|
Chủ Nhật Lễ
Lá, 4/4/2009
Mc 14:1-15:47
Chuyện kể
rằng khi quân Mông Cổ mở mang bờ cơi đến vùng Ba Tư, họ bắt được một tu sĩ
công giáo. Quân Mông Cổ giải vị tu sĩ đến gặp Thành Cát Tư Hăn. Thấy người
tù binh đeo một cây thánh giá trước ngực, vị đại hăn hỏi về ư nghĩa của dấu
hiệu này. Thế là vị tu sĩ nhân cơ hội ngàn vàng kể lại cuộc đời của Chúa
Giêsu cho cả triều đ́nh Mông Cổ nghe. Vị đại hăn tỏ ra thích thú, cho đến
khi nghe đoạn thương khó.
Khi nghe đến chuyện Chúa Giêsu bị phản bội,
bị bắt, bị đánh đ̣n, rồi bị đóng đinh, càng lúc khuôn mặt của đại hăn càng
lộ vẻ tức giận. Đến lúc vị tu sĩ nói: “Chúa Giêsu kêu lớn: Elôi, Elôi
lamma sabác thani” (Mc 15:34), Thành Cát Tư Hăn gầm lên: “Rồi sao nữa?”
Sau khi nghe chuyện Chúa Giêsu gục đầu tắt thở, màn đền thờ xé làm đôi, rồi
viên đại đội trưởng tuyên bố “Quả thật, người này là Con Thiên Chúa”
(Mc 15:38), đại hăn trầm ngâm một lúc rồi hỏi: “Thế Thượng đế của các ngươi
đă làm ǵ?” “Ngài có sai quân binh trên trời xuống tàn sát những kẻ giết
con của Ngài không?”
Khi thấy vị tu sĩ lắc đầu, Thành Cát Tư Hăn
khoát tay đuổi ông ra và không muốn nghe thêm nữa. Đại hăn b́nh luận: “Một
chủ tể mà không bảo vệ được con của ngài, một quân vương mà không trả thù
cho con của ngài, th́ có ǵ mà đáng kính phục.” Và dĩ nhiên là Thành Cát Tư
Hăn không theo đạo.
Tội nghiệp vị đại hăn chưa có dịp nghe đoạn
kết câu chuyện, v́ nếu đă được nghe, có lẽ ông đă có một kết luận khác. C̣n
chúng ta, dĩ nhiên là chúng ta biết hết câu chuyện thương khó của Chúa
Giêsu. Chúa chết trên thập giá để chuộc tội cho nhân loại và ba ngày sau
Ngài sẽ sống lại. Nhưng chúng ta có thật sự hiểu câu chuyện này không?
Chúng ta có thực sự hồi hộp theo dơi từng t́nh tiết một, như vị đại hăn đă
làm không?
Có lẽ v́ chúng ta nghe quá nhiều lần nên có
khi đă không c̣n tâm t́nh cùng đi với Chúa Giêsu trên con đường tử nạn. Có
lẽ v́ chúng ta biết Chúa sẽ sống lại nên khó cảm nghiệm được cảm giác của
người nghe câu chuyện lần đầu. Bi thương, hùng tráng, giận dữ, chua xót, mất
mát, đau buồn, v.v. Những cảm giác đó mới chính là những ǵ chúng ta cần
được cảm nghiệm trong Tuần Thánh này. Kể từ hôm nay, chúng ta được mời cùng
đi với Chúa Giêsu, với Mẹ của Ngài, từng ngày một, từng bước một, vào trong
câu chuyện Thương Khó.
Cuộc Thương Khó giúp tôi ư thức sự giới hạn
của lư trí khi tôi không có câu trả lời cho những vấn nạn của cuộc đời: Tại
sao tôi mất việc? Tại sao gia đ́nh tôi đổ vỡ? Tại sao con cái tôi hư hỏng?
Tại sao em tôi bị bạo bệnh? Tại sao bạn tôi chết khi c̣n quá trẻ? Tại sao
và tại sao? Đó là những vấn nạn, đôi khi không có câu trả lời. Nh́n lên
Chúa, Chúa im lặng. Nh́n sang Phật, Phật nhắm mắt. Hỏi những người thông
thái, họ lắc đầu: Không biết! Phải chăng lúc đó tôi cũng kêu lên rằng: Lạy
Chúa sao Chúa bỏ con?
Bạn thân
mến,
Đau khổ là một thực tế không thể chạy trốn
trong kiếp người. Tôi chỉ có thể trực diện với nó khi tôi biết Con Thiên
Chúa cũng đă đi qua cái chung cuộc tồi tàn nhất của kiếp người. Bị bạn bè
bán đứng, bị người thân chối bỏ. Thân phận Ngài c̣n thua xa tên tội phạm
Barabba. Con Thiên Chúa đă chết một cách thầm lặng trần truồng trên thập
giá. Đứng dưới chân thập giá, có mấy người nhỏ lệ? có bao nhiêu người hả
hê? Nếu Con Thiên Chúa, Đấng vô tội mà c̣n bị người đời đối xử thế đó, th́
làm sao tôi là môn đệ Ngài có quyền đ̣i hỏi cái ǵ khác hơn. Nếu Thiên Chúa
đă im lặng khi Con của Ngài bị giết, th́ làm sao tôi có quyền đ̣i hỏi Thiên
Chúa phải lên tiếng khi tôi gặp đau khổ.
Chúa Giêsu đă mang lấy một số phận nhiệt
ngă hơn chúng ta nhiều lắm. Thế nên khi gặp đau khổ hoạn nạn, tôi đừng vội
trách Chúa sao lại gửi cho con thập giá quá nặng nề. Không, Thiên Chúa
không phải là tác giả của h́nh phạt dă man độc ác đó. Chính con người chúng
ta nghĩ ra những tṛ độc ác, những h́nh phạt dă man để hại nhau, giết nhau.
Và rồi chính con ngựi đóng đinh cả Con Thiên Chúa trên đó nữa.
Nhưng phần Ngài, sao Ngài lại chấp nhận như
thế? Phải chăng khi chọn chén đắng của cuộc đời, Chúa Giêsu muốn tỏ cho
chúng ta thấy đau khổ và sự chết không phải là tiếng nói sau cùng? Phải
chăng Ngài muốn chia sẻ thân phận mỏng ḍn yếu hèn của chúng ta? Đúng như
lời thánh Phaolô tuyên bố: “Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa… nhưng đă
hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân,
sống như người trần thế. Người lại c̣n hạ ḿnh vâng lời cho đến nỗi bằng
ḷng chịu chết trên cây thập tự” (Pl 2:6-8). Quả thế, Con Thiên Chúa đă
cúi ḿnh xuống để nâng chúng ta lên với Ngài. Dù chúng ta phải đi qua con
đường khổ giá, nhưng chúng ta tin rằng chúng ta không đi một ḿnh. Qua
những người chung quanh, Chúa Kitô ghé vai cùng vác thập giá cùng chia sẻ
cuộc đời với chúng ta.
Chủ Nhật Lễ Lá hôm nay cũng c̣n gọi là Chủ
Nhật Thương Khó. Đây là chủ nhật đặc biệt nhất trong năm v́ có đến hai bài
Phúc âm được đọc. Một bài Phúc âm về reo ḥ mừng vui của việc đón rước Chúa
Giêsu vào thành Giêrusalem… và sau đó là bài Phúc âm về cuộc khổ nạn của
Chúa Giêsu, bắt đầu từ âm muu nộp Chúa của Giuđa cho đến lúc táng xác Chúa.
Hai bài Phúc âm với hai tâm t́nh trái
ngược. Dân chúng hôm trước th́ tung hô, mấy hôm sau th́ đả đảo. Các môn đệ
hôm trước th́ hănh diện đi với Thầy, vài hôm sau trốn chui trốn nhủi. Các
kinh sư và Biệt phái hôm trước th́ e dè, vài bữa sau th́ hả hê. Tâm t́nh
của con người là thế đó. Và Chúa Giêsu biết điều đó. Ngài chấp nhận tất
cả, chịu đựng tất cả, tha thứ tất cả.
Thật dễ dàng để suy tư về ư nghĩa của Tuần
Thương Khó, nhưng không thật dễ dàng để cảm nghiệm được những đau đớn của
Tuần Thương Khó. Mời bạn cùng với tôi, chúng ta hăy để những cảm giác đau
đớn, giận dữ, khó chịu, kinh sợ, v.v. nổi lên trong ḷng chúng ta. Những
cảm xúc này thật cần thiết để mỗi khi bị phản bội, bị bỏ rơi, bị lăng mạ hay
bị kết án, bị trù dập hay bị sỉ nhục, bị chế diễu, bị lột trần hay bị đóng
đinh, chúng ta có thể nh́n lên thập giá với một niềm an ủi.
Ước ǵ mỗi người chúng ta bước vào Tuần
Thương Khó với tâm t́nh cuả Chúa Giêsu, để rồi khi chúng ta cùng chết đi với
Ngài, chúng ta cũng cùng sống lại với Ngài.
Xin cầu
chúc bạn một Tuần Thánh được cử hành trong niềm tin và ân sủng của Đấng đă
chịu chết v́ chúng ta. Amen.
Antôn-Phaolô, SJ
• • •
|