngọn lửa và sứ mệnh của ḿnh với nhiều giáo dân, nam cũng như nữ. Theo gương mẫu và lời hướng dẫn của I-nhă, các cha mời nhiều giáo dân Linh Thao và họp lại từng nhóm để phục vụ anh em đang có nhu cầu khẩn cấp hơn trong xă hội hồi đó. “Cộng đoàn CLC tiếp nối các h́nh thức Hiệp Hội Thánh Mẫu… là những nhóm giáo dân được h́nh thành nhiều nơi trên thế giới sau 1540, nhờ sáng kiến của Thánh I-nhă và các bạn của Ngài” (Nguyên Tắc Căn bản 3 của CLC).

Cũng như I-nhă, các nhóm giáo dân đó muốn t́m hiểu và tuân theo Thánh Ư Chúa. Chung quanh có nhu cầu nào khẩn cấp nhất? Chúng ta có thể làm ǵ để tôn vinh Chúa hơn? “Ơn gọi của chúng tôi kêu mời chúng tôi sống linh đạo nói trên, là linh đạo giúp chúng toi rộng mở và đặt chúng tôi sẵn sàng đối với bất cứ điều ǵ Thiên Chúa muốn trong mỗi hoàn cảnh cụ thể của đời sống mỗi ngày của chúng tôi” (Nguyên Tắc Căn bản 5 của CLC)

V́ lư do đó đời sống I-nhă, các kinh nghiệm và bước đi của ‘kẻ hành hương’, luôn luôn soi đường và khuyến khích những ai theo linh đạo I-nhă như cộng đoàn Đồng Hành-CLC.

Câu hỏi gợi ư:

     1.    Đời sống Thánh I-nhă đang giúp và có ảnh hưởng ǵ trong đời sống của tôi? Tôi là ‘kẻ hành hương’ đang trải qua những kinh nghiệm nào trong ơn gọi và sứ mệnh của tôi?
2.    “Phục vụ các linh hồn” có ảnh hưởng và thúc đẩy tôi như thế nào?
3.    Nhóm đóng vai tṛ ǵ trong sứ mệnh và cách phục vụ của tôi?

• • •

   

Đồng Hành | Tu Đức | Tổ Chức | Lịch Trinh LT | Báo ĐH | Tài Liệu | Đức Tin và Đời Sống | Nối Kết | Mục Lục |