Vũ Tiến Long
viết theo Thomas N. Hart,
The Art of Christian Listening |
1
Bạn Đường Cầu Nguyện là một Bí Tích
Giáo lý Công Giáo dạy ta có 7 phép Bí Tích, là
máng chuyển ân sủng của Thiên Chúa, qua những nghi thức bên ngoài. Mỗi Bí
Tích là một dịp gặp gỡ Thiên Chúa. (Một nghi thức hữu hình để chuyển ban ân
sủng vô hình)
Công Đồng Vatican II giúp ý thức rằng có hai
Bí Tích căn bản hơn nữa ngoài 7 nghi thức Bí Tích nêu trên. Đó là Chúa Kitô
và sau đó là Giáo Hội của Ngài.
Chúa Kitô là Bí Tích vì Ngài nhập thể (hữu
hình) và mạc khải cho ta biết về Thiên Chúa.
Giáo Hội không chỉ là một đền thờ, một thánh
đường nhưng là nhiệm thể của Chúa Kitô "Các ông cứ phá hủy đền thờ này đi;
nội ba ngày, tôi sẽ xây dựng lại ... Đền thờ Đức Giêsu muốn nói ở đây là
chính thân thể Người" (Gioan 2:19-21)
Khi Chúa Giêsu về trời thì nhiệm thể của Ngài
là chính Giáo Hội. Những giáo hữu thời ban đầu không có thánh
đường, nhưng họ tụ họp ở nhà của nhau
để cầu nguyện và cử hành nghi thức bẻ bánh (1 Cor.
11:17-34). Nhận thức rõ điều này sẽ giúp ta hiểu dễ dàng cộng đoàn là một
bí tích.
Chúng ta mỗi người cầu nguyện, gặp gỡ Thiên
Chúa, không phải trong khoảng chân không (vacuum), nhưng trong bối cảnh cộng
đoàn. Chúng ta cần được giúp đỡ. Gặp một người bạn cầu nguyện không phải chỉ
là gặp một người vì Giáo Hội là Bí Tích, là dấu chỉ của sự hiện diện của
Chúa, sự gặp gỡ nhau trong cầu nguyện là một bí tích. Thiên Chúa hiện diện
một cách vô hình trong một cuộc gặp gỡ hữu hình.
Bạn đường cầu nguyện đem tâm tình và hình ảnh
của Chúa Kitô đến với anh chị em của mình với lòng mến, ưu tư, khuyến khích,
nâng đỡ. Người bạn đường cầu nguyện là tay, chân là thân thể của chính Chúa
Kitô.
… nhưng mang nhiều yếu đuối và
thương tích
"Nhưng kho tàng ấy, chúng tôi lại chứa đựng
trong những bình sành …"
(2 Cor. 4:7)
Người bạn đường cầu nguyện đem tâm tình và
hình ảnh Đức Kitô đến với anh chị em mình, nhưng chính mình lại không có
những nhân đức của Đức Kitô. Người bạn đường cầu nguyện có thể được Thiên
Chúa dùng để đem lời Ngài đến với anh em, nhưng không nhầm lẫn lời của mình
là lời của Chúa. Có thể vì muốn giúp cho người bạn đường cầu nguyện không
vấp phải sai lầm này mà Thiên Chúa để cho chúng ta luôn cảm thấy sự nghèo
nàn của mình. Thánh Phaolô là người đã mạnh mẽ diễn tả điều này: “Và để tôi khỏi tự cao tự đại vì những mặc
khải phi thường tôi đã nhận được, thân xác tôi như đã bị một cái dằm đâm
vào, một thủ hạ của Xa-tan được sai đến vả mặt tôi, để tôi khỏi tự cao tự
đại.” (2 Cor. 12:7)
Khi được mời đến với anh
em nhiều khi ta cảm thấy chính những nhu cầu, những vấn đề của mình còn to
lớn hơn mà mình chưa tự giải quyết được. Tuy thế thánh Phaolô viết: "Chúng tôi bị dồn ép tư bề nhưng không bị
đè bẹp; hoang mang nhưng không tuyệt vọng; bị ngược đãi nhưng không bị bỏ
rơi; bị quật ngã nhưng không bị tiêu diệt." (2 Cor 4:8-9).
Và ngài xác nhận rõ hơn: “Chúng tôi luôn mang nơi thân mình cuộc
thương khó của Đức Giêsu, để sự sống của Đức Giêsu cũng được biểu lộ nơi
thân mình chúng tôi. Thật vậy, tuy sống, chúng tôi hằng bị cái chết đe dọa
vì Đức Giêsu, để sự sống của Đức Giêsu cũng được biểu lộ nơi thân xác phải
chết của chúng tôi. Như thế, sự chết hoạt động nơi chúng tôi, còn sự sống
thì lại hoạt động nơi anh em.” (2 Cor 4:10-12)
Sự chết nơi chúng tôi, sự
sống nơi anh em. Đó là hình ảnh của Đức Giêsu, và chúng ta cũng được mời gọi
để sống như vậy. Ngay trong sự nghèo nàn và đau khổ của chính mình, chúng ta
được mời gọi để mang đến cho anh em những gì không thuộc về chính chúng ta.
Chúng ta tưởng rằng mình phải mạnh mẽ, giỏi dang để đem những kiến thức và
kinh nghiệm của mình đến với anh em. Tuy nhiên, thường thường những khi ta yếu đuối với đôi bàn tay trắng không có gì để trao ban
thì đó lại là
những lúc chúng ta hữu hiệu nhất. Lý lẽ và đường lối của
Thiên Chúa thật lạ lùng.
Hiểu như vậy
sẽ giúp
chúng ta phục vụ trong yếu đuối, với cái dằm nơi thân xác và sự chết nơi môi
miệng. Điều chúng ta được mời gọi là hiện diện trong tin tưởng và khiêm
nhường nói những gì được đặt nơi miệng lưỡi chúng ta.
Nếu nghĩ rằng cần phải
chuẩn bị sẵn sàng mới có thể làm người bạn đường cầu nguyện thì có lẽ phải
mất cả đời, và cuối cùng ở lúc đó chưa chắc chúng ta đã sẵn sàng. Giêrêmia
thưa với Chúa: “Ôi! lạy Đức Chúa là Chúa Thượng, con đây
còn qúa trẻ, con không biết ăn nói!” Nhưng Chúa phán với ông: “Đừng nói ngươi còn trẻ! Ta sai ngươi đi
đâu, ngươi cứ đi; Ta truyền cho ngươi nói gì, ngươi cứ nói.” (Giêrêmia
1:6-8)
Tương tự, Môisen sợ hãi thưa với Chúa khi
được sai đi:“Con là ai mà dám đến với Pharaô và đưa con
cái Israel ra khỏi Ai cập?” (Xh 3:11) Người phán:
"Ta sẽ ở với ngươi."
Vì thế thánh Phaolô cho
chúng ta một xác tín như sau: “ 'Ơn của Thầy đã đủ cho anh, vì sức mạnh
của Thầy được biểu lộ trọn vẹn trong sự yếu đuối.' Thế nên tôi rất vui mừng
và tự hào vì những yếu đuối của tôi, để sức mạnh của Đức Kitô ở mãi trong
tôi.” (2 Cor. 12:9-10)
Bạn đường cầu nguyện là
một bí tích, là những bình sành dễ vỡ để cho thấy sức mạnh thực sự là do nơi
Thiên Chúa, đến từ Thiên Chúa.
• • •
Thánh Kinh
|
|
1 Cor. 12:12-30
|
"Vậy anh em, anh em là thân thể Đức Kitô, và mỗi người là một
bộ phận.”
|
Mt 25:31-40 |
"Ta bảo thật các
ngươi: mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ
nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy."
|
Mt 10:40-42 |
"Ai đón tiếp anh
em là đón tiếp Thầy."
|
Eph. 3:20-21 |
"Xin tôn vinh
Đấng có thể dùng quyền năng đang hoạt động nơi chúng ta mà làm gấp
ngàn lần điều chúng ta dám cầu xin, hay nghĩ tới."
|
2 Cor. 4:1-18 |
"Người cũng làm cho ánh sáng chiếu
soi lòng trí chúng tôi." |
• • •
|