ĐH  2008.01 | Có Chúa Bên Con

 

Trang chính Bao DH 2008 2008-01
.

Chúa Đă Sống Như Con Người

QT

 
 

Hắn ngồi đó ngả nghiêng như muốn nằm hẳn xuống. Chiếc mũ len xám che gần hết khuôn mặt. Nó như một vật bất ly thân và dường như chẳng muốn rời cái đầu bướng bỉnh. Lâu lắm tôi mới thấy hắn gỡ ra để găi mớ tóc rối như tổ quả. Lạ, không có cái mũ ấy trông hắn cũng sáng sủa ra phết, vậy mà . . . Tôi lắc đầu chán nản. Lại một tên choai choai thời đại.

Chẳng thấy hắn mang tập vở ǵ. Chỉ kè kè một cuốn sổ tay nho nhỏ và ghi ghi chép chép mỗi khi hắn hứng thú điều chi. Lâu lâu hắn cắt ngang bài giảng của Cha giáo với một vài câu hỏi. Của tam tội, những câu hỏi của hắn rất hay và rất sâu. Chúng phảng phất những ư tưởng của một tâm hồn muốn khắc khoải được ủi an, được đong đầy, hay của một tâm hồn măi kiếm mà chẳng thấy, măi t́m mà chẳng gặp. Tuy nhiên sao những lời thắc mắc của hắn bi quan và tối tăm quá. Có lẽ chúng c̣n bi quan hơn cả kẻ tử tù đến ngày lĩnh án và tối hơn cả xó bếp phủ đầy nhọ của nhà nông nữa. Mà quái, mỗi khi hỏi những câu ấy, giọng hắn như lạc đi và mắt hắn như mọng những nước.

Trẻ, bất cần, lấc cấc, chẳng phải tu sĩ và cũng chưa lập gia đ́nh. Thế th́ hắn muốn làm cái quái ǵ khi lấy mấy lớp thần học này nhỉ? Một, hai, rồi ba. Tôi đă học chung với hắn lớp thứ ba rồi. Vẫn thế ngồi nọ, vẫn mũ len kia, vẫn những câu hỏi hóc búa. Tôi nhíu mày và muốn xua hắn ra khỏi trường suy tư của ḿnh. Nhưng đời sao có nhiều cái lạ. Càng ghét th́ ông trời lại càng dúi vào tay. Tôi với hắn bị phân vào chung một nhóm thảo luận. Mười mấy năm ṛng lăn lộn với linh đạo I-Nhă, đề tài của những buổi thảo luận thú vị, nhưng không mới hay quá khó đối với tôi. Chúng tôi thay phiên điều khiển nhóm và thường bắt đầu với một lời cầu nguyện ngắn. Mỗi khi đến phiên ḿnh, tôi khệnh khạng t́m những lời nguyện thật kêu. Khi th́ của Rahner, lúc th́ của Pedro Arrupe, của Pierre Teilhard de Chardin, Joseph Tellow, David Fleming, William Barry, hay một nhân vật nổi tiếng nào đó. Hay nhưng sáo rỗng quá, tại nó chẳng phải của ḿnh. Nhưng đến phiên hắn, hắn cứ đủng đỉnh mở cuốn sổ tay bé tư và đọc một đoạn suy tư của chính hắn. Rất riêng tư, thẳm thẳm như hồ thu và thánh thoát như lời th́ thào của Con Tạo. Chẳng muốn nhưng trí tôi lại một lần nữa bị khuấy động. Bởi tôi cảm thấy một cái ǵ rất linh thánh đằng sau những lời trần t́nh của hắn...

Thời gian đẩy đưa, tôi thỉnh thoảng bị điệu đến bệnh viện nói chuyện với một số tâm hồn muốn t́m sự b́nh an. Một ngày tôi được nói chuyện với ông H. L con ông đang nằm trong pḥng mổ. Ḷng ṿng với những câu chuyện và ưu tư về hệ lụy của sinh lăo bệnh tử, về khao khát muốn sống và sợ chết của kiếp nhân sinh, và về niềm hy vọng cho một cuộc sống vĩnh hằng. Ông là chủ của một gia đ́nh 5 người. Các con c̣n khá bé và ông là lao động duy nhất trong nhà. Thế nên mỗi khi vào trong bệnh viện là nỗi lo của ông, của vợ và các con ông được chồng chất. Những câu hỏi tại sao v́ thế được dịp tuôn trào và lạ thay nó khá giống với ưu tư của hắn. Tôi thoáng rùng ḿnh và muốn quên đi. H. đánh thức tôi bằng một câu hỏi khác: “Này, anh đă ra cha chưa nhỉ?” “Chưa ông ạ. Có lẽ tại nết tôi chưa thuần và trái yêu trong tim tôi chưa chín. Vả lại, tôi c̣n phải học cho xong đă. Kẻo sau này giáo dân hỏi mấy câu như ông tôi không biết đường nào mà đáp.” Tôi mỉm cười trả lời. “A, ra là anh vẫn c̣n đang đi học. Thần học à? Ở đâu vậy?” Tôi nói tên của trường nơi tôi đang mài đũng. Mắt ông sáng lên và vội nói, “Thế th́ anh học chung với T. rồi. Anh biết anh ấy không?” T. nào nhỉ? Chẳng lẽ là hắn? Ông đưa tôi một tấm h́nh. Đích thị hắn rồi. Một luồng gai ốc chạy suốt đằng sau lưng tôi. “Ông cũng biết hắn à?” Tôi hững hờ hỏi. Bất giác, ông ̣a khóc và kể cho tôi nghe chuyện của đời ḿnh.

Từ bé H. đă bị đau yếu thường xuyên. Những đợt viêm thận kết nối làm đời ấu thơ của ông được dệt bằng thuốc men và những lần thăm viếng bác sĩ. Vất vả lắm ông mới ra trường, t́m việc làm kha khá, lấy vợ và sinh con. Những tưởng đời b́nh yên nhưng dông tố lại ập đến. Cách đây 3 năm, hai trái thận của ông dở chứng đ́nh công. Các bác sĩ chẳng c̣n hy vọng cứu chúng. Nếu nội trong vài tháng ông không có thận mới để thay, ông phải trở về với nơi ông đă sinh ra. Các bác sĩ buồn bă báo tin. Nằm yên với máy chạy thận nhân tạo trong lúc đợi chờ, ḷng ông đầy lửa đốt. Chết th́ ông không sợ, nhưng để lại vợ dại và con thơ là điều ông không nỡ. Nh́n bộ thiểu năo của vợ hiền và nghe tiếng khóc nức nở của đám con làm ḷng ông tan nát. Ông muốn khóc với họ cho vơi nỗi phiền mà chẳng được. Ông muốn gào lên với con Tạo cho hả nư mà không xong. Lời cầu nguyện của ông được pha lẫn giữa trách móc và nài nỉ, giữa xót xa và hy vọng. Mỗi ngày qua đi là mỗi ngày ông héo úa. Tại sao lại là phút giây này? Sao Ngài không chờ ít lâu nữa để vợ con tôi đỡ vất vả? Ngài có trái tim không? Ông tự hỏi.

Rồi hắn đến như một luồng gió. Hắn vào bệnh viện thăm một thằng bạn cũ. Chẳng kiếm ra pḥng nên hắn bắt đầu lang thang. Thấy ba đứa trẻ ngơ ngác ôm nhau ngồi khóc ở hành lang bệnh viện, ḷng hắn chùng hẳn lại. Hắn ngồi xuống và hỏi chúng chuyện chi. Chúng trả lời, “Ba chúng em sẽ chết nếu không có ai cho ba một trái thận. Cái của mẹ và của tụi em không hợp với ba, bác sĩ nói thế. Rồi ai sẽ trả tiền nhà, ai sẽ hôn lên trán chúng em mỗi tối, ai sẽ đưa tụi em đến trường mỗi sáng?” Những câu hỏi tiếp nối khiến hắn bang khuâng. Lắc đầu dứt khoát hắn bảo các em dẫn hắn đến pḥng của H. Ông ấy đang lịm dần trong cơn mê. K vợ ông gượng gạo kể cho hắn nghe sự t́nh. Hắn ngồi một lúc rồi đi ra t́m vị bác sĩ.

Hơn một tuần sau, người ta thấy hắn khập khễnh và nhăn nhó bước đi trong bộ đồ bệnh nhân. Bệnh ǵ ư? Bệnh yêu và cho đi. Hắn đă đồng ư cho ông một quả thận của hắn. May thay mấy thí nghiệm cho thấy một sự trùng hợp khá tốt và nghiễm nhiên hắn trở thành “good donor.” H. b́nh phục nhanh chóng và trở về với vợ con. C̣n hắn, trái thận c̣n lại bực bội v́ mất đi người bạn đồng hành. Nó giở chứng và muốn trừng trị hắn một lần cho thích đáng. Thế đó hắn phải lưu lại trong bệnh viện đến hơn một tháng trời. Cả gia đ́nh hắn không ai hay. Hắn cũng không muốn báo cho họ. Lại nữa, mẹ hắn đang bị ung thư giai đoạn cuối và bố hắn cũng vất vả ngược xuôi giữa việc làm và bệnh viện. C̣n đứa em út bị hội chứng Down đến tắm một ḿnh c̣n chưa nổi kia mà. Lâu lâu H. và vợ con vào thăm vị cứu tinh của họ. Con bé út vô t́nh kêu hắn là “second daddy.” Hắn đỏ mặt lắc đầu. H. muốn hắn trở nên một nhân vật gần gũi hơn với gia đ́nh ông. Hắn khéo léo chối từ và chỉ giữ quan hệ ở một mức vừa phải. Năm ngoái, hắn báo cho ông biết rằng hắn đă dọn về thành phố nơi ông đang sống. Tại hắn chợt muốn đeo đuổi vài lớp thần học và t́m câu trả lời cho những suy tư...

Tai tôi chợt bùng đi. Mắt tôi hoa lại. Tôi xin phép ông ra về sau khi hứa sẽ trở lại. Đêm ấy, pḥng tôi không khói mà sao mắt tôi vẫn cay? Tim tôi không thổn thức mà sao những giọt lệ cứ tuôn tràn? H́nh ảnh của một Giêsu lang thang t́m cách xoa dịu nỗi đau của trần thế trong thời đại hôm nay sao cứ rơ như ban ngày? Rồi tôi thấy ḿnh quá nhỏ nhen, quá tầm thường. Tôi chỉ chú ư đến thái độ bề ngoài mà không nhận ra vẻ đẹp bên trong. Tôi mải miết mang giá trị và quan niệm sống của cá nhân tôi, dân tộc tôi và quê hương tôi như là thước đo những người ngoại quốc tôi đang gặp. Rồi một thoáng kiêu hănh hăo được dịp trổ sinh. Tôi âm thầm khinh khi và chỉ trích hắn trong tư tưởng. Tôi theo Chúa như thế ư?

Mấy hôm sau tôi lại gặp hắn. Vẫn dáng vẻ bất cần, vẫn mũ len xùm xụp, vẫn thế ngồi như muốn nằm, vẫn không sách không vở và chỉ một cuốn sổ tay nhỏ téo trong túi. Hắn đó, xương thịt trước mắt tôi. Hôm ấy là phiên tôi làm leader cho buổi họp nhóm. Tôi không t́m những lời nguyện của các bậc tiền bối. Chỉ run run và lí nhí những lời mà bản thân tôi cũng chả hiểu tôi muốn nói chi. Tôi tâm t́nh đôi chút về một nội tâm muốn giao ḥa và một nội tâm muốn cho đi. Hắn ngồi đó đăm đăm nh́n tôi. Hắn nhíu mày, mím môi rồi lắc đầu. Buổi họp chấm dứt. Tôi run run đứng dậy hug hắn rồi lí nhí cảm ơn. Hắn sững người nh́n tôi rồi nói: “You seem very strange today. Are you OK? Let me know if I can do anything to help.” Rồi hắn nhún vai bỏ ra ngoài. Cái tướng đi lấc cấc của hắn chẳng lẫn vào đâu được. Tôi ngồi lại và mắt chợt đỏ hoe. Cuốn vở trên bàn lại thêm một lần thấm những ḍng nước mắt.

Ôi lạy Chúa sao Ngài măi lánh mặt. Sao Chúa măi muốn con nhận ra Ngài nơi những kẻ con không ngờ, những người con không thích? Rồi từ đáy thẳm tâm hồn, một tiếng th́ thầm như gió thoảng vọng về: Bởi cuộc đời là một chuỗi những ngày t́m và kiếm. Bởi t́nh yêu là không chối từ mà chỉ muốn cho đi. Bởi bến đỗ của trái tim không phân biệt giàu hay nghèo, già hay trẻ, sang hay hèn. Bởi ư muốn và khao khát của Cha là được ôm trọn thế giới này với tất cả thực tế của nó trong ṿng tay. Ngoài kia trời trở lạnh. Gió rít từng cơn và những bông tuyết thật mịn thi nhau rớt xuống. Nhưng ḷng tôi thấy ấm hơn. Tôi xách túi đứng dậy ra về, miệng lẩm nhẩm một bài hát thân quen của linh mục nhạc sĩ TT: “Chúa đă sống như con người, Ngài ca hát với ai vui cười. Chúa đă sống như con người, Ngài than khóc với ai buồn đau. Chúa gánh vác như bao người, Ngài lao tác kiếm cơm qua ngày. Chúa măi măi yêu con người dù ra sao vẫn yêu con người.”

 

QT — Mùa Chay 2008.