|
XIN MỞ L̉NG QUẢNG
ĐẠI ĐỂ LIÊN ĐỚI VỚI CÁC “NÔ LỆ THỜI ĐẠI MỚI” TRÊN ĐẤT MALAYSIA.
Tôi là linh mục Trương văn Phúc, S.J., thuộc Tỉnh Ḍng Tên Việt Nam.
Nhân dịp tôi được sai đến đất Malaysia để chăm sóc mục vụ cho các
công nhân người công giáo và đồng thời cũng t́m cách liên đới với
tất cả các công nhân Việt nam đang làm việc tại Địa Phận Melaka –
Johor. Tôi đă đi thăm nhiều nơi làm việc, nơi ở và cả nhà tù nơi
giam giữ những người Việtnam một cách bất công. Dưới đây, tôi xin
chia sẻ một vài điều mắt thấy tai nghe với mong ước xin quư vị, v́
t́nh đồng bào Việt Nam, hăy mở rộng ḷng quảng đại để liên đới với
các công nhân nhân Việt nam, “những nô lệ thời đại mới”, trên đất
Malaysia.
Ngày 06.03.09
Tôi đến thăm nhóm công nhân ở Masai, Johor Bahru, chị Nguyễn Thị
Loan, đến từ vùng Phương Lâm – Đồng Nai, đang làm việc cho công ty
Điện ôtô, cho biết: đă mấy tháng trôi qua rồi, mỗi tuần công nhân
của nhà máy nơi chị đang làm việc chỉ được làm việc có 1 hoặc 2 ngày
thôi. Công ty hiện đang không có việc làm. Những ngày không đi làm
việc, các chị không được phép đi đâu cả, v́ nhóm quản lư, cũng là
nhóm môi giới, đă giữ tất cả các giấy tờ tùy thân của các chị hầu
các chị không thể t́m việc làm nơi khác. Các chị xin họ giải quyết
cho về nước nhưng không được chấp nhận.
Ngày 07.03.09
Tôi gặp gỡ các bạn công nhân ở Plentong, Johor Bahru. em Hải, một
công nhân đến từ vùng Bắc Cạn, đang làm việc cho công ty Venture cho
biết, cứ mổi lần các nữ công nhân có việc đi đâu đó về sau 10 giờ
tối, th́ ông bảo vệ block nhà trọ lại ép các cô phải ngủ với ông với
lập luận sàm sỡ: “Mày đi ngủ với bạn trai được th́ mày cũng ngủ với
tao được, v́ tao cũng là đàn ông vậy”. Hải cũng cho biết hôm gần tết
vừa rồi, có một nữ công nhân bị mệt đang khi làm việc, cô này được
người quản lư sản xuất đưa vào nhà vệ sinh để ngồi nghỉ ở đó. Thế
nhưng, v́ thấy lâu không quay trở lại làm việc nên người quản lư nạy
cửa nhà vệ sinh vào gọi. Khi cửa nhà vệ sinh mở ra th́ thấy cô ta đă
chết trong nhà vệ sinh.
Ngày 08.03.09
Tôi đến thăm nhóm công nhân vùng Krupong, Melaka. Giang, một cô gái
đến từ Phú Thọ, cho biết: cô và các bạn trong nhóm bị bán cho các
nơi làm việc đến 2 lần rồi. Lúc c̣n ở Việt nam, các cô kư hợp đồng
làm việc cho một nơi, nhưng qua đến Malaysia, các cô bị đưa tới làm
việc một nơi khác. Chủ hợp đồng củ đă bán các cô cho một công ty
khác để kiếm lời. Giang cũng cho biết, khi đến làm việc, nếu ai đó
không làm được việc như chủ mong muốn, th́ họ bị trả về cho chủ môi
giới. Ở đó, họ bị nhốt không cho ăn, bị đánh đập, bị uy hiếp, được
răn bảo đôi điều và sau đó là được bán trở lại cho một công ty khác.
Theo những người bạn của Giang cho biết, có ít nhất 2 trường hợp nữ
công nhân Việt Nam bị bán làm người giúp việc nhà và cũng là vợ bé
của gia đ́nh người Malaysia. Họ gặp các chị này ở chợ, đang khi các
chị gánh trái cây đi bán hàng rong. bên cạnh các chị có một người
vừa canh gác vừa thu tiền. Hiện các chị đă có con với người Malaysia
nhưng chỉ là người giúp việc nhà không được phép liên lạc với bất cứ
người Việt nam nào.
Ngày 09.03.09
Báo chí Malaysia đưa tin: tại vùng Penang, cảnh sát đă nổ súng bắn
chết 5 người Việt Nam bị nghi là cướp có vũ trang.
Thưởng, một công nhân đang làm việc ở Melaka đến thăm tôi và kể cho
tôi nghe t́nh h́nh hiện tại của khá nhiều công nhân Việt Nam ở vùng
Melaka. Họ chỉ thu nhập hàng tháng được từ 150 RM đến 250 RM ( # 50
– 70 USD), do chỉ có việc làm mỗi tuần được 3 buổi và mỗi buổi chỉ 8
giờ. Họ phải làm việc ăn lương theo số sản phẩm, nên càng ít việc họ
càng ít thu nhập. Tuy thu nhập của họ đă quá thấp, vậy mà mỗi tháng
họ c̣n bị những người môi giới thu 100 RM. Do vậy, t́nh trạng sống
của họ nay đă đến mức bần cùng. Nhiều tháng qua, họ không đủ tiền
sống chứ chưa nói đến có một chút gởi về phụ giúp gia đ́nh.
Những người bạn của Thưởng kể cho tôi nghe chuyện họ đ́nh công đ̣i
công ty phải t́m việc làm cho công nhân. Công ty đă gọi Đại Sứ Quán
Việt nam đến để đối thoại giải quyết. Sau khi nhóm Đại Sứ Quán ra về,
tất cả những người có tên trong danh sách nhóm đ́nh công hôm đó đều
bị công ty phạt 500 RM trừ vào lương của họ. Thật là bất công và đau
xót!
Ngày 11.03.09
Tôi đến thăm các bạn công nhân thuộc công ty Konica vùng ngọai ô
Melaka. Bích, một bà mẹ trẻ đến từ Nghệ An, cho biết: hơn một tháng
nay nhóm của cô cứ bị công ty hẹn đến 4 lần rồi sẽ có việc cho các
cô làm. Thế nhưng đến giờ này th́ vẫn thất nghiệp. Bích may mắn v́
công ty Konica cho mỗi công nhân 200 RM như một khoản phụ cấp thất
nghiệp.
Tôi được chị Vi, một bà mẹ luống tuổi vùng Hương Sơn - Hà Tĩnh, kể
về t́nh trạng của ḿnh: Chị đến đây qua trung gian môi giới. Công ty
của chị chẳng bao lâu sau khi chị đến làm việc th́ bị phá sản. Chị
bị môi giới nhốt, không cho đi làm ở bất cứ nơi đâu v́ lư do chưa
t́m được nơi làm việc mới cho chị. Bây giờ chị mới mượn được tiền
của bạn bè để đóng cho môi giới 1700 RM hầu để có thể có tự do ra
ng̣ai kiếm việc. Chị hiện tại đi lau dọn nhà cho các gia đ́nh gần
nơi chị ở với ao ước có đủ tiền trả nợ và mua vé máy bay về nước.
Chia sẻ với tôi, chị bảo: “Họ ác lắm em ơi! Ác không tưởng tượng
được!”
Ngày 14.03.09
Tôi đi thăm nhóm công nhân vùng Saleng. Lành. cô gái trẻ của vùng
Lộc Mỹ – Nghệ An cho biết: cô đă sống nhờ bè bạn giúp đến nay là 3
tháng rồi. Cô bị thất nghiệp do công ty không có việc làm. Các cô
không được phép đi đâu cả, và cũng không được giải quyết để t́m việc
nơi khác hoặc là cho về nước. Các cô mong sao sớm có việc làm để có
cơm ăn hằng ngày.
Ngày 15.03.09
Tôi đến thăm vùng Ulu Tiram, nơi vừa xảy ra nhiều vụ cướp liên tục
tuần vừa qua. Tôi đă gặp 56 bà mẹ nông dân chân chất đến từ Hải
Dương, Nghệ An, Hà Tĩnh, đang hoang mang trong nước mắt. Tối hôm
11.03.09 vừa qua, nhà của họ bị nhóm cướp 10 tên xông vào nhà khống
chế và cướp đi tất cả những ǵ họ có: tiền bạc, điện thọai, thẻ ngân
hàng… Chúng tôi có mang theo 100 Kg gạo và 120 gói ḿ gói để bày tỏ
t́nh liên đới với họ, nhưng chừng đó th́ thấm vào đâu so với nỗi đau
mất mát của họ. Do t́nh h́nh khủng hoảng kinh tế ṭan cầu, nhiều
công nhân bị thất nghiệp đă liều ḿnh đi cướp của người khác. Họ làm
thành những nhóm hỗn hợp Ấn-Indonesia-Việtnam. Thường họ nhắm tấn
công các nhà của những người không biết nói tiếng Malaysia hoặc
tiếng Anh ḥng để không biết báo cho cảnh sát kịp thời. Tôi cũng
được biết tuần vừa qua ở Tanjong Lansat, các nhóm cướp cũng đă tấn
công và rất nhiều người Việt nam trở thành nạn nhân đang cần được sự
giúp đỡ.
Ngày 16.03.09
Ông John Foo, một t́nh nguyện viên giúp công nhân Việt nam ở Majodi
Center đưa tôi đến thăm một gia đ́nh người Tàu địa phương. Tôi đến
đó để cám ơn gia đ́nh này v́ vừa qua họ đă giúp 2 chiếc quan tài để
chôn 2 người công nhân Việt nam xấu số, chết trong một giấc ngủ đêm
sau khi làm việc tăng ca quá tải. Dạo này một số công ty, như công
ty Venture… ép công nhân làm việc đôi lúc không cho nghỉ ăn trưa.
Một số công ty c̣n lấy lư do tiết kiệm điện nên không cho chay quạt
thông gió khi các công nhân làm việc. Do vậy, các công nhân bị ngộp
và dẫn đến t́nh trạng tử vong là tất yếu. Khi các công nhân tử vong
trong nhà máy th́ công ty c̣n bồi thường chút ít, nhưng khi họ tử
vong ở nhà th́ công ty ḥan ṭan phủi tay, không hề bày tỏ liên đới
chút nào.
Ông John Foo cũng đem tôi đến gặp chị Phạm Thị Kim Tuyến, một bà mẹ
trẻ đến từ Thạnh Phú – Bến Tre. Đây là người mà ông John Foo vừa
dùng mưu kế để giúp chị thoát khỏi nhà của ông Jame đang giam giữ
chị một cách phi nhân. Chị Tuyến được công ty môi giới Sona tại Sài
g̣n do ông Trường làm giám đốc đưa đi làm công nhân lại Malaysia vào
ngày 20/8/2007. Đến Malaysia, chị được công ty môi giới của ông Jame
(ở vùng Putri Wangse) tiếp nhận. Sau đó, công ty môi giới này đưa
chị đi làm ở công ty Sinco. Lương của chị bị môi giới ăn chặn đến
50%. Từ tháng 11/2008 đến nay, chị trở bệnh. Công ty môi giới đă đưa
đi khám sức khỏe đến 5 lần và kết quả là chị bị suy tim, rối loan
chức năng nhiều bộ phận nội tạng. Theo chị cho biết ông Jame đă gọi
chị đến văn pḥng để lo thủ tục về nước, nhưng khi chi lên văn pḥng
th́ chị bị nhốt chung với chừng 20 người khác trong một căn nhà do
vợ ông Jame làm quản giáo. Mấy tháng trôi qua, chị chỉ được ăn mỗi
ngày một bữa. Một số người Việt Nam biết nơi này và thỉnh thoảng có
tiếp tế cháo cho chị. Cách nay gần một tuần, do nhờ một cuộc đột
nhập khám xét nhà của cảnh sát, vợ của ông Jame mới cho nhóm bị nhốt
này chuyển sang công việc “đục tường nhà” như là một trá h́nh tránh
cảnh sát. Chị đă liên lạc được với chị Hồng làm phiên dịch cho cảnh
sát địa phương sắp xếp cho chị chạy thoát. May thay, chị Hồng biết
ông John Foo và nhờ ông đưa xe đến gần ngôi nhà ấy để chị Tuyết vượt
ra cửa là đón ngay. Cuộc vượt ngục thành công. Hiện chị Tuyến đang ở
với nhóm công nhân Việtnam ở địa chỉ: No. 7, Jalan Batik 8, Taman
Putri Wangse, Ulu Tiram. Chi rất cần được giúp đỡ để có thể về nước
trước khi bị nhóm ông Jame lùng bắt trở lại.
Ngày 17.03.09
Tôi đến thăm trại tù Pekan Nanes ở địa chỉ 81500 Ponian Johor. Ở đó
tôi biết có 57 trường hợp các công nhân Việt nam đang bị giam giữ.
Họ vào đây v́ không có giấy tờ tùy thân khi đi trên đường. Các công
nhân Việt nam đến làm việc ở Malaysia đều bị môi giới giữ hết giấy
tờ tùy thân. Họ chỉ có một giấy do công ty cấp cho, với giới hạn đi
lại trong một vùng nào đó có nhà máy hoạt động. Chính v́ vậy, trong
trường hợp họ ra khỏi vùng cho phép, họ sẽ bị bắt v́ giấy tờ không
hợp lệ. Đến đó, tôi trao một chút quà liên đới với các tù nhân. Tôi
cũng được phép gặp một số trường hợp đặc biệt, đó là những trường
hợp bị nhốt từ 7 đến 9 tháng không người đến thăm nuôi giúp đở.
Trong số những trường hợp này, tôi đă gặp 8 bà mẹ đáng thương:1/ chị
Quách Thị Hằng, số tù: 2531.08, 38 tuổi, đến từ hải Dương, bị nhốt ở
nay 9 tháng rồi, với tội trạng: lănh đạo nhóm công nhân đ̣i tăng
lương. Theo chị kể: nhóm chị làm ca đêm mỗi giờ được trả 7 RM nhưng
môi giới ăn chặn 5 RM, chỉ trả cho các chị 2 RM mà thôi. Do chị biết
một chút tiếng Malaysia, nên chị em nhờ chị viết thư lên công ty.
Chị đă bị công ty môi giới lừa và đem nộp cho cảnh sát với lư do
không có giấy tờ tùy thân; 2/ Chị Nguyễn Thị Nga, số tù 474.09, 31
tuổi, đến từ Tân Kỳ – Nghệ An, do công ty May của chị bị phá sản,
chị trốn chủ môi giới để đi phụ bán quán với mong ước kiếm tiền đủ
trả nợ 27.000.000 VNĐ chi phí cho thủ tục chị đi xuất khâu lao động.
Chị bị bắt chẳng bao lâu sau khi trốn khỏi nhà của nhóm môi giới; 3/
chị Hà Thị Dinh, số tù 68.09; 4/ chị Hà Thị Nga, số tù 645.09; 5/
chị Hà Thị Hoa, số tù 646.09, nay là ba bà mẹ trẻ đến từ Phú Thọ,
cùng làm công ty may, cùng bị thất nghiệp, cùng trốn, cùng bị bắt
khi chưa t́m được việc làm. 3 trường hợp khác: 6/ chị Dương Hồng
Hạnh; 7/ chị Lê Thị Ngọc; và 8/ chị Đinh Thị Hạnh, số tù 115.09, đều
là những người bị bắt trong khi lang thang t́m việc làm do công ty
của họ bị phá sản. Theo luật hợp đồng, khi công ty phá sản th́ công
ty phải trả chi phí vé máy bay cho các công nhân về nước. Thế nhưng
các công ty ở Malaysia lại mua công nhân từ các môi giới lao động
nên họ không chịu trách nhiệm chi trả trong các khoản này. Hiện nay
8 bà mẹ trong tù này đang sống trong những ngày không có niềm hy
vọng. Họ không có bạn bè, thân quen trên đất Malaysia. Họ cho tôi số
điện thoại ở gia đ́nh của họ tại Việtnam. Tôi đă liên lạc với gia
đ́nh họ và cũng không sao giải quyết được, v́ gia đ́nh họ nghèo quá.
Tôi có hỏi khoản chi phí cho mọi thủ tục, kể cả vé máy bay cho một
trường hợp từ trong tù về Việt Nam, và được cảnh sát cho biết: mỗi
trường hợp mất chừng 1000 RM ( # 300 USD hoặc # 450 SGD). Mong sao
các bà mẹ này sớm có người rộng ḷng giúp đỡ, để họ sớm đạt ước
nguyện đoàn tụ với gia đ́nh sau những tháng ngày dài thất vọng trong
lao tù.
C̣n quá nhiều điều thương tâm đă, đang và sẻ xảy ra cho người công
nhân nghèo trên đất Malaysia mà tôi không sao tả hết được. Tôi chỉ
biết rơ một điều: những ǵ tôi kể cho quí vị trên nay chỉ là một vài
trường hợp mà tôi được dịp chứng kiến bằng mắt thấy tai nghe. Ḷng
tôi quặn đau khi thấy người Việt của ḿnh bị bán làm nô lệ, bị trở
thành những nạn nhân của bất công. Tôi muốn liên đới với họ và chắc
chắn cũng muốn quư vị rộng ḷng liên đới với họ. Những chia sẻ của
quư vị sẽ phần nào thoa dịu nỗi khổ đau của những anh chị em này,
hay ít là góp phần đem lại tự do cho một vài bà mẹ trẻ đáng thương
đang ngồi trong lao tù. Theo tôi được biết hiện đang có chừng
130.000 công nhân Việt nam đang làm việc ở Malaysia, trong số này có
chừng 30.000 công nhân đang thất nghiệp do ảnh hưởng khủng hoảng
kinh tế toàn cầu. Tôi cầu nguyện xin Chúa – Trời chúc phúc cho những
tấm ḷng hảo tâm của quư vị qua việc bày tỏ t́nh liên đới bằng cách
này hay cách khác cho những người nghèo Việtnam trên đất Malaysia.
Vài ḍng chia sẻ với quư vị. Tôi mong có dịp sẻ kể thêm những ǵ
ḿnh chứng kiến về nổi khổ của người Việt Nam trên đất Malaysia.
Malaysia ngày 18.03.2009
Quư mến,
Linh Mục Trương Văn Phúc, S.J.
|
|