TÂM SỰ VỚI CHA I-NHĂ
Antôn-Phaolô, SJ
1- Thiếu thời
(1491-1521)
Cha I-nhă lim dim đôi mắt: “Cha sinh ra ở Azpeitia miền
Guipúzcoa xứ Basque trong một gia đ́nh trung lưu thuộc ḍng tộc Loyola.
Cha là con út của một gia đ́nh khá đông anh chị em – 13 người cả thảy.
Tên cúng cơm của cha là Iñigo López. Mẹ mất sớm, cha lớn lên dưới sự chăm
sóc của bà vú Maria. Năm 7 tuổi, lúc anh hai Martín Garcia của cha kết
hôn, cha về sống với anh chị.”
Tôi hỏi ḍ: “Con nghe nói hồi trẻ cha cũng quậy lắm?”
Người cười xoà: “Đúng thế. Hồi nhỏ cha rất ham chơi và
biếng học. Tuy nhỏ con, nhưng cha hay họp bạn với bọn nhóc ở gần lâu đài
Loyola, chia phe đánh trận. Sợ cha lêu lổng không nên thân, nên năm cha
được 16 tuổi, gia đ́nh gửi cha vào học việc với công tước Juan Velázquez
de Cuellar, thủ quỹ của triều đ́nh Castile (Tây Ban Nha). Sẵn môi trường
giao tiếp với quan chức triều đ́nh cha được học nhiều thứ: quản trị, kiếm
thuật, khiêu vũ, giao tiếp, ca nhạc, văn thơ. Nhưng cha mê nhất là đánh
bạc, đấu gươm và tán tỉnh các tiểu thư.
Tính cha cũng nóng nảy và hay gây gỗ lắm. Cha c̣n nhớ có
lần cha và ông anh kế gây lộn với một gia đ́nh quư tộc khác. Tụi cha phục
kích họ, làm cho mấy người bị trọng thương. Cha phải đi trốn. Vụ này khá
rắc rối v́ bên kia thưa kiện ra ṭa. Cha nại lư do cha đă chiụ “phép cắt
tóc” thuộc về hàng giáo sĩ nên được miễn trừ khỏi toà đời. Có mấy người
làm chứng rằng cha luôn mặc giáp phục, đeo dao kiếm, nào có thấy cha mặc
áo chùng thâm. Vụ này kéo dài cả tháng. Nhưng v́ thế lực gia đ́nh của
cha khá mạnh, nội vụ cũng chẳng đi đến đâu.
Thật ra có bao giờ cha muốn làm giáo sĩ đâu, cha thích vơ
nghệ và công danh hơn! Chẳng qua là theo phong tục Basque, người con
trai cả trong gia đ́nh hưởng quyền thừa kế. Những người con khác được cha
mẹ thu xếp hoặc tự lo lấy. Con gái th́ dễ: về nhà chồng. Con trai có ba
đường tiến thân: triều đ́nh, hàng hải và giáo hội. Thường người con trai
út làm linh mục để hưởng giáo bổng. Đúng ra là người anh kế cha Pédro
López đă được gia đ́nh chỉ định làm linh mục rồi, nhưng gia đ́nh cha "bảo
trợ" giáo xứ Azpeitia, nên cũng muốn cha gia nhập hàng giáo sĩ để "pḥng
hờ" giáo bổng khỏi lọt ra người ngoài, nếu anh Pédro chết sớm.”
Tôi hỏi: “Vậy nên cha chọn đường binh nghiệp? Con nghe nói
cha đă từng chỉ huy trận đánh với quân Pháp ở thành Pamplona tháng 5 năm
1521.”
Người lắc đầu: “Cũng không hẳn là như thế. Cha cũng chẳng
phải là một nhà binh chuyên nghiệp. Chỉ được cái gan ĺ. Năm đó, cha đă
gần 30 tuổi, cái tuổi ‘tam thập nhi lập’ ấy mà. Cũng muốn có tí công danh
để đời chứ. Mà con đường nhanh nhất để tiến thân là chiến công. Mấy năm
trước đó cha đă đến phục vụ cho hầu tước Najéra, phó vương xứ Navarra.
Lúc đó xứ Navarra là một vương quốc độc lập, nằm trong vùng tranh chấp
giữa Pháp và Tây Ban Nha. V́ có nội loạn trong triều, nên người Pháp thừa
cơ chiếm thành Pamplona, thủ phủ của Navarra. Cha xung phong giữ thành
Pamplona dù biết lực lượng quân Pháp khá mạnh – một chọi mười. Người Pháp
nă đại bác vào thành, tổn thất khá nặng. Chỉ huy trưởng của cha định đầu
hàng, nhưng cha nhất định tử thủ đến cùng. V́ danh dự và vinh quang: sĩ
khả sát, bất khả nhục. Cha bị trúng một quả đại pháo bị thương nặng,
tưởng chết luôn.
Lúc tỉnh dậy th́ thấy ḿnh đang ở nhà. Th́ ra người Pháp
đă băng bó và cho người đưa cha về lâu đài Loyola. Không hiểu tại sao họ
lại không bắt cha làm tù binh. Có lẽ v́ họ thấy cha gan ĺ chăng hay tội
nghiệp cha th́ cũng không rơ. Chỉ biết rằng lúc bấy giờ chân phải cha bị
găy ĺa đang bó bột, chân trái th́ bị dập xương.”
Tôi hỏi tiếp: “Vậy cha phải mất bao lâu mới đi lại được?”
Cha I-nhă kể: “Người Pháp chỉ băng bó sơ nên vết thương làm
độc và không lành. Bác sĩ gia đ́nh phải mổ chân ra kéo xương ống ra sắp
lại. Không có thuốc tê, đau muốn chết nhưng cha cắn răng chịu. Lúc đó
cha bị sốt cao, bác sĩ sợ cha không qua khỏi, nói người nhà chuẩn bị hậu
sự. Nhưng mà Chúa cũng thương nên chân rồi cũng lành. Nhưng khi tháo bột
th́ cha buồn kinh khủng. Mẩu xương ống quyển ḷi ra khỏi đầu gối, chân
phải ngắn hơn chân trái, rất khó coi. Hồi đó trang phục của các công tử
là áo phồng tay, quần chẽn để hở đầu gối, mang giày và đội mũ. Phải là mũ
đỏ, v́ đó là dấu hiệu đặc biệt của ḍng họ Loyola. Lại phải cài một cái
lông ngỗng trên mũ phía tay trái và đeo kiếm bên hông trái. Cái chân kiểu
đó th́ làm sao mặc quần chẽn được. Thà chết c̣n hơn! Cha bắt bác sĩ phải
cưa cái mẩu xương ḷi ra và dùng dây và kẹp gỗ kéo ra cho chân phải dài
ra. Cũng không có thuốc tê. Nhưng cha nhất định phải làm cho được. Đúng
là phù phiếm hăo hề của tuổi trẻ.”
Nói rồi người vén ống quần, đưa chân cho tôi coi. Một vết
sẹo sâu hoắm dưới đầu gối. Bây giờ tôi mới hiểu rằng tại sao người đi
khập khiễng, chân thấp chân cao.