Các thánh càng già th́ quả tim của họ càng tươi trẻ - ĐHY Nguyễn Văn Thuận

 
Trang chính Linh Đạo I-Nhă

 
 

 

Linh Đạo I-Nhă


Tinh Thần I-Nhă
Linh Thao
Mười Điều Tâm Niệm
Phút Hồi Tâm
Thánh I-Nhă
Thủ Bản Tự Thuật
 

 


NĂM CỘT TRỤ CỦA ĐỜI SỐNG THIÊNG LIÊNG
1



Julian Elizaldé, SJ

Cột trụ bốn: Mở trái tim cho Thần Khí 


Được quyền năng Thần Khí thúc đẩy, Đức Giê-su trở về miền Ga-li-lê, và tiếng tăm Người đồn ra khắp vùng lân cận. Người giảng dạy trong các hội đường, và được mọi người tôn vinh. Rồi Đức Giê-su đến Na-da-rét, là nơi Người sinh trưởng. Người vào hội đường như Người vẫn quen làm trong ngày sa-bát, và đứng lên đọc Sách Thánh. Họ trao cho Người cuốn sách ngôn sứ I-sai-a. Người mở ra, gặp đoạn chép rằng: Thần Khí Chúa ngự trên tôi, v́ Chúa đă xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn. Người đă sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, công bố một năm hồng ân của Chúa. Đức Giê-su cuộn sách lại, trả cho người giúp việc hội đường, rồi ngồi xuống. Ai nấy trong hội đường đều chăm chú nh́n Người. Người bắt đầu nói với họ: "Hôm nay đă ứng nghiệm lời Kinh Thánh quư vị vừa nghe". Mọi người đều tán thành và thán phục những lời hay ư đẹp thốt ra từ miệng Người. Người nói với họ: "Hẳn là các ông muốn nói với tôi câu tục ngữ: Thầy lang ơi, hăy chữa lấy ḿnh! Tất cả những ǵ chúng tôi nghe nói ông đă làm tại Ca-phác-na-um, ông cũng hăy làm tại đây, tại quê ông xem nào!" Người nói tiếp: "Tôi bảo thật các ông: không một ngôn sứ nào được chấp nhận tại quê hương ḿnh. "Thật vậy, tôi nói cho các ông hay: vào thời ông Ê-li-a, khi trời hạn hán suốt ba năm sáu tháng, cả nước phải đói kém dữ dội, thiếu ǵ bà goá ở trong nước Ít-ra-en; thế mà ông không được sai đến giúp một bà nào cả, nhưng chỉ được sai đến giúp bà goá thành Xa-rép-ta miền Xi-đôn. Cũng vậy, vào thời ngôn sứ Ê-li-sa, thiếu ǵ người phong hủi ở trong nước Ít-ra-en, nhưng không người nào được sạch, mà chỉ có ông Na-a-man, người xứ Xy-ri thôi". Nghe vậy, mọi người trong hội đường đầy phẫn nộ. Họ đứng dậy, lôi Người ra khỏi thành -thành này được xây trên núi. Họ kéo Người lên tận đỉnh núi, để xô Người xuống vực. Nhưng Người băng qua giữa họ mà đi. (Lc 4,15-30)

Thần Khí là cách Chúa Cha và Chúa Con hiện diện cho nhau; là t́nh yêu nối kết hai Cha Con nên một. Thiên Chúa ban cho chúng ta một ân huệ lạ lùng: Thần Khí của Ngài. Bởi v́ Thần Khí là t́nh yêu nối kết hai Cha Con nên một, cho nên ảnh hưởng chính của Thần khí là nối kết chúng ta với Chúa Cha và với Đức Kitô trong t́nh yêu, làm cho chúng ta trở thành người con của Chúa Cha và đồng thừa kế với Đức Kitô.

Ngoài sự sống mới làm con Thiên Chúa, Ngài c̣n muốn biến đổi chúng ta tận gốc và ban cho chúng ta rất nhiều hồng ân để xây dựng Hội Thánh hiệp nhất. Trong Cựu Ước, dấu chỉ Thần Khí hiện diện trong một người là xuất thân và những hành động phi thường, nhưng trong Tân Ước là những biến đổi nhẹ nhàng của trái tim, nhất là qua t́nh yêu. Chúng ta liệt kê ba loại hồng ân đặc biệt:

1.Hưởng b́nh an vượt quá sự hiểu biết,

2.Linh hứng và chỉ dẫn để nối kết người với người và xây dựng Hội Thánh

3.Biến đổi chúng ta nên 'đồng h́nh đồng dạng' với Đức Kitô

• • •

1.- Hưởng b́nh an vượt quá sự hiểu biết

B́nh an bởi Thần Khí không chỉ là một cảm giác thoải mái, mạnh khỏe, đỡ lo âu. Được b́nh an do Thần Khí, chúng ta cảm thấy đang 'như ở nhà' trong cuộc sống, và cuộc sống là nhà ở của Thiên Chúa. Được biết Thiên Chúa là cha, chúng ta cảm thấy an tâm. Đây là một dấu chỉ đáng chú ư của b́nh an mà Thần Khí ban cho: đó là cảm giác ḿnh thuộc về thế giới này, cuộc sống hiện tại là chỗ ở rất thích hợp với ḿnh, kèm theo ḷng hăng hái, nhẹ nhàng, bất chấp những u tối, xấu xa chung quanh. Tức là trong môi trường này chúng ta nhận thấy đang hiệp nhất với Thiên Chúa và có một nhiệm vụ theo kế hoạch của Ngài.

Nhờ b́nh an này, chúng ta được Thần Khí an ủi và ban hồng ân: a) xóa dịu những đau khổ, b) củng cố niềm tin ngay trong khi gặp thử thách, c) ban tâm hồn sáng suốt và khôn ngoan để quyết định và lựa chọn.

a) Thần khí xóa dịu những đau khổ. Đây là kinh nghiệm quư báu chúng ta đă từng có: tuy đang đương đầu với nhiều vấn đề, nhờ ơn Thần Khí chúng ta vẫn cảm thấy b́nh tĩnh và tin chắc rằng mọi sự sẽ tốt đẹp.

Đôi khi chúng ta chưa nhận ra đó là hồng ân của Thần Khí và tự nhủ: làm sao tôi có thể cảm thấy b́nh tĩnh như vậy ngay lúc một người thân mới qua đời, một người bạn đang lâm nguy? Hay là tôi không thương họ đủ? Và chúng ta đâm ra bị mặc cảm lỗi lầm nào đó. Sau nhiều kinh nghiệm tương tự, chúng ta nhận ra rằng: ơn b́nh an ngay giữa nỗi đau khổ là hồng ân của Thần Khí đang hiện diện và đồng hành với tôi, và đồng hành với tất cả anh em lúc trải qua các cơn đau buồn. Ngài an ủi và hứa với chúng ta rằng, một ngày gần đây, những nỗi đau khổ đó, nhờ quyền năng và t́nh yêu của Ngài, sẽ mang lại hoa trái tốt đẹp.

b) Thần Khí củng cố niềm tin ngay lúc chúng ta bị bắt bớ và hành hạ. Có bao giờ chúng ta cảm thấy lạc lơng và bị đe dọa v́ là kitô hữu, hay là bị hiểu lầm và xét đoán, phải giải quyết một hoàn cảnh phúc tạp chăng? Thường thường lúc đó, cảm giác tự nhiên là lo sợ và bối rối v́ những nguy cơ và trực trặc có thể xảy ra với ḿnh và cho người khác. Đêm đó chúng ta lại mất ngủ!

Đức Kitô nói: "Khi người ta điệu anh em đi nộp, th́ anh em đừng lo trước phải nói ǵ, nhưng trong giờ đó, Thiên Chúa cho anh em biết điều ǵ, th́ hăy nói điều ấy: thật vậy, không phải chính anh em nói, mà là Thánh Thần nói" (Mc 13,11).

Thần Khí ban b́nh an khi chúng ta phó thác ḿnh cho Ngài và để Ngài d́u dắt và gợi ư phải làm ǵ, nói ǵ. Đôi khi hai giờ sáng, chúng ta tỉnh lại, thấy rơ ràng phải nói ǵ, làm ǵ trong hoàn cảnh khó xử đó. Nhiều khi những lời đó thuyết phục người ta và chiếu một ánh sáng mới, đánh động các tâm hồn và củng cố sự đồng tâm nhất trí giữa anh em.

Có thể chính chúng ta không hiểu được tại sao trong một nghịch cảnh vượt quá khả năng của ḿnh chúng ta có thể giữ ḷng b́nh tĩnh, và đôi khi giúp người khác một tay. Đây là b́nh an của Thần Khí, là Đấng an ủi dịu dàng và che chở mà Đức Kitô hứa cho chúng ta. Thật là một diễm phúc khi Ngài dùng ḿnh như khí cụ t́nh yêu và b́nh an. "Phúc thay ai bị bách hại v́ sống công chính" (Mt 5, 10).

c) Thần Khí ban sự sáng suốt và khôn ngoan lúc chúng ta phải quyết định và lựa chọn. Muốn có những suy xét sáng suốt và khôn ngoan, chúng ta cần b́nh an nội tâm. Trong nhiều hoàn cảnh, sức thông minh không đủ; cần một trực giác về những ǵ chúng ta nên nói, nên làm. Một trực giác là hoa quả của nhiều kinh nghiệm chúng ta đă gặp phải trong quá khứ. Nhưng, thiếu b́nh an, trực giác của chúng ta có thể 'lệch lạc' và mở đường cho những quyết định chẳng có ích lợi cho ai, có thể gây thiệt hại cho nhiều người.

Mỗi khi bị đụng chạm tự ái, chẳng hạn, phản ứng tự nhiên là gợi lại tất cả những lần chúng ta đă bị đụng chạm như vậy, lấy làm buồn v́ những lời và hành động bất công, thiếu bác ái của người khác đối với ḿnh. Chúng ta đâm ra chán nản, u buồn, muốn phá phách hoặc rút lui không cộng tác với họ nữa.

Lúc đó Thần Khí vẫn gơ cửa trái tim để xoa dịu vết thương, khuyên bảo và chỉ cách đương đầu với nghịch cảnh và tránh những nguy hại mà chính chúng ta có thể gây nên. Chưa chắc chúng ta nghe Ngài! Mỗi lần không nghe Thần Khí và đă để miệng phát ra những lời nóng nảy thể hiện từ một tâm hồn đau buồn và tủi thân, chúng ta đă chứng kiến hậu quả đáng tiếc xảy ra. 

 • • •

2.- Linh hứng và chỉ dẵn để nối kết người với người và xây dựng Hội Thánh

Thần Khí không chỉ ban cho chúng ta b́nh an để bảo vệ trái tim mà c̣n soi sáng đầu óc để biết suy nghĩ và quyết định những ǵ có ích lợi cho Nước Chúa. Trong những hoạt động của Ngài, chúng ta sẽ để ư đến ba phạm vi đặc biệt: a) Khuyên bảo và dẫn dắt người khác, b) suy tưởng đúng theo các tín điều của Hội Thánh, và c) khôn ngoan quyết định và lựa chọn.

a) Khuyên bảo và dẫn dắt người khác. Có nhiều h́nh thức, nhiều cách trao đổi và dẫn dắt người khác. Tùy hoàn cảnh, có lẽ chúng ta gặp riêng một người, trao đổi kinh nghiệm hoặc tŕnh bày một đề tài cho một tập thể. Chúng ta có thể là cha mẹ, là thầy cô, là bạn bè hay là anh em với nhau. Chúng ta đang gặp một hoàn cảnh khó xử hay là cộng tác trong một chương tŕnh học hỏi và huấn luyện.

Sự hiện diện của Thần Khí thường xảy đến một cách bất ngờ. Đă thành thật nghe và t́m hiểu nhu cầu hay ước ao của họ, sau khi học hỏi đề tài, một ư tưởng, một nhận xét chính đến đầu óc ḿnh. Ư tưởng và nhận xét đó xem ra hữu ích nhất. Từ từ có nhiều ư tưởng khác bổ túc điểm đó với những trường hợp, kinh nghiệm và h́nh ảnh để đào sâu, t́m hiểu và rút kết quả hữu ích. Những lời khuyên bảo và hướng dẫn xuất hiện một cách rơ ràng và đương nhiên. Có phải là do Thần Khí soi sáng và gợi ư chăng?

Xem ra đó chỉ là lối suy luận tự nhiên và là kết quả của nhiều kinh nghiệm khác. Nhưng, hồi tâm lại về một cuộc gặp gỡ và trao đổi thật hữu ích, đọc lại bài viết, chúng ta nhận thấy rằng kết quả đó vượt quá khả năng và khôn ngoan của ḿnh.

Một điểm đáng chú ư nữa là những giây phút sáng suốt đó chỉ xảy ra khi chúng ta tận tâm muốn giúp đỡ một người, một hội đoàn. Thường thường Thần Khí hoạt động khi chúng ta thành thật muốn phục vụ và dẫn dắt anh em theo Thánh Ư Chúa. Về phần chúng ta, chỉ cần tin tưởng, chiều ư theo và diễn tả một cách rơ ràng và dễ hiểu những lời Thần Khí gợi lên trong đầu óc chúng ta. Các lời nói đến môi miệng một cách nhẹ nhàng và dễ dàng. Có thể là những lời rất b́nh thường hay cao đẹp, đơn sơ và ngay thẳng hay đầy h́nh ảnh tưởng tượng, nhưng nếu do Thần Khí, những lời đó có sức lực đánh động tâm hồn và thúc đẩy họ theo nẻo đường của t́nh yêu, hiệp nhất và sự sống.

b) Suy tưởng đúng theo các tín điều của Hội Thánh

"Thực vậy, nhờ cảm thức về đức tin được Thánh Thần chân lư khơi dậy và duy tŕ, dưới sự hướng dẫn và giáo huấn thần linh của Giáo Hội mà họ trung thành tuân theo, Dân Thiên Chúa nhận lănh không c̣n là lời nói của loài người nhưng thực sự là lời của Thiên Chúa (1 Th 2,13); họ gắn bó hoàn toàn "với đức tin chỉ một lần được ban bố cho các thánh" (Gda 3), họ tiến sâu hơn trong đức tin nhờ phán đoán đứng đắn và sống đức tin cách hoàn hảo hơn" (Lumen Gentium n.12)

Thần Khí nâng đỡ "cảm thức" về đức tin và soi sáng chúng ta hiểu biết những chân lư có sức tác động, soi sáng và biến đổi cuộc sống. Có khi đọc một tác phẩm, nghe một bài thuyết tŕnh, chúng ta có một linh cảm về nội dung sách đó, bài diễn thuyết đó không đúng theo chân lư. Trong khi đó, đọc tác phẩm một vị thánh (như Tô-ma, như I-nhă chẳng hạn), tuy khó hiểu nhưng chúng ta cảm thấy thực sự gần gũi Chúa, đang được dẫn dắt vào mầu nhiệm của Thiên Chúa và lấy làm thích thú, thoải mái, muốn hiểu thêm chân lư của Chúa và tiến gần. Chính Ngài là chân lư.

Chúng ta tin rằng Thần Khí sự thật lúc đó đang soi sáng, nâng đỡ và đổ tràn đầy ḷng chúng ta ánh sáng và niềm vui. Ngài sẽ không để chúng ta bị lừa gạt bởi những sai lầm về các tín điều, bao lâu chúng ta mở ḷng cho ánh sáng, b́nh an và niềm vui thánh thiện của Ngài.

c) Khôn ngoan quyết định và lựa chọn, nhất là những quyết định có ảnh hưởng lớn trong cuộc sống. Ai ai cũng mong rằng những quyết định của ḿnh mang ích lợi cho bản thân hay cho người khác. Tuy nhiên, chúng ta đă từng có kinh nghiệm đi đến một lựa chọn, có lẽ theo lời khuyên bảo của gia đ́nh, mà ngay lập tức chúng ta cảm thấy không ổn, làm cho chúng ta tự hỏi có phải đó là một quyết định đúng và thực sự khôn ngoan chăng? Có phải Thần Khí đang đánh thức, muốn d́u dắt ḿnh đó chăng! Đương nhiên, tác động của Thần Khí khác hẳn những bối rối do mặc cảm thiếu tự tin, lo xa và hay đâm ra suy tư. Làm sao biết được những tác động bởi Thấn Khí?

Bằng cách vừa theo ánh sáng suy luận khôn ngoan vừa để tâm hồn lắng nghe các tác động nội tâm. Cả hai đều cần thiết: coi thường ánh sáng của suy luận, th́ chúng ta có thể bị dừng chân tại chỗ bởi cảm xúc tiêu cực. Quên tác động của Thần Khí, th́ chúng ta có thể đi đến những lựa chọn sai v́ ngụy biện và lư luận một chiều. Thần Khí không muốn chúng ta coi thường ánh sáng của suy luận. Chúng ta không nên quên rằng óc suy nghĩ và khôn ngoan cũng bắt nguồn từ Thần Khí.

Thần Khí tác động và thúc đẩy chúng ta hoạt động bằng những cảm xúc b́nh an, hăng hái và nhiệt t́nh. Tự nhiên một cơ hội hiện ra trước mắt ḿnh, một cửa mở ra thu hút ḿnh một cách êm ái, đáng tin tưởng và đầy hứa hẹn. Đi vài bước qua cửa đó, những cửa khác lại tự nhiên mở ra tiếp và cứ như vậy theo từng bước. Không phải kế hoạch nào mà diễn tiến như vậy cũng là của Thần Khí. Đặc tính của những kế hoạch do Thần Khí soi giục là lúc ban đầu chưa chắc chúng ta biết rơ kết quả cuối cùng, vậy mà sau vài năm mầm nhân sẽ triển nở và sinh hoa trái dồi dào và rất hữu ích đối với nhiều người.

Thần Khí muốn d́u dắt chúng ta theo những kế hoạch lâu dài của bậc sống và ơn gọi ḿnh, bởi v́ Thánh Ư Chúa Cha là chúng ta 'sinh hoa trái dồi dào, và hoa trái đó tồn tại' (Ga 15,16). Thường thường Thần Khí dẫn chúng ta từng bước:

  - một cơ hội mới để cùng nhau đóng góp cho Nước Chúa mở ra trước mắt chúng ta,

  - mơ ước đó 'lây sang' một số người khác và ngày càng nhiều người 'mơ ước cùng nhau',

  - bắt tay thực hiện ước mơ, mọi người chia sẻ ḷng hăng hái và quảng đại, bất chấp các khó khăn,

  - gặp ngăn trở, thử thách, mọi người cùng nhau đương đầu và cố gắng vượt qua.
 

• • •
 

3.- Biến đổi chúng ta nên 'đồng h́nh đồng dạng' với Đức Kitô

Thần Khí Chúa không chỉ an ủi và d́u dắt mà c̣n muốn biến đổi chúng ta nữa. Là t́nh yêu chân thật và vô vị lợi, Thần Khí nối kết chúng ta với Thiên Chúa và với anh em và khi nối kết lại biến đổi chúng ta tận gốc. Nhờ Thần Khí, chúng ta ngày càng nên 'đồng h́nh đồng dạng' với Đức Kitô. Theo Thánh Ư Chúa Cha, Đức Kitô sai Thần Khí đến với chúng ta với hai mục đích: 1) Uốn nắn các tập thể (gia đ́nh, xứ đạo, hội ḍng, quốc gia?) theo kế hoạch Ngài dành cho mỗi tập thể, 2) Uốn nắn, triển nở và biến đổi từng cá nhân một theo kế hoạch Ngài dành cho mỗi người. Cả hai loại kế hoạch này tùy thuộc và ảnh hưởng lẫn nhau: các tập thể được đổi mới nhờ anh em nghe và vâng theo tác động của Thần Khí. Các anh em được Thần Khí uốn nắn và rèn luyện qua kinh nghiệm vui buồn khi phục vụ tập thể, đặc biệt qua thử thách và đau khổ. Những đau khổ và thử thách không phải do Thần Khí mà có. Những đau khổ chúng ta phải chịu đựng có nhiều nguyên do: tự nhiên hay do con người gây ra. Khi đau khổ đến, chúng ta có thể:

   1.  tự cô lập hóa trong thế giới khép kín, cay đắng và tủi thân, hoặc cởi mở t́m ánh sáng và sức lực của Thần Khí,

   2.  ư thức về ảnh hưởng bất lợi của những phản ứng và suy luận tiêu cực sẵn có từ bao nhiêu năm cho ḿnh hay cho người khác, mà chúng ta cần xét lại,

   3.  thông cảm với những đau khổ, nhu cầu và tâm tư của rất nhiều người đang đau khổ hơn ḿnh,

   4.  khiêm nhường phó thác đời sống ḿnh trong bàn tay Thiên Chúa.

Nhờ sức t́nh yêu của Thần Khí, những ảnh hưởng tiêu cực có thể biến thành tích cực, thay v́ đóng cửa tâm hồn và tự cô lập; nhờ nỗi đau khổ, chúng ta có thể đền gần anh em, cảm thông và chia sẻ với họ những tâm t́nh mới. Nếu cầu nguyện và mở ḷng cho Thần Khí, có lẽ lần đầu tiên chúng ta sẽ thực sự hiểu các Mối Phúc Thật: hiểu thế nào là nghèo tinh thần (khiêm nhường), tại sao kẻ nghèo có phúc. Bây giờ chúng ta mới hiểu Đức Giê-su muốn nói ǵ qua từng mối Phúc. Kết quả sau cùng, khi nhận ra vẻ đẹp của Đức Kitô rơ hơn, khi cảm thấy mến yêu Chúa tha thiết hơn, là lúc chúng ta muốn nhận lănh t́nh yêu vô vị lợi và vô điều kiện của Thần Khí Chúa. Bấy giờ, chúng ta mới hiểu thế nào là 'đồng h́nh đồng dạng' với Đức Kitô và nhờ 'sức mạnh phục sinh? được sống lại từ trong cơi chết'. Một sự biến đổi lạ lùng Thần Khí t́nh yêu thực hiện nơi chúng ta suốt cuộc sống dương thế.

Thưa anh em, những ǵ xưa kia tôi cho là có lợi, th́ nay, v́ Đức Ki-tô, tôi cho là thiệt tḥi. Hơn nữa, tôi coi tất cả mọi sự là thiệt tḥi, so với mối lợi tuyệt vời, là được biết Đức Ki-tô Giê-su, Chúa của tôi. V́ Người, tôi đành mất hết, và tôi coi tất cả như rác, để được Đức Ki-tô và được kết hợp với Người. Được như vậy, không phải nhờ sự công chính của tôi, sự công chính do luật Mô-sê đem lại, nhưng nhờ sự công chính do ḷng tin vào Đức Ki-tô, tức là sự công chính do Thiên Chúa ban, dựa trên ḷng tin.

Tôi chỉ muốn biết Đức Ki-tô, và sức mạnh phục sinh của Người, cùng được thông phần những đau khổ của Người, nhờ nên đồng h́nh đồng dạng với Người trong cái chết của Người, với hy vọng cũng được sống lại từ trong cơi chết. Nói thế, không phải là tôi đă đạt đích, hay đă nên hoàn thiện đâu; nhưng tôi đang cố gắng chạy tới, mong chiếm đoạt, bởi lẽ chính Đức Ki-tô Giê-su đă chiếm đoạt tôi. (Pl 3, 7-12) "Tôi sống, nhưng không c̣n phải là tôi sống, mà là Đức Kitô sống trong tôi" (Gl 2, 19)

Kết luận

Thần Khí hoạt động khắp nơi, trong mọi người và trong mọi tập thể, dưới nhiều h́nh thức khác nhau. Chúng ta cộng tác với Ngài nhất là khi: 1) Bước qua những cửa và theo những con đường Ngài mở ra cho chúng ta và 2) cầu xin: "Xin Chúa sai Thánh Thần xuống: mọi vật sẽ được tái tạo, vũ trụ sẽ được đổi mới". Tuy nhiên, chúng ta luôn luôn cần chú ư và cảnh giác kẻo bắt đầu bước theo đường lối của Chúa, nhưng từ từ đổi hướng và bước tiếp theo ích lợi và danh vọng riêng. Mọi sinh hoạt và kế hoạch làm vinh danh cho Chúa, cũng có thể làm vinh danh cho chúng ta nếu cái "tôi" thay thế cho Chúa làm tâm điểm và cùng đích.

Các Mối Phúc Thật sẽ giúp chúng ta xác định lại đang bước theo tác động của Thần Khí, theo đường lối của Chúa Cha. Một tâm hồn 'trong sạch' t́m kiếm Nước Chúa trên hết, một tâm hồn 'nghèo' và 'khiêm nhường' đặt Thiên Chúa là tâm điểm, phục vụ anh em là cùng đích sẽ luôn luôn lựa chọn những cửa và đường hướng đúng theo Thần Khí. Thần Khí sẽ thôi thúc chúng ta ước muốn làm vinh danh cho Chúa và được biến đổi nên giống Đức Kitô.

Câu hỏi gợi ư cầu nguyện và trao đổi

1.- Tôi có những kinh nghiệm nào về các tác động của Thần Khí:
     -  ban b́nh an vượt quá sự hiểu biết,
     -  chỉ dẫn và soi sáng,
     -  biến đổi tận gốc?
2.- Hồng ân nào của Thần Khí tôi quư trọng nhất?
3.- Những ǵ đă giúp tôi hiểu biết và mở ḷng cho Thần Khí?

 • • •

Phân biệt Thần Loại - Mở trái tim cho Thần Khí (Phần tiếp theo)

 "Thần", khí (spirit, ruah), là một sức lực nội tâm muốn thúc đẩy con người theo hướng nào đó, như luồng gió muốn d́u dắt tàu buồm. Các 'thần' khác với đam mê và các mối tội đầu ở chỗ: 'thần' th́ ở ngoài mà quyến rũ, trong khi các đam mê và các tội đầu hành hạ từ bên trong1 . Bao lâu chúng ta không tự do ưng theo, th́ các đam mê chỉ có thể hành hạ tâm lư, thể xác, con người xác thịt, mà không vào tận đáy ḷng được. Cánh cửa tận đáy ḷng ḿnh có ch́a khoá và chỉ một ḿnh mới sử dụng được. Nếu đam mê là những năng lực có ở trong ḿnh mà c̣n không vào tận đáy ḷng ḿnh được, phương chi các thần, là những động lực thổi ở ngoài mà thôi. Khi chúng ta đóng cửa ḷng ḿnh, các thần lành hay dữ chỉ gơ cửa xin vào hay quyến rũ và đe doạ ḿnh thôi. Nếu khôn ngoan, trước khi mở buồm ḷng cho một thần khí nào thúc đẩy, chúng ta nên chú ư và phân biệt xem thần này lành hay dữ. 'Thần lành' th́ dễ nhận ra là lành v́ bản chất nguồn gốc ngay thẳng và thành thật của nó là Thần Khí Thiên Chúa. Vấn đề là do thần dữ, v́ bản chất và nguồn gốc giả dối và ma giáo của nó là kẻ thù của chúng ta - và của Thiên Chúa.

"Thần lành" trong cuộc sống nội tâm là tất cả những tác động muốn thúc đẩy chúng ta theo đường lối của Chúa. Tất cả các 'thần lành' bắt nguồn từ Thần Khí Chúa. Thần Khí ngự trong ḷng để kết hợp mật thiết chúng ta với Chúa Cha, với Đúc Giêsu và với anh em hơn. Ngài hay sử dụng muôn vàn sứ giả: người hiền lành, sách vở, phim ảnh, thiên nhiên và các biến cố cuộc sống để tác động chúng ta. Đây là những 'trung gian', là những thiên thần (angels), là những 'h́nh thánh' (icons), có thể soi sáng, hướng dẫn và khuyến khích chúng ta trên các đường nẻo của Chúa. Thiên Chúa là Đấng vô h́nh, th́ càng thiêng liêng và đơn giản các tác động càng gần Thần Khí. Tác đông vô h́nh và thiêng liêng nhất là đức tin. V́ lư do đó và trên tất cả, chúng ta nên mong ước và t́m sự hiện diện của Thiên Chúa qua đức tin.

"Thần dữ" bao gồm tất cả những tác động và quyến rũ muốn kéo chúng ta xa Thiên Chúa và các đường nẻo của Ngài. Thủ lănh là Luxiphe 'kẻ thù của nhân loại'. Đă phản loạn v́ bất phục tùng Thiên Chúa, nó tự kiêu, tham vọng, giả dối và tàn nhẫn. Vốn dĩ là thông minh, nó lại nhiều kinh nghiệm và lắm 'cộng tác viên' trong thế giới chung quanh và ngay trong xác thịt chúng ta nên, chúng ta không thể coi thường nó. Tuy nhiên, nó chẳng có quyền trên chúng ta bao lâu chúng ta không mở ḷng cho nó. Là thần ma giáo và giả dối, điều rất quan trọng là chúng ta nhận ra nó càng sớm càng hay. Theo I-nhă có hai tŕnh độ và hai bộ nguyên tắc phân biệt thần loại:

  • tŕnh độ một (Tuần 1), là khi chúng ta chưa dứt khoát với những ước muốn bất chính của ḿnh. Đây có thể là t́nh trạng chưa quả quyết theo Chúa, hay là đă theo Chúa nhưng, trong một phạm vi lệch lạc nào đó, chưa dám dứt khoát (đánh bài, uống rượu, mua cổ phần, trả thù, coi TV...). Trong trường hợp này
    phân biệt các thần không khó, nhưng sức lôi cuốn của thần dữ lại rất mạnh.

  • tŕnh độ hai (Tuần 2), là khi chúng ta dứt khoát với ước muốn bất chính và quả quyết phục vụ Chúa. Trong trường hợp này 'kẻ thù của nhân loại' sẽ giả dạng thần lành đi vào theo chiều hướng tốt đẹp để rồi kéo ta ra theo đường của nó. Trên các nẻo đường theo Chúa và phục vụ tha nhân, phân biệt thần loại tinh vi hơn và không dễ. Đôi khi, trước khi kết luận đang bị thần dữ ảnh hưởng, phải đợi chờ xem những dấu chỉ của nó.

Quy tắc 1 và 2: Hai quy tắc này mời chúng ta chú ư đến đường hướng của cuộc sống: tôi đang tiến bộ hay thụt lùi trên đường nên đồng h́nh đồng dạng với Đức Kitô. Được Chúa Cha mời gọi làm con của Ngài, Thần Khí của Đức Giêsu muốn nhập thể trong tôi. Khi tôi để một đam mê bất chính làm chủ trái tim tôi, nào là đi hoang (mở ḷng cho tứ đổ tường là sắc dục, rượu chè, bài bạc và thuốc sái), hay đầu hàng trong một phạm vi đặc biệc thôi, kết quả là các đam mê sẽ làm chủ trái tim ngày càng mạnh mẽ và gây thiệt hại cho tôi và nếp sống chung quanh. Trong t́nh trạng này, Thần dữ cám dỗ rơ ràng ('thôi thúc làm bậy'), nhưng lại hấp dẫn bày ra những thú vui luôn luôn mới lạ. Nó c̣n chích vào lương tâm một loại thuốc tê làm cho tội nhân cố chấp, mặc kệ thiệt hại, nước mắt của người thân và mọi hậu quả đáng tiếc khác do hành động của ḿnh.

Lúc đó ảnh hưởng của thần lành ngược lại: làm lương tâm cắn rứt, bối rối, khó chịu và hối hận. Thần lành chỉ muốn tội nhân ăn năn hoán cải. Điều lạ lùng là nếu tội nhân phản ứng rơ ràng và chỗi dậy, cũng chỉ trong tư tưởng thôi, là hai thần đổi chiến thuật ngay: thần lành khuyến khích, an ủi, hứa niềm vui và nhiều hoa quả tích cực cho ḿnh và cho thân nhân, kể cả sự hài ḷng của Chúa; C̣n thần dữ th́ ngược lại: sẽ gợi ư những nghi ngờ về khả năng ḿnh và về ơn trên, những lo sợ v́ đ̣i hỏi quá đáng của cuộc sống mới hoặc những ngăn trở khác, thật hay giả, từ chính ḿnh hay từ kẻ khác.

Quy tắc 3 và 4 nói về cảm tưởng an ủi hay sầu khổ trong liên hệ với Thiên Chúa và những ǵ thuộc về Ngài. Kinh nghiệm 'an ủi thiêng liêng' vượt xa cảm xúc vui vẻ, mạnh khoẻ hay ḷng hăng hái. Là một hồng ân đặc biệt của Thần Khí, là dấu chỉ Thiên Chúa hài ḷng và xác định đường hướng ḿnh đang theo. Kinh nghiệm an ủi thiêng liêng có thể kèm theo nhiều cảm xúc (nước mắt chảy ra v́ ḷng hối hận hay v́ t́nh thương của Chúa). Nhưng, kinh nghiệm au ủi cũng có thể ngầm và nhẹ nhàng như b́nh an nội tâm, gia tăng ḷng tin, cậy, mến làm cho 'linh hồn nghỉ ngơi và an b́nh trong Đấng Tạo Hóa và Chúa ḿnh'.

C̣n 'sầu khổ thiêng liêng', là kinh nghiệm nội tâm khi Thần Khí 'im', không soi sáng, không tác động tâm hồn, để chúng ta một ḿnh (một phần nào, bởi v́ Ngài luôn luôn hiện diện và ǵn giữ chúng ta). Lúc sầu khổ, đọc Kinh Thánh không thấy ư nghĩa, lănh các Bí Tích chẳng có cảm xúc nào cả, Thiên Chúa có vẻ vắng mặt, tính lười biếng cùng các cám dỗ trần tục lại nổi lên. Sầu khổ nặng nệ là khi ḿnh cảm thấy xa cách và nghi ngờ t́nh yêu Chúa. Cả hai kinh nghiệm, an ủi hay sầu khổ, đều cần thiết. Chúng ta cần được Chúa soi sáng và củng cố đều đều trên đường vâng phục Ngài. Những năm đầu lúc mới theo Chúa, chúng ta có thể cần được an ủi và soi sáng, có nhiều cảm xúc và nước mắt hơn. Khi lớn lên về niềm tin yêu, Thần khí có thể an ủi chúng ta qua b́nh an, niềm tin, cậy và khả năng hiện diện trước mặt Chúa trong Đức Tin. Thường thường kinh nghiệm sầu khổ do Thần Khí "im" không kéo dài lâu.

Quy tắc 5: "Trong thời gian sầu khổ, đừng bao giờ thay đổi". Lư do là v́ đặc tính của t́nh trạng 'sầu khổ' là sự im lặng của Thần Khí. Ngài im lặng, th́ cảm xúc mệt mỏi, nản ḷng và sầu khổ nổi lên một cách dễ dàng. Đây không phải lúc đổi hướng đi của cuộc sống hoặc quyết định về một chương tŕnh hữu ích. V́ cũng như trong khi được an ủi, phần nhiều là thần lành hướng dẫn khuyên nhủ ta thế nào, th́ trong cơn sầu khổ, thần dữ cũng (làm) như vậy, mà theo lời khuyên của nó, ta chẳng thể gặp được con đường đưa tới đích. Hăy nghĩ rằng chẳng bao lâu nữa sẽ được an ủi, nếu hết sức chiến đấu với cơn sầu khổ ấy.

Quy tắc 9: Lư do tại sao bị sầu khổ. Ba lư do chính tại sao chúng ta bị sầu khổ đều đều:

  a)  v́ lỗi của chính ḿnh đă không tỉnh thức và quảng đại đáp trả lại hồng ân Chúa. Hoặc thiếu ḷng ngay thẳng và thành thật với Chúa, tôi dâng lễ vật và lời nguyện với môi miệng thôi, trong khi tâm hồn để thần tượng nào đó làm chủ rồi (xẻm quy tắc 1).

  b)  Để thanh tẩy ḷng mến yêu tôi dành cho Thiên Chúa; tuy vốn dĩ loài người nghèo nàn, trong khi Ngài là chủ trời đất, tôi đi t́m Ngài với ḷng vô vị lợi chăng? Tức là, tôi quư trọng chính Ngài và sẵn sàng phụng sự Ngài tới đâu khi không được hưởng những an ủi thiêng liêng của Ngài?

  c)  Đây cũng là cơ hội cảm nhận sự nghèo nàn của chúng ta, không thể tự ḿnh gặp gỡ Thiên Chúa. Mọi an ủi thiêng liêng là hồng ân Chúa ban.

Quy tắc 12: "Kẻ thù xử sự như đàn bà". I-nhă mời chúng ta can đảm đối diện những nỗi sợ hăi (thiệt hay tưởng tượng) với ḷng can đảm và biết ơn Chúa. Trước mặt Chúa chúng ta đối diện những thử thách đó (hoặc c̣n lớn hơn nữa), và xin Ngài ban sức lực và t́nh yêu để biết chịu đựng và vâng phục Ngài.

Quy tắc 13: "Kẻ thù cũng c̣n xử sự như kẻ si t́nh lẳng lơ". Quy tắc này nói về ḷng 'khép kín' hay 'mở ḷng kể lại cho linh hướng' khi ḿnh bị cám dỗ. Theo kinh nghiệm, lắm khi chúng ta không vượt nổi một tâm t́nh u buồn, nặng nề, bao lâu chưa mở hết ḷng cho vị linh hướng nghe. Trước khi thú thật, chúng ta e ngại hậu quả quá nguy hại cho ḿnh. Nhưng, thú thật với đúng người nghe lại luôn luôn có ích lợi. "Khi thành thật với một người khác, chúng ta thành thật với chính ḿnh và với Thiên Chúa" (Bill Wilson).

Quy tắc 14: "Kẻ thù lại c̣n xử sự như một tướng quân". 'Yếu điểm của tôi ở đâu?' Tôi đặc biệt nhạy cảm và bị cám dỗ dễ dàng hơn trong phạm vi nào? Tôi hay phạm tội giống nhau, th́ trong phạm vi đó tôi có một nhu cầu, một vết thương, một đam mê đặc biệt. I-nhă khuyên tôi nhớ đề pḥng, tránh cơ hội và cầu nguyên nhiều hơn về yếu điểm đó, kẻo sa cám dỗ. Tránh cám dỗ cũng là một cách tỏ ḷng vâng phục Chúa Cha.

• • •

-------------
1. “Bởi đó tôi khám phá ra luật này: khi tôi muốn làm sự thiện th́ lại thấy sự ác xuất hiện ngay. Theo con người nội tâm, tôi vui thích v́ luật của Thiên Chúa; nhưng trong các chi thể của tôi, tôi lại thấy một luật khác: luật này chiến đấu chống lại luật của lư trí và giam hăm tôi trong luật của tội là luật vẫn nằm sẵn trong các chi thể tôi. Tôi thật là một người khốn nạn! Ai sẽ giải thoát tôi khỏi thân xác phải chết này? Tạ ơn Thiên Chúa, nhờ Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta! Như vậy, nếu theo lư trí, th́ tôi làm nô lệ luật của Thiên Chúa; nhưng theo xác thịt, th́ tôi làm nô lệ luật của tội. (Rm 7,21-25)

 

 



Trở về trang đầu
     

 

    Đồng Hành là ai? Tổ Chức | Tài Liệu | Lịch Trinh LT | Báo ĐH | Tập San ComigoMục Lục | Photo Album