|
TẦM QUAN TRỌNG CỦA CÁC HÌNH ẢNH VỀ ĐỨC GIÊSU VÀ THIÊN CHÚA
Các hình ảnh chúng ta có về
Thiên Chúa là các lối nh́n quen thuộc, thông thường mà ta suy
nghĩ về Thiên Chúa, tưởng tượng ra và quy chiếu về Thiên Chúa
bằng ngôn từ, dáng điệu, âm nhạc, tranh ảnh hoặc những lối
diễn tả khác. Đây là các hình thức chúng ta trình bày Thiên
Chúa cho bản thân mình, hoặc cho người khác. Cũng như các
hình ảnh chúng ta có về chính mình và về thế giới chung
quanh, các hình ảnh về Thiên Chúa có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ
trên lối hành xử của chúng ta. Hình ảnh chúng ta có về
chính mình, về Đức Giêsu và Thiên Chúa giúp chúng ta định
hình cuộc sống làm Kitô hữu. Nếu tôi xem Thiên Chúa chủ yếu như
là một ông chủ ra lệnh, thì tôi có khuynh hướng nhìn đời sống
Kitô hữu của mình như một chuỗi các bổn phận và nhiệm vụ
phải thực hiện để thỏa mãn Thiên Chúa, Đấng mà theo tôi hình
dung, đã đặt ra các bổn phận ấy và đòi hỏi các điều ấy
phải được thực hiện theo một cách thức nào đó, dựa trên các
tiêu chuẩn rất cao. Nhiều người đã cố gắng sống đời Kitô
hữu dưới sự thống trị của các hình ảnh này, và chẳng lạ ǵ
khi họ thường cảm thấy bị đè nặng dưới áp lực của các h́nh
ảnh đó. Đằng khác, đối với những người xem Thiên Chúa là người
cha trong câu chuyện người con hoang đàng của Đức Giêsu, họ sẽ
cảm nghiệm và sống đời Kitô hữu rất khác: với thái độ biết
ơn và yêu mến hơn, ít sợ sệt hơn.
Hình ảnh chúng ta có về bản thân,
về Thiên Chúa – và về mối tương quan của bản thân với Thiên Chúa
– cũng ảnh hưởng đến các hình ảnh quan trọng khác trong đời
sống Kitô hữu chúng ta: về đức tin, tội lỗi và tha thứ, giáo
hội và các bí tích, sự chết và sự sống vĩnh cửu. Nếu tôi
có khuynh hướng cư xử thân mật với Thiên Chúa, xem Thiên Chúa
như người cha trong dụ ngôn người con hoang đàng, thì các hình
ảnh của tôi về tội lỗi và hòa giải hiển nhiên sẽ rất khác
với các hình ảnh của một người khác luôn nhìn Thiên Chúa như
vị quan tòa nghiêm khắc, Đấng áp dụng “luật” một cách cứng
ngắc.
Mọi hình ảnh của chúng ta về
Thiên Chúa đều không tương xứng, vì Thiên Chúa luôn vượt quá
những gì ta có thể tưởng tượng. Mặt khác, chúng vẫn có
giá trị, vì chúng cần thiết để chúng ta biết và nuôi dưỡng một
tương quan sống động với Thiên Chúa. Nhưng hình ảnh chúng ta
có về Thiên Chúa cũng như về chính mình có thể bị méo mó,
và sự trưởng thành của Kitô hữu thường có nghĩa là bỏ đi
hoặc sửa lại các hình ảnh méo mó ấy và đón nhận những
hình ảnh tương xứng hơn. Nhưng dù méo mó hay không, các hình
ảnh ấy, cũng như các h́nh ảnh căn bản chúng ta có về chính ḿnh và
thế giới chung quanh, vẫn có ảnh hưởng mạnh mẽ và liên tục
trên hành vi của chúng ta.
Thông thường chúng ta không ư thức
tác động này. Chúng ta có thể hoàn toàn không ý thức gì
cả về nội dung của các hình ảnh nội tâm có ảnh hưởng đến
mình, lẫn sự kiện chúng ta bị tác động như thế. Thường chỉ
khi nào hồi tưởng lại những gì ta tin, cách ta sống và những
thái độ được biểu lộ qua lời nói và hành động, chúng ta
mới ý thức được những hình ảnh nào đang điều khiển ḿnh. Thí
dụ, nếu tôi có một quan điểm rất dễ dãi, hời hợt về luân
lý. Nếu chịu khó suy nghĩ, thì tôi sẽ thấy hóa ra quan điểm
này bị ảnh hưởng phần lớn bởi cái nhìn quen thuộc của tôi về
Thiên Chúa như một ông bố dễ dãi, luôn mỉm cười và dễ dàng
chấp thuận bất cứ điều gì đứa con hư hỏng của ông có thể
làm hoặc không làm. Nhưng có thể là chỉ khi nào tôi đặc
biệt suy tư về những sự liên kết giữa hành vi của tôi và các
hình thức mà tôi trình bày hoặc nói về Thiên Chúa th́ tôi mới
ý thức được ảnh hưởng mạnh mẽ của những hình ảnh này.
Ngay cả nếu như chúng ta không ý
thức về nội dung của những hình ảnh ta có về Thiên Chúa, hoặc
về ảnh hưởng của chúng trong đời sống và trên hành vi của ta,
thì chúng vẫn hiện diện và sống động, ảnh hưởng của chúng vẫn
được những người khác cảm nhận. Chẳng hạn như, một điều
được thừa nhận rộng rãi ngày nay là sự thiếu hụt các hình
ảnh nữ tính của Thiên Chúa trong văn hóa Kitô giáo đã tác
động trực tiếp trên ưu thế của tính gia trưởng trong xã hội
phương tây, và ngược lại. Các hình ảnh về Thiên Chúa không
chỉ ảnh hưởng đến hành vi của cá nhân mà thôi, song cả các
cơ cấu xă hội và thể chế, và những điều này lại tác động trở
lại đến các hình ảnh về Thiên Chúa được ưa chuộng của mỗi cá
nhân và của mỗi nhóm.[i]
Lý do tôi muốn xem xét cẩn thận
các hình ảnh của I-nhã về Đức Giêsu và Thiên Chúa là vì
chúng đã ảnh hưởng rất nhiều đến cách ngài làm một môn đệ
của Đức Kitô. Nhưng điều ta quan tâm ở đây không chỉ mang tính
cách lịch sử, trong nghĩa ta muốn biết thật đầy đủ xem I-nhã
đã hình dung Thiên Chúa và Đức Giêsu như thế nào trong bối
cảnh thời đại của ngài. Đương nhiên chúng ta nhìn vào I-nhã
như một con người của quá khứ, nhưng cũng là một người mà
cách thức tiếp cận đời sống môn đệ Đức Kitô có một giá trị
để trao ban cho chúng ta trong hiện tại.
|
|
|
CÁC HÌNH ẢNH VỀ ĐỨC GIÊSU
Theo một nghĩa rất thực và rất
cụ thể, Đức Giêsu là con đường để I-nhã đến cùng Thiên
Chúa. Chính qua việc đọc về Đức Giêsu trong cuốn Cuộc đời
Chúa Kitô của Ludolph ở Saxony khi còn đang dưỡng thương tại
Loyola, I-nhã đã khám phá Thiên Chúa và thay đổi triệt để
hướng sống của ngài. Thần học nói về Đức Giêsu là Đấng
trung gian giữa Thiên Chúa và nhân loại. I-nhã đã khám phá
tương quan này trong kinh nghiệm của ngài trước cả khi ngài
gặp gỡ nó trong các lớp thần học. Ludolph ở Saxony đã giới
thiệu ngài cho Đức Giêsu, và Đức Giêsu giới thiệu I-nhă cho
Thiên Chúa. Dĩ nhiên, ngài đã “biết” Thiên Chúa theo một
nghĩa nào đó ngay cả trước biến cố Pamplona, vì ngài đã lớn
lên như một người Công giáo và vẫn còn nhớ được việc thực
hành đạo của người Công giáo là xưng tội trước khi ra trận (Tự
thuật, 1). Nhưng Thiên Chúa mà I-nhã đã gặp qua Đức Giêsu
trong thời gian dưỡng thương lại hoàn toàn mới mẻ. Trong
chương này và chương sau, chúng ta sẽ làm sáng tỏ một vài hình
ảnh riêng của I-nhã về Đức Giêsu và Thiên Chúa.
Sự thu hút đặc biệt của I-nhã
về phía con người Giêsu dường như đã bắt đầu trong thời kỳ
dưỡng thương của ngài. Vào thời gian ấy, ngài đã thể hiện
điều đó bằng những cách thức rất ngây thơ và dễ cảm nhận.
Trong cuộc lữ hành ngài đã mang theo một cuốn sổ tay, trong
đó ngài chép lại các đoạn trích từ các Tin Mừng, và những
lời của Đức Giêsu được tô đậm bằng mực đỏ (Tự thuật,
11). Ngài hy vọng đi đến Jerusalem để được nhìn thấy và đụng
chạm các nơi Đức Giêsu đã sống, và trong sách Tự thuật, ngài
đã viết về những cảm nghiệm khi ngài đến thăm các nơi thánh
ấy (Tự thuật, 45). Tại Jerusalem, ngài đã hai lần lừa
được các lính canh để cho ngài thăm núi Ôliu. Lần thứ hai
ngài trở lại đó là vì ngài quên lưu ý hướng của dấu chân
Đức Giêsu còn in lên hòn đá trước khi lên trời (Tự thuật,
47). Vào thời gian ấy, lòng đạo đức của ngài dựa trên những
chi tiết như vậy, và dựa trên các tiếp xúc dễ cảm nhận với
những nơi có liên hệ với Đức Giêsu. Đức Giêsu luôn là đối
tượng cho ngài chiêm ngắm.
Mặc dù sự quyến luyến của ngài
với Đức Giêsu càng ngày càng sâu sắc hơn, nó vẫn luôn là một
nguồn cảm hứng mạnh mẽ và khắc họa hoạt động của ngài cho
đến cuối đời. Ngài đã cương quyết rằng dòng tu ngài sáng
lập sẽ không mang tên gì khác hơn là tên Chúa Giêsu.
Đằng sau lòng đạo đức của I-nhă
đối với Đức Giêsu trong lịch sử, dĩ nhiên còn có cả một
truyền thống đức tin Kitô giáo rằng Đức Giêsu là Con Thiên
Chúa, là Ngôi Lời mặc lấy xác phàm. Đối với I-nhã, Đức
Giêsu là Đấng đã đến từ phía Thiên Chúa để cứu chuộc loài
người sa ngã, tội lỗi (x. LT 101-9). Đức Giêsu vừa là thần
linh vừa là con người. Vì thế chúng ta thấy I-nhã nói rằng
trong cuộc thương khó và cái chết của Đức Giêsu, thần tính
đã “ẩn mình đi” (LT 196), và nhân tính yếu đuối của Người được
nhìn thấy rõ ràng nhất. Ngược lại, trong các câu chuyện
phục sinh của Tin mừng, chúng ta có thể thấy “thần tính bây
giờ hiện ra và bày tỏ một cách kỳ diệu... trong các hiệu
ứng thực và thánh thiêng nhất của nó” (LT 223). Niềm tin vào
Đức Giêsu như Con Thiên Chúa, ngôi hai của Thiên Chúa Ba Ngôi
nhập thể, cho phép I-nhã nói về Đức Giêsu với các tước hiệu
như “Đấng Tạo hóa và Chúa chúng ta” và “Thiên Chúa Chí
Thánh”.
Chúng ta đã thấy trong Chương 1,
sự hiểu biết của I-nhã về việc ngài đi theo Đức Giêsu đã
chịu ảnh hưởng lớn lao như thế nào từ các ý tưởng đang ngự
trị trong các tiểu thuyết ngài đã đọc và bởi kinh nghiệm
chiến sĩ của ngài, với các ý niệm lý tưởng về danh dự và
vinh quang. Ảnh hưởng này đặc biệt được phản ảnh trong sách
Linh Thao. Chúng ta không chắc rằng Đức Giêsu về mặt lịch
sử đã nghĩ hoặc đã tự nói về mình trong tư cách vương đế
như thế. Các Tin Mừng trình bày về Đức Giêsu cho chúng ta như
một nhà cải cách và thậm chí chối bỏ vinh quang và quyền lực
chính trị liên quan đến tước hiệu “Đấng Kitô” trong tâm trí
những người xung quanh Người (Mc 8, 27-38; Ga 6,15; 18, 36-40). Tuy
vậy, trong sách Linh Thao, I-nhã đưa ra trước mắt chúng
ta một Đức Giêsu như một vị vua, cũng là một “hiệp sĩ đồng
hành”, mời gọi những người khác cùng tham gia với Người trong
công cuộc “chinh phục cả thế gian và mọi kẻ thù của ta, và
nhờ vậy mà đi vào trong vinh quang của Cha ta” (LT 95). Trong
bài suy niệm về Tiếng Gọi của Vua và Hai Cờ hiệu, Đức Giêsu
giải thích thêm về các mục đích của công cuộc này, các điều
kiện để phục vụ và phương pháp nhờ đó Người sẽ chiến thắng:
Bởi đấy ai muốn đến với Ta thì
phải lao động với Ta, để dù theo Ta trong cực nhọc thì cũng
theo Ta trong vinh quang. (LT 95)
... Chúa của toàn thể thế giới
tuyển chọn như thế nào biết bao nhiêu người, những tông đồ,
những môn đệ, v.v., và sai họ đi khắp thế giới như thế nào
[để họ] truyền bá giáo lý thánh của Người cho mọi bậc và
hạng người. (LT 145)
Như thế, một trong những hình ảnh chính của Đức
Giêsu trong Linh Thao là hình ảnh “Chúa muôn loài”, Đấng
mời gọi những người khác cùng với mình chinh phục cả thế
giới về cho Cha Người bằng cách giúp rao truyền giáo huấn của
Người giữa muôn dân. Người cho họ t́nh đồng đội, tham dự vào
trong một cuộc diện xứng đáng và có phần cao quý, nó đòi hỏi
sự gan dạ và quảng đại, cùng với niềm hy vọng sẽ được danh
dự và vinh quang. Ngôn ngữ của I-nhã mang tính cách quân sự
xét theo bối cảnh thời đại của ngài, nhưng đó cũng là ngôn
ngữ của một lời kêu gọi và đáp trả thân t́nh. Nhà vua là
một người có địa vị cao cả, nhưng cũng là một người bạn
muốn đưa ra một lời mời gọi, mà I-nhã nghĩ rằng bất cứ
người nào có đầu óc lành mạnh cũng không thể cưỡng lại
được. Bằng lý tưởng của ngài về danh dự và vinh quang, I-nhă
thường có thể thấy được một sự đáp trả quảng đại và nhiệt tình
hơn:
Những kẻ muốn nhiệt tình
và nổi bật hơn trong mọi việc phụng sự Vua vĩnh cửu của
mình và Chúa muôn vật, không những họ sẽ hiến con người mình
cho lao động mà còn, bằng hành động ngược lại nhục dục của
riêng mình và ngược lại lòng yêu xác thịt và thế gian, họ
sẽ dâng những lễ vật có giá trị lớn hơn và có tầm quan
trọng lớn hơn... (LT 97)
Một hình ảnh Đức Giêsu nổi bật nhiều hơn nữa trong
sách Linh Thao là hình ảnh Đức Giêsu nhà truyền giáo,
mà sứ mạng của Người cuối cùng đã đưa đến cái chết và sự
phục sinh, một hình ảnh đã thu hút I-nhã mạnh mẽ. Trong
Tuần Hai, I-nhã chọn lựa các tình tiết trong các sách Tin
Mừng để cung cấp chất liệu suy niệm cho những người đang làm
Linh Thao. Bài thao luyện “Tiếng Gọi của Đức Vua” mở đầu Tuần
Hai của Linh Thao. Điều thú vị là tầm quan trọng của sứ mạng ra
đi rao giảng của Đức Giêsu xuất hiện ngay tại đây: “bằng con
mắt tưởng tượng, xem các hội đường, các thị trấn và các
thành trì là những nơi Đức Kitô Chúa chúng ta đã giảng dạy”
(LT 91). Việc này đặt đường hướng cho toàn bộ Tuần Hai, vì nó
chi phối việc I-nhã chọn lựa các chi tiết từ Tin Mừng để đưa
vào Tuần Hai và việc chọn lựa các mầu nhiệm bổ sung trong
đời sống Đức Giêsu mà những người làm Linh Thao được đề nghị
sử dụng (LT 261-88). Vì thế mà trong Tuần Hai của Linh Thao,
I-nhã bỏ qua hầu như toàn bộ các phép lạ của Đức Giêsu và
chỉ tập trung vào sứ mạng rao giảng và dạy dỗ của Người.
“Trong toàn bộ sách Linh Thao, I-nhã không đưa ra một phép lạ
nào làm đề tài chiêm niệm, và trong số năm mươi hai bài suy
niệm bổ sung về cuộc đời Đức Giêsu, chỉ có năm phép lạ và
không có phép lạ nào là trừ quỷ hoặc chữa bệnh cả.”[ii]
Việc lưu ý sự kiện Đức Giêsu
là một người có sứ mạng ở giữa dân chúng, và sứ mạng này
chủ yếu là việc dạy dỗ và rao giảng, là một dấu chỉ rõ
ràng cho thấy cả hai điều này đều quan trọng đối với chính
I-nhã. Hoàn cảnh Giáo hội tại châu Âu vào thời I-nhã sống
đóng góp một phần nào vào việc nhấn mạnh này. Ngài bị
đánh động bởi sự thiếu hiểu biết phổ biến nơi hàng giáo sĩ và
dân chúng về giáo huấn của Đức Giêsu và giáo lý căn bản Kitô
giáo, một tình trạng mà Công đồng chung Trentô đã nhận ra và
cố gắng khắc phục. Và sự nhấn mạnh về giáo dục cũng đã được
phản ảnh trong lý tưởng của ngài về loại công việc tông đồ mà
các tu sĩ Dòng Tên sẽ đảm nhận. Ngài đặt ưu tiên hàng đầu
cho việc rao giảng và dạy dỗ, nhất là dạy giáo lý cho trẻ
em và những người ít học. Điều đó đưa ngài đến việc dành
nhiều thời gian và công sức hơn sau này cho việc thiết lập
các học viện. Ngài mô tả dòng tu này là:
Một Dòng được thành lập chủ
yếu vì mục đích này: đặc biệt nỗ lực trong việc bảo vệ,
truyền bá đức tin và vì sự tiến bộ của các linh hồn trong
đời sống và giáo lý Kitô giáo, bằng việc rao giảng công khai,
giảng dạy và bất cứ thừa tác vụ nào khác của Lời Chúa và
[xa] hơn nữa bằng Linh Thao, dạy dỗ trẻ em và những người thất
học trong Kitô giáo, và việc an ủi thiêng liêng cho các tín
hữu của Đức Kitô qua việc nghe giải tội và ban các bí tích
khác.[iii]
Một nét đặc trưng khác về hình ảnh Đức Giêsu nơi
I-nhã là việc ngài nhấn mạnh vào sự khó nghèo của Đức Giêsu.
Một lần nữa, ở đây, có lẽ hoàn cảnh mà I-nhã đã sống có
ảnh hưởng ít nhất là một phần đến việc nhấn mạnh này. Ngài
cho rằng một trong những gốc rễ của sự lạm dụng và băng
hoại trong Giáo hội thời ấy là sự theo đuổi giàu sang, đặc
biệt giữa hàng giáo sĩ. Chọn lựa của riêng ngài và kinh
nghiệm về sự nghèo khó như một người lữ hành và một sinh
viên nghèo rõ ràng cũng ảnh hưởng sâu sắc đến thái độ của
ngài. Thêm vào đó, trong suốt thời gian học tập, ngài và
các bạn của mình đã có dịp tiếp xúc với các tu sĩ dòng
Phanxicô và thán phục lý tưởng của họ. Kinh nghiệm tại La
Storta trên đường đi Roma hẳn đã tác động đến chọn lựa sau
cùng về sự khó nghèo cho ngài và cho toàn Dòng. Khi ngài
cảm thấy Chúa Cha “đặt” ngài cùng với Chúa Con, hình ảnh
Chúa Con ngài “thấy” không phải là Chúa phục sinh trong vinh
quang, nhưng là Đức Giêsu đang vác thập giá: Đức Giêsu người
tôi tớ khó nghèo.
I-nhã đă mạnh mẽ đưa ra cho chúng
ta bắt chước sự khó nghèo của Đức Giêsu trong nhiều chiều
kích khác nhau. Một trong những đặc nét của toàn bộ mầu
nhiệm nhập thể và cuộc đời, cái chết và sự phục sinh của Đức
Giêsu xem ra có ảnh hưởng sâu sắc đến I-nhã mang tính cách vô
điều kiện. Không bởi một đòi hỏi nào, nhưng chỉ do yêu thương
loài người, Con Thiên Chúa đã đến trong thế gian để thế gian
được cứu độ. Như I-nhã đã thấy được, (rất giống tinh thần
của Pl 2, 1-11), điều này liên quan đến Ngôi Lời Thiên Chúa
trong việc “tự trống rỗng hóa” (self-emptying), nghĩa là Ngôi
Lời mang lấy thân phận con người, và qua đó chấp nhận một
cuộc sống bao hàm sỉ nhục, vất vả, lao nhọc, đau khổ và một
cái chết đau thương nhục nhã; tất cả những điều này xuất
phát từ tình yêu đối với một nhân loại vô ơn và bất tín.
I-nhã đã áp dụng điều này cho chính ngài và cho những người
khác trong một cách thức rất gần gũi mật thiết, là bằng cách
nhìn điều Đức Kitô đã làm cho tôi vì tình yêu:
Tưởng tượng Đức Kitô Chúa chúng
ta đang ở trước mặt và treo trên Thánh giá, [tôi] tâm sự: làm
sao từ chỗ là Đấng Tạo hóa Người đã đến làm người, và từ
cuộc sống vĩnh cửu đã đến [nhận] cái chết nơi trần gian, và
như thế để chết vì các tội của tôi. (LT 53)
Sau này, người làm Linh Thao được yêu cầu nhìn ngắm
Đức Maria và thánh Giuse lúc Đức Kitô hạ sinh, “nhìn và quan
sát những điều các ngài làm, như đi đường xa và chịu cực
nhọc để Chúa sinh ra trong cảnh nghèo khó tột độ, và rồi sau
khi chịu bao nhiêu cực nhọc, đói khát, nóng lạnh, sỉ nhục và
lăng mạ, Chúa chịu chết trên thập giá; và tất cả những sự
ấy là vì tôi” (LT 116). Cách nhìn mầu nhiệm Đức Giêsu như
thế, với nền tảng của nó là thần học tự hủy mình, không
phải lạ thường trong các tác phẩm thần học và đạo đức thời
I-nhã.[iv]
Nó tái xuất hiện dài hơn trong một số lá thư viết sau này
của I-nhã. Vào năm 1547, ngài đã viết cho một nhóm tu sĩ
Dòng Tên, nhấn mạnh cái giá Đức Giêsu phải trả để cứu độ
chúng ta như một lời mời gọi đáp trả một tình yêu:
Nhưng hơn bất cứ điều gì khác,
tôi ước ao đánh thức dậy trong các bạn tình yêu tinh tuyền
đối với Đức Giêsu Kitô, lòng khao khát làm vinh danh Người và
ơn cứu độ cho các linh hồn mà Người đã cứu chuộc. Vì các
bạn là các chiến sĩ của Người trong dòng này, với một tên
hiệu đặc biệt và một thù lao đặc biệt... Thù lao của Người
là mọi thứ trong bình diện tự nhiên cho các bạn... Thù lao của
Người cũng là các ơn thiêng liêng là ân sủng của Người, mà
Người đã rất quảng đại và lân tuất cho các bạn nếm trước...
Thù lao của Người cũng là những phúc lành khôn sánh từ vinh
quang của Người, vinh quang mà, trong khi không dành phần ưu tiên
gì cho mình, Người... đã dành sẵn cho bạn... Cuối cùng, thù
lao của Người là toàn thể vũ trụ và mọi thứ vật chất và
thiêng liêng trong đó... Cứ như thù lao này còn chưa đủ, Người
đã tự biến mình thành thù lao, trở nên một người anh em trong
xác phàm của chúng ta, là giá để cứu độ chúng ta trên thập
giá và trong phép Thánh Thể, để được ở với chúng ta, để
nâng đỡ và đồng hành... Quả thật, chúng ta biết rằng, để
buộc chúng ta khao khát và làm việc cho vinh quang này, Đấng
Chí Thánh đã tiên liệu cho chúng ta các ân huệ khôn lường vô
giá dường ấy, bằng cách tự lột bỏ mọi điều Người có để cho
chúng ta tham dự vào; tự mang lấy mọi điều bất hạnh để giải
phóng chúng ta khỏi chúng; muốn bị bán đi để cứu chuộc
chúng ta, bị khinh mạ để làm cho chúng ta vinh hiển, trở nên
nghèo để cho chúng ta giàu có; chấp nhận một cái chết nhục
nhằn và đau đớn để cho chúng ta một đời sống vĩnh cửu và
hồng phúc... Thật quả là vô ơn và cứng lòng biết bao, những
ai trước những điều này vẫn không nhận ra bổn phận của mình
là mau mắn phục vụ Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta và tìm kiếm
vinh danh Người.[v]
Như vậy, đối với Đức Giêsu, khó nghèo không phải là
vấn đề chọn lựa giả tạo (càng không phải sự túng quẫn do
áp đặt) cho bằng là một hậu quả và dấu chỉ về căn tính của
Người, và về lòng trung tín hết ḿnh của Người với sứ mạng.
Đức Giêsu đại diện cho Thiên Chúa và các giá trị của Người
trong một thế giới phần lớn bị chi phối bởi việc tìm kiếm
chính mình và việc thực thi quyền hành mang tính vị kỷ. Hệ
quả của việc đó là Đức Giêsu đã đồng hóa chính Người với
toàn thể nhân loại trong cái khó nghèo và mong manh của họ,
kể cả những người thấp hèn và bị ruồng bỏ nhất. Người đã
khước từ việc theo đuổi sự giàu sang và quyền lực vốn đi đôi
với tham vọng và ích kỷ. Thay vào đó, Người cho đi chính
mình một cách tự nguyện và quảng đại trong tình yêu, để phục
vụ và chữa lành mọi người. Bởi vì Đức Giêsu hoàn toàn trung
tín với sứ mạng của Người cho người khác, Người đã chấp nhận
sống như một người nghèo. Và bởi vì sự trung tín của Người
với sứ mạng và với điều Người xem là các giá trị của Thiên
Chúa, điều này đã khiến Người xung đột với những người quyền
thế. Người phải chịu sỉ nhục, lăng mạ và cuối cùng chịu
chết dưới tay họ. Đức Giêsu đã chấp nhận con đường này, vì
nếu làm khác đi sẽ là một sự phản bội Thiên Chúa, phản bội
những con người Người đã phục vụ và phản bội chính Người. Các
đặc tính của sứ mạng Đức Giêsu được tóm gọn lại trong cái
mà I-nhã gọi là sự khó nghèo.
Cũng đáng lưu ý là đối với
I-nhã, một điều khá nghịch lý là sự khó nghèo của Đức Giêsu
cũng là cách để Người trở nên “Vua Vĩnh Cửu” và là “Chúa
muôn loài”. Nghịch lý này nằm ở ngay trung tâm mầu nhiệm
Đức Giêsu và vang vọng lại các trình thuật trong Tin Mừng về
việc làm Đấng Mê-sia theo cách Đức Giêsu đă chọn. Trong khi bình
thường, theo kinh nghiệm của I-nhã, vua chúa được bao quanh bởi
của cải và các biểu tượng của nó, thực thi quyền hành đi
cùng với nó và không chấp nhận sự sỉ nhục và lăng mạ, thì
vương quyền của Đức Giêsu lại có một hình thức khác, “không
thuộc thế gian này” (Ga 18,36); hình thức của người tôi tớ
chọn lấy con đường khó nghèo. Các người đi theo Đức Giêsu khi
ấy được trình bày với một chọn lựa kiên quyết giữa hai hệ
thống giá trị và thái độ. I-nhã đề nghị rằng các ứng viên
muốn gia nhập Dòng Tên phải được hướng dẫn rõ ràng về
mức độ lớn lao nó giúp và làm
lợi ích cho một người trong đời sống thiêng liêng, việc gớm
ghét toàn thể chứ không phải một phần bất cứ điều gì thế
gian yêu chuộng và ôm ấp, chấp nhận và ước muốn với hết sức
mình những gì Đức Kitô Chúa chúng ta đã yêu mến và ôm ấp.
Cũng như những người thuộc về thế gian... yêu thích và tìm
kiếm hết sức mình danh dự, tiếng tăm và sự kính trọng danh
tiếng trên trần gian... thì những người đang tiến bộ trong đời
sống thiêng liêng và thực lòng bước theo Đức Kitô Chúa chúng
ta cũng yêu mến và khao khát mãnh liệt mọi điều ngược lại.
Tức là họ ước muốn mặc lấy y phục của Chúa chúng ta vì
lòng yêu mến và kính trọng Người đáng có được, đến mức ở
đâu không gây ra sự xúc phạm đến Thiên Chúa Chí Tôn và không
gây ra tội cho người xung quanh. Họ sẽ ước ao chịu mọi xúc
phạm, vu cáo và sỉ nhục, bị coi và đối xử như những người
ngu ngốc (nhưng không tự tạo ra những dịp như thế) bởi vì họ ao
ước nên giống và bắt chước một cách nào đó Đấng Tạo Hóa
và Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta, bằng cách mặc lấy y phục
của Người, chính vì lợi ích thiêng liêng của chúng ta mà Người
đã tự mặc lấy y phục ấy. Vì Người đã làm gương cho chúng
ta, rằng trong mọi điều chúng ta có thể tìm kiếm... để bắt
chước và theo Người, vì Người là đường dẫn đưa mọi người đến
sự sống.[vi]
Nhiều bóng đen dường như đang vần vụ trên vai I-nhã
khi ngài viết những dòng này: dòng họ Medicis, Borgia, Gonzagas
và nhiều người khác tương tự đang sống trong quyền lực và
vinh quang; các vua chúa, giáo hoàng, hồng y và cả nghề giáo
sĩ chức nghiệp mà ngài đã không trở thành.
Trong các Tuần Hai và Ba của
Linh Thao, hình ảnh Đức Giêsu mà I-nhã trình bày để người làm
thao luyện suy niệm hằng ngày là hình ảnh một con người cũng
là Con Thiên Chúa, một con người theo đuổi sứ mạng truyền giáo
của mình trong nghèo khó cho đến khi nó dẫn Người đến cái
chết trên thập giá. Trong Tuần Bốn, v́ điểm hội tụ là Đức
Giêsu phục sinh hình ảnh có khác đi một chút. Là Chúa phục
sinh, Đức Giêsu mặc nhiên hiện diện trong toàn bộ tiến trình
Linh Thao. Bằng sự hiện diện của Người trong Giáo hội và
trong cuộc sống của những người làm Linh Thao, Đức Giêsu luôn ở
với các môn đệ của Người cho đến tận thế như lời Người đã
hứa. Hình ảnh mà Tuần Bốn đưa ra, tuy vậy, không phải là
hình ảnh người rao giảng Lời đi đây đó, mà là Đức Giêsu
người bạn và người an ủi (LT 224). Trong các câu chuyện phục
sinh của Tin Mừng, các môn đệ đã gặp Người như một người bạn
và một người an ủi; và chính như người bạn và người an ủi
mà Đức Giêsu gặp gỡ các môn đệ Người “cho đến tận thế”. Hình
ảnh này cho thấy một chiều kích khác của sự hiện diện và
hoạt động của Chúa phục sinh trong Giáo hội, và đây là hình
ảnh về Đức Giêsu kết thúc kỳ Linh Thao.
Đức Giêsu là Con Thiên Chúa có
một vị trí đặc biệt trong đời sống cầu nguyện của riêng
I-nhã và trong các bài thao luyện mà ngài đề nghị cho những
người làm Linh Thao. Ngài thấy “Con” như Đấng trung gian giữa
người cầu nguyện và Thiên Chúa là Cha. Liên kết với kinh
nghiệm của chính I-nhã cho ta bối cảnh để nhìn thấy Con trong
vai trò này. I-nhã thích hình dung Thiên Chúa như một vị vua,
Thiên Chúa Chí Tôn, được bao quanh bởi “toàn thể triều thần
thiên quốc” (LT 74, 98, 106). Khi ấy, ngài cầu nguyện giống như
một người đang van nài tại triều đình ấy, một người bình
thường muốn liên lạc với Thiên Chúa Chí Tôn để ngợi khen, cảm
tạ, bày tỏ sự ăn năn, cầu khẩn v.v... Con Thiên Chúa là một
trong những người – cùng với Mẹ Người và các thánh – mà
chúng ta kêu cầu như một trung gian với Thiên Chúa, một người
bào chữa sẽ tác động đến Thiên Chúa Chí Tôn vì chúng ta.
Hình ảnh này của người Con,
Đấng mà đôi khi I-nhã gọi đến trong khung cảnh này là “Ngôi
Lời nhập thể” rất quan trọng đối với ngài. Từ Tuần Một
Linh Thao trở đi, ngài đề nghị những thao viên phải kết thúc
mỗi lần cầu nguyện bằng việc mà ngài gọi là “hồi quy” (colloquy).
I-nhã đề nghị khi chúng ta cần một ơn đặc biệt nào đó,
trước hết hãy cầu xin cùng Đức Mẹ để xin được ơn ấy từ Con
của Mẹ; rồi xin cùng Chúa Con để Người xin điều ấy cho ta từ
Chúa Cha; sau đó chúng ta mới xin cùng chính Chúa Cha (LT 63,
147, 148, v.v.). Hành trình Thiêng Liêng của I-nhã cho thấy
rằng ngài đã tìm ra khung cảnh cầu nguyện này, và hình ảnh
Chúa Con như là vị trung gian, rất hữu dụng trong các cuộc
chiêm niệm của ngài cho đến cả sau này như vào năm 1554.[vii]
Chúng ta đã nhìn vào các hình
ảnh của I-nhã có về Đức Giêsu như là “Vua Vĩnh Cửu”, Đấng
cũng là một “hiệp sĩ đồng hành”, như một nhà truyền giáo
và giảng dạy đi khắp nơi, như một người đã ôm ấp sự khó
nghèo, như một người bạn và người an ủi, và như một vị trung
gian tại triều đ́nh Thiên Chúa Chí Tôn. Chúng ta cũng đã khai
thác một số ý nghĩa của chúng, mặc dù không kỹ lưỡng, vì
các hình ảnh ấy là các biểu tượng và chúng mang nhiều ý
nghĩa. Chúng bắt nguồn từ kinh thánh và các truyền thống
thần học và linh đạo Kitô giáo, hoặc trực tiếp hoặc gián
tiếp. I-nhã đã kết hợp các hình ảnh lấy từ kinh thánh và
truyền thống với các hình ảnh – không nhất thiết là hình
ảnh đạo đức – từ kinh nghiệm của chính ngài, trong một tiến
trình tháp nhập, thích nghi và phát triển.
|
|