Đường Emmaus


Annunciation
Ao ước ngây thơ
Bài học cầu nguyện qua kinh nghiệm của Môisen
Cầu Nguyện
Câu chuyện xứ Chùa Tháp
Chết
Chúa nh́n tận đáy ḷng
Công bằng xă hội
Cura Personalis: Món qùa Giáng Sinh tuyệt diệu nhất
Đau khổ, niềm vui vinh quang
Đến với đời bằng trái tim rộng mở
Đôi điều suy nghĩ
Giao Ḥa
Giêsu - chính lộ ngàn đời
Giọt nắng
Gương phục vụ của Môisen
Hai đời sống riêng biệt?
Hành Hương
Linh Thao, một lần gặp gỡ
Lời Kinh từ cuộc sống
Màu Trăng Úa
Mẹ hiền: biển t́nh thương
Mùa Thu như đă phiêu du trở về
Như một sự t́nh cờ
Nước mắt
Phép rửa bằng nước mắt
Quay về
Sống Trong T́nh Chúa
Sống với giây phút thánh
Sợ hăi Thiên Chúa
Tâm t́nh gặp Chúa
Tấm áo lễ với những đường may dang dở
Tha nhân: con đường dẫn tới Chúa
Thập Giá của đời thường
Thiên Nhiên
Tôi đă gặp
Tuổi Già và sự chết
Wings of a Beautiful Dream


 


 

 
Trang chính Đường Emmaus
   
 


Công Bằng Xă Hội
 

   
 



Trần Minh Quân, SJ

   


(Luke 4, 14-30)

Những tối không phải soạn hay làm bài, tôi thường đến ngồi trong thư viện và đọc những cuốn sách tôi ưa thích. Đêm kia, một sinh viên ghé ngang. Chẳng có chi quan trọng chỉ là những câu chào qua loa. Tôi hỏi về những công việc anh làm. Rất hào hứng, anh bắt đầu kể cho tôi nghe chuyến đi đến Ft. Benning, Georgia. Cùng khoảng 25 sinh viên và giáo sư Đại Học, anh đi biểu t́nh nhằm chống lại đường hướng của trung tâm huấn luyện quân đội School of Americas.
       Một điểm rất rơ là anh khao khát muốn chia xẻ điều đó với tôi qua việc hỏi: "Bạn có muốn nghe chuyện của tôi không?" Rồi anh ngồi xuống kể lại những người anh đă gặp, những điều anh đă thấy, những giờ cầu nguyện chung và những giây phút riêng tư với Chúa.
Nhưng trải dài trong suốt câu chuyện, anh liên tục diễn tả tâm trạng của ḿnh cùng với những khúc mắc khởi phát từ một đám rối giữa kinh nghiệm, suy tư, và cầu nguyện tiếp nối. Nói khác đi, anh đă có được những cảm nhận linh thiêng mà theo ngôn từ của riêng tôi, những kinh nghiệm theo kiểu Inhă.
       Khi kể lại chuyện này, nhiều lần anh đă phải dừng lại trong tiếng nấc và ḍng nước mắt lăn dài trên má. Sau hơn nửa giờ, câu chuyện chấm dứt, tôi đứng lên bắt tay anh, nhưng anh ôm chầm lấy tôi và bật khóc.
       Chuyện có thể ngừng ở chỗ đó, nhưng có một phần phụ lục mà tôi muốn chia xẻ với các bạn. Mike, người sinh viên nọ lại ghé vào thăm tôi đêm sau. Tôi đang đọc một tạp chí nói về sự kiện Hoa Kỳ can thiệp vào hiện t́nh Châu Mỹ La Tinh ra sao.  Chúng tôi nói về tạp chí ấy một chút rồi tôi hỏi cái ǵ đă khiến anh tham dự cuộc biểu t́nh đó. Nh́n thật lâu vào mắt tôi, Mike nói: "Bạn có thể nghe chuyện tôi được lâu không?". . . Chúng tôi ngồi xuống.
       Mike kể lại rằng trong suốt nửa sau của năm sophomore và toàn năm junior ở trung học, anh đă có những cung cách sống bệ rạc đến độ anh cảm thấy thật hổ ngươi khi nghĩ lại. Tiệc tùng, hút chích, rượu chè, chơi bời dâm đăng mà nay anh hối hận thật nhiều. Đầu năm cuối trung học, anh quyết định sửa ḿnh và bắt đầu học hành đàng hoàng hơn. Làm bài tập là những bước khởi đầu cho sự quyết tâm đó. Một chiều, khi đang nằm dài trên giường gạo lịch sử về cuộc giao duyên thảm họa giữa người Âu Châu và Thổ Dân Mỹ trong thời Columbus. Đọc lại những phương cách dă man mà dân Âu Châu áp dụng trên người da đỏ, sự tiêu diệt nền văn hoá địa phương và tru diệt người bản xứ, anh chợt nhận ra tất cả những hành vi xấu xa của anh trong quá khứ dường như có liên hệ mật thiết đến những ǵ anh đọc. Bất giác Mike đă không cầm được xúc động và khóc nức nở. Nhưng đồng thời, trong đáy thẳm tâm hồn, anh lại cảm thấy hoan lạc vô song. Anh nói, chính giờ phút ấy, anh cảm nhận sự bất toàn của ḿnh. Nhưng anh biết anh vẫn được Chúa yêu và chấp nhận. Trong vài khoảng khắc, anh không c̣n nhớ ḿnh là ai và đang ở đâu nữa cho đến khi hoàn hồn trở lại. Mike hỏi tôi: "Anh có hiểu ư tôi muốn nói, có thông cảm kinh nghiệm của tôi?"  "Có!"  Tôi trả lời.  Rồi anh thắc mắc xem liệu đó có phải là một h́nh thức mạc khải thần bí, một thứ mystical experience?  Tôi đáp: "Tôi nghĩ anh đă trải qua sự mạc khải ấy." Câu chuyện của anh đă đong đầy tính chất truyền thống của sự mạc khải: trạng thái lâng lâng khó tả, cảm giác mất thời gian và không gian tính.  Tất cả trong chốc lát được phủ tràn bằng những cảm nghiệm tuyệt vời - mọi suy tư, nghi hoặc, lắng lo, phiền muộn và ước mơ chợt tan biến chỉ c̣n lại dấu ấn của hoàn hảo, tự do, thánh thiện và nên một giữa hồn và xác. Nhưng điều quan trọng hơn cho sự mạc khải ấy là thứ cảm giác tan biến, quên ḿnh đi - bản ngă bị triệt tiêu, cái tôi đi vào quên lăng.
       Thế rồi anh tâm sự: "Và đấy là lư do cho chuyến đi Ft. Benning của tôi. Anh thấy không, thế giới này tồn tại quá nhiều sai lầm. Thế giới này cần sửa đổi. Và tôi là một trong cái phần cần sửa đổi đó. Nhưng trong đám rối của những sai phạm, bắt đầu từ đâu nếu không phải từ chính trái tim của ḿnh? Tôi cần sửa tôi trước, phải không?" Mike chỉ vào trái tim anh.
       Khi viết những ḍng chữ này, tôi muốn các bạn hiểu rơ mục đích của chúng ta: lời mời gọi sống công bằng của người Kitô hữu, nhất là công bằng xă hội. Phúc âm hôm nay kể lại việc Chúa Giêsu trở về quê quán. Giống như bao người Do Thái gương mẫu khác, Người t́m đến hội đường trong ngày Sabát. Ngài đứng đó, t́m một đoạn trong sách tiên tri Isaia mô tả thật hay về Đấng Mêsia, Con Chiên của Thiên Chúa và đọc lớn.
       Đoạn sách đă miêu tả những việc phải làm của Đấng được xức dầu: đem tin mừng cho người nghèo, giải phóng kẻ bị giam cầm, đem ánh sáng cho kẻ mù ḷa, trả tự do cho người bị áp bức. Và Người đă công bố cho tất cả những kẻ hiện hữu rằng: "Hôm nay, lời Kinh Thánh ấy đă được ứng nghiệm." Đức Giêsu đă phải trả một giá khá đắt cho sự công bố ấy: dâng hiến toàn bộ bản ngă của ḿnh lên Thiên Chúa Cha.
       Lời mời gọi sống công b́nh trên thế giới là một trong những đề tài gây nhiều tranh căi ngay cả trong hàng ngũ Kitô hữu. Chúng ta có thể rơi vào những quan điểm khác nhau. Một số cho rằng đó là luận lư của Cộng Sản và bởi thế đe dọa quyền làm chủ cá nhân. Kẻ khác lại nghĩ vô h́nh chung người giàu đă bị Thiên Chúa kết án và dường như bị từ chối ơn cứu độ. Nhưng bạn nghĩ ǵ khi một mặt, những cuộc bạo động chống lại hội nghị thương mại toàn cầu vẫn tiếp diễn như đă từng xảy ra tại Seattle cách đây mấy năm, mặt khác, các tập đoàn tài phiệt vẫn không ngừng khai thác tài nguyên thiên nhiên và lực lượng lao động rẻ mạt tại ngoại quốc?
Chúng ta đă nghe bao bài giảng hùng hồn về công b́nh bác ái, nhất là công b́nh trong lĩnh vực kinh tế và xă hội. Chúng ta cảm thấy bị choáng ngộp, bất lực, khó chịu, nản ḷng và thậm chí giận dữ. Điều tốt nhất đă được nêu rơ hôm nay: sống công chính, yêu thương và khiêm hạ bước đi bên Chúa. Nhưng để sống như thế, ta phải làm sao? Bạn mến, người sinh viên tên Mike đă có lư. Có thật nhiều điểm cần sửa đổi trên thế giới, nhưng bắt đầu từ đâu nếu không phải từ chính con tim của mỗi cá nhân? Phải bắt đầu từ việc xoáy vặn con tim ích kỷ của ta.
       Hồi c̣n trong tập viện, một lần ngồi nói chuyện với Cha Giám Tập Pat Lee, tôi cứ khao khát giá mà Chúa biến đổi tôi một cách nhăn tiền theo kiểu Ngài biến đổi Phaolô trên đường đi Đamát. Mỉm cười độ lượng, Pat bảo tôi: "Cha mời anh cùng đọc lại câu chuyện này cách chậm răi hơn. Nhớ rằng trước khi được Khanania đặt tay cầu nguyện, Phaolô c̣n chưa biết Ngài là ai và đă phải sống trong tăm tối của mù ḷa.  Hơn nữa Thiên Chúa đă phán với Khanania rằng: "Cứ đi, v́ người ấy là lợi khí Ta chọn để mang danh Ta đến trước mặt các dân ngoại, các vua chúa và con cái Israel.  Thật vậy chính ta sẽ chỉ cho người ấy thấy tất cả những đau khổ người ấy phải chịu v́ danh ta." Anh thấy không, chẳng phải Ngài biến đổi Phaolô một lần và thế là hết, nhưng là 'sẽ', từ sẽ của tương lai anh ạ. Và sau cái sẽ ấy là những đau khổ mà Phaolô phải chịu. Anh có thật sự sẵn sàng đón nhận kiểu biến h́nh đó?"
       Bạn mến, ta đă nỗ lực thật nhiều để trở nên 'người' hơn, trở nên một Kitô hữu chân chính hơn và cộng tác với Chúa trong việc đem lại công bằng cho thế nhân. Có nhiều bước mà ta cần phải làm. Thói quen cầu nguyện hàng ngày, mở ḷng ra với Thiên Chúa của yêu thương và công b́nh. Ta cần chia xẻ với anh em trong cộng đoàn những kinh nghiệm của riêng ta, những ưu điểm, những hy vọng, những tài năng cũng như những thất bại, những vấp ngă, những yếu đuối và lỗi tội. Chúng ta phải làm cả hai v́ chỉ khi làm điều đó, ta mới nhận thức được sự thực về kiếp làm người. Khi ấy, cái nghĩ suy 'tại sao lại là tôi' mới dần dần được lột bỏ.
       Không nhất thiết ta phải sống như Phanxicô Xavier đă sống. Nhưng cung cách sống Ngài có do sự hiến dâng trọn vẹn xác hồn lên cho Chúa để Người được tự do xử dụng là điều ta cần tâm niệm. Nếu làm được điều này, Thiên Chúa 'sẽ' chỉ cho ta những bước ta cần đi.
       Tôi muốn kết bằng một bài thơ của Jane Kenyon, người đă qua đời lúc 57 tuổi do bệnh ung thư máu, người màø ngay cả trong giờ chết vẫn không nghĩ nhiều về ḿnh, mà về một kẻ không nhà vô danh bên cạnh Viện Bảo Tàng Washington:

Một bông tuyết chậm rơi trên đất mịn.
Rời rạc như loài cá heo chẳng t́m nổi bạn t́nh giữa biển trời mênh mông.
Tại sao ta lại nghĩ về một kẻ lăng du ngủ vật vờ bên thảm cỏ cạnh Viện bảo tàng Washington?
Một chiều sương lạnh giăng kín.
Hắn nằm đó co ro.
Đầu nghiêng phải, miệng hé mở ngỡ ngàng.
Trông hắn thật giống một trẻ thơ ngủ vùi bên vú mẹ. 

Vâng, mong rằng mỗi người chúng ta hăy nghĩ về Chúa và anh em nhiều hơn nghĩ về chính ḿnh, kể cả lúc đời ta xem ra c̣n vương nhiều tăm tối. Và khi ta khẳng định rằng thế giới này cần biến đổi, th́ người bước những bước đầu tiên phải là chính ta.

 





 

 

• • •

-



 

 

 
    Đồng Hành là ai? Tổ Chức | Tài Liệu | Lịch Trinh LT | Báo ĐH | Tập San ComigoNối Kết | Mục Lục | Photo Album