ĐH 2008.04 | Chính Thầy Đă Chọn Anh Em

 

Trang chính Bao DH 2008 2008-04
.

Đông Timor: Máu Lệ và T́nh Người

Đinh Trung Ḥa, SJ

 

Tôi bước xuống phi trường Dili sau hơn một giờ bay từ Darwin. Cái nóng ẩm hắt vào mặt làm tôi nhớ Việt Nam. Phi trường Dili nhỏ, đậu rải rác vài chiếc vận tải cơ Hercules và trực thăng quân sự. Dili đă yên trong mấy tháng nay, nhưng quân đội Liên Quốc INTERFET vẫn trong t́nh trạng báo động. Đó đây từng toán quân nhân vũ trang đi tuần hành trong phi trường, và nhiều trạm gác đặt ra tại cổng phi trường và nhiều nơi trong thành phố.

Bước vào phi trường tôi gặp ngay khuôn mặt quen thuộc của thày Bryan đang chờ đón tôi. Thày Bryan đến Timor đă ba tháng, và đang làm việc tại trụ sở JRS (Jesuit Refugee Service: Cơ Quan Cứu Trợ Tị Nạn của Ḍng Tên) tại Dili. Thày không lái xe, nhưng đi với một anh tài xế người Timor. Chiếc xe chạy chậm chậm qua những con đường hẹp. Quang cảnh tang thương bày ra trước mắt tôi. Những ngôi biệt thự, trụ sở ba bốn tầng lầu bị cướp phá, thiêu hủy tan tành, chỉ c̣n trơ lại mấy vách tường loang lổ, đen đúa. Nhiều dăy nhà và cửa tiệm lớn bị đốt cháy, chỉ c̣n lại vài thanh sườn sắt cong queo, rỉ sét. Những mái tôn rỉ nát đổ sụp xuống nền gạch tàn phế. Nhiều dăy phố tan hoang, không c̣n lấy một ngôi nhà nguyên vẹn. Hai bên đường lác đác những bục phản bán hàng. Những thiếu phụ gầy guộc, đen đúa bầy bán vài trái chuối, dừa, đu đu nhăn nheo cho khách qua lại.
Tôi ngạc nhiên khi thấy những hang đá Giáng Sinh rải rác hai bên đường, làm bằng tre và lá dừa. Trong hang đá, không có tượng Giáng Sinh, người ta thay thế bằng một tấm h́nh Thánh Gia cắt ra từ tấm lịch cũ nào đó. Chạy một quăng tôi mới chợt nhận ra ḿnh vừa đi qua những trang trí Giáng Sinh làm bằng lá dừa non, trắng trẻo, uốn thành những ṿng hoa gắn trên những cây cọc cắm hai bên đường. Chúa Hài Đồng đang sinh hạ trên mảnh đất đầy máu lửa và nước mắt này.

Con đường từ Dili đến Baucau nhỏ hẹp quanh co, tựa như đường đèo Trung Việt. Phong cảnh thật đẹp, xanh tươi đầy nhựa sống. Thỉnh thoảng chúng tôi đi qua một khu phố, hay làng mạc. Lại cảnh tượng điêu tàn đổ nát, chứng tích của cuộc bạo loạn thảm khốc vừa qua.
Chúng tôi đến Luro lúc trời nhá nhem tối. May thay con sông vào Luro không sâu quá nên xe chúng tôi qua được. Cha Sal ra đón tiếp chúng tôi. Cha rất vui mừng khi gặp tôi v́ đă lâu không có ai bầu bạn.

Luro là một tỉnh lỵ khoảng 200 cây số về phía Đông thủ đô Dili. Dân số tại đây khoảng 11 000 dân, đa số làm nghề nông, một số ít làm nghề đánh cá. Cha Sal là nhân viên đầu tiên đặt chân đến đây sau cuộc bỏ phiếu, cách đây ba tháng. Cha trú ngụ ngay trong nhà thờ, ăn uống đằng sau buồng áo, và kê giường ngủ trong một góc nhà thờ. Tôi ngủ trong căn pḥng duy nhất sau pḥng áo. Khách đến trú ngụ trong ḷng nhà thờ, căng mùng giữa hai hàng ghế.

Mới đến được vài ngày, dân làng đă đến gặp tôi xin khám bệnh. Tôi thật lo lắng v́ trang bị thuốc men, dụng cụ, phương tiện y tế quá hạn hẹp. Tôi lại chưa có kinh nghiệm chữa các bệnh nhiệt đới bao giờ. Tôi chỉ mang vỏn vẹn 6 thùng giấy linh tinh các loại thuốc men, băng vải, thuốc sát trùng quyên góp từ Melbourne. Không có điện thoại, bưu điện, hay radio truyền tin ǵ cả. Pḥng cấp cứu gần đây nhất là Baucau, cách Luro khoảng 2 giờ lái xe trên đường nhỏ gập ghềnh.

 


 

Đêm Giáng Sinh, 7 giờ. Cha Sal mua tặng cho dân làng một con trâu để ăn mừng Giáng Sinh. Mọi người đang nấu nướng, sửa soạn bữa ăn cho cả làng dưới mái trường cháy nát. Chiếc máy phát điện x́ xạch đủ đốt sáng vài bóng đèn mờ cho ngày lễ hội.

Từ trong bóng tối, một thằng bé trạc 11, 12 tuổi, quần cụt, chân đất bước đến gặp tôi. Thằng bé rụt rè, sợ sệt, ôm cánh tay có băng miếng vải, miệng làu bàu mấy tiếng ǵ đó. Chiko, anh thông dịch nói: “Thằng bé bị găy tay”. Tôi hỏi lại: “Cái ǵ?” không muốn tin vào tai ḿnh. Chiko bước tới hỏi chuyện thằng bé. January, tên chú bé, bị té từ trên cây xuống đất cách đây năm ngày. Thằng bé bị găy cánh tay phải, và khủy tay trái cũng bị sưng tím. Ba nó băng tạm bằng mảnh vải mỏng, nẹp hai thanh gỗ hai bên. Trời đất! Không có quang tuyến, không có bác sỹ chuyên môn, làm sao bây giờ? Tôi sực nhớ ḿnh có mang theo vài cuộn băng bột trong số hành lư từ Melbourne. Thôi đành phải bắt tay làm việc.

Tôi nhờ Chiko phụ rửa sạch cánh tay cho chú bé bằng nước và xà bông, nâng giữ cánh tay khéo léo v́ vết gẫy khá nặng. Tôi nắn lại chỗ xương găy, và bó bột cho chú. Chú bé không hề kêu một tiếng! Tôi cũng băng lại khủy tay kia cho chú, rồi cho chú về, hẹn hôm sau trở lại. Từ hôm đó, mỗi lần đi đâu về, lại thấy chú bé đứng trước nhà thờ, đưa cánh tay bó bột lên vẫy chào tôi. Chú bé b́nh phục nhanh chóng, và năm tuần sau, cánh tay đă lành lặn khả quan.

 

 

Chúng tôi đến làm việc tại pḥng mạch hai ngày sau khi tôi đặt chân tới Luro. Hội Y Sỹ Thế Giới (MDM: Medicos Del Mundos) thành lập một bệnh xá nhỏ tại Luro, thu dụng những nhân viên y tế địa phương, và cung cấp cho họ một ít thuốc men. Người dân tại Luro bị mắc những chứng bệnh rất thông thường dễ chữa: như nhiễm trùng phổi, sốt rét, giun sán, tiêu chảy, các bệnh ngoài da, và suy dinh dưỡng. Khi biết về hiện trạng y tế tại đây, tôi không c̣n lo lắng nữa, nhưng thay vào đó là những bực dọc, tức giận. Tại sao tôi không t́m hiểu kỹ càng hơn về t́nh trạng y tế tại đây? Tại sao tôi không chuẩn bị chu đáo hơn trước khi đến đây? Tại sao tôi không mang theo lấy một viên Chloroquine trị sốt rét? Làm sao tôi có thể cung cấp cho nhu cầu của hết mọi người với vài viên thuốc trong tay?

Ngày 29/12/99, tôi đi với Chiko đến Los Palos, thành phố gần nhất Luro để xin thuốc. Tôi đến Pharmacy chính trong vùng và tŕnh bày hoàn cảnh và công việc của ḿnh. Những nhân viên Timor địa phương niềm nở và tốt quá, họ cung cấp cho chúng tôi một số trụ sinh và Paracetamol, nhưng không có Chloroquine. Người giám đốc cơ quan MDM khuyên tôi nên đến Dili xin thuốc tại bệnh viện Pháp, hoặc cơ quan MSF (Hội Y Sỹ Không Biên Giới), hay Hồng Thập Tự (ICRC). Anh ta nói chúng tôi không có thuốc để giúp đỡ anh. Hiện tại chúng tôi rất thiếu thốn thuốc men, nên phải giữ để dùng. Tôi buồn bực, chán nản, viết vội mấy chữ nhắn thày Bryan ở Dili t́m cách giúp đỡ chúng tôi gấp.

 


 

30/12/99, làng Daudere. Đă hơn một tháng chưa có nhân viên y tế đặt chân đến đây. Dân làng đưa chúng tôi đến làm việc trong một pḥng học nhỏ lợp tôn. Ba nhân viên y tế trong làng tự động đến phụ giúp tôi khám bệnh, phát thuốc. Chỉ trong chốc lát, dân làng lũ lượt mang người bệnh đến đứng đầy trước sân.
Bé Veronica được mẹ bế đến xin khám bệnh. Con bé trạc 6, 7 tuổi, khuôn mặt tṛn trĩnh, xinh xắn. Người mẹ nói bé bị nóng lạnh suốt ba tháng nay, và không ăn uống được ǵ. Con bé gầy xọp, vàng vọt, đôi mắt đờ đẫn v́ sốt rét lâu ngày. Yếu đuối quá, bé chẳng c̣n sức lực ǵ cả. Nhưng khổ thay, không có Chloroquine trị sốt rét cho bé, tôi đành phải cho ít viên Quinine uống giảm cơn sốt tạm thời, và dặn bà mẹ lần sau mang bé trở lại.

 


 

Hai lần sau chúng tôi đến Los Palos, tôi t́m đến gơ cửa trại lính INTERFET Nam Hàn xin thuốc. Tôi cũng t́m đến gặp một tổ chức y tế Nhật Bản AFMET, và trở lại gặp nhân viên MDM. Cả hai lần đều về tay không. Những nhân viên tại MDM và trại lính INTERFET không hiểu nổi tại sao tôi đến Luro hẻo lánh làm ǵ, và lại không có thuốc dùng. Mấy hôm sau, các Soeur tại AFMET đi cả nhóm đến Luro thăm chúng tôi và mang đến tặng khá nhiều thuốc men, sữa bột trẻ em, và các vật dụng y tế. Như được tiếp sinh lực, chúng tôi liền chuẩn bị những chuyến khám bệnh kế tiếp.

Vào đầu tháng Giêng, tôi đến gặp và bàn thảo với các nhân viên y tế địa phương. Ngoài bệnh xá tại Luro, c̣n khoảng 9 000 người tại các làng chưa có dịch vụ y tế. Sau khi bàn thảo, chúng tôi quyết định lập ra một trạm y tế lưu động để phục vụ cho các làng mạc rải rác trong vùng. Nhóm chúng tôi có sáu người: hai y tá cộng đồng, một dược sỹ, một nữ hộ sinh, một thông dịch viên, và tôi.

Dân chúng các làng rất vui khi gặp chúng tôi. Mỗi lần nhóm y tế đến là một biến cố lớn trong làng! Ông trùm trong làng đến tiếp đón chúng tôi, và cung cấp những ǵ chúng tôi cần dùng: bàn ghế, giấy viết toa, thông dịch viên. Họ cho chúng tôi một chỗ để làm việc, thường là pḥng mạch cũ, hay một căn nhà bỏ trống, hay trụ sở, hay một mái lều nhựa tạm thời. Buổi trưa ông trùm đưa cả nhóm về nhà ăn cơm. Lắm lúc thật cảm động: gia đ́nh họ thiếu thốn quá, họ phải dè xẻn, và đôn đáo vay mượn gạo nước về nấu nướng cho chúng tôi. Mỗi lần đi khám bệnh, chúng tôi gặp trung b́nh 100 đến 180 bệnh nhân. Hai nhân viên y tế và tôi khám bệnh ra toa, hai cô y tá và dược sỹ phát thuốc. Đang mùa mưa, sốt rét hoành hành khắp xứ. Cũng may, trùng sốt rét tại đây vẫn có thể dùng Chloroquine chữa được. Nh́n người dân xếp hàng khám bệnh thật cảm động. Trông họ gầy g̣, kiệt quệ, thật tội nghiệp. Nét mặt họ lộ vẻ lo âu, sợ không đến lần ḿnh được khám.

 


 

Baduro, Sáng thứ Hai. Người cha bế đứa con trai nhỏ ba tuổi đến xin khám bệnh, cuộn trong tấm vải rộng. Suốt ba tháng thằng bé hành sốt, bỏ ăn, ói mửa. Trán bé nổi đầy rôm, da và mắt vàng sậm. Tụy tạng bé căng lớn gấp 5 lần b́nh thường, đến 12 cm dưới sườn. Bé gầy guộc, chỉ có da bọc xương. Bụng bé ỏng trương. Ba tháng trời sốt rét, lại suy dinh dưỡng trầm trọng, trông thảm hại quá. Người cha không t́m thầy chạy thuốc cho con suốt ba tháng trời! Có phải ông ta đă sống trong hoàn cảnh thiếu thốn quá lâu nên ông không biết có thể làm ǵ được cho con? Hay ông đă dằn vặt suốt mấy tháng trời v́ sự bất lực của ḿnh?

 


 

Lần kế tiếp chúng tôi đến trại lính Nam Hàn tại Los Palos, may thay được gặp mặt linh mục tuyên úy trong trại. Cha tuyên úy và vị bác sỹ quân-y được nghe các Soeur Nhật Bản kể về công việc của chúng tôi. Người bác sỹ quân y gửi tặng chúng tôi khá nhiều thuốc men. Số thuốc này giúp chúng tôi xoay sở khá lâu.

 


 

Odofuro, sáng thứ Ba. Thứ Ba là ngày họp chợ tại Odufuro, làng chúng tôi ở. Nhiều người đến từ rất xa để mua bán đổi chác tại khu chợ lộ thiên, trước mấy nền nhà loang lổ. Chúng tôi thường e dè khi gặp những người đến xin khám bệnh sau buổi chợ, v́ họ thường không có bệnh ǵ đáng kể, chỉ đến thử xem bác sỹ y tá cho được ǵ.

Một thiếu phụ dáng khắc khổ đi một ḿnh đến gặp tôi. Chị ta lộ vẻ sợ sệt.
- Chị đến đây đi chợ? Tôi hỏi.
- Không, tôi đến đây để gặp bác sỹ.
- Nhà chị ở cách đây bao xa? Chị đi bao lâu tới đây?
- Nhà tôi ở trên ngọn núi kia. Tôi đi bộ một tiếng rưỡi mới tới đây. Tôi nghe người ta nói bác sỹ tại đây khám bệnh trong nhà thờ, nên tôi sợ.
- Tại sao chị lại sợ?
Chiko và chị ta trao đổi trong giây lát. Sau đó Chiko quay qua tôi và nói: “Chị ta người Hồi Giáo”. Tôi hơi ngỡ ngàng. Dân số Đông Timor hơn 90 phần trăm là Công Giáo, người Hồi Giáo thiểu số chắc thấy cô lập lắm. Tôi cảm động trước t́nh cảnh của chị. Tôi dừng lại một hồi rồi nh́n chị ta:
- Bây giờ, chị c̣n sợ không?
- Không.
- Thế chị có tin tưởng tôi không?
- Có.
- Thế chị bệnh t́nh ra sao?
...

 


 

Tôi thật vui khi hai bác sỹ MDM đi nghỉ về từ Darwin. Hai vợ chồng bác sỹ Maria và Jose là hai nhân viên ṇng cốt của trạm y tế lưu động phục vụ cho khu vực này. Vào đầu tháng 12, hai bác sỹ này bị lật xe khi băng qua con sông để vào Luro. Sau đó, trạm y tế này đ́nh chỉ, không vào Luro nữa. Sau khi tiếp xúc với tôi, họ tức thời cung cấp cho chúng tôi nhiều thứ thuốc: Chloroquine, Paracetamol, trụ sinh các loại, và sau đó, cho chúng tôi một thùng cấp cứu y tế IDA, đủ cho chúng tôi dùng trong mấy tuần lễ.

Khoảng cuối tháng Giêng, tôi trở lại Dili lần đầu để dự cuộc họp. Tôi ngạc nhiên v́ ḿnh đă sống xót một tháng đầu tại Luro. Số bệnh nhân đến gặp chúng tôi và được chữa trị đă lên đến hơn 1 000. Thiên Chúa hẳn đă can thiệp cách huyền diệu vào công việc nhỏ bé của chúng tôi.

Tôi t́m đến văn pḥng UNICEFF tại Dili và tŕnh bày với các nhân viên về công việc của chúng tôi tại Luro. Lúc đầu, người nhân viên tôi gặp tỏ vẻ khó chịu, và phản đối yêu cầu của tôi. Anh ta nói UNICEFF không phải là cơ quan phân phối thuốc men tại Đông Timor. Nhưng tôi thành thực nói với anh về công việc chúng tôi làm tại Luro, và cuối cùng, anh ta đồng ư giúp đỡ chúng tôi. Anh cho chúng tôi 7 000 viên Chloroquine, đủ cho chúng tôi dùng trong mấy tháng. Cha Ageng, linh mục ḍng Tên tại Dili, dẫn tôi về nhà và chỉ cho tôi tủ thuốc của nhà ḍng, bảo tôi lấy bất cứ thứ nào chúng tôi có thể dùng được.

 


 

Tôi thật vui khi hai bác sỹ MDM đi nghỉ về từ Darwin. Hai vợ chồng bác sỹ Maria và Jose là hai nhân viên ṇng cốt của trạm y tế lưu động phục vụ cho khu vực này. Vào đầu tháng 12, hai bác sỹ này bị lật xe khi băng qua con sông để vào Luro. Sau đó, trạm y tế này đ́nh chỉ, không vào Luro nữa. Sau khi tiếp xúc với tôi, họ tức thời cung cấp cho chúng tôi nhiều thứ thuốc: Chloroquine, Paracetamol, trụ sinh các loại, và sau đó, cho chúng tôi một thùng cấp cứu y tế IDA, đủ cho chúng tôi dùng trong mấy tuần lễ.

Khoảng cuối tháng Giêng, tôi trở lại Dili lần đầu để dự cuộc họp. Tôi ngạc nhiên v́ ḿnh đă sống xót một tháng đầu tại Luro. Số bệnh nhân đến gặp chúng tôi và được chữa trị đă lên đến hơn 1 000. Thiên Chúa hẳn đă can thiệp cách huyền diệu vào công việc nhỏ bé của chúng tôi.

Tôi t́m đến văn pḥng UNICEFF tại Dili và tŕnh bày với các nhân viên về công việc của chúng tôi tại Luro. Lúc đầu, người nhân viên tôi gặp tỏ vẻ khó chịu, và phản đối yêu cầu của tôi. Anh ta nói UNICEFF không phải là cơ quan phân phối thuốc men tại Đông Timor. Nhưng tôi thành thực nói với anh về công việc chúng tôi làm tại Luro, và cuối cùng, anh ta đồng ư giúp đỡ chúng tôi. Anh cho chúng tôi 7 000 viên Chloroquine, đủ cho chúng tôi dùng trong mấy tháng. Cha Ageng, linh mục ḍng Tên tại Dili, dẫn tôi về nhà và chỉ cho tôi tủ thuốc của nhà ḍng, bảo tôi lấy bất cứ thứ nào chúng tôi có thể dùng được.

 


 

Vùng núi Barikafa. Một phụ nữ khoảng 46, 47 tuổi vào khám bệnh. Bàn tay trơ xương của chị làm tôi nghĩ ngay đến bệnh cùi. Nhưng khi hỏi chuyện chị, tôi mới biết chị bị thương tật cột sống khi chạy loạn lên núi trong cuộc biến loạn năm 1975. Nh́n chị chỉ có da bọc xương, xanh sao, lưng cong g̣, thật tội nghiệp. Tôi hỏi:
- Mỗi ngày chị ăn mấy bữa?

Chị cúi đầu hổ thẹn:
- Nhà tôi không có ǵ ăn, lâu lâu tôi qua ăn nhờ người hàng xóm.
- Bây giờ đang mùa gặt bắp, chị có bắp tươi ăn không?
- Không, v́ tôi tật bệnh đâu có trồng cấy ǵ được.
- Nhà chị ở với ai?
- Tôi ở một ḿnh. Tôi có người em trai, hiện đang ở bên Tây Timor.

Chị mỏi mệt đứng lên, và kêu thốt lên một tiếng, lảo đảo vịn tay vào tường v́ chóng mặt. Chị chỉ có da bọc xương, mảnh khảnh, run rảy v́ kiệt sức. Bỗng mắt tôi nhạt nḥa, “Trời ơi, Chúa đó sao?”. Tôi như chợt nhận ra Chúa Kitô trong h́nh hài người thiếu phụ đau khổ này: tàn tật, cô đơn, đói khát, bệnh tật, t́m đến xin giúp đỡ.

 


 
 

Tôi giă từ Đông Timor vào cuối tháng Hai. Trên đường về, khi chuyến bay ghé phi trường Alelaide, tôi rất ngạc nhiên và vui sướng được Sr Thu Trang và Sr Mỹ Duyên đến đón tại phi trường. Hai Soeur được Soeur Anne nhờ đón tôi về để nói chuyện về Đông Timor, trong khi chờ chuyến bay về Melbounre. Hai Soeur liền đưa tôi về nhà, và tôi thật ngạc nhiên được nếm mùi bánh chưng Việt Hương, của Cộng Đồng Công Giáo Nam Úc. Tôi trở về trong t́nh thân ái, đùm bọc của anh chị em Tu Sỹ Việt Nam, trở về với hương vị quê hương trong tấm bánh chưng dân tộc.

Nh́n lại quăng đường ḿnh vừa đi qua, ḷng tôi tràn đầy kinh ngạc và biết ơn Chúa. Với chút hành trang ít ỏi, tôi được gửi đến trước những nhu cầu quá lớn lao. Nhiều lúc tôi vật lộn với sự thiếu thốn mọi bề. Có lúc tôi mệt nhoài v́ công việc chồng chất không cùng, và sự mong mỏi quá lớn, do người dân làng, và cũng do chính tôi tạo ra.

Nhưng dần dà tôi nhận ra, không phải là tôi đến để mọi người có sự sống, nhưng chính là Đức Kitô, người sai tôi đi và luôn im lặng đồng hành với tôi. Chính Ngài chữa lành và nuôi sống toàn dân, tôi chỉ là phương tiện nhỏ bé trong tay Ngài. Trong lo âu, sợ sệt, trong thiếu thốn, trong mệt mỏi, bệnh hoạn của xác thân, trong cho đi và nhận lănh, trong nước mắt, tiếng cười, trong tang thương mất mát hay ấm áp t́nh người, Ngài luôn luôn làm việc. Ngài chữa lành, nuôi dưỡng, tái tạo.

Tôi hay nghĩ đến câu chuyện Chúa hóa bánh ra nhiều để nuôi sống toàn dân. Ngài dùng phương tiện quá khiêm tốn trong tay để nuôi sống dân Ngài. Đời con không ao ước ǵ hơn, xin được làm khí cụ đơn sơ trong tay Chúa.

DTH 2000