|
Lê An Ḥa
Chưa
đầy một năm trước, vào ngày 19/4/05 Hồng Y Ratzinger được bầu lên ngôi Giáo
Hoàng. Trong suốt 24 năm trước đó, khi lèo lái Thánh Bộ Đức Tin,
ngài đă cảnh cáo một
số thần học gia xuất sắc của Giáo Hội như Roger Haight (mới năm 2004), hay
nghiêm sửa sách vở như của Anthony de Mello vào năm 1998, cho dù tác giả đă
qua đời từ năm 1987. Đức Cha Ngô Đ́nh Thục cũng có trong danh sách (xin xem
Doctrinal và Disciplinary Documents tại
http://www.vatican.va/roman_curia/congregations/cfaith/).
V́
ngài có lập trường rơ ràng, từng xử sự cứng rắn, và đă 78 tuổi khi nhậm chức
Giáo Hoàng, nên nhiều người nghĩ ngài sẽ nhanh chóng và thẳng tay thanh lọc
Giáo Hội, loại trừ những thành phần không tuyệt đối trung thành với những
giáo huấn mà ngài đă vạch rơ trong 24 năm. Có người th́ hớn hở mong ngày
Giáo Hội trở lại như xưa. Kẻ khác lại lo lắng việc bách hại và chia rẽ ngay
trong Giáo Hội.
Điều
bất ngờ là vị Giáo Hoàng lớn tuổi này đă không vội làm ǵ hết, dù ngài đă
lớn tuổi và không biết c̣n làm được bao lâu nữa. Bất ngờ hơn nữa là ngài có
vẻ như đi ngược lại những điều mà đa số mọi người tiên đoán. Sau đây là một
vài bằng chứng mà cha Richard McBrien nêu ra trong bài thuyết tŕnh tại
Seattle University hôm 24/2/06.
Bài
giảng mùa chay 2006 của Đức Thánh Cha bắt đầu từ Phúc Âm Maccô,
6:34, "Đức
Giê-su thấy một đám người rất đông th́ chạnh ḷng thương, v́ họ như bầy
chiên không người chăn dắt." Đức
Thánh Cha không thay đổi giáo huấn, nhưng ngài không phán xét và loại trừ
như nhiều người tưởng, mà lại theo gương Đức Kitô “chạnh ḷng thương.”
Ngài
c̣n nói rất rơ ràng và đầy đủ trong thông điệp đầu tay, “Thiên Chúa là T́nh
Yêu” (http://vietcatholic.net/News/Html/32476.htm). Không ai ngạc nhiên v́
ngài viết rất xúc tích và rơ ràng. Tuy nhiên có hai điều làm nhiều ngựi
ngạc nhiên. Thứ nhất, ngài nhấn mạnh tới vấn đề công bằng xă hội, là điều mà
hay được coi là mục đích của phe thiên tả, có vẻ kinh tế và chính trị hơn là
tôn giáo. Nhưng ai nghĩ vậy là sai lầm. Từ Giáo Hoàng Lêô XIII (qua thông
điệp Rerum Novarum năm 1891) đến Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, là những người
không thiên tả, đă theo gương Chúa Kitô đặt rơ vấn đề công bằng xă hội của
mỗi thời đại. Điều ngạc nhiên thứ hai là ngài không nói mấy tới những vấn đề
luân lư cá nhân đang gây chia rẽ trong Giáo Hội, những vấn đề mà phe bảo thủ
mong ngài sớm giải quyết, dù phải thanh trừng một số giáo dân. Ngài đă không
làm thế. Một vài linh mục bảo thủ đă nhắc nhở ngài thẳng mặt, nhưng ngài chỉ
yên lặng, không trả lời.
Những
người theo dơi ngài kỹ lưỡng c̣n thấy nhiều chi tiết bất ngờ khác, nhất là
cho những ai chỉ nghĩ rằng ngài là dân bảo thủ. Thay v́ lạnh lùng với Ḍng
Tên (là nhóm được coi là hơi tự do tư tưởng, như Roger Haight), mới thứ sáu
vừa qua ngài nói chuyện với nhân viên toà báo Civita Católica. Ngài nói
chuyện ǵ? Thay v́ đả kích Công Đồng Vatican II như là nguyên cớ làm suy sụp
Giáo Hội, th́ ngài lại đề cao Vatican II như hải đăng cần thiết cho thời đại
này. Ngài cũng dùng chữ "dấu chỉ của thời đại," là câu mà được coi là thường
dùng trong phe thiên tả.
Lư
thuyết và lời nói quan trọng, nhưng nhân sự c̣n quan trọng hơn. Khi ngài đặt
Giám Mục William Levada từ San Francisco lên kế vị ngài tại thánh Bộ Đức Tin
(và sắp phong chức Hồng Y), một số người ngạc nhiên với sự lựa chọn này v́
TGM Levada có vẻ nhẹ nhàng chứ không thẳng tay, có khi c̣n bị coi là nhu
nhược. Người kế vị TGM Levada lại là một vị tương đối nhẹ nhàng khác, TGM
George H. Niederauer, thân thiện với các tôn giáo khác như Mormon.
Một
hành động nữa diễn tả rơ ràng tấm ḷng nhân từ, đầy t́nh thương của Đức
Thánh Cha: cuộc nói chuyện với cha Küng. Hans Küng
học thần và triết tại đại học Gregorian và chịu chức linh mục năm 1954. Đức
Thánh Cha Gioan XXIII mời ngài làm chuyên viên thần học (peritus) cho công
đồng Vatican II từ 1962-1965. Một peritus khác là cha Ratzinger. Năm 1966, Küng
vận động xin cho cha Ratzinger được đến dạy thần học tại đại học Tübingen,
nhưng cha Ratzinger không thích luồng tư tưởng tại đây, nên 3 năm sau đi dạy
nơi khác. Từ năm 1979, thần học gia Küng
bị Ṭa Thánh tước quyền giảng dạy như một thần học gia Công Giáo. Suốt từ
ngày đó đến 2005, ông nhiều lần xin yết kiến DTC Gioan Phaolô II nhưng không
được gặp. Ngay tháng 4/05, ông xin yết kiến tân Giáo Hoàng Benedictô XVI, và
được hẹn vào tháng 9. Hai người ăn tối và nói chuyện riêng 4 tiếng đồng hồ,
bàn nhiều tới những cái hay của nhau hơn là những điểm dị biệt. Sau đó, ĐTC
tự tay thảo một văn thư bằng tiếng Đức về buổi nói chuyện đó, và dặn nhân
viên không được phổ biến văn kiện này cho tới khi được sự chấp thuận của cha
Küng.
Phần cha Küng,
người đă nhiều lần thẳng thắn chỉ trích giáo quyền và hôi đồng giám mục Đức,
đă hết lời ca tụng ĐTC sau cuộc gặp gỡ lịch sử này.
Những
điều bất ngờ kể trên có lẽ không c̣n là bất ngờ nữa nếu ta xét lại Giáo
Hoàng Benedictô XV, đấng mà vị đương kim Giáo Hoàng muốn nối gót. Benedictô
XV nhậm chức khi thế chiến thứ I bùng nổ, và ngài cố ḥa hoăn xây dựng ḥa
b́nh, cho dù giáo huấn vẫn rơ ràng.
Có lẽ
Thiên Chúa đă và đang ban cho nhân loại một vị lănh đạo sáng suốt nhưng nhân
từ, để giúp toàn thể thế giới cùng xây dựng niềm tin, hy vọng, và t́nh
thương. Mỗi người chúng ta, bất kể địa vị, đảng phái hay tôn giáo, đều có
thể chung tay góp sức trong lư tưởng đem lại công lư, ḥa b́nh, và yêu
thương cho mọi người.
Lê An
Ḥa
Seattle University
25/2/2006
• • •
|
|