|
Tin mừng theo Thánh Gio-an
(21,15-19)
15 Khi các môn đệ ăn xong, Đức Giê-su hỏi ông Si-môn
Phê-rô:
"Này anh Si-môn, con ông Gio-an, anh có mến Thầy hơn các anh em này
không? "
Ông đáp: "Thưa Thầy có, Thầy biết con yêu mến Thầy."
Đức Giê-su nói với ông: "Hăy chăm sóc chiên con của Thầy."
16 Người lại hỏi: "Này anh Si-môn, con ông Gio-an, anh có
mến Thầy không? "
Ông đáp: "Thưa Thầy có, Thầy biết con yêu mến Thầy."
Người nói: "Hăy chăn dắt chiên của Thầy."
17 Người hỏi lần thứ ba: "Này anh Si-môn, con ông Gio-an,
anh có yêu mến Thầy không? " Ông Phê-rô buồn v́ Người hỏi tới ba lần:
"Anh có yêu mến Thầy không? "
Ông đáp: "Thưa Thầy, Thầy biết rơ mọi sự; Thầy biết con yêu mến Thầy."
Đức Giê-su bảo: "Hăy chăm sóc chiên của Thầy.
18 Thật, Thầy bảo thật cho anh biết: lúc c̣n trẻ, anh tự
ḿnh thắt lưng lấy, và đi đâu tuỳ ư. Nhưng khi đă về già, anh sẽ
phải dang tay ra cho người khác thắt lưng và dẫn anh đến nơi anh
chẳng muốn."
19 Người nói vậy, có ư ám chỉ ông sẽ phải chết cách nào
để tôn vinh Thiên Chúa.
Thế rồi, Người bảo ông: "Hăy theo Thầy."
… nên từ đó tôi buồn!
Ba lần Đấng Phục sinh hỏi: "Này anh Si-môn, con ông Gio-an, anh có
mến Thầy hơn các anh em này không? " nhắc Tông đồ Phê-rô nhớ lại ba
lần ông chối Chúa trong giờ phút quan trọng nhất. Đó là khi ông phải
làm chứng công khai ḿnh thuộc về ai - và xác định ḿnh là ai.
Lúc đó ông đă chối Thầy - và qua đó đă chối bỏ cả chính ḿnh!
Chối v́ sợ: sợ bị bắt, bị tra tấn, sợ phải đau khổ. Sợ bị giết chết.
(Một cách ứng xử “rất là con người.” Có ai mà đă không biết một lần
sợ như Phê-rô?)
Ba lần hỏi của Đức Giêsu nhắc lại những yếu đuối của Phê-rô. Đụng
chạm lại một vết thương sâu đậm làm ông xấu hổ; một điều gây nhục
nhă, gây nên những dằn vặt dày ṿ và tự trách móc... Ba lần hỏi là
những lần phải “phơi trần” lại những thất bại. Và cả những hối hận,
ăn ăn nuối tiếc cũng như những ước mong được làm lại từ đầu nằm kín
trong Phê-rô.
Nên ông buồn.
Đường đời của tôi là lối Chúa t́m đến với tôi.
Phải đối diện với quá khứ không vui là một việc rất khó. Là khi phải
gặp, nh́n lại những ǵ đă trôi qua theo thời gian, nhưng để lại dấu
vết thật sâu đậm trong hồn. Đó là phần đời không đẹp nhưng không thể
chối chạy. V́ thế, việc làm đó đ̣i hỏi nhiều can đảm, cần đến một
niềm tin mạnh mẽ vào sự tha thứ và vào một T́nh yêu to lớn lắm: T́nh
Chúa phục sinh.
T́nh đó bằng ḷng với hết mọi yếu đuối, mọi lỡ lầm, mọi vết thương
và những bất toàn. T́nh sau Phục sinh mạnh hơn cả cái chết! Có nghĩa
là có thể "tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, chịu đựng tất cả…" (xem
1 Cor 13 th́ biết!)
Nhưng thực tế là vậy: Đức Giêsu hỏi làm Phê-rô nhớ đến một điều ông
muốn quên đi. Muốn như là chuyện đó không xảy ra. Cũng giống như một
trang giấy đầy dẫy những vết mực dơ và lỗi chính tả, mà ông muốn xé
đi ra khỏi cuốn sách đời ông. Muốn coi như là không có nó…
Nhưng Phê-rô phải đối diện với quá khứ của ḿnh trước khi đón nhận
một trách nhiệm lớn. Bởi v́ không biết ḿnh là ai th́ không thể hiểu
và thông cảm với người khác được. Th́ sẽ luôn đầy những thành kiến,
trách móc, đ̣i hỏi, đắng cay và bất an trong ḷng ...
Và Phê-rô không thể làm Chủ chăn, làm Giáo hoàng được!
Đến với Đức Giêsu Kitô, như vậy, luôn là đến với chính đời ḿnh.
Ai gặp gỡ Đức Giêsu th́ cũng gặp lại ḿnh.
Và Chúa đến với tôi chỉ qua cuộc đời tôi - chứ không qua con đường
nào khác cả!
Nên tôi “được phép” học yêu thương lấy đời ḿnh. Không có chuyện
"con yêu Thầy" mà ghét bỏ, chối từ, không bằng ḷng với đời con!
Mắt thấy tai nghe …
Làm Tông đồ, làm chứng nhân cho Tin Mừng, cho Đức Giêsu Kitô là như
vậy: Là nói, là kể, rao giảng về những ǵ chính ḿnh đă kinh nghiệm
nơi bản thân, trong đời của ḿnh với Đức Giêsu Kitô - với sự thật.
Chứng nhân nói, kể về những ǵ chính ḿnh đă từng trải qua, những ǵ
mắt thấy tai nghe: là những thay đổi trong đời ḿnh sau khi gặp đỡ
Đức Giêsu. Mục đích để cho những ai t́m kiếm biết Đức Giêsu Kitô là
ai.
Làm chứng cho Tin mừng th́ không chỉ nói lí thuyết suông, mà nói với
trọn cả cuộc đời ḿnh. Đức Giêsu đă hành động, đă sống như vậy khi
kể về “Cha Ta và Ta”, cũng như về “Nước Trời”. Mà là chứng nhân th́
nói thật, nói thẳng. Và sẵn sàng trả cái giá rất đắt cho sự thật đó!
"… Anh có mến Thầy không?" Như vậy, có nghĩa là: Phêrô, con có tin
được rằng Thầy vẫn mến con như xưa? Và mến hơn cả xưa? Hay nói cách
khác: Thầy hiểu con và tâm tính của con. Thầy biết con là ai. Biết
những khả năng của con và cả những hạn hẹp, những yếu đuối của con.
Và Thầy mến con như vậy!
Con người ta thường nhận xét và đánh giá dựa theo bề ngoài: dựa vào
những thành công và thất bại, sắc đẹp và gia tài, dựa theo tuổi tác
và chức vụ, gốc gác ... C̣n Thiên Chúa th́ lựa chọn dựa vào con tim
chân thành. Phê-rô là bằng chứng!
"… Anh có mến Thầy không?" cũng có nghĩa là: Thầy đă tha thứ cho
con. Đă tháo gỡ con khỏi gánh nặng của quá khứ. Đă làm ḥa với chúng
và với con rồi!
"… Anh có mến Thầy không?" là muốn nói: Con có muốn tha thứ cho
chính ḿnh như Thầy đă làm không?
Đó là một lời mời.
Nghĩa là Phê-rô có thể nhận lấy hay từ chối. Và ông có đủ lí do để
chối từ: Con chỉ là một người dân chài, không có học. Con không biết
ăn nói. Con đă phản chối Thầy, đă dùng bạo lực trong Vườn Dầu nên
bất xứng. Con đă không đủ can đảm, chùn bước khi đi đến với Thầy
trên biển. Con đă ba phải với anh em v.v. …
"… Anh có mến Thầy không?" như thế là: Con có chấp nhận con được
không với tất cả những ǵ thuộc về con? Con có tha thứ cho con được
không? Con có yêu, có thương, có mến con được, sau những ǵ con đă
trải qua, cả tốt lẫn xấu - như Thầy làm cho con?
Để chu toàn trách nhiệm mà Chúa trao, mà Phê-rô đón nhận, th́ Chúa
không đ̣i hỏi ǵ hơn là biết yêu mến hơn.
"Thầy biết con yêu mến Thầy": Phê-rô bằng ḷng nối lại đoạn đường đă
xây dở dang… Ông dám tin, dám yêu lại, bởi v́ "Thầy biết …" Đấng
Phục sinh biết con tim và tin tưởng ông, dù đă thất bại, nên ông dám
tin Người và dám tin tưởng ḿnh lại.
T́nh Chúa vô bờ, vô điều kiện làm nền tảng cho bước đi khó khăn đó.
Tôi tin tiếng Latinh là Credo, ghép bằng chữ Cor: con tim và dare:
trao, đưa. Tin, như thế là trao trọn con tim cho Đấng là T́nh Yêu và
Sự Sống vô biên và bất diệt.
Được yêu không điều kiện nên Phê-rô dám đáp trả không điều kiện!
Nên Phê-rô dám nhận trách nhiệm to lớn: Yêu Chúa, yêu ḿnh và yêu
anh chị em. Là Giáo hoàng thứ nhất có nghĩa là học mến yêu hết các
anh chị em trên năm châu bốn biển - với những khác biệt của họ.
Phêrô dám đáp trả T́nh Chúa với ông, v́ đă tin, đúng hơn: đă yêu mến.
Truyền thồng kể lại rằng: Ông đă tin yêu đến cùng - cho đến khi chết
tử đạo tại Rôma. Hay nói theo ngôn ngữ của đoạn Tin Mừng: Ông đă
phải (bằng ḷng) dang tay ra cho người khác thắt lưng và dẫn đến nơi
ông chẳng muốn.
Mỗi đoạn đường có một "dáng đi" khác.
Đoạn Kinh Thánh trên kể lại việc Đấng Phục sinh đứng chờ những người
chài chuyên nghiệp không bắt được con cá nào suốt cả đêm cực nhọc
bên bờ hồ (Gio-an 21, 1-14).
Họ đă thất bại dù có kinh nghiệm đánh cá nhiều năm, dù là nghề của
họ.
Có kinh nghiệm vẫn thua. Vẫn chưa đủ. Vẫn về trắng tay.
Phêrô đă trắng tay sau khi bỏ lại hết để theo Đức Giêsu và đă phải
thất vọng ê chề khi Thầy bị bắt và bị giết chết. Cách suy, cách sống
và cách cư xử mà ông quen từ truyền thống của cha ông và từ kinh
nghiệm bản thân (ngay cả mấy năm sống chung với Sư phụ) đă không
giúp ông hiểu được con người mang tên Giêsu.
Để có thể bắt đầu lại ông cần phải có vốn liếng mới. Cần có kinh
nghiệm mới.
Là phải được yêu thương, tha thứ cũng như phải học cách suy, cách
cảm, cách giải thích và cách hành động khác. Cũng vậy, có những thất
bại trong đời to lớn quá làm chúng ta kiệt sức, nản chí và không c̣n
tự bắt đầu lại được, mà chỉ c̣n biêt luẫn quẩn loanh quanh để sống
cho qua ngày đoạn tháng - trong khuôn khổ quen thuộc. Người chiến
bại cần có ai đó chỉ giúp cho lối đi khác hơn - qua sự lắng nghe hay
tỏ bày một chút quan tâm và cảm thông, một chút yên ủi vỗ về hay một
câu động viên ...
Chính Đấng Phục Sinh đi bước trước mở lại đường đời đă tắc nghẹn của
Phê-rô.
Người nói với các ông, những dân chài chuyên nghiệp, rằng hăy thử
cách khác: "Cứ thả lưới xuống bên phải mạn thuyền đi, th́ sẽ bắt
được cá." Họ đă làm với kết quả đầy ngạc nhiên, là: "Các ông thả
lưới xuống, nhưng không sao kéo lên nổi, v́ lưới đầy những cá" (21,
6).
Đường đời đă đi qua, quá khứ, th́ không c̣n sửa được nữa. Nhưng
chúng ta có thể học thay đổi cách nh́n, cách đánh giá nó. Học nh́n
với Chúa Giêsu ra ư nghĩa của nó trong một khuôn thước mới rộng và
to hơn. Là học "bỏ lưới bên phải" như Phêrô đă làm theo lời Đấng
Phục sinh - ngược lại với tất cả những ǵ họ đă quen đă biết trước
đó.
Phê-rô phải học “đóng đinh” lối sống, nếp nghĩ cũ và học với Đức
Giêsu cách “sống lại” đời mới: Học phục sinh như Thầy của ḿnh!
Chúa cho con người đă trắng tay - v́ thất bại và thất vọng hoàn toàn
và khó c̣n biết tin biết yêu ai - một vốn liếng to tát để làm lại
đời ḿnh, với nhiều kinh nghiệm đời và đạo hơn. Già dặn, trưởng
thành hơn: với một sự cảm thông to lớn cho mặt trái của cuộc đời nơi
người khác. Ai nên khôn mà không khốn một lần?
Niềm tin vào Thiên Chúa luôn (phải) làm thay đổi cuộc đời ḿnh một
cách rất cụ thể. Phải là nền tảng cho những bắt đầu lại mỗi ngày.
Hăy yêu như Giêsu …
Làm lại từ đầu như vậy không chỉ là lập lại. Chính Đức Giêsu phục
sinh cũng không c̣n như xưa: Gần mà như xa. Xa mà như gần. Hiện ra
rồi lại biến mất ... Các môn đệ phải học sống với cách hiện hữu gần
gũi khác xưa của Đấng Phục sinh.
Yêu thương cách trưởng thành th́ không c̣n nắm giữ, mà tôn trọng
người ḿnh yêu với tính t́nh, khả năng, lối đường riêng và ơn gọi
riêng của người đó.
Chúa Giêsu đă cho Phê-rô vốn liếng mới là mến thương yêu ông vô điều
kiện. Người tin tưởng ông dù quá khứ bất toàn. Qua đó, Chúa chỉ cho
ông điều ǵ là căn cốt, nền tảng trong đời của người theo Chúa. Mở
cho ông đường tương lai rộng to qua việc trao một trách nhiệm to mới
và thật to lớn - quá sức tưởng tượng!
Con người bị phản bội tin tưởng người phản bội ḿnh.
Yêu thương như Đức Giêsu th́ rộng răi và rất liều mạng! Học yêu
thương như Chúa, nên Phê-rô không c̣n tính toán so đo. Ông đă yêu
cho đến cùng như Thầy của ḿnh: Yêu cho đến tận cùng! Đi cho đến hết
đường đời ḿnh với Chúa!
Yêu như Giêsu th́ là như vậy.
Kitô hữu có nghĩa là những con người tin rằng ḿnh được Thiên Chúa
thương yêu và học yêu! "Đi đạo" - đi theo Chúa Giêsu Kitô - là học
sống như những con người được thương yêu.
Mà v́ là T́nh Chúa Phục Sinh nên không bao giờ tàn phai.
Tại sao dám nói (ngạo mạn) như vậy? Lấy ǵ làm bằng chứng?
Thưa là v́ Đức Giêsu Kitô!
Là Thiên Chúa làm người. (Chúng ta là những con người nên biết điều
đó nghĩa là ǵ: Làm người là có yếu đuối, là bất toàn. Là tội, nợ.
Là tánh nào tật ấy, ngựa hoang theo đường cũ. Là có thất bại, bị
ghét, bị ruồng bỏ, từ chối. Bị giam tù, hành hạ, bị giết chết. Là
bất công, là gian dối, bạo lực, bất công, lạm dụng và phản bội. Là
chết chóc v.v. …)
Bởi thế nên có chút chi đó thật khó hiểu trong T́nh Chúa!
Đúng như vậy: Chỉ có thương yêu (hết mức) th́ mới hiểu được Thiên
Chúa!
"Hăy theo Thầy!"
Là lời kêu gọi của Đấng là Sự sống cho tôi.
Bước theo để được T́nh Chúa biến đổi: Biết yêu!
Để học yêu trọn cả cuộc đời ḿnh và yêu mọi người.
Để thất bại trở nên mẹ của thành công: mặc cảm được thay bằng niềm
tự quư; thù hằn bằng những thương yêu; phản bội bằng trung thành;
chối từ nhường chỗ cho đón nhận chân thành; chết thành sự sống; hạn
hữu trở nên đời đời!
Phê-rô đă được biến đổi nên can đảm “vác thập giá ḿnh” mà theo Chúa.
Nghĩa là ông có thể yêu thương đời ḿnh - với tất cả những ǵ thuộc
về nó.
Ông đă học yêu thương hết mọi người: làm Giáo hoàng; và “mến Thầy”
hết ḷng như ông được Thầy thương mến: Ông đă chết, làm chứng cho Sự
Thật và Sự sống: cho Đức Giêsu Kitô.
Nguyễn Đức Vinh svd
|
|