ĐH  2008.03 | Từ Đại Hội Đồng Hành Thế Giới tại Fatima

 

Trang chính Bao DH 2008 2008-03
.

Thư Toà Soạn

Kim-Giao

 
 

Tôi suy nghĩ nhiều trước khi viết Thư Toà Soạn lần này. Nhiều lần cầm bút lên nhưng lại bỏ xuống v́ đầu óc đặc sệt không có một ư tưởng nào. Khi tâm trí b́nh an th́ viết dễ dàng, nhưng khi ḷng bất an th́ chữ không thành câu, ư không thành lời.

Nội dung bài vở cho báo kỳ này khá phong phú, chỉ c̣n chờ Thư Toà Soạn là có thể hoàn tất việc layout. Nhiều khi sự việc xảy ra thật trớù trêu, bao nhiêu năm nay tôi là người đi xin bài dục bài, bây giờ chính ḿnh phải tự dục ḿnh... Nhờ người khác viết th́ bị từ chối khéo. Tôi nhủ ḷng thôi th́ nghĩ sao viết vậy, đầu óc khô th́ để ḷng ḿnh chia sẻ chắc cũng không sao.

Tháng 9 vừa qua tôi có dịp đi Aspen với vài người bạn để ngắm lá vàng mùa thu, nh́n đồi núi thay màu đổi sắc. Đi thơ thẩn giữa rừng lá vàng tôi cảm thấy ḷng nhẹ nhàng hạnh phúc. Tôi cảm tạ Chúa đă tạo ra vũ trụ toàn hảo trước khi tạo nên con người, để tôi được nh́n thấy cảnh đẹp của “lá thu rơi xào xạc, con nai vàng ngơ ngác, đạp trên lá vàng khô”. Thưởng thức cảnh đẹp thiên nhiên, nhưng ḷng tôi lại ray rứt về biến cố đang xảy ra tại Thái Hà, tại Toà Khâm Sư’ ở Việt Nam. H́nh ảnh những cụ bà mặt mày xây xác v́ bạo lực làm tôi đau ḷng. Tôi được mọi tự do để cảm tạ Chúa nơi đây, nhưng đồng bào nơi quê hương thân yêu phải chiến đấu và trả một giá rất cao cho niềm tin của họ. Động lực nào thúc đẩy họ kiên cường trước bạo lực?
Tôi nghĩ đến lời Chúa Giêsu: “ai muốn theo Ta th́ hăy từ bỏ ḿnh vác thánh giá mà theo.” (Mt 16:24). Theo Chúa th́ phải chịu khổ, phải từ bỏ cái tôi. Phục vụ tha nhân cũng là một cách vác thánh giá phải không các bạn? Tôi gia nhập cộng đoàn Đồng Hành được hơn mười năm. Tôi ngạc nhiên sao ḿnh thương Đồng Hành được lâu như vậy. Tôi biết tánh ḿnh khi vui th́ ở khi buồn th́ đi. Ít khi nào vui lâu như vậy. Nhưng tôi biết lư do là tôi cảm phục tinh thần phục vụ và t́nh thương của các anh chị em Đồng Hành. Đến với Đồng Hành v́ t́nh thương, nhưng phục vụ tha nhân th́ tôi lại ngại. Viết tới đây tự nhiên tôi cảm thấy niềm e ngại mà tôi ôm giữ thật sự không c̣n nữa, v́ đúng như Chúa nói “ách ta êm ái, gánh ta nhẹ nhàng.” (Mt. 11:30) Ô, th́ ra tôi cần vác thánh giá th́ tôi mới cảm nhận được sự êm ái nhẹ nhàng này... Bây giờ tôi như hiểu tại sao có nhiều người trong cộng đoàn Đồng Hành vác thánh giá từ lúc gà gáy sáng cho đến đêm khuya tối mịt mà vẫn luôn hăng hái chân thành. Tôi như hiểu tại sao anh Liêm không ngừng lại ở nơi “dựng ba chiếc lều”, nhưng c̣n muốn “cắt những viên đá để xây dựng Vương Cung Thánh Đường” (xin đọc bài Chia sẻ Fatima trong số này).

Tôi không biết là ḿnh đă thương như thế nào, phục vụ đến đâu trong thời gian qua, nhưng một điều tôi biết chắc là Chúa thương tôi. Tôi như trở thành một con người mới. Mới không phải là từ xấu trở thành tốt, không phải là từ thiếu trở thành đầy, cũng chẳng phải là người trốn việc nay theo Chúa th́ múa tối ngày. Nhưng mới là v́ cảm nhận được sự tốt đẹp của cuộc đời, v́ cảm nhận được t́nh thương Chúa dành cho ḿnh. Chúa ơi, tại sao Chúa thương nhân loại, thương mỗi người chúng con nhiều như vậy?
Khi c̣n tuổi học tṛ, tôi thường mơ mộng với “t́nh chỉ đẹp khi c̣n dang dở”, nhưng nay tôi nhận thức được rằng, t́nh chỉ đẹp khi ḿnh cho đi chính ḿnh. Phải chăng đó là ư nghĩa của bài học t́nh thương: hạnh phúc nhất là khi ḿnh chết đi cho người ḿnh thương. Chúa là người hạnh phúc nhất v́ Chúa đă chết cho nhân loại, cho những người Chúa thương. Khi tôi thương ai, th́ những hy sinh, đau khổ của thân xác đâu có nghĩa lư ǵ với sự b́nh an và hạnh phúc mà con tim nhận được...

Viết đến đây tôi lại liên tưởng đến khuôn mặt trầy trụa rướm máu của bà cụ già nơi Toà Khâm Sứ Hà Nội. Những bầm dập này không làm giảm đi niềm tin vào Thiên Chúa nơi cụ. V́ nơi nào có Thiên Chúa, th́ ở đấy có T́nh Thương. Và t́nh thương th́ luôn luôn chiến thắng bạo lực và hận thù.


Kim Giao