Đức Tin & Đời Sống


Con số 40
Cuộc hành tŕnh
Đức Maria Vô Nhiễm ...
Mầu nhiệm Phục Sinh
Rôma bối cảnh lịch sử
Vai tṛ của Thánh Thần

 


 

 
Trang chính

 
   
  Niềm tin nơi mầu nhiệm
Chúa Giêsu Phục Sinh

 
   
 



 

   

Mầu nhiệm Phục Sinh là chân lư nền tảng cho đời sống đức tin Kitô giáo. 

Chúng ta biết Lazarô đă được Chúa Giêsu cho sống lại. Chúa phục hồi lại sự sống cho Lazarô để ông trở lại sống y như đă sống trước đó, để sống thêm một ít năm nữa. Nhưng rồi về sau Lazarô sẽ lại chết. 

Chúa Giêsu phục sinh không phải để trở lại và kéo dài thêm đời sống 33 năm Ngài đă trải qua. Sau phục sinh Chúa Giêsu không sống đời sống đó nữa, nhưng một đời sống hoàn toàn khác, tuy rằng khi hiện ra với các môn đệ, Ngài vẫn mang thân xác và h́nh hài như trước.  Phúc Âm cho ta thấy một vài h́nh ảnh về sự sống khác biệt của Chúa Giêsu sau khi Ngài phục sinh: Chúa không bị giới hạn bởi căn pḥng đóng kín nơi các tông đồ tụ họp v́ sợ người Do Thái. Ngài cũng có thể hiện diện mà các môn đệ dù thân tín cũng không nhận ra được, như ở Emmaus, rồi Ngài chợt đến và đi một cách th́nh ĺnh. 

Ta có thể tự hỏi tại sao Chúa không tỏ ḿnh ra cho mọi người để chứng tỏ Ngài đă phục sinh? Như thế Ngài có thể dễ dàng thuyết phục được mọi người tin vào Ngài và nhờ đó công việc của các tông đồ sau này sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều. 

Nhưng Chúa Giêsu đă không làm như vậy.  

Sách Công Vụ Tông Đồ có tường thuật lại một cuộc đối thoại giữa thánh Phêrô và ông Cornêliô, là người sĩ quan La Mă có niềm nơi Chúa Giêsu. Thánh Phêrô nói: "Họ đă treo Người lên cây gỗ mà giết đi. Ngày thứ ba, Thiên Chúa đă làm cho Người trỗi dậy, và cho Người xuất hiện tỏ tường, không phải trước mặt toàn dân, nhưng trước mặt những chứng nhân Thiên Chúa đă tuyển chọn từ trước, là chúng tôi, những kẻ đă được cùng ăn cùng uống với Người, sau khi Người từ cơi chết sống lại. (CVTĐ 10:39-41). Điều thánh Phêrô muốn nhấn mạnh ở đây là không phải ai cũng có thể thấy được Chúa Giêsu. Ngài không xuất hiện với mọi người, nhưng chỉ đến với những ai được lựa chọn, những ai có mối liên hệ bạn hữu với Ngài. Những người chống đối Ngài trong cuộc đời hư nát bởi sự chết này sẽ không gặp được Ngài nơi sự sống phục sinh.  

Thánh Tôma Aquina, trong cuốn Summa Theologica, nói rằng các môn đệ được thấy Chúa sống lại v́ họ có được "con mắt đức tin", Oculata fide. Hiểu một cách nôm na là con mắt thứ ba. Họ nh́n thấy Chúa nhờ con mắt này. Như thế, chúng ta không dựa trên dữ kiện và lư luận nhưng nhờ vào đức tin. 

Để hiểu sự phục sinh của Chúa, cần phải dùng đức tin. Không thể chứng minh được cho một người không tin. Các sách Phúc Âm cũng không có ư định làm công việc chứng minh này. Các tác giả Phúc Âm mô tả rất kỹ việc Chúa chịu nạn, chịu đóng đinh, đó là những ǵ con người đă làm, đă ghi chép và kiểm chứng được. Nhưng việc Phục Sinh là những ǵ Thiên Chúa làm do đó con người không thể diễn tả, giải thích và lư luận được. Các sử gia có thể ghi chép những ǵ loài người làm, nhưng không thể ghi chép được những ǵ mà chỉ Thiên Chúa biết Ngài đă làm. Họ có thể tin hoặc không tin sự Phục Sinh của Chúa Giêsu. Nhưng khi họ lựa chọn tin hay không tin, họ không c̣n làm công việc của một sử gia nữa. 

Khi các bà Madalêna và Maria t́m đến mộ Chúa Giêsu, thiên thần cho các bà biết "Người không có ở đây, v́ Người đă trỗi dậy như Người đă nói." (Mt 28:5-6). Người đă trỗi dậy, không phải để trở lại cuộc sống rồi sẽ mục nát, nhưng là bước vào sự sống Thiên Chúa. Đấng đă phục sinh không thể chết, Ngài ở trong Thiên Chúa là Đấng hằng sống. Những lời thiên thần nơi mộ đá là những lời làm chấn động cả nhân loại. Sự sống đă phát sinh từ một nấm mồ. Một tin mừng được đem đến cho nhân loại. Cuộc đời con người không c̣n phải là chu kỳ "sinh ra-sống-chết-mục nát", nhưng là "sinh ra-sống-chết-phục sinh" 

Thánh Phaolô trong thư gửi giáo hữu Côrintô (1 Cor 12:27) viết rằng "Anh em là thân thể Đức Kitô, và mỗi người là một bộ phận." Thân xác của chúng ta, với biết bao nhiêu bệnh hoạn, đau đớn, khuyết tật nhưng rồi sẽ được vinh hiển v́ Chúa đă phục sinh. 

Nấm mồ không phải là nơi chấm dứt đối với Chúa Giêsu và nhờ Ngài, nấm mồ cũng sẽ không phải là tận cùng của chúng ta. Chúa phục sinh đem lại ư nghĩa là điều ǵ hay chết nay được trở thành trường sinh.  

Chúa Giêsu phục sinh là một Adong mới. Thánh Phaolô nói "Người là trưởng tử giữa một đàn em đông đúc" (Rm. 8:29). Chúng ta chính là đàn em đông đúc của Ngài. Đối với chúng ta, Phục Sinh cho thấy cuộc đời là một tiến tŕnh khởi sự từ Phép Rửa để đi vào cuộc sống trường sinh.


Vũ Tiến


 


 

 

 

Đồng Hành | Tu Đức | Tổ Chức | Lịch Trinh LT | Báo ĐH | Tài Liệu | Đức Tin và Đời Sống | Nối Kết | Mục Lục |