Tiến
T́nh Nhận Định
dựa trên
Tuyền Thống Linh Đạo I-Nhă
NHẬN
THỨC rơ điều chúng ta phải quyết định hoặc vấn đề chúng ta cần
giải quyết
XEM
XÉT kỹ lưỡng những gía trị căn bản (về nhân bản, đạo đức Kitô
giáo, tâm linh)
Qua
suy tư, chúng ta nhận thức rơ ràng những giá trị đạo đức nào đang
có liên quan bởi những quyết định này (nhận rơ những giá trị) và
tự hỏi xem chúng có đáng để chúng ta bỏ công làm việc nhận định
này chăng? (phân tích những giá trị)
CỐ GẮNG đạt được ḷng b́nh tâm theo linh đạo INhă
Ḷng
b́nh tâm theo linh đạo I-Nhă là trạng thái tự do nội tâm, là sự
cởi mở, và quân bằng giúp chúng ta ngay từ đầu không nghiêng về
một giải pháp này hay giải pháp kia, nhưng biết lựa chọn nhờ một
tiêu chuẩn duy nhất, đem lại điều ǵ giúp chúng ta thêm ḷng yêu
mến Chúa và qua đó yêu thương tha nhân trong môi trường sống hàng
ngày của chúng ta.
B́nh
tâm là một sự tự do trong cân bằng giúp chúng ta có thể quyết định
đi theo hướng này hoặc hướng kia tùy theo sự hướng dẫn của Thiên
Chúa. Thật không dễ để đạt được sự b́nh tâm này. Khi mời gọi
chúng ta có ḷng b́nh tâm, thánh I-Nhă muốn mời chúng ta biết đặt
để tiến tŕnh nhận định này dưới sự hướng dẫn của Chúa ngay từ lúc
khởi sự.
Tuy thế, b́nh tâm không phải
là một danh từ hoàn chỉnh để diễn đạt ư nghĩa mà thánh I-Nhă muốn,
v́ nhiều khi nó có vẻ như muốn diễn tả một sự thờ ơ, lănh đạm.
Đối với thánh I-Nhă, b́nh tâm không có nghĩa là không có cảm xúc;
cũng không có nghĩa là thờ ơ không quan tâm đến người khác và các
hoàn cảnh đang xảy ra. Bức tượng người lực sĩ ném đĩa là một h́nh
ảnh giúp chúng ta hiểu b́nh tâm theo linh đạo I-Nhă. Qua h́nh ảnh
những bắp thịt nổi cuộn, căng thẳng sẵn sàng phóng ra những sức
lực tiềm tàng bên trong, bức tượng diễn tả được cùng một lúc cả
hai trạng thái đối nghịch nhau là ngơi nghỉ và hành động, trạng
thái tĩnh và động. Bức tượng như diễn tả người lực sĩ ở trong tư
thế sẵn sàng ném cái đĩa đi nhưng vẫn c̣n đang chờ đợi. Sự b́nh
tâm theo linh đạo I-Nhă đ̣i hỏi chúng ta có một thái độ giống như
người lực sĩ đó. Chúng ta được mời gọi mang trong ḷng t́nh yêu
Thiên Chúa bằng mọi cách, nhưng lại cần có một kỷ luật nội tâm để
biết chờ đợi, kiềm chế mọi hành động cho đến khi nhận ra được dấu
chỉ nơi thánh ư Chúa.
Nếu không đạt được b́nh tâm,
chúng ta có thể đem vấn đề đến với người linh hướng để được giúp
hiểu rơ chúng ta đang gặp khó khăn ǵ và những buớc đi sắp tới
trong việc nhận định.
ĐỂ
DÀNH thời giờ cầu nguyện về sự việc đó, để ư xem chúng ta bị lôi
cuốn hoặc đưa đẩy theo chiều hướng nào
Khi đem sự việc vào trong
cầu nguyện, chúng ta xin Chúa soi sáng dẫn đưa và cũng xin được
biết nhạy cảm để nhận ra chúng ta đang được dẫn đi như thế nào.
Cũng cần nhấn mạnh thêm ở
đây rằng trong tiến tŕnh nhận định, có sự phối hợp của cả ba yếu
tố suy luận, cảm xúc và kinh nghiệm tâm linh. Thiên Chúa có thể
ảnh hưởng trên chúng ta qua những ǵ chúng ta suy nghĩ, cũng như
qua những cảm xúc an ủi thiêng liêng (consolation) và sầu khổ
thiêng liêng (desolation)
QUYẾT ĐỊNH MỘT LỰA CHỌN căn cứ trên kết qủa của cả suy nghĩ “trên
đầu” lẫn cảm nhận “trong tim”
Công việc suy nghĩ “trên
đầu” gồm việc đắn đo suy nghĩ t́m những yếu tố có liên quan đến
vấn đề cần nhận định, tham khảo ư kiến với một người khác nếu cần,
lắng nghe mọi khía cạnh trong cuộc sống của ḿnh (nhu cầu, ước
muốn, đam mê, v.v.), và phân tích những thuận lợi và bất lợi của
từng trường hợp trong sự lựa chọn đó.
Công việc cảm nhận “trong
tim” giúp ta chấp nhận quyết định đă lựa chọn “trên đầu” mà ta cho
là tốt đẹp hơn cả, rồi t́m một sự xác tín trong ḷng (affective
confirmation), nghĩa là xem xét coi “tim” của chúng ta có thuận
với những ǵ “đầu” đă quyết định hay không. Nếu sau một thời
gian, ḷng của chúng ta cảm thấy phấn khởi và tích cực về điều đă
lựa chọn (an ủi thiêng liêng theo linh đạo I-Nhă), chúng ta có thể
ư tứ tiến hành với sự lựa chọn đó. Nếu thay vào đó chúng ta cảm
lấy ḷng đầy căng thẳng và tiêu cực (sầu khổ thiêng liêng theo
linh đạo I-Nhă), lúc đó nên tạm để yên tiến tŕnh nhận định này
cho đến khi chúng ta có thể đạt được một sự hài ḥa để cả “đầu”
lẫn “tim” cùng thuận với nhau
Những cảm nhận mà chúng ta
đang theo dơi ở đây không phải là những t́nh cảm hời hợt chóng qua
để phản ứng lại trước những sự việc xảy đến hàng ngày, như những
đợt sóng nhấp nhô trên mặt biển. Nhưng những cảm nhận trong việc
đi t́m một xác tín đó giống như những luồng nước ở sâu hơn, nằm
giữa mặt biển và đáy sâu bên dưới. Những cảm nhận này bền bỉ và
vững chắc nhờ đó có thể chính xác hơn trong khi nhận định những ǵ
ta đang suy nghĩ..
Khi nói đến sự quan trọng
của việc xác tín trong ḷng (affirmative confirmation), Pierre
Wolff diễn tả một xác nhận mang âm hưởng thần học rất quan trọng
trong linh đạo I-Nhă: “Trong khi chúng ta theo tiến tŕnh nhận
định, chúng ta dâng những kết qủa do suy luận trí óc cho Chúa
Thánh Thần. Nếu Ngài tỏ cho thấy sự đồng ư bằng những dấu chỉ sống
động sâu trong tâm hồn chúng ta, chúng ta có thể nói rằng, ở mức
độ đó, Chúa Thánh Thần với chúng ta rất ăn ư, và cùng chung đi đến
một quyết định. Điều chúng ta mong muốn ở mức độ sâu trong ḷng
này chính là điều Chúa muốn cho chúng ta: Ư Chúa muốn chính là
điều chúng ta quyết định làm.”
THẢO
LUẬN điều đó với người linh hướng
Nhận định được những tác
động của Chúa trong ḷng thường là một việc làm phức tạp cần được
trợ giúp, v́ thế chúng ta cần biết chia sẻ những ǵ xảy ra trong
ḷng với một người bạn mà chúng ta tin tưởng, một người cố vấn,
hoặc một tu sĩ - một người có khả năng giúp chúng ta tin tưởng,
kiên nhẫn và bền ḷng t́m kiếm và nghe theo lời mời gọi của Chúa.
V́ dễ bị sai lầm chúng ta cần giúp đỡ để biết khách quan và thành
thật.
ĐỐI
THOẠI với những ai chịu ảnh hưởng trực tiếp v́ những ǵ chúng ta
quyết định
Rất nhiều trường hợp có
những quyết định ảnh hưởng đến vợ hoặc chồng, đến con cái, đến
những người thân thương khác nhưng lại là những quyết định đơn
phương, không được bàn hỏi trước với những người mà có thể được
xem là người trong cuộc. Chẳng hạn những quyết định liên quan đến
thay đổi việc làm, bán nhà thay đổi chỗ ở hoặc chăm nom bố mẹ già.
Điều rất quan trọng là mỗi khi có một lựa chọn nào quan trọng,
chúng ta không tự ư quyết định một ḿnh, nhưng cần cố gắng bàn bạc
với những người thân thiết trong cuộc sống chúng ta.
SỐNG
với những quyết định của ḿnh một cách can đảm, trong hy vọng và
phó thác
Giai
đoạn này đ̣i hỏi chúng ta phải biết phó thác vào Thiên Chúa và đi
đến một quyết định, mặc dù không thấy chắc chắn. Nhiều khi sự sợ
hăi và nghi ngờ có thể làm cho chúng ta trở nên tê liệt và làm cho
chúng ta lừng khừng không muốn đi đến một quyết định. Là một Kitô
hữu, chúng ta được mời gọi sống can đảm và mạnh dạn. Chúng ta phải
hành động, dù rằng những lựa chọn trong nhận định có một vài điểm
không hoàn toàn rơ ràng, v́ nhiều yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát
của chúng ta. Chúng ta được mời gọi phó thác và tin rằng sức mạnh
của Thiên Chúa sẽ đem mọi sự đến kết qủa tốt đẹp. Như thánh Phaolô
viết trong thư gửi tín hữu Do Thái: ”Chúng ta biết rằng mọi sự đều
sẽ tốt đẹp cho những ai yêu mến Thiên Chúa, những ai được mời gọi
theo ư định của Người” (8:28)
Một điều quan trọng nữa
chúng ta cần ghi nhớ là sự an ủi và sầu khổ thiêng liêng trong
linh đạo I-Nhă chỉ đặc biệt dùng ở trong mối liên hệ của chúng ta
với Chúa chứ không áp dụng để nói đến sự vui sướng và đau khổ của
cuộc đời. V́ thế một quyết định dù đă được nhận định rơ ràng, vẫn
có thể đem lại những thời kỳ cực nhọc và đau đớn, nhưng trong cực
nhọc và đau đớn chúng ta lại cảm nhận được một cách sâu xa sự hiện
diện của Thiên Chúa và t́nh thương bao bọc của Ngài.
Ở đây chúng ta cũng cần nhớ
thánh I-Nhă khuyên phải thận trọng không làm một quyết định quan
trọng trong khi bị sầu khổ thiêng liêng (LT 318). Theo thánh I-Nhă
sầu khổ thiêng liêng là lúc chúng ta cảm thấy xa cách Chúa, lúc
chúng ta bối rối và lo lắng. Thời kỳ đen tối này không phải là
lúc thuận tiện để thay đổi ư định mà chúng ta đă có trong lúc tự
do và trong an ủi thiêng liêng, thời gian mà chúng ta thấy có đức
tin mạnh mẽ, hy vọng, yêu mến và đầy tin tưởng nơi Thiên Chúa.
|