Trang chính
Bao
DH
2007
2007-03 |
|
. |
|
Ch.1 - Các H́nh
Ảnh Về I-Nhă
Trích Sách Mắt
Thấy Tai Nghe
|
|
|
|
|
|
|
S J V N |
|
|
|
|
|
CÁC HÌNH ẢNH VỀ I-NHÃ
(SJVN và thân hữu chuyển ngữ từ “Images of
Ignatius”,
trích sách Eyes to Seem Ears to Hear của David Longsdale)
Nếu muốn thấy rơ được sự thích hợp của linh đạo I-nhã
cho thời đại ngày nay, chúng ta cần có một vài hiểu biết về bản
thân ngài, về con người của ngài trong hoàn cảnh và thời đại
ngài đã sống.
Trong
chương này, tôi muốn phác họa một vài nét về con người
I-nhã, nhưng không chỉ là đơn thuần kể lại vắn tắt câu chuyện
của ngài.
Các biến cố chủ yếu trong cuộc đời I-nhã đã được nhiều
sách vở đề cập đến[i],
và tôi nghĩ rằng độc giả đã có một hiểu biết cơ bản về
ngài.
Vì thế ở đây, tôi sẽ trình bày về
I-nhã qua một vài hình ảnh chính: một anh hùng lăng tử, một
quan chức và chiến sĩ, một người lữ hành và một nhà truyền
giáo.
Các hình ảnh này có tầm quan trọng đối với cách nhận thức
của I-nhã về chính mình, hoặc có ảnh hưởng đáng kể đến
việc hình thành lối suy nghĩ và quan điểm của ngài.
Ngoài ra,
có
một hình ảnh khác, tuy không nổi bật nhưng không kém phần quan
trọng,
có thể coi là
một cái bóng hoặc một h́nh ảnh đối nghịch luôn ẩn
hiện đằng sau cuộc đời I-nhã.
Đó là hình ảnh của người theo đuổi sự
nghiệp giáo sĩ. Để hiểu I-nhã đầy đủ hơn, ta phải xem xét cả
hình ảnh này nữa.
Lẽ dĩ nhiên, ở một mức độ nào đó, những hình ảnh
này trình bày những giai đoạn tuần tự của cuộc đời I-nhã.
Ngài là một anh hùng lăng tử, một quan chức triều đình và một
chiến sĩ trước khi trở thành một người lữ hành. Hình ảnh
một nhà truyền giáo đã từ từ hình thành nơi ngài qua những
năm hành hương, và chỉ hoàn toàn thấy rơ sau giai đoạn học tập.
Nhưng thật là lầm lẫn nếu ta tách biệt một cách máy móc các hình
ảnh hoặc các thời kỳ ra khỏi nhau. Nó không phải như I-nhă đă
hoàn toàn trút bỏ sau lưng các vai tṛ cũ và ảnh hưởng của
chúng, mỗi khi ngài sang một giai đoạn kế tiếp trong đời. Những
ǵ ngài đă trải qua trở thành một phần vĩnh viễn trong nhân cách
toàn bộ của ngài, góp phần tạo nên con người I-nhă của những năm
về sau. Cũng như các giai đoạn của một cuộc hành trình hoặc
một tiến trình trưởng thành, những hình ảnh khác nhau ấy
cũng giống như các tấm phóng ảnh được chiếu lên một màn hình
vậy. Mỗi hình ảnh riêng biệt đều có ý nghĩa và tầm quan
trọng riêng, nhưng khi được đặt chồng lên nhau, chúng tạo thành
một bức tranh tổng hợp, đầy thú vị, và phức tạp hơn, trong đó mỗi
hình ảnh đều góp phần. Hoặc, nói một cách khác, các h́nh ảnh ấy
có tác dụng như một họa sĩ sử dụng nhiều lớp sơn dầu và
véc-ni trong khi vẽ một bức chân dung, để tạo ra bức tranh
cuối cùng như ý muốn. Khi bức tranh hoàn tất, ta sẽ không c̣n
trực tiếp thấy được một vài lớp sơn ấy nữa, nhưng mỗi lớp đều
đã đóng góp phần riêng biệt của ḿnh cho bức tranh. Nếu ta bỏ đi
một lớp nào trong đó, nó sẽ thành một bức tranh khác. Các
hình ảnh người anh hùng lăng tử, người chiến sĩ, người lữ hành
và nhà truyền giáo, cùng với hình ảnh đối nghịch của người
theo đuổi nghiệp giáo sĩ, tự chúng không thêm gì vào chân dung
hoàn chỉnh chi tiết của I-nhã, nhưng chúng phác thảo một bức
ký họa về I-nhă không phải là không chính xác.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
NGƯỜI ANH HÙNG LĂNG TỬ
... có một chuyện thu hút ông đến độ ông mơ
màng suốt ba bốn tiếng đồng hồ liền mà không hay. Ông tưởng
tượng đến những công việc mà ông sẽ thực hiện để hầu hạ
một tiểu thơ kia, rồi cách thức để đi đến nơi nàng ở, những
bài thơ và những lời lẽ ông sẽ nói với nàng, và cả những
trận đánh thắng quân thù để dâng tặng nàng. Ông say mê và tự
phụ quá, nên thấy rằng những việc như thế không thể nào thực
hiện nổi. Vì nàng không phải là một bá tuớc hay công tước
phu nhân, nhưng chắc còn phải còn cao sang hơn thế nữa! (Tự
thuật, 6)
Khi còn là một thanh thiếu niên, I-nhã bị lôi cuốn
vào các tiểu thuyết, loại truyện phổ biến vào thời đó.
Vài năm trước khi qua đời, trong khi kể lại cho Luis Goncalves da
Câmara câu chuyện đời mình, I-nhã đã nói rằng khi bắt đầu
cuộc hành hương trên đường đi lên Monserrat, trong đầu ngài “đầy
dẫy những cuộc phiêu lưu của Amadis de Gaul và những sách tương
tự”. Vì thế ngài đã quyết định
bắt chước họ và quyết định cởi bỏ quần áo
thường mặc, mang huy hiệu Chúa Kitô và canh thức suốt đêm
trước bàn thờ Đức Mẹ tại Monserrat, không ngồi, không nằm,
nhưng đứng hoặc quỳ, y như một hiệp sĩ. (Tự thuật, 17)
Là một cận thần trẻ đầy nhiệt huyết, trước tiên trong nhà
quan Juan Velazquez de Cuellar, Trưởng Ngân Khố Castile, và sau
này tại triều đình Don Antonio Manrique de Lara, Công tước của
Najera và Phó vương Navarre, I-nhã đã hấp thụ và thấm nhập các
luồng tư tưởng cùng nhiều giá trị tốt cũng như xấu nhất gói
ghém trong các sách vở ngài ưa đọc. Những ǵ mà thế giới văn
chương đem lại cho ngài thì cũng khá quen thuộc: câu chuyện về
những nhóm hiệp sĩ hợp sức phục vụ vua của họ và đồng
hành với nhau; những cuộc phiêu lưu của các hiệp sĩ đơn thân độc mă
hoặc cùng đi với các bạn đồng hành; các câu chuyện truyền kỳ về
những trận đấu quyết liệt sinh tử giữa các hiệp sĩ với đám yêu
tinh, quái vật, rồng và phù thủy cũng như chạm trán với các hiệp
sĩ khác, thường là để giải cứu các công nương bị bắt cóc
hoặc bị bùa phép, và lẽ dĩ nhiên, đó luôn luôn là các nữ nhân
trẻ đẹp; các câu chuyện về phép thuật và biến hóa; các câu
chuyện tình cảm say đắm, trung thành và phản bội, trong đó các
hiệp sĩ có những chiến thắng oanh liệt và họ trải qua muôn
vàn đau khổ vì vị công nương họ phục vụ. Trong những câu chuyện
này, I-nhã t́m được một thế giới mộng mơ để có thể chìm đắm
hàng giờ trong đó. Nhưng ngoài ra ngài cũng còn gặp trong đây
một hệ thống các giá trị và kiểu mẫu đủ thực tế để hướng
dẫn ngài trong đời sống và hành vi của mình.[ii]
Khi ngài bắt đầu “mặc lấy giáp phục Chúa Kitô”,
I-nhã vẫn chưa từ bỏ ngay lập tức cách nhìn và những ý
tưởng của một hiệp sĩ chưa định hướng. Thoạt đầu, ngài vẫn c̣n
hiểu về việc theo Chúa cách thô thiển. Độc giả của các tiểu
thuyết b́nh dân có thể dễ dàng nhận ra và thậm chí còn khen
ngợi mưu mẹo của ngài khi gặp người Hồi giáo ngay sau khi rời
Loyola (Tự thuật, 14-16). Sau này, chính I-nhã cũng
nhìn nhận lúc bắt đầu đi hành hương là thời gian ngài vẫn
còn “mù mắt”; tuy nhiên, ngài đã có “ước ao lớn được phụng
sự Thiên Chúa tới mức cao nhất trong hiểu biết của mình”.
Và đó là điều đã dẫn ngài đi tới.
Chúng ta không nên cho rằng I-nhã chỉ tiếp thu những
cái bề ngoài hời hợt của các tiểu thuyết mà không chú ý đến
các giá trị sâu xa hơn của chúng. Ít ra, một số giá trị
cốt lõi mà ngài vẫn giữ một thời gian dài đều đă bén rễ từ
tiểu thuyết. Vào đầu thế kỷ mười sáu, chế độ phong kiến đang
đi đến chỗ chấm dứt, ngay cả trong các vùng khá bảo thủ của bắc Tây
Ban Nha. Tuy nhiên, các tiểu thuyết vẫn chất chứa dưới h́nh thức lư
tưởng một số giá trị phong kiến đẹp nhất, và các lư tưởng này đă nung
đốt trí tưởng tượng trẻ trung của I-nhă. Một trong những giá trị đă
được các tiểu thuyết này lư tưởng hóa là quan hệ phong kiến giữa một
hiệp sĩ chư hầu và một lănh chúa cấp cao hơn mà người đó phục vụ. Cả
người hiệp sĩ chư hầu lẫn vị lănh chúa đă t́nh nguyện bước vào quan hệ
này qua một nghi thức quỳ lạy mang tính biểu tượng. Trong các ví dụ
điển h́nh, nền tảng của quan hệ này là ḷng mộ mến. Cả người hiệp sĩ
lẫn vị vua đảm nhiệm những trách nhiệm nhất định với nhau trên căn bản
t́nh bạn hỗ tương. Đối với người hiệp sĩ, trách nhiệm chủ yếu bao gồm
các công việc phục vụ, hỗ trợ và góp ư với lănh tụ của ḿnh khi được
gọi; và người hiệp sĩ ước mơ làm nổi bật chính mình qua việc phục vụ
đó. Bằng sự quan tâm cá nhân và chú ư đặc biệt, vị vua sẽ trở thành
người thủ lănh và bạn hữu của hiệp sĩ, ngài sẽ ban cho người ấy các
phương tiện sống và sự che chở. Trong nguyên tắc hành xử dựa trên từ
mối tương quan này, đặc tính được đánh giá cao nhất cho người bầy tôi
là ḷng trung tín, dũng cảm và sẵn sàng chịu đau khổ để phục vụ vị
chúa của ḿnh, cùng với sự quảng đại hướng về ngài và các hiệp sĩ
khác. Vị vua cũng được ngưỡng mộ v́ ḷng thành tín và quảng đại đối
với các hiệp sĩ thân cận của ḿnh.
Quan hệ này và các đặc tính nêu trên đều nằm trong số các
ư tưởng mà I-nhă đề cao trong giai đoạn hoán cải. Chúng mang lại một
mô h́nh mà ngài đă sao chép lại khi đi theo Đức Kitô. Ngài trở nên
người hầu cận và là hiệp sĩ đồng hành của Đức Kitô. Dĩ nhiên ngài
không phải là người đầu tiên sử dụng mô h́nh ấy theo cách này, ngài
tình cờ bắt gặp mô h́nh trên trong khi đọc sách. Phần mở đầu
trong cuốn sách Flos Sanctorum (Hạnh Các Thánh) của Vagad,
một trong hai cuốn sách ngài đọc để giết th́ giờ trong những tháng
ngày dưỡng thương khó nhọc ở Loyola, đã khai triển chủ đề các
thánh như những hiệp sĩ của Thiên Chúa. Tuy nhiên, sách
Linh Thao sử dụng rộng răi các ngôn ngữ và hình ảnh của
các tiểu thuyết và thời đại phong kiến, đặc biệt trong bài
Tiếng Gọi của Vua và Suy Niệm về Hai Cờ Hiệu. Mặc dù chúng
ta không tìm thấy ngôn ngữ và những hình ảnh này nhiều trong
các văn thư của I-nhã ngoài sách Linh Thao, chúng rõ
ràng đại diện cho các giá trị và phẩm chất quan trọng đối
với ngài vào khoảng thời gian hoán cải, mà các phiên bản
sách Linh Thao được cập nhật sau này không bao giờ loại
bỏ chúng cả.[iii]
Mặc dù về sau này, I-nhã đã xác định rằng các mộng
mơ về đời hiệp sĩ đã cuốn hút ngài là hư danh và trần tục,
nhưng một số các giá trị sâu xa hơn mà các câu truyện ấy hàm
chứa, rõ ràng là đã ảnh hưởng đến ngài nhiều hơn ngài
tưởng. Có lẽ đằng sau hình ảnh của I-nhã về một tu sĩ Dòng
Tên, như là một người có thể đi khắp cùng thế giới để đáp
ứng một nhu cầu khẩn thiết nhằm phục vụ Đức Kitô, thấp
thoáng một hình ảnh phong phú, huyền bí của một hiệp sĩ
thánh chiến, sẵn sàng lao vào các cuộc mạo hiểm vì lòng nhân
từ và để góp sức theo lời mời của vị vua của mình.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
VIÊN QUAN TRIỀU Đ̀NH VÀ CHIẾN SĨ
“Những ai ước ao được phục vụ như một chiến sĩ của
Thiên Chúa dưới cờ thập giá trong Dòng chúng tôi, là Dòng
khao khát được mang danh Chúa Giêsu, và phục vụ chỉ một mình
Chúa và Giáo hội là hiền thê của Ngài...”[iv]
Là một thanh niên, I-nhã vừa là một quan chức triều đình, vừa
là một chiến sĩ, nhưng chúng ta nên nhớ rằng ở Tây Ban Nha vào
thế kỷ mười sáu, hai chức nghiệp này không phân biệt rõ
ràng. Các ảnh hưởng của tiểu thuyết và những lý tưởng
hình thành nên con người I-nhã đã hòa trộn và cùng tác động
với kinh nghiệm của ngài như một quan chức và chiến sĩ. Điều
này không làm chúng ta ngạc nhiên khi nhớ lại rằng cả hai vai
tṛ xuất hiện trong môi trường văn hóa của xã hội phong kiến
thời hậu trung cổ và các tiểu thuyết, thường trình bày các
quan hệ và giá trị phổ thông của thời phong kiến trong một hình
thức cô đọng và lý tưởng hơn.
Tuy nhiên, khi nhìn vào hình ảnh I-nhã người chiến
sĩ, cần lưu ý về sự khác nhau giữa thời đại của ngài và của
chúng ta, bằng không chúng ta sẽ hiểu sai về hình ảnh này.
Trước hết, I-nhã chưa bao giờ tỏ ra bối rối như chúng ta hiện
nay khi ngài dùng ngôn từ quân sự để diễn tả sứ mạng của chính
ngài, của Giáo hội, của Dòng Tên và thậm chí của cả Đức
Giêsu. Tây Ban Nha khác với các quốc gia châu Âu khác, vì
“những người Môrô” (Tây Ban Nha lai hoặc gốc Ả-rập), những người
được coi là dân ngoại và là kẻ thù truyền kiếp của thế giới
Kitô, không phải là những người đang sống tại một vùng đất xa
xôi, nhưng là những người có thế lực và bị căm hận ở Tây Ban Nha một
thời gian dài trước khi có cuộc Tái Chinh Phục năm 1492. Sau
này, trong thời đại của I-nhã, vẫn có những biến cố làm sống động
tinh thần thánh chiến. Khi I-nhã còn niên thiếu vị anh hùng
vĩ đại của cuộc Tái Chinh Phục, người được gọi là vị “Đại
Tướng”, vẫn còn ghi dấu những chiến công ở Ý, mặc dù không
phải là chống lại “những người Môrô”. Áp lực của Hồi giáo
trên thế giới Kitô vẫn tiếp diễn trên bộ và trên biển, và mối
quan tâm lớn nhất luôn trở đi trở lại của Hoàng đế Carlos và
người em là Vua Ferdinand là làm sao quét sạch họ. Các cuộc
hành quân ấy được kể như, nói một cách đơn giản, là các cuộc
thánh chiến. Vì thế, có một tinh thần thánh chiến bàng bạc
khắp nơi trong khi vua và các “đại tướng” của ngài có khuynh
hướng đóng vai trò những người lănh đạo các Kitô hữu đi tìm
chiến thắng trên dân vô đạo.[v]
Khi Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và các quốc gia châu Âu
khác đã thực dân hóa các vùng đất và các dân tộc Á châu và
Mỹ La-tinh bằng sức mạnh, họ đã không ngượng ngùng gì khi đem
Kitô giáo vào và buộc các dân bản xứ phải chấp nhận tôn giáo
này dưới sự đe dọa diệt chủng. I-nhã và các người đồng thời
chưa có sự nhạy cảm của chúng ta ngày nay về chủ nghĩa thực dân
cũng như mối liên kết giữa Kitô giáo và việc chinh phạt. Các
chiến binh thánh chiến ngày xưa hóa thành những người chinh
phạt mới. Vì thế, khi I-nhã mô tả cảnh Đức Giêsu nói những
lời như “Ý muốn của ta là đi chinh phục cả thế giới và mọi
kẻ thù” (LT 96), thì ngài chỉ sử dụng ngôn ngữ của thời đại
ngài mà không có sự nhạy cảm của thời đại ngày nay về sự
phù hợp của loại ngôn ngữ này. Ít ra, trong những ngày đầu
nghiêm chỉnh sống đời môn đệ , I-nhă đã xem các người ngoài Kitô
giáo là dân vô đạo, những người phải được chinh phục về cho
Đức Kitô, và cái nhìn này đơn giản chỉ phản ánh thái độ của
thời ấy.[vi]
Giữa thời đại của I-nhã và chúng ta có sự khác biệt
quan trọng về ư nghĩa của hình ảnh người chiến sĩ. Về phương diện
này chúng ta phải nhớ rằng I-nhã sống gần thời kỳ trận chiến
Agincourt (1415) hơn là trận Waterloo (1815). Trong chiến tranh
hiện đại, chúng ta thường hình dung các đạo quân khổng lồ gồm
hàng trăm hàng ngàn người được chở đi một khoảng đường xa
bằng các phương tiện vận tải cơ giới hóa, bằng đường bộ,
đường biển hay hàng không. Vào thời I-nhã, các đạo quân nhỏ
hơn nhiều, cơ cấu tổ chức cũng ít phức tạp hơn, và trong khi
các sĩ quan đi ngựa, thì đa số quân lính đều đi bộ. Sức công
phá của vũ khí được sử dụng cũng yếu hơn, và những người
cùng cấp bậc với I-nhã đều phải giỏi cận chiến. Một người
lính và nhất là một sĩ quan đóng vai trò chủ động nhiều hơn là
một bộ phận trong guồng máy chiến tranh như trong quân đội ngày nay.
Tính chất của việc chiến đấu và vị trí lãnh đạo của người
sĩ quan đòi hỏi nơi ông một mức độ sáng tạo, điêu luyện trong
kiếm thuật, khả năng thôi thúc người khác bằng gương sáng bản
thân, can đảm và dũng cảm trước hiểm nguy đối với mạng sống và
danh dự của ông. I-nhã nói về bản thân ngài tại Pamplona:
Một hôm đang khi bị quân Pháp bao vây thành
Pamplona, tất cả mọi người đều đồng ý đầu hàng để thoát
chết, vì thấy không thể nào chống cự lại được. Nhưng I-nhã
đưa ra mọi lý lẽ và thuyết phục được vị chỉ huy trưởng là
cứ chống trả. Dù không mấy đồng ý, tất cả các sĩ quan
thấy khí phách của I-nhã cũng lấy làm vững tâm hơn. (Tự
thuật, 1)
Khi I-nhã bị thương, những người khác đều xin
hàng.
Quăng đời chiến sĩ của I-nhã đã đem lại cho ngài kinh nghiệm về
tình bằng hữu và tình đồng chí thắm thiết. Đặc biệt trong
thời chiến, vị lãnh chúa và các hiệp sĩ của ông chia sẻ
cùng một đời sống như nhau: thức ăn, tiện nghi, đi với nhau trên
những hành trình dài, chia sẻ mọi hoạn nạn cũng như vinh
quang. Họ dựa vào nhau để được giúp đỡ, hỗ trợ và bảo vệ
trong những hiểm nguy thực sự có thể gây thương tích hoặc tử
vong. Họ phải tin tưởng vào lòng trung thành của nhau, cộng
tác chặt chẽ với nhau trong mọi công việc khó khăn và nguy
hiểm. Tất cả đều dựa trên và có thể tạo ra những mối liên
kết chặt chẽ của ḷng mến cá nhân và tình bạn thân thiết.
Hiển nhiên trong các bài Linh Thao, ta thấy thứ kinh nghiệm
này đã nhuận sắc cách I-nhă hiểu về tương quan của ngài với
Đức Giêsu (LT 96-100). Có lẽ nó cũng đă giúp ngài đặt nền tảng
và hình thức cho việc giao kết với các bạn đầu tiên của ngài.
Sự mô tả ngắn gọn rất đặc trưng của I-nhă về tình yêu trong
sách Linh Thao không gợi lên sự đam mê cuồng nhiệt của
người hiệp sĩ với giai nhân của mình như trong các tiểu
thuyết cho bằng sự cam kết tuy mộc mạc nhưng thực lòng, và sự
đồng tâm hiệp ý cũng như chia sẻ cuộc sống giữa những người
bạn: “tình yêu phải thể hiện trong hành động hơn là trong lời
nói”; và:
tình yêu cốt ở sự thông truyền giữa hai bên, đó
là người yêu thì trao tặng và thông truyền cho người mình yêu
cái mình có hoặc trong số những cái mình có hay có thể, và
cũng vậy, ngược lại, người được yêu đối với người yêu ; cho
nên nếu người này có kiến thức, thì họ đem nó cho người
không có; nếu có danh vọng, nếu có tiền của [cũng vậy]; và
cả hai người cho nhau như thế. (LT 230)
I-nhã là một người bạn tốt, và đặt tình bạn
lên vị trí rất cao. Ngài mô tả nhóm của ngài và các bạn
đồng hành như “những người bạn trong Chúa”. Ngài giữ được
t́nh bạn với nhiều người trong nhiều năm, nhất là với những
người đã đối xử tốt với ngài khi ngài còn là một người lữ
hành nghèo khó. Ngài giữ liên lạc bằng thư từ với các bạn
hữu, cả nam lẫn nữ. Một số lá thư hay nhất của ngài là
những lá thư viết cho bạn hữu, cho thân thuộc của các tu sĩ
dòng Tên, hoặc chỉ là người quen biết, vào những dịp ngài
nhận được tin tức về một sự kiện nào đó, dù là vui hay
buồn, quan trọng đối với họ.[vii]
Khi I-nhã và các bạn của ngài đang cố gắng quyết định xem
có nên ràng buộc mình bằng lời khấn vâng phục một người
trong số họ không, họ đã xem tình bạn thân thiết nảy nở giữa
họ là dấu chỉ rằng họ nên nỗ lực duy trì vĩnh viễn mối liên
kết với nhau.[viii]
Trong một lá thư từ phương Đông, Francisco Xavier đã kể rằng
ngài đặt chữ ký của các bạn ngay sát trái tim mình khi đi
khắp nơi. Thậm chí một lá thư của I-nhã nặng lời khiển
trách Diego Lainez, một trong những bạn đường đầu tiên, cũng đă
được đáp lại với một chứng từ cảm động về giá trị của t́nh bạn
giữa Lainez với I-nhã. Khi Simăo Rodriguez, một bạn đường khác,
càng ngày càng cư xử cách sai lầm và rối loạn, I-nhã vẫn không
mất đi tình cảm và lòng quảng đại với ông. Và khi I-nhã bắt
đầu viết Hiến luật Dòng Tên, ngài coi tình bạn và
việc liên lạc bằng thư từ là các mối dây sẽ hiệp nhất các
thành viên nhất thiết phải tản mác của Dòng.[ix]
Trong mối giao kết bạn hữu, I-nhã có khả năng và tự do để quảng
đại hiến mình phục vụ những người khác, và ngài vui sướng
khi thấy rằng những người quanh mình cũng rất hào hiệp (x. LT
5). Đó là lư do tại sao ngài nhấn mạnh đến việc có “khao khát lớn
lao” được phục vụ Thiên Chúa.[x]
Ngài coi ḿnh như đă cam kết sống với Đức Kitô “như bạn hữu hiến ḿnh
cho nhau” (LT 54; x. LT 224), và việc phục vụ Đức Kitô đưa đến việc
quảng đại hiến ḿnh phục vụ mọi người. Dưới sự d́u dắt của I-nhă, các
người bạn trẻ tuổi hơn ngài đă lớn lên, không phải để trở thành người
hầu của ngài, song trở thành những tôi tớ và bạn hữu của Đức Giêsu.
Là bạn đường của nhau, họ sẵn sàng đi khắp cùng thế giới để phục vụ
Giáo hội và những người anh em của ḿnh. Ước mơ của người chiến sĩ
muốn trổi vượt trong phục vụ v́ ḷng yêu mến thủ lănh của ḿnh rốt
cuộc đă biến thành nỗi khát khao gia nhập và lănh đạo các bạn đường
của ḿnh, để ra sức làm việc nhằm “ngợi khen và phục vụ Đức Kitô
Chúa chúng ta”, một thành ngữ được lặp đi lặp lại đến mức gần như nhàm
chán trong Hiến Luật.
Một cá tính khác khiến I-nhă đứng vững như một chiến sĩ và giúp ngài
đương đầu với mọi khó khăn của cuộc đời là sự liều lĩnh đầy sáng tạo.
Nhất là với các sứ mạng của Ḍng, ngài có khả năng nhận thức, đưa vào
hành động, và thực hiện đến cùng mọi nhiệm vụ có vẻ như bất khả thi.
Ngài luôn đáp trả một cách quảng đại và sáng tạo cho các nhu cầu của
hoàn cảnh. Tầm nh́n xa, tính cách đa dạng và nguy hiểm của các sứ
mạng của tu sĩ Ḍng Tên được vận hành ngay trong thời I-nhă tại
những miền xa của thế giới là một vài dấu chỉ các phẩm chất này.
Chúng mang dấu ấn của con người đă đề nghị kháng cự cho tới cùng ở
Pamplona, người mà đă mơ ước làm theo các cuộc mạo hiểm của các hiệp
sĩ trong tiểu thuyết ngày xưa.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
THEO ĐUỔI SỰ NGHIỆP GIÁO SĨ
Sinh trưởng trong một gia đình tiểu quý tộc, được giáo dục tại
triều đình của Công tước Najera, I-nhã có thể đã chọn theo
đuổi sự nghiệp giáo sĩ như bao người khác. Trên thực tế, có vài
dấu hiệu cho thấy đă có một thời gian ngài có ý định như thế,
hoặc ít ra gia đ́nh đă muốn ngài như vậy. Khi còn là một thanh
niên, ngài đã bị cáo buộc tại tòa, và ngài đã nại đến quyền
miễn tố của giáo sĩ. Điều đó cho thấy ngài đã gia nhập vào
một bậc giáo sĩ nào đó. Giáo dục của ngài tại triều đ́nh đã
cho ngài một căn bản và cả những quan hệ để giúp ngài sau
này có thể sẽ được bổ nhiệm vào chức vụ ở cấp giáo phận, chức vụ
này có thể sẽ dẫn đến những vai trò mục vụ hoặc ngoại giao
và chính trị trong nước hoặc ở nước ngoài, trong các lãnh
thổ mở rộng của Tây Ban Nha. Việc tiến chức từ một quan chức
nhỏ lên quân nhân rồi giám mục không phải là điều bất thường
đối với những người con thứ, là những người phải t́m một nghề
nghiệp cho chính mình.
Các sử gia thường miêu tả các lạm dụng gây ra cho Giáo hội do
thể chế “nghề” giáo sĩ: các giám mục bỏ bê nhiệm sở, bê trễ trong
việc dạy giáo lý hoặc chăm sóc mục vụ trong các giáo phận
và giáo xứ; các giám mục tích lũy tài sản cá nhân, bất
chấp việc làm khánh kiệt các nhà thờ địa phương; hàng giáo
sĩ dốt nát hoặc được huấn luyện tồi tệ; sự suy giảm nghiêm
trọng trong việc thuyết giảng, huấn giáo, và đời sống bí tích.[xi]
Cuộc hoán cải của I-nhã đã khiến ngài nhạy cảm hơn với các
lạm dụng này và các vết sẹo chúng gây ra. Khi ngài cùng
các bạn đi ngang qua châu Âu, họ đã phải nhiều lần chứng kiến tận
mắt các lạm dụng này tại nhiều nơi họ đi qua.
Chúng ta không quá ngạc nhiên khi thấy hình ảnh những người theo
đuổi sự nghiệp giáo sĩ phảng phất đằng sau sách Linh Thao.
I-nhă đă có thể trở thành một người như thế, nhưng ngài đã không
làm.[xii]
Có lẽ h́nh ảnh này cho thấy một thứ “bóng tối” trong chính ngài
mà ngài đã phản ứng lại, cũng như nó là một nguyên nhân chính
của các lạm dụng trong Giáo hội. Và trong số những người
đầu tiên I-nhã giúp Linh Thao đă có những người “làm nghề” giáo sĩ,
cả triều lẫn ḍng. Rất có thể là một số bài suy niệm phảng phất h́nh
ảnh này, ví dụ như bài Suy niệm về Hai Cờ Hiệu (LT 136-48), Ba
Mẫu Người (LT 149-57) và bài Chọn Lựa tổng quát:
Đây là câu chuyện ba mẫu người, mỗi người đều kiếm
được mười ngàn “đu-ca”. Nhưng không phải với
ḷng trong sạch ngay thẳng v́ kính mến Chúa. Cả ba đều muốn cứu thoát
ḿnh và t́m thấy Thiên Chúa, Chúa chúng ta trong b́nh an, bằng cách gỡ
ḿnh khỏi gánh nặng và sự cản trở vấp phải do ḷng quyến luyến những
của đă kiếm được. (LT 150)
Ngay cả trước khi thành lập Dòng Tên, I-nhã và
các bạn đồng hành đầu tiên của ngài đã nổi tiếng là một nhóm
“các linh mục cải cách”. Chính để đáp ứng nhu cầu của con
người trong Giáo hội mà I-nhã đã bày tỏ những điều ngài đã
thấy thành sứ mạng và cung cách sống của Dòng Tên. Như vậy,
hình ảnh người theo đuổi sự nghiệp giáo sĩ cũng đă ghi dấu trên sự
chọn lựa của I-nhã về đức khó nghèo, như một đặc điểm quan
trọng của Đức Giêsu và các môn đệ tốt của Người, đến độ
ngài đòi những người làm Linh Thao cũng phải nỗ lực nài xin
cho được ơn khó nghèo (LT 146, 147). Dường như h́nh ảnh này cũng
đă ảnh hưởng trên I-nhă khi ngài cố gắng để bảo đảm rằng các tu
sĩ Ḍng Tên không được tìm kiếm các vị trí quyền lực trong
Giáo hội hoặc trong Dòng,[xiii]
cũng như trong việc ngài thiết lập các khoản luật liên quan tới loại
nghèo khó thích hợp với Ḍng Tên xét như là một thân thể.[xiv]
|
|
|
|
|
|
|
|
|
NGƯỜI LỮ HÀNH
Tới một làng khá lớn trước khi tới Monserrat,
I-nhã dừng lại, mua một cái áo thô để mặc trên đường đi
Jerusalem. Người mua thứ vải làm bao bố, loại thưa có nhiều
gai, và nhờ người ta may một cái áo dài tới chân. Người mua
thêm cây gậy đi hành hương, một cái bầu đựng nước và treo tất
cả lên cốt yên la. (Tự Thuật 16)
Khi lên đường như một người lữ hành, I-nhã dứt
khoát quay lưng lại với con đường sự nghiệp giáo sĩ cũng như đời
binh nghiệp. Ý định của ngài là đi đến Jerusalem “nhận lấy
mọi thứ kỷ luật và khổ hạnh mà một tâm hồn quảng đại bừng
bừng lửa yêu mến Chúa có thể ao ước” (Tự Thuật, 9).
Những gì ngài muốn làm với quãng đời còn lại thì chưa chắc
chắn v́ ngài có nhiều ý tưởng, hầu hết được gợi hứng bởi
việc say mê đọc hạnh các thánh. Một điều ngài có thể làm là
dành trọn cuộc đời c̣n lại để sám hối và sống khổ hạnh tại Đất
Thánh. Như mọi chuyện đã diễn ra, trên đường đi đến Jerusalem,
ngài đã lưu lại khoảng mười tháng tại Manresa, và khi đã đặt
chân được đến Jerusalem, mười bảy tháng sau khi rời Loyola,
ngài chỉ được phép ở lại đó có hai mươi ngày.[xv]
Hình ảnh về bản thân I-nhã như một “người lữ hành” có tầm
quan trọng rất lớn đối với ngài. Đây là một trong những
hình ảnh mà ngài đã sử dụng để miêu tả chính ngài, và vì
thế nó cho chúng ta manh mối về cách ngài hiểu thế nào về
bản thân. Trong trình thuật về cuộc đời mình, khi ngài kể
cho Luis Goncalves da Câmara không lâu trước khi qua đời, ngài
thường xuyên nói về mình như “người lữ hành”. Một điều gì
đó của tinh thần hành hương dường như đã ở lại với ngài cho
đến cuối cuộc đời.
Cuộc hành hương của I-nhã dĩ nhiên không chỉ là một chuyến đi
cụ thể được khơi dậy từ một ước mơ muốn nhìn thấy và đụng
chạm các di tích nơi Đức Giêsu đã sống. I-nhă cũng là một
người lữ hành trong tinh thần nữa. Đây là điều sau này ngài
đã nói về bản thân ngài vào lúc ngài lên đường.
[Ông] chưa biết phân tích các động lực trong tâm
hồn, ông cũng không hiểu các nhân đức khiêm nhường, bác ái,
kiên nhẫn là gì, nhất là đức khôn ngoan chỉ dẫn các nhân đức
kia. Ông chỉ muốn thực hiện các công việc lớn lao bởi vì
các Thánh đã làm như thế cho sáng danh Chúa, chứ ông không hề
bận tâm xét đến hoàn cảnh đặc biệt trong đời sống các
Thánh. (Tự thuật, 14)
Con người I-nhă trở lại Tây Ban Nha từ Đất Thánh
đã thay đổi nhiều, và tầm quan trọng lớn lao của hình ảnh người
lữ hành để lại trên I-nhã trong suốt cuộc đời có lẽ có liên
quan đến các thay đổi ấy. Nếu chúng ta tính cả thời gian
I-nhă lưu lại tại Manresa, thì đây là kinh nghiệm huấn luyện
quan trọng nhất của đời ngài. Như vậy, đối với hiểu biết
của chúng ta về I-nhã, hình ảnh người lữ hành ít ra cũng
quan trọng như hình ảnh người anh hùng lãng tử và người quan
chức và chiến sĩ.
Cuộc hành hương của I-nhã xảy ra vào thời ngài đang trao phó
cho Thiên Chúa quyền điều khiển cuộc đời ḿnh. Ngài đang học
cách để cho Thiên Chúa dẫn dắt đời mình. Câu chuyện về những
năm lữ hành của ngài cho thấy một con người đang vật lộn với
xung đột giữa xu hướng hay bối rối của ngài với niềm tín thác ngày
càng lớn vào Thiên Chúa. Từng chút một, ngài học tín thác thâm
sâu hơn nơi Chúa, nhưng điều đó bắt ngài trả giá rất nhiều. Như các
ngôn sứ Do thái, ngài yêu thích các hành động mang tính cách biểu
tượng. Hành động bỏ lại thanh gươm và cây dao găm, bỏ cả con lừa
để đi bộ, đưa bộ quần áo còn tốt cho một người nghèo (người
này suýt bị bắt vì nghi là đã lấy trộm) có nghĩa ngài đã
quay lưng lại với những thứ mà cho đến thời gian đó đã đem lại
cho ngài sự an toàn và địa vị, để đặt mọi tín thác vào
sức mạnh và ý của Thiên Chúa muốn săn sóc ngài. Mặc dù
bản thân là một chiến binh gan dạ và một người có đầu óc
lãng mạn, ngài cũng là một người chịu nhiều dằn vặt, đặc
biệt về tội lỗi và Thiên Chúa. Vì thế tại Manresa, có một
thời gian dài ngài đă vất vả đấu tranh với các bối rối và
với một nhu cầu thúc bách ngài phải duyệt lại tâm trí mình
và xưng đi xưng lại các tội trong quá khứ, vì không thể nào
tin rằng Thiên Chúa đã tha thứ cho ngài rồi.[xvi]
Nhiều lần trên bước đường hành hương, ngài bị dằn vặt trầm
trọng về vấn đề tiền bạc. Hành động thường thấy của ngài
lúc ấy là xin tiền, và nếu nhận được nhiều hơn nhu cầu ít
ỏi cần thiết của mình, ngài sẽ đem số còn lại đi cho những
người túng thiếu khác. Khi rời Barcelona bằng đường biển,
ngài lại phải đấu tranh về việc có nên đem theo một ít bánh
dự phòng cho chuyến đi không, hay điều đó đi nghịch lại với
lòng tín thác của ngài vào quyền năng và ý muốn của Thiên
Chúa dự định cho ngài. Cuối cùng ngài đã quyết định mang
bánh đi theo. Tuy nhiên khi ấy, một vấn đề khác nảy sinh:
ngài thấy năm sáu đồng xu thời ấy trong túi mình, “là số
còn sót lại của những gì ngài đã ăn xin từng nhà”. Số
tiền này ngài quyết định không mang theo, nên ngài “bỏ lại
trên một băng ghế ngay bờ biển” (Tự thuật, 36).
Tình tiết này minh họa sự nhạy cảm của I-nhă với những lo
lắng và bối rối thiêng liêng, và chuyến hành hương của ngài, nơi
nhiều lần ngài phải buộc mình tin tưởng vào Thiên Chúa đấng
ngài khát khao phục vụ, là trường để ngài học phó thác. Dù
có lẽ ngài chưa bao giờ mất hẳn khuynh hướng tự dằn vặt mình,
nhưng theo thời gian, bối rối không còn làm ngài bị tê liệt
nữa. Nhờ các cuộc đấu tranh trong suốt hành trình, mà sau
này ngài có thể nhận các dự án táo bạo nhất cho mình hoặc
cho Dòng với một sự tin tưởng bình an hơn vào quyền năng Thiên
Chúa, để hoàn tất điều Người đã bắt đầu. Nếu Thiên Chúa
đã trông nom cho ngài được an toàn trong suốt cuộc lữ hành,
thì I-nhă có thể tin tưởng nơi Thiên Chúa.
Một đặc tính nữa của cuộc lữ hành của I-nhã là sự trưởng
thành của các ơn thần bí ngoại thường, một số ngài đã miêu
tả trong bản Tự thuật (vd: 28-31). Những tuần lễ lưu
lại Manresa sau khi đấu tranh kịch liệt với các bối rối là
thời gian của các thị kiến đặc biệt. Các miêu tả của ngài
về những gì ngài đã cảm nghiệm thì không đầy đủ, nhưng rõ
ràng ngài rất xác tín rằng những trực giác về các mầu
nhiệm đức tin như công cuộc sáng tạo, mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi,
nhân tính Đức Kitô và Thánh thể, những điều ngài học được
trong thời gian ấy, là những ơn ngoại thường:
Tất cả những điều ông thấy đã củng cố niềm tin
của ông đến độ ông nghĩ bụng: dù Thánh kinh không dạy những
chân lý về đức tin đi nữa, th́ dựa trên hình ảnh ông đã thấy,
ông vẫn sẵn sàng từ bỏ mạng sống để bênh vực các chân lý
đó. (Tự thuật 29).
Một tình tiết dường như nổi bật trong ký ức
của ngài như một kinh nghiệm “tột đỉnh”. Đó là khi ngài đang
ngồi thinh lặng bên bờ sông Cardoner, không xa Manresa lắm, và
mắt tâm hồn ông dần dần mở ra. Mặc dù không
thấy hình ảnh nào, ông đã am tường nhiều điều, vừa thuộc
đức tin vừa văn hoá, dưới một luồng sáng rực rỡ khiến mọi
điều trở nên mới mẻ. Không thể trình bày chi tiết những
điều ông đã lĩnh hội được lúc đó, mặc dù rất nhiều, chỉ
biết rằng ông đã hiểu những điều đó hết sức rõ ràng. Tính
chung, tất cả những ǵ Chúa ban và những điều ông học hỏi
suốt cả cuộc đời, tức là 62 năm qua, cũng không bằng những
điều ông đã lĩnh hội qua các thị kiến tại Mansera. (Tự thuật,
30)
Kinh nghiệm của I-nhã dường như có một chiều
kích thần bí cho đến cuối đời ngài. Các ơn ngài đã nhận
được vừa đào sâu thêm cảm thức của ngài về sứ mạng tông đồ
của mình và của Dòng Tên, vừa khuyến khích và xác chuẩn cho
ngài trong các quyết định khó khăn ngài phải đối mặt.
Một người lữ hành trong các điều kiện giống như I-nhã cần
có hai phẩm chất khác với mức độ nổi bật. Trước hết là
khả năng hoàn thành một dự án, bất chấp những trở ngại lớn lao
và bất ngờ nhất. Thứ đến là một khả năng thích nghi với
con người và hoàn cảnh. Sự đau đớn mà I-nhã sẵn lòng chịu
để kéo thẳng lại cái chân bị gãy cho thấy ngài đã có khả
năng thứ nhất trước khi đi Jerusalem, và cuộc hành trình cho
ngài đủ thời gian để thao luyện khả năng đó. Ngài là một
người cực kỳ quyết đoán và kiên nghị.
Về phẩm chất thứ hai, một người lữ hành trong những điều
kiện ấy phụ thuộc vào hoàn cảnh và con người một cách cực
độ. Người ấy phải thay đổi và không ngừng thích nghi với
các sự kiện và con người, và khi đối diện với muôn ngàn trở
ngại, phải học cách chọn lựa phương tiện nào đưa đến mục tiêu
đã vạch ra. Nói theo một nghĩa nào đó thì không có hoàn
cảnh nào là bất ngờ cả, vì không có hoàn cảnh nào dự đoán
trước. Các chọn lựa không ngừng phải được thực hiện khi
hoàn cảnh phát sinh, và lúc cần thiết, phải chọn hướng giải
quyết mới trong khi vẫn giữ trong đầu mục đích cuộc hành
trình. Các điểm thiết yếu này góp phần mạnh mẽ vào việc
giáo dục của I-nhã trong nhận định thiêng liêng, điều ngài đã
bắt đầu từ Loyola (Tự thuật, 7-8). Việc chậm rãi di
chuyển trên lưng lừa hoặc đi bộ trên những quãng đường dài qua
nhiều tháng cho người ta khoảng thời gian đủ dài để quan sát
và suy nghĩ về thế giới bên ngoài cũng như nội tâm. Khả năng
ghi nhận và suy tư của I-nhã về các phản ứng của ngài đối
với người khác và với các biến cố, mà ngài đă khám phá từ
Loyola, đã được phát triển trên đường đi. Ước mơ không ngừng
của ngài trong suốt cuộc lữ hành là “tìm ý Thiên Chúa và
có can đảm thực hiện nó”.[xvii]
Cuộc kiếm này bao gồm các cuộc chiến đấu chống lại bối rối và
lưỡng lự, các nhu cầu phải chọn lựa về mỗi chặng hành
trình, và sự khám phá gây ngạc nhiên lẫn thất vọng tại
Jerusalem khi ngài thấy dường như Thiên Chúa không muốn ngài ở
lại đó lâu, cùng các hoàn cảnh khác.
Nếu cuộc hành hương là trường dạy nhận định, thì nó cũng
là trường dạy tự do; hai yếu tố ấy đi đôi với nhau. Nếu
người lữ hành tùy thuộc vào các hoàn cảnh luôn thay đổi,
thì cũng đúng là người ấy có tự do của một con đường mở
ngỏ: chọn hướng nào để đi, đi nhanh hay chậm, khi nào đi lúc
nào ở. Khi I-nhă rời Loyola, ngài ước muốn sâu xa được dành cả
cuộc đời phụng sự Chúa. Ngài được hướng dẫn trước tiên bằng
những mẫu gương các thánh mà ngài đã đọc khi cố gắng quyết
định làm sao để có thể thực hiện ước mơ này cách tốt đẹp
nhất. Không phải là ngài đã đọc các chuyện này khi còn trẻ,
nhưng sau khi bị thương tại Pamplona, và trở về dưỡng thương tại
Loyola. Hai cuốn sách duy nhất ngài có là Cuộc đời Chúa
Kitô của Ludolph ở Saxony và “một cuốn sách về hạnh các
thánh, bằng tiếng Tây Ban Nha” (Tự thuật, 5). Thế là
ngài thường suy nghĩ, khá đơn giản, như thế này: “Thánh
Đa-minh đã làm thế này, vì thế tôi cũng phải làm thế.
Thánh Phan-xi-cô đã làm thế này, vì thế tôi cũng phải làm
thế” (Tự thuật, 7). Nhưng sau khi phải rời Jerusalem về Tây
Ban Nha, ngài đă chọn bước đi kế tiếp dựa trên việc xem xét lối
sống mà ngài tin là Thiên Chúa đang dẫn dắt đời ngài, hơn là
theo gương người khác. Điều này đánh dấu bước trưởng thành
quyết định trong tự do cá nhân là điều cần thiết cho việc nhận
định thiêng liêng.
Sau này, trong đời mình, I-nhã đã truyền lại cho các bạn của
mình các yếu tố của cách suy nghĩ và quan niệm của người
lữ hành. Một số trong họ như Pierre Favre, Francisco Xavier và
Jeronimo Nadal đã sống nhiều năm trên đường. Họ đi đây đi đó
để đáp ứng các nhu cầu cần thiết. Và khi viết bộ Hiến luật
Dòng Tên, I-nhã đề nghị các tập sinh Dòng Tên sẽ được lợi ích
nếu kinh nghiệm hành hương là một phần của quá trình huấn
luyện.[xviii]
Kinh nghiệm làm người hành hương có lẽ cũng giải thích cho sự
kiện là khi I-nhã bàn về cách thức và phương tiện để chọn
sứ mạng và tác vụ thích hợp với Dòng Tên, ngài nhấn mạnh
rất nhiều đến việc nhận định thần loại và khả năng linh
hoạt đáp trả các nhu cầu và hoàn cảnh, tránh sự cứng nhắc
và nhất trí què quặt.[xix]
Nhiều lần trong Hiến luật, I-nhã tái khẳng định nhu
cầu không ngừng suy ngẫm và nhận định, bằng cách đặt ra một
bản hướng dẫn tổng quát những điều cần làm rồi cân nhắc những
điều ấy bằng cách nói rằng, điều này cũng có thể thay đổi,
và các chọn lựa phải được xem xét tùy vào các thời điểm
và nơi chốn khác nhau. Trái ngược với quan niệm thông thường,
sự mềm dẻo và tự do, trong khung cảnh của cuộc nhận định,
là các điểm son của việc điều hành của I-nhã cho dòng của
mình.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
NGƯỜI RAO GIẢNG TIN MỪNG: TỪ MANRESA ĐẾN ROMA
Sau khi thấy rõ ý Chúa không muốn cho ông ở tại Jerusalem,
người lữ hành luôn luôn cầm trí suy nghĩ phải làm gì bây giờ,
và ông thấy hướng về việc đi học một thời gian để giúp đỡ
các linh hồn. (Tự thuật, 50). Công việc “giúp đỡ các
linh hồn” của I-nhã được phân biệt qua hai giai đoạn. Giai đoạn
thứ nhất xảy ra trong cuộc hành hương, thời gian học, và kết
thúc với việc ngài được bầu làm bề trên của Dòng Tên, mới
được thành lập năm 1539. Giai đoạn thứ hai bắt đầu từ lần
bầu cử ấy đến cuối đời ngài, năm 1556.
Trong cuộc hành hương, I-nhă có được sự thay đổi chính yếu liên
quan tới hướng ngài chọn cho đời mình. I-nhă đă thay đổi rõ
rệt những điều ngài coi trọng, mà sau cùng đã đem lại những kết
quả có ảnh hưởng sâu rộng. Trong hầu hết thời gian hành
hương, điều I-nhă quan tâm trên hết dường như là về mối liên hệ cá
nhân của ngài với Thiên Chúa và sự trưởng thành của cá nhân
ngài trong quan hệ ấy, hơn là việc đặt mình giúp đỡ những
người khác. Dĩ nhiên, đúng là trong suốt những năm hành
hương, ngài đă dành nhiều thời gian để “giúp đỡ các linh hồn”
khi có cơ hội, nhưng mục đính chính yếu của ngài vẫn là đi
Jerusalem để sống đời sám hối tại đó. Người lữ hành khi ấy
ít quan tâm đến Giáo hội phổ quát, càng ít ý thức hơn
chuyện mình là thành viên một cộng đồng toàn cầu. Sau khi
bị buộc phải trở về từ Đất Thánh, tương lai mới của ngài
dần dần đưa ngài đến hai thay đổi quan trọng trong thái độ.
Thứ nhất, ngài đã thấy rõ hơn rằng mục đích mới của mình
phải là đặt mình để phục vụ những người khác bằng một
cách nào đó. Thứ hai, cũng liên hệ với điều thứ nhất, ngài
dần dần lôi kéo và hình thành một nhóm bạn đường, những
người sau này đi đến chỗ chấp nhận giá trị của việc sống
và phục vụ người khác với tính cách một nhóm hơn là một
cá nhân riêng lẻ. Người lữ hành trở thành một nhà truyền
giáo, và là người đồng sáng lập một cộng đoàn để phục vụ
Giáo hội phổ quát.
Trở về từ Jerusalem, ngài đã quyết định sẽ tận hiến bản
thân để “giúp đỡ các linh hồn”, và để làm điều đó, ngài
cần phải đi học. Vì vậy, dù đã hơn ba mươi tuổi và thêm bảy
tám năm học ở phía trước, ngài vẫn trở lại nhà trường để học
tiếng La-tinh.
Cuộc đời I-nhã trong việc truyền giáo và giúp đỡ các linh
hồn có những hình thức khác nhau, và nó thay đổi tùy theo
hoàn cảnh ngài đang sống. Là một người lữ hành, và tại
giai đoạn đầu tiên khi còn là một sinh viên ở Alcala, Salamanca
và Paris, ngài thường đi nói chuyện với người ta để dạy giáo
lý và hướng dẫn thiêng liêng. “Người lữ hành đáp: ‘Chúng tôi
không giảng nhưng nói chuyện đơn sơ với một số người, như với
các người mời chúng tôi dùng cơm.’”(Tự thuật, 65).
Đồng thời ngài bắt đầu giúp Linh Thao cho một số người được
chọn lựa. Và cuối cùng, sau một vài khởi đầu thất bại, một
nhóm bạn đã gắn bó với ngài và họ tìm cách chia sẻ một lối
sống chung.
Ở cuối giai đoạn học ở Paris, ngài trở về nhà ở Loyola để
thăm viếng và bắt tay ngay vào việc truyền giáo và cải tổ:
Ngay lúc tới nơi ông đã quyết định dạy giáo lý
cho trẻ em. Nhưng ông anh chống đối kịch liệt và bảo rằng sẽ
chẳng có ai đến học. Ông trả lời là nếu chỉ có một đứa
thôi cũng đủ. Ngay khi bắt đầu, người người tuốn đến nghe, và
cả ông anh nữa. (Tự thuật, 88)
Thêm nữa, ngài thuyết giảng thành công trong các
ngày Chủ nhật và các ngày lễ, cố gắng sửa sai một số lạm
dụng cờ bạc và một số vấn đề có liên quan đến các vợ lẽ
của các linh mục, trợ cấp thường xuyên tốt hơn cho người
nghèo trong vùng và thu xếp để được rung chuông kinh Truyền tin
ba lần mỗi ngày để mọi người có thể cầu nguyện (Tự
thuật, 88-9)
Khi I-nhã và các bạn của ngài đi từ Paris ngang qua Ý để đến
Roma, sau khi đã dứt khoát một lần bỏ lại đằng sau mọi khả
năng đi Jerusalem, một lần nữa công tác phục vụ của họ mang
những hình thức mới. Khi họ ở lại trong một thành phố một
thời gian, như họ đã làm ở Venice, I-nhã hướng dẫn Linh Thao,
và những người khác làm việc trong bệnh viện, đặc biệt giữa
những người nghèo khổ hơn, săn sóc bệnh nhân và giúp đỡ
thiêng liêng ở những nơi thích hợp. Khi họ chỉ đi ngang một
thành phố mà không dừng lại, họ rao giảng trên đường phố,
chợ búa, và đôi khi trong các nhà thờ. Tại Vicenza, bốn
người trong số họ đã
cùng ngày và cùng giờ, bốn ông vào thành, mỗi
ông vào phố chợ và bắt đầu lớn tiếng vừa gọi dân chúng vừa
lấy nón ra hiệu mời họ tập họp nghe giảng. Nhờ các bài
giảng mà người ta biết tiếng họ, trở nên đạo đức và cung
cấp cho họ phương tiện vật chất dồi dào hơn trước. (Tự
thuật, 95)
Đó là những ngày I-nhã trực tiếp tham gia vào
việc truyền giáo và “giúp đỡ các linh hồn.” Các hình thức
của công việc này không được hoạch định trước, nhưng được
nghĩ ra để đáp ứng với nhu cầu của địa điểm họ đang lưu
trú, với ưu tiên cho việc làm giúp người nghèo trong bệnh viện
và nhà tù, và dạy giáo lý cho trẻ em. Các h́nh thái khác nhau
của công việc phản ảnh sự đa dạng của nhu cầu tại những nơi
khác nhau. Lănh vực đa dạng của các loại công tác khác nhau mà
I-nhã đã thực hiện tại Roma và cả trước khi ngài đến đó nói
lên sự thành công trong việc ngài có thể đáp ứng nhu cầu của nhiều
tầng lớp người khác biệt.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
NGƯỜI RAO GIẢNG TIN MỪNG:
TẠI
ROMA
Ông đã quyết định sau khi chịu chức linh mục,
sẽ không làm Lễ suốt một năm, để chuẩn bị và cầu xin Đức
Mẹ đặt ông đến cùng Chúa Con. Một hôm khi còn cách xa Roma
mấy dặm, đang khi cầu nguyện trong một nhà thờ, ông nhận thấy
một sự thay đổi lớn lao trong tâm hồn, và thấy rõ ràng là
Chúa Cha gửi gấm ông cho Chúa Kitô, con của Ngài. Ông không thể
nào nghi ngờ điều đó chỉ biết rằng Chúa Cha đă gửi ông cho
Chúa Con. (Tự thuật, 96)
Khi điều này xảy ra, I-nhã và các bạn đồng
hành đang trên đường đến Roma, sau khi chiến tranh đã ngăn cản
họ đi Jerusalem. Họ đi từng nhóm ba người, và I-nhã đi với
Pierre Favre và Diego Lainez. Tất cả đều không chắc chắn về
tương lai họ sẽ ra sao.
Một phần của việc nhận định của I-nhã, mà chúng ta sẽ nói
sâu hơn ở Chương 4, là ghi nhận các kinh nghiệm “tột đỉnh”. Sau
này, khi đối mặt với một quyết định quan trọng, ngài sẽ nhớ
lại các kinh nghiệm tột đỉnh ấy, và để cho chúng soi sáng
trên quyết định đang đặt ra trước mắt. Thị kiến xảy ra trong
nhà thờ La Storta ngay trước khi vào Roma là một trong các kinh
nghiệm tột đỉnh mà I-nhã và các bạn nhiều lần trở lại trong
các cuộc thảo luận sau này. Có nhiều trình thuật về những
gì đã xảy ra: một số nói rằng I-nhã đã nhìn thấy Đức Giêsu
mang thập giá, và hiểu rằng Thiên Chúa muốn ngài phục vụ
Thiên Chúa và ở với Đức Giêsu khi Người mang thập giá. Bất
kể chi tiết gì đi nữa, I-nhã hiểu nó một đằng là lời xác
nhận cho quá khứ: Thiên Chúa đang dẫn dắt ngài và các bạn
cho tới lúc này. Đằng khác đó cũng là một khởi đầu cho tương
lai. Dù cho có gì xảy ra với họ ở Roma đi nữa, kinh nghiệm
này cho thấy rằng ơn gọi của họ trong một ý nghĩa nào đó
là “được đặt với Chúa Con” trong sứ mạng và cái chết cùng
sự phục sinh của người. Sau này, khi họ thảo luận kỹ hơn ở
Roma về tương lai của nhóm, I-nhã và các bạn đã để thị kiến
này tác động đến hình dạng và sứ mệnh của Dòng Chúa Giêsu
(Ḍng Tên) mà họ vừa thành lập.
Nguồn cảm hứng chủ yếu cho hoạt động của I-nhã giữa mọi
người vẫn là lòng sùng kính ngài dành cho Đức Giêsu, nảy
sinh từ nhiều năm trước tại Loyola. Thời gian qua đi, sự mến
mộ này đã lớn lên thành một ý thức và quan tâm sâu xa hơn
với Giáo hội mà Đức Giêsu đã thành lập. Mục đích mà I-nhã
và các bạn của ngài nhắm đến khi quyết định đi Roma là dâng
hiến bản thân họ cho đức giáo hoàng để phục vụ Giáo hội. Đây
không phải một quyết định giả tạo, nhưng là hệ quả của lòng
ái mộ Đức Giêsu. Họ muốn “phục vụ một mình Chúa và hiền
thê của Ngài là Giáo hội”, và đối với họ, đức giáo hoàng
là đại diện của Đức Giêsu như là đầu của Giáo hội. Bằng
việc dâng hiến và ràng buộc chính họ với giáo hoàng để
chấp nhận các sứ mạng ngài yêu cầu họ làm, họ sẽ hoàn
thành lời cam kết đi theo và bắt chước Đức Giêsu mà mỗi
người trong họ đã hứa trong Tuần Hai và các Tuần kế tiếp
của Linh Thao (LT 98, 147, 234).
Từ năm 1539 đến năm 1556, khi I-nhã là bề trên của Dòng Tên
đang phát triển tại Roma, h́nh thức ngài tham gia vào công việc
truyền giáo và “giúp đỡ các linh hồn” đã thay đổi đáng kể.
Thỉnh thoảng Ngài tiếp tục cho Linh Thao tại Roma và các nơi
lân cận. Ngài liên lạc với nhiều người bằng thư từ, trong đó ngài
giúp đỡ và hướng dẫn họ một cách thân mật. Ngài cũng giúp
thiết lập tại Roma một “nhà cho người dự tòng”, một viện cô
nhi và nơi lưu ngụ cho các cô gái điếm. Nhưng nhiệm vụ chủ
yếu của ngài là giúp cho các thành viên của dòng mới lập
tiếp tục mở rộng sứ mạng của họ và thiết lập các cơ cấu
để sứ mạng ấy có thể tiếp tục.
Nhiệm vụ này có nhiều khía cạnh khác nhau. Trước tiên là
vấn đề quyết định sẽ gửi người đi đâu để họ hoạt động có
hiệu quả trong việc phục vụ Giáo hội và cho những người đang
cần sự giúp đỡ của họ nhất. Ngài nhận được ngày càng
nhiều yêu cầu gửi các tu sĩ Dòng Tên đến các nơi khác nhau
trên toàn châu Âu và thế giới bên ngoài. Và vì ngài chỉ có
một số giới hạn các tu sĩ có thể gửi đi, ngài phải quyết định
cách đáp ứng nào tốt nhất. Chính từ kinh nghiệm phải chọn
lựa như thế mà ngài có thể thiết lập “tiêu chuẩn chọn lựa
các thừa tác vụ”, đưa ra những nguyên tắc và hướng dẫn để
thực hiện các quyết định về việc chọn sứ mạng và thừa tác
vụ.[xx]
Đồng thời, I-nhã cũng giữ liên lạc qua thư từ với rất nhiều
tu sĩ Dòng Tên đang tản mác khắp thế giới. Ngài động viên họ
và hướng dẫn cách họ thực hiện sứ mạng của mình. Và dĩ
nhiên, một khía cạnh rất quan trọng trong công việc tông đồ
gián tiếp của ngài là biên soạn Hiến luật cho hội dòng
mới lập. Bằng việc viết ra các nguyên tắc và cơ cấu để Dòng
Tên có thể trở thành một tập thể vĩnh viễn gồm những người
có một tinh thần và lối sống nổi bật, ngài đã đưa ra cho
thế hệ của ngài và các thế hệ tương lai của Dòng Tên cơ hội
thực hiện các sứ mạng của họ với tính cách tập thể, để
cùng được củng cố và nâng đỡ bởi sự hiệp nhất giữa họ với
nhau.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
KINH NGHIỆM CÁ NHÂN
Mặc dù có tính cách phác họa, các hình ảnh I-nhã mà chúng
ta vừa nhìn qua có thể giúp ta hiểu ngài đầy đủ hơn và khai
thác những khía cạnh khác nhau trong nhân cách của ngài.
Chúng cũng giúp chúng ta nhìn thấy một số thay đổi và trưởng
thành trong bản thân ngài qua thời gian. Tôi muốn kết thúc với
một vài suy tư nhỏ.
Từ bản tự thuật của I-nhã, rõ ràng kinh nghiệm là nhân tố
chính đem lại các thay đổi trong đời ngài. Sự trưởng thành
thiêng liêng của I-nhã không phải là chuyện trước hết có một
lý thuyết rồi cố gắng đưa thực hành vào cho khớp với lý
thuyết, cho dù ở một mức nào đó, đó là điều ngài đã thực
hiện sau khi hoán cải: bằng cách lấy các vị thánh làm mẫu
và cố gắng khuôn đúc đời mình theo các mẫu ấy. Nhưng điều
đó không kéo dài. Thời gian lưu lại Manresa dường như đă cho ngài
thấy rằng Thiên Chúa đă hiện diện và làm việc trong kinh nghiệm của
chính ngài, trong các biến cố cuộc đời ngài. V́ thế ngài không dựa
trên sự bắt chước các mẫu gương nổi tiếng trong đời môn đệ để phát
triển một mô h́nh tăng trưởng. Thay v́ vậy, ngài ghi nhận các nét
chính của kinh nghiệm bản thân, và khi suy tư về chúng, đă thấy trong
đó các dấu chỉ của sự hiện diện và hành động của Thiên Chúa. Các
quyết định rút ra cho bước kế tiếp được dựa trên việc phản tỉnh
này. Một thí dụ rõ ràng về điều này là quyết định đi học
để có thể “giúp đỡ các linh hồn.” Nó đã nảy sinh từ
chuyến hành hương và kinh nghiệm ở tại Jerusalem. Kinh nghiệm
bản thân, một khi đă được xem xét cẩn thận, đã cho ngài những dấu
chỉ về điều gì ngài nên làm tiếp theo. Tương tự, năm 1538,
khi I-nhã và nhóm bạn đầu tiên của ngài đang cố gắng phác họa
tương lai, họ đã suy tư về các kinh nghiệm cá nhân và tập thể
của họ cho đến lúc ấy, và tìm thấy các dấu chỉ về cách
sống họ sẽ thực hiện.[xxi]
Lối suy tư về kinh nghiệm bản thân, lượng giá các ơn nhận
được và sử dụng chúng như dấu chỉ phương hướng mà Thiên Chúa
đang dẫn dắt là một hình thức căn bản cho sự trưởng thành
trong đời sống của I-nhã và các bạn của ngài.
Điều này đưa đến một suy tư khác, rất quan trọng cho việc tìm
hiểu linh đạo I-nhã trong hoàn cảnh chúng ta ngày nay. Nếu
chúng ta muốn đi sâu hơn vào con đường của I-nhã để làm môn
đệ Đức Giêsu, điều này không có nghĩa là tìm ra những gì
I-nhã đã nghĩ và đã làm để bắt chước theo nghĩa đen và hời
hợt; như thể chỉ cần nói, “I-nhã đã làm điều này, vậy tôi
cũng phải làm như thế”. Mặt khác, điều I-nhã đã nói và
làm trong các hoàn cảnh cụ thể không phải không quan trọng
đối với chúng ta. Đối với các tu sĩ Dòng Tên nói riêng, việc
cân nhắc cẩn thận các lời nói và hành động của ngài là một
yếu tố rất quan trọng trong việc liên tục nhận định. Kinh
nghiệm và thực hành của I-nhã đóng vai trò gợi hứng và
hướng đạo cho chúng ta. Đồng thời, linh đạo I-nhã cũng dẫn
dắt chúng ta đến việc ghi nhận và suy tư về kinh nghiệm của
cá nhân và cộng đoàn. Chúng ta tin rằng Thiên Chúa hiện diện
và đã từng có mặt trong câu chuyện ấy, trong những năm tháng
“sống toàn diện và sống chỉ một phần”. Chúng ta nhìn nhận các
ơn của Thiên Chúa trong lịch sử ấy, mặc dù trong đó những điều
đáng buồn. Chúng ta ca ngợi Đấng ban ơn. Khi gặp phải một ngã
ba đường quan trọng, chúng ta sử dụng các dấu chỉ về lòng
trung tín của Thiên Chúa để giúp xác định con đường nào nên
chọn. Cả câu chuyện của mỗi chúng ta, trong bối cảnh giáo
hội và xã hội mà câu chuyện này được sống, lẫn suy tư của
ta về điều I-nhã đã nói và làm đều là những yếu tố cốt
lõi trong việc nhận định của chúng ta hôm nay.[xxii]
|
|
|
|
|
|
|
|
|
SUY TƯ VÀ HỌC HỎI:
1) Tác giả mô tả những đặc tính của đời sống I-nhă qua các giai đoạn,
bằng những h́nh ảnh: hiệp sĩ, chiến sĩ, quan chức triều đ́nh, khách
hành hương, vị tông đồ (nhà truyền giáo)... Bạn có đồng ư với cách
tiếp cận này không? Hay bạn muốn thêm những hành ảnh khác có ư nghĩa
hơn đối với bạn?
2) Chúng ta quen thuộc với h́nh ảnh hiệp sĩ và chiến sĩ, nhưng tác giả
c̣n cho thấy I-nhă dưới dạng thức một "giáo sĩ chức nghiệp", tức là
một người đang đi t́m đời sống giáo sĩ như một chức nghiệp có bổng lộc
để thăng tiến đời ḿnh trong Giáo hội. Điều này có ư nghĩa ǵ trong
đời tông đồ của Inhă vào tk. XVI?
3) H́nh ảnh "khách hành hương" mà chính Thánh I-nhă thường sử dụng để
nói về ḿnh có chuyển đạt nội dung cốt yếu của linh đạo Inhă không?
4) H́nh ảnh vị tông đồ hoặc người rao giảng tin mừng có phải là h́nh
ảnh chung quyết để mô tả linh đạo I-nhă không? Thánh I-nhă đă dùng
những phương thế nào để "giúp các linh hồn": (a) Từ thời gian Manresa
đến năm 1539 (lập ḍng), (b) và từ năm 1539 đến 1556, tức là vào lúc
ngài tạ thế?
|
|
|
|
|
|
|
|
|
[i]
Tôi đã nhắc đến giá trị và các hạn chế của bản Tự
Thuật của I-nhã.
Các trình thuật tiêu chuẩn về I-nhã
và các Giêsu hữu đầu tiên hiện có bằng tiếng Anh gồm các
tác phẩm sau đây: James Brodrick SJ, The Origin of
the Jesuits
(London: Longmans, Green, 1940); The Progress of the Jesuits
(London: Longmans, Green, 1946); Saint Ignatius Loyola: the
Pilgrim Years (London: Burns and Oates, 1956); Paul Duron SJ,
Saint Ignatius of Loyola, William J.Young SJ dịch (Milwaukee:
Bruce Publishing, 1949); Mary Purcell, The First Jesuits
(Chicago: Loyola University Press, 1981); Georg Schurhammer SJ,
Francis Xavier: His Life, his Times,
q.1, Europe (1506-1541), Joseph M. Costelloe SJ dịch (Rome: Jesuit Historical Institute, 1973);
Candido de Dalmases SJ, Ignatius of Loyola, Founder of the
Jesuits: His Life and Work, Jerome Aixala SJ dịch (St Louis: Institute of Jesuit Sources, 1985); Andre
Ravier SJ, Ignatius of Loyola and the Founding of the Society of
Jesus, Maura Daly, Joan Daly và Carson Daly dịch (San
Francisco:
Ignatius Press, 1987); Joseph de Guibert SJ, The Jesuits, their
Spiritual Doctrine and Practice: A Historical Study, William J.
Young SJ dịch (Chicago:
Institute of Jesuit Sources/Loyola University Press, 1964).
[ii]
Sự giống nhau với Don Quixote không phải không được phát
hiện. Xem
Paul Edwards SJ, “Loyola and La Mancha”, The Way Supplement
55 (Spring 1986), tr.
3-15.
[iii]
Để có một khảo luận đầy đủ hơn về các ảnh hưởng văn
chương và chế độ phong kiến nơi hình ảnh của I-nhă về Đức
Giêsu, xin xem Robert L. Schmitt, “The Christ-experience and
relationship fostered in the Spiritual Exercises of Ignatius
Loyola”, Studies in the Spirituality of Jesuits, 6/5 (October
1974).
[iv]
Định thức Dòng Tên [3], trong Hiến luật, tr. 66.
[vi]
Xem Tự thuật, 15-16. Một trong các anh em của Ignatius
đã đến Châu Mỹ và qua đời tại Darien (Dalmases, sđd. tr.14).
[vii]
Nhiều thư từ của I-nhã viết cho nhiều hạng người khác nhau
chất chứa đầy cảm xúc và tình bạn. Xem Letters of
Ignatius Loyola, William J.
Young SJ tuyển chọn và dịch (Chicago: Loyola University
Press, 1959), tr. 18-24, 24-5, 83-6, 214-18, 244, 257-8, 316-17,
323-4, 328-30, 336-7, 347-9, 355-6, 358, 402, 405-6.
[viii]
X. Jules J.
Toner SJ, “The deliberation that started the Jesuits”,
Studies in the Spirituality of Jesuits, 6/4, tr.
192.
[ix]
X. Hiến luật, 673-6, 790; Letters, tr 62-4.
[x]
Tự thuật, 9,14 v.v.; Bản khảo sát chung, 101-2,
trong Hiến luật, tr. 108-9.
[xi]
Andre Ravier gán hầu hết các khiếm khuyết trong Giáo hội
thời đó cho các ân xá và việc lạm dụng: xem
Andre Ravier, Ignatius of Loyola and the Founding of the Society
of Jesus (San Francisco: Ignatius Press, 1987),
Ch. 2.
[xii]
Một điều hài hước là, trong khi tránh né con đường làm một
nhân viên giáo hội, I-nhă thật sự lại trở nên một trong
những giáo sĩ có ảnh hưởng lớn nhất tại Roma vào thời
ấy.
[xiii]
Trong lần trọng thệ cuối cùng, các thệ sĩ Dòng Tên hứa
không tìm kiếm địa vị và quyền lực trong Dòng hoặc trong
Giáo hội.
[xiv]
I-nhã mong muốn Dòng Tên thực hành một sự khó nghèo hành
khất, bao lâu còn có thể cho một cộng thể có trách nhiệm
huấn luyện và nâng đỡ các thành viên của mình và để duy
trì các cơ sở như nhà thờ, trường học, học viện hoặc đại
học.
[xv]
Trình thuật của I-nhã về các cuộc mạo hiểm ở Jerusalem
nằm trong cuốn Tự thuật, 45-8.
[xvi]
X. Tự thuật, 22-6.
[xvii]
Đây là ước muốn ngài thường bày tỏ ở cuối các lá thư:
“Ước gì Thiên Chúa ban cho chúng ta ân sủng để biết được
thánh ý Ngài mà đem ra thực hiện”.
[xviii]
X. Bản khảo sát chung, 67, trong Hiến luật, tr.
97.
[xix]
Hiến luật, phần VII; xem Joseph Veale, “Ignatian criteria
for choice of ministries”, The Way Supplement 55 (Spring
1986), tr.
77-88.
[xx]
X. Hiến luật, phần VII.
[xxi]
X. Jules J.
Toner,
sđd.
[xxii]
Pierre Favre, một bạn đường của I-nhă từ những ngày ở Paris,
một bậc thầy về nhận định thần loại, là người được coi
là người cho Linh Thao hay nhất trong số các bạn đường đầu
tiên. Ngài đã bắt đầu viết nhật ký thiêng liêng của mình
bằng một lời tạ ơn trích từ TV. 103, và một lời tri ân về
điều ngài coi là món quà và ơn phúc chính yếu trong đời
ngài và trong kinh nghiệm của ngài cho đến lúc ấy: xem
Bienhereux Pierre Favre, Memorial, Michel de Certeau SJ dịch
và biên tập (Paris: Desclee de Browser, 1960), tr. 105tt.
|
| |