ĐH 2007.03 | Họp Mặt Vùng

 

Trang chính Bao DH 2007 2007-03
.

Ch.3 - I-Nhă va Đức Giêsu
Trích Sách Mắt Thấy Tai Nghe

S J V N

     
 

CHÚA BA NGÔI VÀ THẾ GIAN

(SJVN và thân hữu chuyển ngữ từ “The World and Trinity”, trích sách Eyes to Seem Ears to Hear của David Longsdale)

 
 

 
 

CHÚA BA NGÔI

Ông rất sùng kính Ba Ngôi Chí Thánh.  Mỗi lần I-nhã cầu nguyện với từng Ngôi...  Một hôm đang đứng trên bậc thang nhà thờ Thánh Đa-minh đọc giờ kinh Đức Mẹ, trí tuệ của ông được nâng cao hầu như nhìn thấy Ba Ngôi Thiên Chúa Chí Thánh dưới hình thức ba phím đàn, khiến ông rớt nước mắt đến độ không còn kiềm chế bản thân được nữa...  Sáng hôm đó ông theo đám rước kiệu từ trong nhà thờ đi ra, và suốt buổi sáng đến giờ cơm, ông không thể nói chuyện về đề tài nào khác trừ Ba Ngôi Chí Thánh, bằng nhiều ví dụ và câu ví khác nhau, lòng tràn ngập hạnh phúc và an vui.  Từ đó đến suốt đời, mỗi lần cầu nguyện cùng Ba Ngôi Chí Thánh, ông cảm thấy phấn khởi và hết lòng sùng kính. (Tự thuật, 28)

Tình tiết này đã xảy ra tại một nguyện đường gần Manresa vào thời gian đầu cuộc hành hương của I-nhã.  Từ kinh nghiệm này, Chúa Ba Ngôi trở nên một nguồn khởi hứng cho ngài cả trong cầu nguyện, và nhờ cầu nguyện, lẫn trong việc “giúp đỡ các linh hồn”.  Một lần nữa, đặc điểm của ngài (có lẽ làm ta thất vọng) là mô tả nội dung của kinh nghiệm quá sơ sài như “dưới hình thức ba phím đàn” (teclas).  Nhưng cho dù nội dung có là gì đi nữa, ảnh hưởng toàn bộ rõ ràng là mạnh mẽ và lâu dài.

Thần học hiện đại phân biệt rơ ràng giữa Ba Ngôi “nhiệm cục” và “nội tại”.  Khảo luận về Ba Ngôi nội tại tập trung vào các quan hệ giữa các “ngôi vị” của Thiên Chúa tam vị nhất thể trong Thiên tính.  Khi nói về Ba Ngôi “nhiệm cục” là chú ý đến công trình sáng tạo và cứu chuộc của Thiên Chúa trong thế giới và trong lịch sử, tức là trong “nhiệm cục” cứu độ.  Như ta đã thấy, I-nhã không phải một thần học gia suy lý, vì thế hoàn toàn không có gì ngạc nhiên khi các hình ảnh của ngài về Ba Ngôi chỉ liên quan đến khía cạnh “nhiệm cục”: Cách Thiên Chúa làm việc với con người trong lịch sử và trong thế giới họ cư ngụ.

I-nhã đưa ra hiểu biết căn bản của ngài về công trình của Chúa Ba Ngôi trong phần suy niệm về mầu nhiệm nhập thể tại đầu Tuần Hai sách Linh Thao.  Mục đích của ngài rất thực tế tại điểm này, là đưa ra chất liệu để chiêm niệm, để người làm Linh Thao có thể có được “một hiểu biết thâm sâu về Chúa chúng ta, Đấng đã nhập thể vì tôi, để tôi có thể yêu mến và theo Người hơn” (LT 104).  Vì thế trước hết ngài đưa ra phần tóm tắt câu chuyện: “Ba Ngôi Thiên Chúa đang nh́n xem khắp mặt địa cầu đầy người..  Ba Ngôi quyết định trong sự vĩnh hằng của ḿnh rằng Ngôi Hai sẽ làm người để cứu chuộc nhân loại” (LT 102).  Cấu trúc chủ yếu của bài chiêm niệm là một cuộc so sánh và đối chiếu giữa ba bức tranh: toàn thể trái đất và loài người trên đó, “Ba Ngôi Thiên Chúa”, và cảnh Truyền Tin với Đức Maria và thiên thần.  Sự so sánh căn cứ trên chính các “ngôi”, trên lời nói và việc làm của các Ngài.

Bài chiêm niệm này cho thấy một bức tranh mang tính trình thuật và minh họa cách I-nhã đã hiểu về Chúa Ba Ngôi như thế nào.  Ngược với sự đa dạng và đông đảo của loài người “trên mặt đất”, chúng ta được mời nhìn lên “Ba Ngôi Thiên Chúa, như ngự trên ngai ṭa uy nghi, đang nh́n xem khắp mặt địa cầu và mọi dân tộc đang mù quáng dường ấy, đang chết và sa hỏa ngục” (LT 106).  Rồi đến đối chiếu việc nghe “những điều người ta nói trên mặt đất…  nghe người ta nói với nhau, chửi rủa và nói phạm thượng v.v.”.  “Cũng vậy [tôi] nghe Ba Ngôi Thiên Chúa phán: ‘chúng ta hăy cứu chuộc nhân loại...’” (LT 107).  Cuối cùng, chúng ta được mời gọi xem xét “điều người ta đang làm trên mặt đất, chẳng hạn, giết và đi xuống hỏa ngục” trong khi “điều Ba Ngôi Chí Thánh làm” là “thực hiện công cuộc Nhập Thể cực thánh” (LT 108).

Vài dòng trên đây tŕnh bày những điểm cốt lõi trong hình ảnh căn bản của I-nhã về Chúa Ba Ngôi.  Có một sự tương phản mạnh mẽ giữa sự rối loạn trên mặt đất và ngai ṭa của “Ba Ngôi Chí Thánh”; giữa một bên là sự bất lực của con người trên mặt đất để tự giúp mình, v́ họ bị vướng mắc trong chính sự hủy hoại của họ, và một bên là quyền năng của Thiên Chúa; giữa sự dữ trên mặt đất và sự tốt lành của “Ba Ngôi Thiên Chúa”, Đấng hoàn toàn chú ý đến hành động vì ích lợi của loài người trên thế gian đang gặp phiền năo.  

Bài chiêm niệm này cũng phản ảnh cái nhìn truyền thống của Kitô giáo, cho rằng từ thời sa ngã của Ađam và Eva cho đến cái chết của Đức Giêsu, nhân loại hoàn toàn “vô phúc” và không thể nào đạt đến ơn cứu độ.  Sự kiện thế giới được nhìn như bị tước mất ân sủng giải thích cái nhìn bi quan về cuộc sống con người trước thời Đức Kitô đến trong cách suy niệm của I-nhã.  Điểm này cho thấy quan niệm của I-nhã về nhân loại khi họ không được ân sủng chạm đến.  Toàn thể mặt đất bị xiềng trong hành vi tự hoại, nó lôi họ “xuống hỏa ngục” và họ không thể nào tự giải phóng mình.  Quyết định nhưng không của “Ba Ngôi Thiên Chúa” để cứu độ loài người là một hành vi thuần túy tốt lành, và có tính phổ quát.  Nhưng chúng ta cũng nên lưu ý là I-nhã không đưa ra một giải thích thần học nào, chẳng hạn, tại sao việc cứu chuộc loài người lại đòi hỏi sự nhập thể của “Ngôi Hai” trong Ba Ngôi.  Điều I-nhă quan tâm chính là tự câu chuyện cứu độ có một hình thức dễ tiếp nhận, chứ không phải là một khảo luận về thần học nằm đằng sau nó.

Đối với I-nhã, mối liên kết giữa Ba Ngôi Thiên Chúa và sứ mạng của chính ngài thật là rõ ràng và dứt khoát.  Thiên Chúa đã sai Con Ngài đến thế gian để thế gian được cứu độ.  Sứ mạng ấy của Chúa Con tiếp tục trong mọi thời đại, và Chúa Con mời mọi người, nam cũng như nữ, tham gia vào trong sứ mạng này.  Khi I-nhã và các bạn dâng mình cho đức giáo hoàng để phục vụ Giáo hội, họ xem việc này là một dấu chỉ công khai cho ḷng ao ước trở nên bạn đồng hành và cộng tác với Đức Giêsu và Ba Ngôi Thiên Chúa.

Trong quyển Nhật ký Thiêng liêng của I-nhă, chúng ta có thể thấy các hình ảnh về Chúa Ba Ngôi hiện diện như thế nào trong lời cầu nguyện của ngài.  Quyển nhật ký ghi lại một phần nào những gì đã xảy ra cho ngài trong cầu nguyện vào khoảng thời gian ngài đang soạn sách Hiến Luật và cố gắng quyết định xem hình thức khó nghèo nào thích hợp cho toàn thể Dòng Tên.  Ở đây hình ảnh căn bản đối với I-nhã là ngài xem ḿnh như một người thỉnh cầu, một người cần “tìm kiếm ơn huệ” nơi tòa “Thiên Chúa Chí Thánh”.  Ngài hy vọng Thiên Chúa sẽ “xác chuẩn” chọn lựa khó nghèo mà ngài đã thực hiện.  Một lần nữa Chúa Con hành động như vị trung gian và bầu cử cho ngài.  Về phần mình, I-nhã cảm thấy ngài cần phải có ḷng tôn kính để đến gần Chúa Ba Ngôi trong cầu nguyện.  Trong nhật ký, có lần ngài bị chia trí và khó chịu vì một tiếng ồn trong phòng bên cạnh, và kết quả là ngài cảm thấy tạm thời bị cắt đứt khỏi sự hiện diện của Chúa Ba Ngôi, dù rằng ngài vẫn có thể đến với Ba Ngôi qua “vị trung gian” của ngài.  Trực giác độc đáo này trong đời sống cầu nguyện của I-nhã cũng minh họa sự việc là giữa các bài Linh Thao và cách ngài chiêm niệm có một sự nhất quán và liên tục, và các hình ảnh về Thiên Chúa từ những ngày đầu tiên đã kéo dài mãi đến sau này trong đời ngài.[i]

Trong các lá thư sau này của I-nhã và sách Hiến Luật, đôi khi chúng ta bắt gặp một hình ảnh khác của Chúa Ba Ngôi.  Đó là Ba Ngôi không c̣n như một Đấng ngự trên ngai vàng cao sang nữa, mà là những con người mang hình ảnh Chúa Ba Ngôi.  Trong một lá thư dài về sứ mạng và tác vụ của các tu sĩ Dòng Tên tại Coimbra năm 1547, ngài viết:

Các con có thể tìm thấy một nơi mà Thiên Chúa Rất Thánh được tôn kính hôm nay không, hoặc một nơi mà lòng tốt vô biên của Nguời được thờ phượng, nơi sự thông thái và lòng tốt vô biên của Người được nhận biết hoặc rất thánh của Nguời được vâng phục không?  Thay vì vậy, hãy nhìn xem với sự đau buồn sâu sắc, tên thánh của Người đã bị quên lãng, khinh miệt, phạm thượng ở mọi nơi.  Lời giáo huấn của Đức Giêsu Kitô bị vứt bỏ, gương mẫu của Người bị quên lãng, và giá máu của Người đã mất trong một nghĩa nào đó đối với chúng ta, vì có quá ít người hưởng lợi ích nhờ đó.  Tương tự, hãy nhìn xem những người xung quanh chúng con, họ là hình ảnh của Ba Ngôi Rất Thánh và họ có thể vui hưởng vinh quang của Đấng mà cả thế gian phải phụng sự, họ là các chi thể của Đức Kitô, là những người đã được cứu chuộc bởi quá nhiều đau thương, sỉ nhục và máu.  Cha nói, hãy xem các bất hạnh bao quanh họ, bóng tối của sự ngu dốt bao phủ họ, và cơn lốc xoáy của các đam mê, các sợ hãi trống rỗng và các đam mê khác đang tra tấn họ...[ii]

Theo lời dặn của I-nhã vào tháng 5, 1556, Polanco viết cho một tu sĩ Dòng Tên khác với lời khuyên rằng trong công việc tông đồ, anh ta hãy nhìn những người đang cùng làm việc không theo tính cách đẹp hay xấu, nhưng là như “hình ảnh của Ba Ngôi chí thánh, như một chi thể của Đức Kitô và đã được tắm trong máu Người”.[iii]

Các cụm từ này cho chúng ta một ánh sáng thú vị về cách I-nhã đôi khi suy nghĩ như thế nào.  Nói chung ngài rất ý thức về sự hiện diện và hoạt động của Thiên Chúa trong thế giới (x LT 230-7).  Khi quan hệ với Thiên Chúa được đào sâu, thế giới thụ tạo không ngừng nhắc nhở ngài về Thiên Chúa và lôi kéo ngài đến cùng Thiên Chúa, bởi vì trong khi chiêm niệm các ơn, ngài được dẫn trở về người ban ơn.  Ở đây, dường như khả năng xem người khác như hình ảnh Thiên Chúa đã giúp ngài quyết định thái độ cũng như cách xử thế đối với họ.  Chẳng hạn như, lòng tôn kính mà ngài cảm thấy trong cầu nguyện trước sự hiện diện của Chúa Ba Ngôi sẽ tuôn chảy thành một thái độ kính trọng con người, khi ngài nh́n họ như những hình ảnh của Chúa Ba Ngôi.

 

 

 
 

CÁC HÌNH ẢNH VỀ CHÚA CHA

Chúng ta tìm thấy các quy chiếu về Thiên Chúa là Cha trong hai bối cảnh hoàn toàn tách biệt nơi các bản văn của I-nhã.  Một là bối cảnh cầu nguyện với các ngôi Thiên Chúa, và trong mối liên hệ này chúng ta đã thấy I-nhã thích đến cùng Chúa Cha qua sự trung gian của Chúa Con, cũng như trực tiếp cầu nguyện với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần.  Bối cảnh khác là trong các thư từ của ngài, cách riêng các lá thư viết về sau có mục đích an ủi hoặc chia buồn.

I-nhã không quan tâm đến việc áp dụng thật chính xác các tước hiệu dành cho Thiên Chúa.  Chẳng hạn, ngài gọi cả Chúa Cha lẫn Đức Giêsu là “Thiên Chúa Chí Thánh” (the Divine Majesty) vào các thời điểm khác nhau.  Cũng có vài trường hợp ngài dường như áp dụng tước hiệu này cho cả Ba Ngôi trong Thiên Chúa mà không phân biệt các “ngôi” khác nhau.  Nhưng trong tâm trí của I-nhã, Chúa Cha dường như là ngôi cách xa nhất [với con người] trong các ngôi, và vì vậy Người đại diện cho “Thiên Chúa Chí Thánh” cách xứng hợp nhất, như một đại vương sống cách biệt mọi người.  Trong nhật ký, ngài ghi lại rằng ngài cảm thấy được Chúa Con “sẵn sàng cầu xin với Chúa Cha”, trong khi ở một thời điểm khác thì ngài cảm thấy ngài được “tự do tiếp cận cùng Chúa Cha.”[iv]

Tuy vậy, Chúa Cha là nguồn tối thượng về thẩm quyền và khải đạo cho I-nhã trong các quyết định ngài đã chọn và con đường ngài theo.  Ngài bảo các bạn của mình rằng, trong kinh nghiệm quan trọng ngài đã cảm nhận tại La Storta trên đường đến Roma, chính Chúa Cha đã nói cùng Đức Giêsu “Ta muốn người này phục vụ chúng ta” và I-nhã cảm thấy chính Người đã đặt ngài “cùng với Chúa Con”.  Và trong các trình thuật cầu nguyện trong nhật ký, ngài đã tìm sự xác chuẩn và phê duyệt từ nơi Chúa Cha cho các chọn lựa của mình.[v]  Khi phải quyết định về nghèo khó, ngài đã viết: “Với ḷng bình an và thanh thản, tôi đã tuyển chọn và dâng lên cho Chúa Cha việc không sở hữu bất cứ điều gì, ngay cả cho Giáo hội.”[vi]

Không như người bạn thân của ngài là Pierre Favre, I-nhã không phải là một thi sĩ tinh thần (poète de l’esprit).[vii]  Vì thế, chúng ta không có được những miêu tả chính xác hoặc đầy đủ về nội dung hoặc tính chất của các hình ảnh về Chúa Cha hoặc các “ngôi” khác trong Ba Ngôi mà I-nhã đã ý thức được vào những thời điểm đó.  Trong bất cứ trường hợp nào, ngài luôn dè dặt về kinh nghiệm nội tâm của mình và ngài không muốn viết nhật ký để bị sàng lọc lại 450 năm sau.  Chỉ sau khi bị quấy rầy nhiều, ngài mới nhượng bộ để kể lại câu chuyện về đời sống nổi tiếng của ḿnh.  Tất cả những gì chúng ta đọc được (trong nhật kư của I-nhă) là các cụm từ ngắn, ví dụ như khi ngài ghi lại thị kiến “bằng một cách nào đó, [ngài] đang ở với Chúa Cha”.  Tuy vậy, từ các manh mối này, chúng ta có thể gom lại một số ý tưởng của I-nhă về vai trò của từng ngôi trong Ba Ngôi Thiên Chúa trong bối cảnh cầu nguyện và đời sống tông đồ của ngài.

Một bối cảnh quan trọng khác là trong các lá thư viết về sau, trong đó I-nhã nhắc đến hình ảnh của Chúa Cha.  Dĩ nhiên, chúng ta biết rằng từ năm 1548 trở đi, I-nhã đã sử dụng Juan Polanco làm thư ký cho mình.  Vì thế đối với các lá thư trong tám năm cuối đời ngài, không thể chắc chắn rằng các hình ảnh hoặc lối diễn tả nào là của I-nhã, còn cái nào là của Polanco.  Nhưng chúng ta có thể giả định rằng nói chung, Polanco là một thư ký trung thành, bằng không I-nhã đã không tiếp tục sử dụng ông, và các lá thư trình bày chính xác suy nghĩ của I-nhã, thậm chí cả khi chúng không được ngài đích thân viết ra.  Ở đây, trong bất cứ trường hợp nào, chúng ta không quan tâm đến từng từ ngữ cụ thể được sử dụng trong các lá thư cho bằng trực giác mà các từ ngữ ấy chuyển tải cho chúng ta về việc I-nhã hình dung Thiên Chúa và liên hệ với Người như thế nào.

Các lá thư đang nói đến là những lá thư an ủi hoặc phân ưu, động viên những người đang bị bệnh, mất người thân hoặc bị đau khổ v́ một biến cố đau thương nào đó.  Đối với chúng ta, các kinh nghiệm này thường đặt vấn đề về sự tốt lành của Thiên Chúa.  Chúng cho thấy kinh nghiệm của chúng ta về Thiên Chúa có hai mặt thường trái ngược nhau.  Một đằng, chúng ta tin và đôi khi cảm thấy rất rõ ràng lòng tốt và tình yêu Thiên Chúa dành cho chúng ta.  Đằng khác, các thời điểm đau khổ và ưu phiền khiến chúng ta hoài nghi về lòng nhân hậu và tình thương ấy, trong khi nỗi đau thường cho thấy một mặt khác của Thiên Chúa mà chúng ta không thích.

Vựợt xa những lời ngọt ngào, lời kể lể xưa cũ,

Ngài là tia chớp và t́nh yêu, con t́m được, mùa đông và nồng ấm,

Là Cha và là Đấng xoa dịu con tim Ngài đă làm quặn đau

Bóng tối Ngài phủ xuống và ḷng Ngài thật bao dung.[viii]

 

Trong các lá thư động viên và an ủi gửi cho những người đang đau khổ, I-nhã thường tìm cách giúp họ tìm thấy một ý nghĩa nào đó trong đau khổ của họ bằng cách mô tả điều ngài tin rằng Thiên Chúa đang thực hiện trong các hoàn cảnh ấy.  Niềm tin cơ bản của ngài là Thiên Chúa vừa khôn ngoan vừa tốt lành, và trong mọi hoàn cảnh chúng ta đang lâm vào, mọi biến cố xảy đến cho chúng ta, ngay cả những biến cố đau thương nhất, Thiên Chúa vẫn đang hành động vì lợi ích của chúng ta.  Điều này khi được khẳng định một cách không che đậy, có thể làm ta rất ngạc nhiên khi nói lên trong những hoàn cảnh đau buồn, và chắc chắn là không dễ dàng, thậm chí là điều không thể đón nhận với một người đang bị đau khổ tột cùng.  I-nhã sử dụng ba hình ảnh của Thiên Chúa trong các hoàn cảnh này để bày tỏ điều ngài muốn nói: hình ảnh về người quan phòng, người cha và vị y sĩ.  Một hai đoạn từ các lá thư của ngài cho chúng ta nếm được những hình ảnh này có ý nghĩa thế nào đối với ngài.

Magdalene Angelica Domenech là em của một tu sĩ Dòng Tên.  Bà bị đau khổ cả về bệnh tật lẫn những lo âu trong tinh thần khi I-nhã viết lá thư này cho bà vào tháng Giêng 1554:

Hãy tin rằng lòng nhân hậu tối cao, thần thánh và tình yêu của người Cha khôn ngoan vô lượng của chúng ta trên trời luôn dành cho con những gì giúp con hoàn thiện hơn.  Vì trong nghịch cảnh cũng như lúc thuận lợi, trong các tai họa cũng như trong mọi an ủi, Người luôn biểu lộ một tình yêu vĩnh hằng, nhờ nó Người hướng dẫn những kẻ Người chọn đến hạnh phúc muôn đời.

Vĩ đại thay lòng lân tuất yêu thương của Người, đến độ Người sẽ ban cho chúng ta được ủi an thay vì bất hạnh, cả ngay trong đời này nếu đó là điều tốt cho chúng ta.  Nhưng vì hoàn cảnh bất hạnh của chúng ta trong tình trạng hiện tại đòi hỏi rằng đôi khi Người viếng thăm chúng ta bằng thử thách thay vì dễ chịu, chúng ta có thể thấy ở đây lòng nhân hậu tối cao của tình cha của Người, vì Người giới hạn các thử thách của chúng ta trong một thời gian ngắn, và không phải không có đôi khi xen lẫn vào nhiều an ủi...  Nếu con cố gắng đặt mình vào trong bàn tay của Đức Kitô Chúa chúng ta bằng việc hòa hợp ý chí của con hoàn toàn với ý Người, kể cả việc sẵn sàng đi theo Người trong các thử thách Người đã trải qua trong thế gian này khi Người muốn chia sẻ những điều đó với con, để con có thể theo Người sau này trong vinh quang của thế giới khác.  Cha không nghi ngờ gì việc các thử thách ấy sẽ ngừng lại phần lớn...[ix]

Mary Frassona del Gesso là một ân nhân của Dòng Tên.  Bà đã trợ cấp cho một học viện tại Ferrara.  Khi bà bị ốm nặng và gặp khó khăn với các người thân, I-nhã một lần nữa lại dùng đến các hình ảnh về Thiên Chúa như đấng quan phòng, người cha và y sĩ khi cố gắng nâng đỡ bà:

Tôi nghe nói bà đã được Thiên Chúa thăm viếng qua bệnh tật thân xác cũng như các thử thách trong linh hồn, và tôi nghĩ rằng tôi nên viếng thăm bà qua lá thư này... và nhắc bà (rằng) sự quan phòng của Cha chí thánh và Thầy thuốc khôn ngoan của chúng ta thường đối xử cách này với những người ngài rất mực yêu thương...[x]

Và trong một lá thư gửi cho linh mục Francis de Attino, một người bị ốm và đang lo lắng, I-nhã bảo ông rằng ông cần thực hiện một số bước hợp lý để khỏe lại:

Vì chẳng bao lâu nữa, nhờ ơn Chúa giúp, cha sẽ được giải phóng khỏi bệnh tật để dành trọn bản thân cha cho việc phục vụ Thiên Chúa.  Và đừng nghĩ rằng tìm cách phục hồi sức khỏe là một chuyện vặt vãnh...  Bao lâu (Thiên Chúa) viếng thăm cha qua bệnh tật, hãy chấp nhận nó như một món quà rất quý giá từ một người cha và người y sĩ khôn ngoan và tình cảm nhất.  Đặc biệt, hãy tin tưởng với cả tâm hồn và thân xác, trong công việc và trong đau khổ, hãy bằng lòng với những gì làm vừa lòng Đấng quan phòng.[xi]

Mầu nhiệm và nghịch lý ở đây thì vẫn có trong cách các Kitô hữu hiểu biết về lối Thiên Chúa đối xử với chúng ta.  I-nhã rõ ràng đã cảm thấy rằng các hình ảnh Thiên Chúa như một “người cha khôn ngoan và giàu tình thương”, hoặc “sự quan phòng của người cha chí thánh và y sĩ khôn ngoan” sẽ giúp người ta hiểu được và chấp nhận dễ dàng hơn các đau khổ không thể tránh khỏi xảy đến với họ.  “Sự quan phòng”, như một từ ngữ được liên kết với các khảo luận thần học hơn là sự an ủi cá nhân, có lẽ có những ngụ ý trừu tượng và chung chung.  Nhưng hình ảnh một người cha “đưa bàn tay lên để đánh cũng như để xoa”[xii] nghe có vẻ ấm áp hơn cho kinh nghiệm của con người về Thiên Chúa vào những thời khắc vui sướng cũng như đau buồn, nhưng không phá hủy hoặc làm giảm nhẹ mầu nhiệm đi.

 

 

 
 

CHÚA THÁNH THẦN

Bây giờ th́ chắc độc giả không ngạc nhiên khi biết rằng I-nhã đã không hề có một nền thần học hoàn chỉnh hoặc độc đáo nào về Chúa Thánh Thần.  Trong toàn bộ các bản viết của ngài, Chúa Thánh Thần hiếm khi nào được nhắc đến một cách minh nhiên.  Quả thật, như chúng ta đã thấy, ngài gán cho Đức Kitô phục sinh một số vai trò mà người khác có thể gán cho Thánh Thần, như là một bạn hữu hoặc người an ủi (LT 224).  Vài lần khi ngài có nhắc đến Chúa Thánh Thần, thì đó thường là trong bối cảnh hoạt động của Thánh Thần trong đời sống cá nhân.  Ngài gán cho Thánh Thần một số vai trò mà đức tin và thần học Kitô giáo truyền thống đã gán.  Chỉ có một lần duy nhất ngài rõ ràng nhắc đến Thánh Thần trong Linh Thao, khi ngài khẳng định rằng vai trò của Thánh Thần trong Giáo hội là “trị v́ và cai quản”, và đây cũng là cùng một Thánh Thần hoạt động trong giao ước cũ  khi ban các giới răn cho dân Israel (LT 365).  Trong Hiến Luật, Thánh Thần cũng có một vai tṛ tương tự, Người “viết và khắc” vào tâm hồn chúng ta “luật nội tâm của đức mến và lòng bác ái”, dạy dỗ (414), hướng dẫn (624) và linh hứng (624).

Tuy nhiên, trong bối cảnh nhận định thiêng liêng và làm quyết định cho ḿnh, I-nhã đã ghi lại trong nhật ký một vài phần nhỏ trong kinh nghiệm của ḿnh về sự hiện diện và hoạt động của Thánh Thần.  Vào những ngày mà phần đầu của nhật ký ghi lại, ngài cử hành Thánh lễ tạ ơn Ba Ngôi và sau đó cầu nguyện về quyết định ngài đang thực hiện.  Sau này, ngài đổi sang cử hành Thánh lễ tạ ơn Chúa Thánh Thần, và vào thời điểm này, Thánh Thần bắt đầu hiện diện thường xuyên hơn trong nhật ký.  Ngài mô tả vai trò của Thánh Thần trong việc nhận định của ngài:

Tôi cầu nguyện cùng Đức Bà, rồi với Chúa Con và với Chúa Cha, để Người ban cho tôi Thánh Thần của Người để trợ giúp tôi trong việc suy nghĩ và cho tôi tâm trí minh bạch.[xiii]

Sau này, với cùng một lòng sốt mến, tôi khẩn nài ơn suy xét bằng tinh thần của Người và được chuyển động bởi tinh thần ấy.[xiv]

Hôm đó, I-nhã cũng cảm thấy Chúa Thánh Thần xác chuẩn các chọn lựa của ngài một cách đặc biệt, như đã xảy ra với cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi.[xv]  Nhưng điều lạ thường là trong cùng một ngày I-nhă cảm nhận một cuộc “tâm sự với Chúa Thánh Thần” và các hình ảnh minh họa về kinh nghiệm ấy.  Kết quả là một sự xác chuẩn được cảm nhận về quyết định ngài đã chọn:

Một lúc sau tôi làm một cuộc tâm sự với Chúa Thánh Thần trong khi chuẩn bị dâng Thánh Lễ kính Người; tôi đã cảm nghiệm cùng một lòng sốt sắng và nước mắt và dường như có thể thấy được hoặc cảm được Người trong một sự rõ ràng hoặc trong màu ngọn lửa cháy – một cách rất lạ lùng đối với tôi – tất cả điều này đã xác chuẩn cho tôi về chọn lựa của mình.[xvi]

Cũng như các hình ảnh khác của ngài về các “ngôi” trong Ba Ngôi, hình ảnh của I-nhã về Chúa Thánh Thần có liên hệ rất gần gũi với kinh nghiệm của ngài.  Mối quan tâm của ngài không phải là phát triển một thần học hoàn chỉnh về Chúa Ba Ngôi, song là cho phép những hình ảnh về Thiên Chúa đã trở nên quan trọng trong kinh nghiệm của ngài ảnh hưởng đến hoạt động của ngài.  Vì thế, hình ảnh Chúa Thánh Thần giúp ngài di chuyển từ cầu nguyện sang các chọn lựa có tính thực tế, vì ngài thấy rằng tiến trình chọn lựa của ngài được trợ giúp trong từng giai đoạn bởi sự hiện diện và hoạt động của Thánh Thần.  Đây là một hình ảnh trong đó ngài nhận thức một cách chính xác “Đấng Tạo Hóa đang làm việc với thụ tạo và thụ tạo với Đấng Tạo Hóa của mình” (x. LT 15).

 

 

 
 

THẾ GIAN VÀ THIÊN CHÚA

Hai hình ảnh căn bản trong lối suy nghĩ và các bản văn của I-nhã cung cấp cho chúng ta một khuôn khổ, từ đó ta có thể khai thác sâu hơn hiểu biết của ngài về sự tương tác giữa Thiên Chúa và thế gian, Thiên Chúa và lịch sử loài người, Thiên Chúa và mỗi cá nhân.  H́nh ảnh đầu tiên là một bức tranh miêu tả mọi ân huệ tốt lành của công cuộc sáng tạo và cứu độ đều “đến từ trên cao”, như các tia sáng tỏa xuống từ mặt trời, và như nước chảy từ mạch suối” (LT 237).  Hình ảnh thứ nhì, rõ ràng được liên kết với điều trên, là một cảm nhận về Thiên Chúa như đang hiện diện và hoạt động ở mọi bình diện của thế giới thụ tạo.  Và I-nhă đã diễn tả điều ấy bằng ngôn ngữ triết học của thời đại ngài, mà ngày nay xem ra có vẻ kỳ lạ, dù chúng ta hiểu được vấn đề: “trong các nguyên tố bằng cách ban cho hiện hữu, trong thảo mộc bằng cách cho tăng trưởng, trong động vật bằng cách ban cho cảm giác, trong con người bằng cách ban cho hiểu biết” (LT 235).  Chúng ta có thể bắt đầu khai triển sâu hơn quan niệm của I-nhã về Thiên Chúa trong tương quan với thế giới bằng cách nhìn kỹ hơn hai hình ảnh này.

Hai hình ảnh ấy làm nên nền tảng của bài “Chiêm Niệm để Đạt được Tình Yêu” trong sách Linh Thao, nơi I-nhã yêu cầu người làm Linh Thao xem xét kỹ càng các ơn họ đã nhận “từ trên cao” và các dấu chỉ về sự hiện diện của Thiên Chúa trong thế giới, rồi đến trong lịch sử đời họ.  Mục đích của bài tập là khuyến khích người làm Linh Thao đi vào một chuyển động của tình yêu hướng về Thiên Chúa: khi quý trọng các ơn của Thiên Chúa dành cho tôi và sự hiện diện thường xuyên, trung tín, sáng tạo và cứu độ của Thiên Chúa trong thế giới và trong đời tôi, tôi sẽ được hướng đến việc đáp trả bằng cách dâng hiến mọi điều tôi có cho Thiên Chúa (LT 234).

Hình ảnh đó có tính cách trọng tâm đến nỗi I-nhã đă dùng nó trong nhiều hoàn cảnh khác nhau như chúng ta thấy trong các trích đoạn sau.  Theo cách nhìn của ngài, tất cả đời sống của chúng ta và mọi sự trong đó đều là tặng phẩm từ Thiên Chúa, cũng giống như toàn thể vũ trụ nơi chúng ta đang sống.  Ngài minh họa điều này trong sách Linh Thao như sau: “chẳng hạn như quyền lực hữu hạn của tôi từ quyền lực tối cao và vô cùng mà xuống, và cũng như thế, sự công chính, lòng tốt, lòng trắc ẩn, tình thương xót, v.v.” (LT 237).  Trong Hiến Luật, hình ảnh này được lặp đi lặp lại.  Chẳng hạn, ngài đề nghị các tu sĩ Dòng Tên hãy cố gắng chấp nhận thậm chí bệnh tật “như một ơn từ tay Đấng Tạo Hóa và Chúa chúng ta, vì nó là một ơn không kém gì sức khỏe” (272).  Khi ngài cố gắng làm cho các thành viên Dòng Tên hiệp nhất với nhau trong “tình yêu Thiên Chúa Chúa chúng ta”, ngài quả quyết rằng sự hiệp nhất này sẽ được thực hiện “bằng cùng một tình yêu đến từ Thiên Chúa Thiện Hảo và lan tỏa cho mọi người, cách riêng cho thân thể Dòng” (671).  Sau này, khi đặt ra các nguyên tắc để làm các quyết định trong Tổng Hội (General Congregration, thẩm quyền tối cao của Ḍng), ngài trở về ẩn dụ ánh sáng: “ánh sáng để nhận thức điều tốt nhất có thể quyết định phải đến từ Sự Khôn Ngoan Tối Thượng” (711; x. 746).  Khi ngài bàn về phẩm chất mà vị Tổng Quản của Ḍng (Bề Trên Cả) phải có, chúng ta thấy hình ảnh mạch nước một lần nữa:

(đặc tính) đầu tiên là người ấy phải kết hiệp mật thiết với Thiên Chúa Chúa chúng ta, và thân mật với Người trong cầu nguyện và mọi hoạt động, để từ Thiên Chúa, là nguồn mọi sự thiện hảo, vị tổng quản có thể thu được nhiều hơn cho toàn thân Dòng một phần lớn hơn các ân huệ của Người... (723)

Điều này tự nhiên đưa đến hình ảnh thứ hai của việc Thiên Chúa can thiệp vào thế giới như “Đấng Tạo Hóa và Chúa chúng ta”.  Thiên Chúa của I-nhã không hề là một Thiên Chúa xa xôi cách biệt, nghĩa là một Đấng đã tạo dựng thế giới này vào một khoảnh khắc nào đó và rồi để mặc nó vận hành và sống bằng chính sức nó, ngoại trừ một đôi lần can thiệp đặc biệt.  Nếu thế giới, lịch sử và những gì chứa đựng trong đó là những ân huệ từ bàn tay Thiên Chúa, thì Thiên Chúa luôn có mặt và can dự vào thế giới thụ tạo trong mọi chiều kích của sự sống và bằng nhiều cách thức khác nhau.  Thiên Chúa tiếp tục sáng tạo và nuôi dưỡng vũ trụ và lịch sử loài người bằng cách luôn hiện diện và tham dự vào đó. Đối với I-nhã, toàn thể vũ trụ được tạo thành này là môi trường trong đó Thiên Chúa tiếp tục là Đấng Sáng Tạo và Đấng Cứu Độ.  Một hình ảnh hấp dẫn khác mà I-nhã sử dụng để diễn tả điều này là hình ảnh Thiên Chúa chăm chỉ làm việc cho chúng ta: “suy xét xem Thiên Chúa lao động và làm việc cho tôi như thế nào trong mọi vật thụ tạo trên mặt đất, nghĩa là Ngài hành sự theo cách một người làm việc” (LT 236).

Đối với I-nhã, sự cam kết của Thiên Chúa cho loài người và cho thế giới, được diễn tả trong hình ảnh chúng ta vừa thấy, là một cam kết của tình yêu.  Chính vì Thiên Chúa yêu thế gian mà Người đã tuôn đổ các ơn huệ đầy tràn trên đó.  I-nhã miêu tả tình yêu không nằm ở cảm giác lãng mạn nhưng là ở việc chia sẻ với chúng ta (LT 230-1).  Các món quà mà Thiên Chúa không ngừng ban cho chúng ta là các ơn và là bằng chứng của tình yêu.  Chúng chi phối mọi việc Thiên Chúa làm cho chúng ta: “người yêu thì trao tặng và chia sẻ cho người mình yêu cái mình có, hoặc trong số những cái mình có hay có thể có, và cũng vậy, ngược lại, người được yêu đối với người yêu” (LT 231).  Và I-nhã hy vọng rằng cách Thiên Chúa đối xử với chúng ta sẽ gây ra một đáp trả tình yêu tương tự:

với tâm tình yêu mến thiết tha, tôi suy kỹ xem biết bao sự Thiên Chúa Chúa chúng ta đã làm cho tôi và biết bao cái Người đã ban cho tôi từ cái Ngài có, và sau nữa, chính Chúa ước ao ban mình Người cho tôi, bao nhiêu có thể, theo như ý định thần linh của Người.

Rồi tôi sẽ suy nghĩ nơi tôi, suy xét với đúng lẽ phải và sự công bình, về cái mà, về phần tôi, tôi phải dâng và hiến cho Thiên Chúa uy linh, đó là hết mọi sự của tôi, và bản thân cùng với những cái đó.

Sự đáp trả của tình yêu cho tình yêu là khung cảnh mà I-nhã đã đặt vào lời cầu nguyện nổi tiếng của ngài: “Xin hãy nhận lấy, lạy Chúa, và hãy nhận trọn cả tự do, trí nhớ, trí hiểu và trọn cả lòng muốn của con, tất cả những gì con có và sở hữu...” (LT 234).

Chúng ta đã thấy, khi nhìn vào các hình ảnh của I-nhã về Ba Ngôi, Thiên Chúa luôn có mặt và hoạt động trong thế giới để đem lại ơn cứu độ cho loài người; nghĩa là giải cứu loài người khỏi các hành vi hủy hoại chính mình mà v́ chúng họ có thể bị sập bẫy,  và đem họ đến sự sống viên mãn bởi đó mà họ được tạo thành.  Nhưng Thiên Chúa không áp đặt kế hoạch này trên chúng ta như một chính sách độc tài áp đặt trên dân chúng những gì được coi là tốt cho họ.  Ngược lại, Thiên Chúa mời con người cộng tác trong việc cứu độ chính họ, và trong việc đem ơn cứu độ đến cho những người khác.  Thiên Chúa tìm kiếm các cộng tác viên, không phải các nô lệ, “vì sự an bài tốt lành của Thiên Chúa yêu cầu sự cộng tác từ các tạo vật của Người” (Hiến Luật, 134).  Vì thế I-nhã thường sử dụng hình ảnh yêu thích của ngài về chính mình và những người khác như “các khí cụ tích cực, cộng tác trong bàn tay Thiên Chúa” (Hiến Luật, 813, 814).

Một trong những phê bình hay được đưa ra để chỉ trích một số hình thức linh đạo Kitô giáo là chúng làm người ta chú ý quá nhiều đến vĩnh cửu, đến đời sau, và quên đi thế giới hiện tại; chúng hứa hẹn hạnh phúc tương lai mà bỏ qua hiện tại và các mối quan tâm cấp thiết của đời sống.  Linh đạo I-nhã xét chung không thể coi là thuộc kiểu linh đạo hướng về đời sau, mặc dù chúng ta thấy được ảnh hưởng của nó tại vài điểm trong Linh Thao.  Như đã thấy, Thiên Chúa của I-nhă hiện diện trong thế giới hiện tại, và Người mời gọi con người cộng tác trong dự án cho thế giới này.  Dĩ nhiên linh đạo I-nhă cũng mang chiều kích của thế giới bên kia.  Nếu không, linh đạo đó không trung tín với Tin Mừng.  Sự cứu độ mà Thiên Chúa hứa hẹn và mời gọi con người cộng tác vào sẽ được viên mãn trong đời sau.  Nhưng ơn cứu độ đã bắt đầu ở thế giới này, và hình ảnh Nước Thiên Chúa của I-nhã sẽ không thực sự mang tính Kitô giáo nếu nó coi nhẹ chiều kích đời này.  Chất lượng của sự cứu độ mai sau tùy thuộc phần lớn vào chất lượng dấn thân của chúng ta trong việc xây dựng Nước Thiên Chúa trên trần gian.

Điều này dẫn tới một khía cạnh khác trong hình ảnh của I-nhã về Thiên Chúa, Đấng hoàn toàn can dự vào mọi chiều kích của đời sống con người.  Chúng ta đã thấy trong bài Chiêm Niệm để Đạt được Tình Yêu, ngài đã nhấn mạnh đến sự hiện diện của Thiên Chúa trong lịch sử mỗi người như thế nào.  Nhưng sự hiện diện và các ơn huệ của Thiên Chúa không chỉ giới hạn vào đó.  Chúng trải rộng từ con người đến các thể chế, cơ cấu, và nhờ đó mà cả sự sống con người và Nước Thiên Chúa được duy trì.  Khi I-nhã đồng ý thành lập các học viện ngài cung cấp các thể chế “được chúc phúc”, và nhờ các thể chế này Lời và Nước Thiên Chúa có thể lan tỏa rộng rãi hơn.  Ngài cũng nhận ra rằng con người trong các vị trí trách nhiệm và quyền lực có ảnh hưởng đến các cơ cấu xã hội, thậm chí đến mức kiểm soát chúng, và vì thế các cơ cấu và thể chế ấy có thể trở thành các phương tiện “được chúc phúc” để cổ võ, hoặc trở thành tội lỗi để ngăn trở Nước Thiên Chúa.

 

 

 
 

LÒNG NHÂN LÀNH VÀ SỰ KHÔN NGOAN VÔ LƯỢNG

Đức tin và thần học Kitô giáo đã quy cho nhiều phẩm chất và quyền hành Thiên Chúa theo dòng thời gian.  Trong số đó, xét theo số lần ngài nhắc đến chúng, các thuộc tính có vẻ có ý nghĩa nhất đối với I-nhã là sự tốt lành và khôn ngoan của Thiên Chúa.  Trong tất cả các văn thư của mình, ngài thường nhắc đến Thiên Chúa bằng những tước hiệu như “Đấng Tốt Lành Vô Biên”, “Đấng Khôn Ngoan Thượng Trí”, v.v.  Sự tốt lành của Thiên Chúa, đối với ngài, là một cách diễn tả khác của tình yêu Thiên Chúa và các ân huệ đến từ Người.  Nó trình bày hình ảnh Thiên Chúa mà chúng ta vừa mới xem qua: Thiên Chúa, Đấng đã cam kết với thế giới trong tình yêu, đến độ không ngừng trao ban và làm việc cho con người.  Nhưng lòng tốt và sự khôn ngoan của Thiên Chúa cùng làm việc với nhau, vì tình yêu của Thiên Chúa là một tình yêu hữu hiệu và có trật tự, và Thiên Chúa, Đấng hoàn hảo và khôn ngoan vô cùng”, là căn nguyên của mọi trật tự” (Hiến luật, 136).  Cùng với nhau, sự khôn ngoan và lòng tốt của Thiên Chúa rất gần gũi với hình ảnh của Dante về “tình yêu làm chuyển động mặt trời và các vì tinh tú khác”.  Vì thế trong lời mở đầu của Hiến luật, I-nhã viết về việc thành lập Dòng: “phải là Sự Khôn Ngoan Thượng Trí và Lòng Nhân Lành của Thiên Chúa Đấng Tạo hóa và Chúa chúng ta, sẽ giữ gìn, hướng dẫn và thực hiện trong việc phục vụ Người qua Dòng Chúa Giêsu nhỏ bé này, như Người đã đoái thương khởi đầu nó” (134).  Ngài đã thấy việc thành lập Dòng, cũng như ngài đã nhìn các dự án khác, như một ân huệ từ lòng tốt của Thiên Chúa, và chính sự khôn ngoan thượng trí của Thiên Chúa đã giúp cho dự án được thực hiện thành công.  Khôn ngoan cũng là một ơn giúp nhận định, giúp con người đưa trật tự vào đời sống bằng cách chọn đúng mục tiêu và phương tiện phù hợp để đạt tới đích.  Hành động của con người được sắp xếp đúng chỗ khi chúng được thực hiện dưới tác động của sự khôn ngoan Thiên Chúa và nỗ lực thể hiện sự khôn ngoan này trong các luật lệ, cơ cấu và thể chế của con người.  Một lần nữa ta cũng nên lưu ý rằng I-nhã đeo đuổi và nhấn mạnh cách đặc trưng các tác động thực tế của các thuộc tính ấy của Thiên Chúa.  Trong tất cả những hình ảnh về Thiên Chúa của ngài, các động từ mô tả Thiên Chúa hành động trong và cho thế giới, Thiên Chúa cộng tác với con người thì quan trọng hơn nhiều so với các tính từ dùng để giúp mô tả các khía cạnh của Thiên Chúa “trong chính Ngài”.

Tôi đã nhấn mạnh rằng các hình ảnh về Thiên Chúa của I-nhã khắc họa cho chúng ta một Thiên Chúa can dự rất gần trong thế giới, lịch sử con người và cuộc sống mỗi cá nhân.  Nhưng một mặt khác, chúng ta cũng đừng quên sự kiện là đối với I-nhã, Thiên Chúa không phải chỉ là một Thiên Chúa nội tại.  Mặc dù Thiên Chúa hoạt động trong thế giới, Người không thuộc về thế giới thụ tạo như chúng ta.  Thiên Chúa th́ cách biệt và khác hẳn.  Một số tước hiệu và hình ảnh mà I-nhã áp dụng cho Thiên Chúa nhấn mạnh tính cách siêu việt của Người.  Đúng là I-nhã quen biết các vua chúa như bạn hữu và bạn đồng hành trong chiến tranh, tuy nhiên ngài cũng sống trong một thời đại chấp nhận chế độ quân chủ tuyệt đối và thần quyền của các vua chúa mà không hề đặt vấn đề.  Vua được nhìn khác với dân và đứng trên mọi người.  Hình ảnh Thiên Chúa là Thiên Chúa Chí Tôn vì thế đem I-nhă gần lại với siêu việt tính của Thiên Chúa, như Chúa tối cao của muôn loài thụ tạo, và sự tốt lành của Thiên Chúa khi trở nên một người phàm giữa chúng ta, tham dự trọn vẹn vào các công việc của chúng ta.  Có đôi khi I-nhã cũng nhấn mạnh sự khác biệt giữa Thiên Chúa và chúng ta: “Tôi suy xét xem Thiên Chúa mà tôi đã phạm tội chống lại, Người là Đấng nào, theo các ưu phẩm của Người bằng cách so sánh các ưu phẩm đó với những điều trái ngược lại ở nơi tôi: sự khôn ngoan của Người với sự ngu muội của tôi, sự toàn năng của Người với sự yếu đuối của tôi, sự công chính của Người với sự bất chính của tôi, sự tốt lành của Người với sự tà ác của tôi” (LT 59; x. LT 237).  Thiên Chúa được hòa trộn vào thế giới bằng những cách thức rất thật và dễ nhận ra, nhưng trong một ý nghĩa nào đó, điều đó chỉ có thể xảy ra được là vì Thiên Chúa cũng rất khác, rất siêu việt.  Và I-nhã không gặp khó khăn gì khi giữ cả hai đặc tính rất đối nghịch ấy của Thiên Chúa luôn luôn trước mắt ngài.

 

 

 
 

KẾT LUẬN

Xét một cách cụ thể, trong các hình ảnh mà chúng ta đã xem xét trong chương này, các hình ảnh về Đức Giêsu và Chúa Ba Ngôi có tầm quan trọng lớn nhất đối với I-nhã.  Chính Đức Giêsu là Đấng đã đưa ngài đến cùng Chúa Ba Ngôi, và trong khi chiêm ngắm công trình của Ba Ngôi trong thế giới, ngài được đưa trở lại để tập trung vào Đức Giêsu và dâng hiến bản thân làm một bạn đường của Đức Giêsu để phục vụ mọi người.

Trong thời gian gần đây, thần học Kitô giáo đã có một cái nhìn phân tích lư luận  về các công thức truyền thống của niềm tin và đã đặt nghi vấn về một số khía cạnh của mầu nhiệm nhập thể và Ba Ngôi như truyền thống đã trình bày.  Đồng thời, cách thức tìm hiểu con người và công trình của Đức Giêsu và cách đọc kinh thánh của chúng ta có khác biệt đáng kể so với thời đại của I-nhã.  Vì thế, một điều quan trọng là chúng ta không được cho phép mình bị hút vào một thái độ hiểu theo mặt chữ và không có óc phán đoán đối với các bản văn và hình ảnh của I-nhã.  Đi vào linh đạo I-nhă ngày nay không có nghĩa là chúng ta buộc ḿnh thừa nhận các giá trị về h́nh ảnh Đức Giêsu và Ba Ngôi như một người xứ Basque và những người của thế kỷ thứ mười sáu.  Thái độ này chẳng có giá trị gì, nếu nó có nghĩa là nô lệ vào chủ trương sát mặt chữ, hoặc là rèn luyện trí óc nhằm cố gắng buộc mình sống trong một đảo ngược giả tạo của thời gian.

I-nhã đã sử dụng các hình ảnh về Đức Giêsu và Chúa Ba Ngôi có sức hấp dẫn ngài.  Nhiều người trong chúng ta đến với linh đạo I-nhã với những hình ảnh về Đức Giêsu và Thiên Chúa có sẵn trong đầu, và đương nhiên là có thể có đôi chút méo mó.  Nếu các hình ảnh của I-nhã xem ra có ích lợi cho chúng ta, thì dĩ nhiên ta sẽ sử dụng chúng.  Đặc biệt trong Linh Thao, chúng ta sử dụng các gợi ý của I-nhã như điểm khởi đầu và căn bản của việc chiêm niệm và cầu nguyện.  Nhưng có một điểm cũng rất quan trọng cần phải nắm bắt là: linh đạo I-nhã cũng cho chúng ta tự do để tìm kiếm, sáng tạo nếu cần thiết, và khai triển các hình ảnh về Đức Giêsu và Chúa Ba Ngôi, sao cho các hình ảnh ấy nói với và trả lời cho các nhu cầu đến từ kinh nghiệm riêng của chúng ta và thời đại chúng ta, và t́m cách để các hình ảnh ấy được diễn tả.  Để làm được điều này, chúng ta phải thường xuyên trở về, như I-nhã đã làm, với các nguồn mạch của những hình ảnh trong kinh thánh, và truyền thống của những Kitô hữu đã biết, đã yêu mến và phục vụ Thiên Chúa.  Họ cũng là những người đã để lại cho chúng ta những hình ảnh mà chúng ta có thể chiêm ngắm.  Việc này cho phép các hình ảnh của chúng ta về Đức Giêsu được chất vấn, khẳng định và nếu cần, được sửa đổi nhờ những kinh nghiệm của người khác.  Nó cũng giúp cho chúng ta, như chính I-nhã đã làm, kết hợp các hình ảnh Đức Giêsu và Chúa Ba Ngôi trong kinh thánh và truyền thống với kinh nghiệm của chúng ta, để giúp chúng ta nuôi dưỡng một mối tương quan sống động với Thiên Chúa.

 

 

 
 

SUY TƯ VÀ HỌC HỎI:

1) Ta có thể rút ra những hoa trái nào từ việc chiêm ngắm mầu nhiệm Ba Ngôi  (trong Mầu nhiệm Nhập Thể, bài chiêm niệm đầu tiên của Tuần hai LT 106-108). Điều này có liên hệ ǵ với những thị kiến ở ḍng sông Cardoner của Thánh I-nhă không?

2) Những h́nh ảnh của Thánh I-nhă về Chúa Cha có những đặc tính nào? Những h́nh ảnh ấy có giúp ǵ cho chúng ta hiện nay?

 

 
 

[i] Các phần tôi đang đề cập nằm ở phần 1 của nhật ký, từ ngày 02.02 đến 12.03.1544: xem Spiritual Diary tr. 25-49.  Lời văn của I-nhă trong sách Linh Thao rất súc tích; trong nhật ký, có tính hồn nhiên và thường khó  hiểu, cuối cùng bị giản lược thành một mật mã.

[ii] Letters, tr. 125-6; xem Hiến luật, 250.

[iii] Letters, tr. 425.

[iv] Spiritual Diary, ss. 4,13.

[v] nt. ss. 14, 15.

[vi] nt. s. 34.

[vii] Michel de Certeau sử dụng thành ngữ của Pierre Favre trong phần giới thiệu cuốn Memorial của Favre.

[viii] Gerard Manley Hopkin, “The Wreck of the Deutschland”, stanza 9.

[ix] Letters, tr. 318-19.

[x] nt. tr.321.

[xi] nt. tr. 336; xem tr. 347-9, 350-2, 355-6, 405-6.

[xii] nt. tr. 332.

[xiii] Spiritual Diary, s.15, tr. 27.

[xiv] nt. s. 36, tr. 31.

[xv] nt. s. 15, tr. 27.

[xvi] nt. s. 14, tr. 27.