Trang chính
Bao
DH
2009
2009-01 |
|
. |
|
Năm Cột Trụ của
Đời Sống Thiêng Liêng (1)
Cột trụ một: Phép Thánh Thể
|
|
|
|
|
|
|
Julian Elizaldé, SJ |
|
|
|
|
|
Theo ơn gọi mà
Thiên Chúa dành cho mỗi Giêsu hữu, chúng ta có thể vừa dấn thân phục
vụ vừa nh́n ngắm t́nh yêu bao la và vô điều kiện của Thiên Chúa.
Thực sự, khi nh́n ngắm t́nh yêu Thiên Chúa, chúng ta mới hăng hái
dấn thân và hết ḷng vâng phục Ngài. Như vậy, muốn vun trồng cái "nh́n
ngắm đầy hứa hẹn" và xây dựng một đời sống thiêng liêng đầy tràn sức
sống, chúng ta nên làm ǵ? Con người thiêng liêng theo linh đạo I-nhă
có năm cột trụ chính:
1. Phép Thánhh Thể
2. Đời sống cầu nguyện
3. Các mối phúc thật
4. Mở ḷng cho Thần Khí đích thực, và
5. Duy tŕ ḷng nghiền ngẫm liên lỉ
Nguồn gốc và cùng đích cuộc sống loài người là t́nh yêu bao la và vô
điều kiện mà Thiên Chúa dành cho mỗi người. Đức Giêsu dạy chúng ta
kêu Thiên Chúa một cách thân mật: "Abba", "Bố". Đối với môn đệ của
Thầy Giêsu, cách xưng hô này quá thân mật! Ai dám tự xưng là con
cưng của Thiên Chúa như vậy? Đức Giêsu là người đầu tiên dám kêu
Thiên Chúa là "bố". Đối với Ngài "bố thân yêu" là tâm điểm giáo lư
loan báo và là nền tảng cuộc sống làm "con yêu dấu" của Thiên Chúa.
Trong dụ ngôn người cha nhân hậu (Lc 15, 11-32), chúng ta thấy người
'bố' này là ai và đối xử với loài người như thế nào. Trong bài "Ngu
để yêu" một ứng sinh nhận thấy: Con nghĩ là người con thứ là một
cậu nhóc mới tốt nghiệp 12 xong. Cậu háo thắng, ngông nghênh, ta đây,
nhưng thực chất th́ thiếu kinh nghiệm và kém suy tư quá trời luôn?
Đáng ra, biết gia đ́nh ḿnh khá giả th́ phải tính chuyện du học hoặc
ít là học hành cho có nghề có nghiệp chứ. Chẳng có tài cán ǵ như
cậu, khi thất thế đi chăn heo là đúng rồi. Ngu thật! Đằng sau sự
ngông nghênh, coi trời bằng vung kia là cả một lỗ hổng to lớn về
nhân cách. Cậu cứ đơn sơ sống theo con người tự nhiên của ḿnh. Sẵn
tiền, thừa cơ hội, cậu 'lăn xả' vào chốn phong lưu đầy phồn hoa, hào
nhoáng, sắc màu. Dại hết sức! Một đấng nam nhi mà vừa kém tài, vừa
kém chí như thế th́ làm ăn ǵ được. Thất bại của cậu là lẽ dĩ nhiên.
Con thấy tội nghiệp cho cậu.
Nhưng càng thương cảm cho cậu bao nhiêu, con lại càng giận người
cha bấy nhiêu. Sao ông chẳng dạy dỗ, trang bị ǵ cho người con nhỏ
dại của ông, trong suốt mười mấy năm qua, để đến giờ này nó sụp đổ
dễ dành như vậy? Rồi thêm nữa, chắc ông chẳng quan tâm ǵ đến con
cái, đến độ chia tài sản cho con mà không cần toan tính chi cả, mặc
dầu con ông c̣n ngu khờ lắm. Đă vậy, trước khi nó ra đi cũng chẳng
một lời nhắn nhủ. Ông cũng không có một phương thế nào để liên lạc
với nó. Sống chết mặc bay. T́nh cha con chỉ có vậy thôi sao? Buồn!
Một người cha vô tâm và thiếu tính toán như vậy mất con là đúng?
Nếu dụ ngôn chỉ dừng lại ở câu 16 này thôi th́ con hụt hẫng quá. May
thay, c̣n đoạn trở về từ câu 20 đến câu 24 đă giúp con hiểu được tất
cả. Thầy hay quá!
Chiêm ngắm thái độ trông ngóng, mỏi ṃn chờ mong rồi ̣a mừng rỡ, khi
đứa con trở về của người cha, con không c̣n dám trách ông nữa. Ông
sâu sắc hơn trí hiểu của con nhiều. Té ra, ông biết rơ tính t́nh
ngang ngược, ương bướng của đứa con thơ trẻ. Chắc ông đă từng nhiều
đêm trăn trở không biết nói sao, dạy dỗ cách nào cho nó nhận ra được
t́nh trạng của nó. Nó c̣n quá mu muội và ngu dốt. Chuyện nó bỏ nhà
đi hoang chắc ông cũng lường trước rồi, nên mới hành xử nhanh như
vậy. Ông chấp nhận ngu như thằng con để cứu nó. Ông chấp nhận mu
muội như nó để hy vọng nó quay về với ông khi nó nhận hiểu. Nếu như
ông không chia tiền cho nó, Nếu như ông cấm đoán nó, Nếu như ông "bỏ
tù" thằng con vô đạo? th́ nó vẫn cứ đi. Nó đi mà không có ngày về.
Nó đi luôn v́ cách hành xử của ông cho nó biết ông cần danh dự, tiền
tài hơn là nó. V́ yêu nên ông ngu. V́ yêu nên ông hóa ngu muội".
(2)
Nếu Thiên Chúa là người cha trong dụ ngôn, chúng ta phải công nhận
rằng t́nh thương Ngài dành cho con người là t́nh yêu vô điều kiện.
T́nh yêu của Đức Kitô khi chịu nạn chịu chết và ban Phép Thánh Thể
là bằng chứng t́nh yêu Thiên Chúa dành cho mỗi người.
Thiên Chúa quan pḥng mỗi người với một t́nh yêu vô điều kiện, là
nền tảng và là cùng đích cuộc sống loài người. Những biến đổi trong
đời sống thiêng liêng cũng chỉ là những biến cố, những cố gắng,
những tiến triển hay rút lui trên đường t́m hiểu, tin tưởng và đáp
lại t́nh yêu vô điều kiện đó. Ngày càng biết và tin chắc vào t́nh
thương Ngài là hoa quả đời sống thiêng liêng th́ chẳng có ǵ quan
trọng hơn là nh́n ngắm, hấp thụ và đáp lại t́nh yêu đó.
• • •
(1) Bắt hứng từ Robert Spitzer, SJ. - Five Pillars of the
Spiritual Life, Ignatius 2008
(2) Bảo Ân, "Ngu để yêu", tr. 18-20 Ánh Dương, Nội San
Bạn Đường, 2008
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cột trụ một:
Phép Thánh Thể
Phép Thánh Thể là tâm điểm cuộc sống Kitô hữu. Đức Kitô đến và ở lại
với chúng ta để thương mến, chữa lành, biến đổi, quy tụ và mang b́nh
an cho chúng ta. Khi thành lập Phép Thánh Thể, Ngài nói: "Đây là
Ḿnh Thầy sẽ bị nộp v́ các con". 'Ḿnh' bao gồm thể xác lẫn tâm hồn,
nghĩa là 'cả người'. Ngài dâng hiến cả người ḿnh, kể cả t́nh yêu,
là t́nh yêu vô điều kiện. Khi ban 'chén máu', lại xác nhận rằng Ngài
đổ máu thay thế cho máu con cừu để kư kết giao ước mới giữa con
người và Thiên Chúa; là máu Tân Ước và vĩnh cửu hứa cho chúng ta
t́nh yêu và sức sống vĩnh viễn.
T́nh yêu vô điều kiện của Đức Kitô trong thập giá
Đức Kitô đă tận hiến
ḿnh cho Chúa Cha trong cuộc sống thường ngày, nhưng chính lúc Ngài
chết trên thập giá là lúc Ngài hoàn toàn dâng hiến ḿnh cho Chúa
Cha. Sự hy sinh trên thập giá là hành động thể hiện rơ nhất ḷng
vâng phục của người con cho Chúa Cha. Khi nhận lănh sự chết Đức
Giêsu đă bày tỏ sự tận hiến hoàn toàn cho Chúa Cha với ḷng hiếu
thảo của một người con. Đức Giêsu biết, tin tưởng và thán phục Chúa
Cha. Ngài biết khôn ngoan và t́nh thương của Chúa Cha vượt xa những
ǵ con người có thể hiểu được.
Sự tận hiến của Đức Kitô trên thập giá là bằng chứng t́nh yêu và
ḷng vâng phục đối với Chúa Cha, là hành động cao quư nhất của quyền
tự do nhân loại, là khuôn mẫu cho những đáp trả của con người đối
với Thiên Chúa, và là sự chấp nhận tuyệt đối Thiên Chúa là Thiên
Chúa. Khi con người vâng phục Thiên Chúa với ḷng hiếu thảo của một
người con, như Đức Giêsu đă làm khi chết trên thập giá, th́ Thiên
Chúa được vinh quang mà con người đă từ chối khi bất phục tùng.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Chúa Cha khi nộp Người Con duy nhất trong tay kẻ tội lỗi, cảm thấy
đau ḷng như các cha mẹ khi nh́n thấy người con đau khổ. Làm như vậy
Ngài bày tỏ t́nh thương vô bờ bến dành cho mỗi người chúng ta. Cảm
động v́ ḷng hiếu thảo và vâng phục của Đức Giêsu, Chúa Cha ban vinh
hiển cho Ngài. Và đây chính là vinh quang mà Đức Giêsu, tư tế của
nhân loại, muốn chia sẻ với con người. Khi sống lại, Đức Giêsu nâng
chúng ta lên chia sẻ vinh quang của Ngài. Đức Giêsu Phục Sinh sai
Thần Khí của Ngài đến với con người, và chính Thần Khí này gợi lên
nơi con người ḷng hiếu thảo và vâng phục của người con. Ngày tận
thế Ngài sẽ ban cho chúng ta vinh quang của Ngài: "Con đă ban cho họ
vinh quang mà Cha đă ban cho con... Lạy Cha, con muốn rằng con ở đâu,
th́ những người Cha đă ban cho con cũng ở đó với con, để họ chiêm
ngưỡng vinh quang của con" (Ga 17, 22-24).
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
T́nh yêu vô điều
kiện của Chúa Cha và của Đức Kitô trong Bữa Tiệc Thánh
Thánh Lễ là tâm điểm cuộc sống Kitô hữu. Khi cử hành phép Thánh Thể
chúng ta tưởng niệm và làm sống lại món quà Chúa Cha ban cho chúng
ta lúc Chúa Kitô chịu nạn, chịu chết và phục sinh. Chúa Cha ưa thích
thể hiện cùng với chúng ta món quà này trong suốt cuộc sống của
chúng ta, và nhờ đó chúng ta khám phá t́nh thương của Ngài và lănh
nhận những hồng ân cứu thoát chúng ta. Phép Thánh Thể cũng là món
quà của Đức Kitô dành cho Chúa Cha suốt cuộc sống và đặc biệt lúc
chịu nạn chịu chết. Chúa Kitô là con chiên của Tân ước đă nộp mạng
sống ḿnh để lập giao ước mới và vĩnh viễn giữa Thiên Chúa với nhân
loại và giữa anh chị em với nhau. Khi chúng ta tiến đến bàn thánh
tham dự bữa tiệc Ḿnh Máu Thánh Chúa, chúng ta nhận lănh món quà cao
quư Chúa Cha ban tặng cho nhân loại là Con Yêu Dấu của Ngài; khi
rước Ḿnh Máu Đức Kitô, chúng ta kết hợp cùng với Ngài dâng hiến
ḿnh cho Chúa Cha với ḷng vâng phục và hiếu thảo; chúng ta đồng cảm
với tất cả anh chị em, nhất là những người chúng ta nhớ một cách đặc
biệt trong Thánh Lễ đó. Đây là tâm điểm của một cuộc sống ngày càng
giống cuộc sống Đức Giêsu là thượng tế nhân loại.
Khi tận hiến ḿnh, Đức Kitô mang b́nh an, sự biến đổi và thống
nhất đến cho chúng ta. B́nh an lúc bối rối, lo sợ, bị đau khổ.
Bối rối v́ nguy hiểm hay v́ phải đương đầu với khủng hoảng tinh
thần hay thể xác. Rước Lễ xong, chúng ta thấy Ngài hiện diện và
đồng hành với chúng ta trong giây phút thử thách đó. Dự Lễ hằng
ngày, chúng ta nhận ra những sự biến đổi lạ lùng nơi chúng ta.
Mỗi lần dâng Thánh Lễ, chúng ta thoát ra thế giới nhỏ bé của cá
nhân ḿnh để cảm thông và sống gần gũi với hết thảy anh em.
Trong Phép Thánh Thể chúng ta cầu nguyện cho cả thế giới.
Theo thánh ư Đức Kitô, Thánh Thể là ân huệ cho cả thế giới. Tất
cả chúng ta là nhiệm thể của Đức Kitô: "Khi ta nâng chén chúc
tụng mà cảm tạ Thiên Chúa, há chẳng phải là dự phần vào Máu Đức
Kitô ư? Và khi ta cùng bẻ Bánh Thánh, đó chẳng phải là dự phần
vào Thân Thể Người sao? Bởi v́ chỉ có một tấm Bánh, và tất cả
chúng ta chia sẻ cùng một Bánh ấy, nên tuy nhiều người, chúng ta
cũng chỉ là một thân thể" (1 Cor 10, 16-17).
Ảnh hưởng của Phép Thánh Thể thật sâu xa trong cuộc sống cá nhân
ḿnh. Nhưng, Thánh Thể không bị giới hạn vào cuộc sống của từng
cá nhân. "Bởi v́ Bánh chúng ta ăn là Bánh bởi trời, mang sức
sống cho thế gian" (Ga 6, 33). Thiên Chúa thương yêu tất cả mọi
người một cách vô điều kiện. "Ngài không muốn cho một ai trong
những kẻ bé mọn này phải hư mất" (Mt 18, 14). V́ quan tâm về
cuộc sống tinh thần lẫn vật chất của mỗi người, Thiên Chúa tác
động Hội Thánh để tiếp tục mang sức sống cho cả thế gian. Qua
Hội Thánh, Thiên Chúa giơ tay nâng đỡ cả thế gian.
Lễ tế của Đức Kitô là hy lễ độc nhất và vĩnh viễn nối kết Thiên
Chúa với loài người. V́ lư do đó Đức Giêsu là thượng tế duy nhất
và vĩnh viễn của nhân loại. Đă chịu Phép Rửa Tội, không chỉ linh
mục và tu sĩ mà cả giáo dân nữa, đều chia sẻ sứ vụ Tư Tế của
Ngài. Ư thức ḿnh chia sẻ sứ vụ tư tế của Đức Kitô, các Kitô hữu
dâng hiến cuộc sống thường ngày của ḿnh cho Chúa Cha, và Thánh
Lễ là lúc dâng hiến ḿnh để lập giao ước giữa Thiên Chúa với
nhân loại và giữa anh chị em với nhau. Như Vatican II nói: "Nếu
giáo dân chu toàn trong Thánh Thần mọi hoạt động, kinh nguyện và
công cuộc tông đồ, đời sống hôn nhân và gia đ́nh, công ăn việc
làm thường ngày, việc nghỉ ngơi thể xác và tinh thần, cũng như
những thử thách của cuộc sống, tất cả đều trở nên hiến lễ thiêng
liêng đẹp ḷng Thiên Chúa, nhờ Chúa Giêsu Kitô và được thành
kinh dâng lên Chúa Cha cùng với Ḿnh Thánh Chúa khi cử hành
Thánh Lễ. Như thế, giáo dân thánh hiến thế giới này cho Thiên
Chúa nhờ biết phụng thờ Ngài bằng hành động thánh thiện khắp nơi".
(Lumen Gentium n.34)
Trong cuộc sống, có những lúc lời nói và việc làm của chúng ta
chẳng có công hiệu là bao nhiêu. Bệnh thể xác hay nỗi đau khổ về
tinh thần không c̣n tránh được nữa. Đây chính là lúc chúng ta
đồng tâm nhất trí với sứ vụ tư tế của Đức Kitô lúc chịu nạn chịu
chết, nâng tâm hồn lên Chúa Cha và học được thế nào là vâng phục
Chúa Cha với ḷng hiếu thảo của một người con, "Này con đây, con
đến để thực thi ư Ngài" (Dt 10, 9).
Cuộc sống và chính thể xác chúng ta biến thành bàn thờ, hy lễ và
tư tế trong Đức Kitô. Sứ vụ này được thể hiện một cách trọn vẹn
lúc dâng Thánh Lễ. Lúc dâng lễ Giáo Hội dùng lời nguyện đặc biệt
xin Chúa Cha sai Thánh Thần của Ngài để dâng hiến ḿnh cho Ngài
trong Đức Kitô: "Thánh Thần liên kết chúng con nên một khi chúng
con dự tiệc Ḿnh Máu Đức Kitô" (II), "Xin cho chúng con nên một
thân thể và một tinh thần trong Đức Kitô" (III), "chúng con được
Chúa Thánh Thần liên kết thành một thân thể, và trở nên hy lễ
sống động trong Đức Kitô để ca tụng Cha vinh hiển" (IV).
Là chi thể của Giáo Hội, trong Thánh Lễ chúng ta cầu nguyện hiệp
thông với cộng đoàn địa phương, cũng như với toàn thể Giáo Hội.
Đây là 'Chiên Thiên Chúa xóa bỏ tội trần gian'. Trên thập giá,
Đức Kitô nộp ḿnh và phó mạng sống cho cả thế giới, mang tin
mừng cho tất cả kẻ nghèo khó. Khi Rước Ḿnh Thánh Chúa, nhận
lănh b́nh an và sức biến đổi cá nhân, chúng ta cũng dâng hiến
Đức Kitô cho cả thế gian, đặc biệt cho những ai đang gặp khó
khăn tinh thần hay thể xác. Thiên Chúa rất ưa thích nghe những
lời nguyện và dâng hiến đó.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Trong Bữa Tiệc Ly, Đức Kitô phán những lời đơn sơ, làm những hành
động giản dị. Tuy nhiên, ư nghĩa sâu xa của những lời và hành động
đó đă soi sáng cuộc sống phụng vụ của Giáo Hội măi đến bây giờ. Có
nhiều cách khác nhau để cử hành Thánh Lễ, trong nhà thờ chính ṭa
sáng láng hay tại nhà giam nghèo nàn, trên đỉnh núi với đám thanh
niên hay tại nhà dưỡng lăo, trong đám cưới vui vẻ hay lúc thân nhân
qua đời. Phụng vụ diễn tả ư nghĩa khác nhau và sâu xa của mỗi Thánh
Lễ qua nghi thức, thánh ca và lời nguyện thích hợp với mỗi hoàn cảnh.
Trong phần Thống Hối, chúng ta nêu lên sức thanh tẩy, biến đổi và
mang b́nh an của Thánh Thể. Lúc phụng vụ Lời Chúa, chúng ta hy vọng
thấu hiểu rơ hơn tin mừng chúng ta sẽ mang đến thế gian. Khi Dâng Lễ
và cử hành Phép Thánh Thể, chúng ta nhắc đến cuộc thương khó và Phục
Sinh của Đức Kitô. Khi Rước Lễ chúng ta hiệp thông không chỉ với Đức
Kitô, mà c̣n với cả gia đ́nh của Chúa Cha.
Cách mỗi người cử hành Thánh Lễ mang ánh sắng và ư nghĩa cho các
nghi thức, và khi thật ḷng tham gia mầu nhiệm thánh, mỗi cá nhân
đóng góp cho ḷng sốt sắng của cộng đoàn. Cộng đoàn được thêm sốt
sắng nhờ sự đóng góp của mỗi cá nhân. Mỗi cá nhân được thêm sốt sáng
nhờ sự đóng góp của cộng đoàn.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Phép Thánh Thể là sức lực hiệp nhất, là bí tích
chính trong bảy bí tích, là trái tim của Giáo Hội. Vậy là chân lư
căn bản của Phép Thánh Thể là t́nh yêu vô điều kiện của Đức Kitô tận
hiến ḿnh trên thập giá để mang ḥa b́nh, ơn tha thứ và ḥa giải cho
nhân loại, để chữa lành và biến đổi chúng ta đến cuộc sống muôn đời;
là Đức Kitô, Con Chiên Vượt Qua, là Máu Khế Ước mới, là Con Thiên
Chúa nộp ḿnh để ban sự sống cho thế gian. Mầu nhiệm Thánh Thể thật
sâu sắc! T́nh yêu Đức Kitô thật bao la! V́ lư do đó, Phép Thánh Thể
là cột trụ chính trong đời sống thiêng liêng của Kitô hữu.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Để cầu nguyện riêng: Gioan 6, 32-71
Câu hỏi để cầu nguyện và chia sẻ:
1. Khi cử hành Phép Thánh Thể, thường thường những ư nghĩa nào đánh
động tôi?
2. Phép Thánh Thể thường giúp tôi đổi mới mối tương quan với Chúa và
với anh em như thế nào?
3. Phép Thánh Thể biểu lộ t́nh yêu của Chúa Cha và của Đức Kitô bằng
cách nào?
4. Trong Lễ Vượt Qua, người Do Thái tưởng nhớ những biến cố nào? Đức
Giêsu đă ứng nghiệm những biến cố đó ra sao?
5. Phép Thánh Thể mời gọi chúng ta tiếp tục sứ mạng nào của Đức Kitô?
|
| |