ĐH 2007.02 | Cura Personalis

 

Trang chính Bao DH 2007 2007-02
.

Mắt Thấy Tai Nghe
Giới Thiệu Sách "Eyes to See, Ears to Hear"

S J V N

     

GIỚI THIỆU SÁCH “EYES TO SEE, EARS TO HEAR”

Linh Thao và Linh đạo I-nhă được giới thiệu với người tín hữu Việt Nam kể từ thập niên 1970 ở trong nước lẫn ở nước ngoài. Trong những năm gần đây có nhiều anh chị em: linh mục, tu sĩ và giáo dân ước ao được học hỏi sâu hơn về thánh I-nhă Loyola và linh đạo của ngài.  Để đáp ứng nguyện vọng đó, chúng tôi, một nhóm anh chị em giáo dân và tu sĩ Ḍng Tên, đă cố gắng chuyển dịch sang Việt ngữ tác phẩm Eyes to See, Ears to Hears của David Lonsdale, giảng viên bộ môn linh đạo Kitô giáo tại Heythrop College, University of London.  Đây là một quyển sách căn bản về linh đạo I-nhă ngày nay.  Nhưng sách này đă được viết trong khung cảnh tôn giáo và thần học tây phưong đương đại.  Đó là khung cảnh đại kết, đa tôn giáo, và nhạy cảm với hai nền thần học đang thịnh hành: thần học nữ quyền và thần học giải phóng.  Bầu khí thần học này có thể c̣n xa lạ với độc giả Việt Nam.  V́ thế đôi khi chúng ta cảm thấy khó hiểu trước lối phân tích và lập luận của tác giả.  Ngoài ra, chúng tôi mong quư độc giả thứ lỗi cho những vụng về trong lúc chuyển dịch. 

Ad Majorem Dei Gloriam -- Phục Sinh 2007

 


 
 

DẪN NHẬP

Vào thập niên 1960, nền linh đạo I-nhă đă t́m lại được sinh khí và phát triển theo chiều hướng mới.  Người ta bắt đầu nghiên cứu về nguồn gốc của nền linh đạo này, đặc biệt từ các bản văn gốc và quan trọng nhất.  Tuy đã được bắt đầu từ trước Công đồng Vatican II, nhưng các cuộc nghiên cứu này đă thực sự nhận được một động lực mới từ Công đồng, dẫn đến một cuộc cách mạng trong cách hiểu các yếu tố của linh đạo I-nhă, và chủ yếu là của Linh Thao.  Người ta từ từ thấy rơ là một số yếu tố chủ chốt trong “cách thức hành xử” của thánh I-nhă (Ignatius Loyola) đă bị lăng quên hay thất lạc ngay sau khi ngài qua đời năm 1556.  Các nghiên cứu mới đă giúp khám phá lại vị trí trọng tâm của việc nhận định thần loại trong đời sống tâm linh của I-nhă và các Giêsu hữu (tu sĩ Ḍng Tên) tiên khởi.  Khám phá này đánh dấu sự khởi đầu của một bước ngoặc, cả trong suy nghĩ về linh đạo I-nhă, lẫn trong cách “cho” (huớng dẫn) và “làm” (tham dự) Linh Thao.  Trước đây, trong một thời gian dài Linh Thao đă được tŕnh bày dưới dạng các khoá tĩnh tâm có giảng thuyết.  Trong các khoá tĩnh tâm loại này, người hướng dẫn tĩnh tâm đă biến các chủ đề, các điểm suy gẫm và chiêm niệm của Linh Thao trở thành đề tài nói chuyện và giảng dạy cho các nhóm người tham dự.  (Cuốn sách A Portrait of the Artist as a Young Man của James Joyce cho một ví dụ về cách thức mà một nhà giảng thuyết giàu óc tưởng tượng đă nhào nắn lại bài suy niệm về hỏa ngục của I-nhă như thế nào).  Các bài giảng này cung cấp chất liệu cho những người dự tĩnh tâm suy niệm.  Tuy nhiên, vào thập niên 1950 và 1960, khi bắt đầu làm việc với những nguồn tư liệu lịch sử, trong đó ghi lại cuộc đời và thời đại của I-nhă cùng với việc thành lập Ḍng Chúa Giêsu (Ḍng Tên)[i], các học giả bắt đầu ư thức đầy đủ hơn sự kiện I-nhă đă hướng dẫn Linh Thao chủ yếu cho từng cá nhân.  Phương thức này đòi hỏi sự gặp gỡ đều đặn giữa người hướng dẫn và người làm Linh Thao.

Trong những cuộc gặp gỡ ấy, người làm Linh Thao tŕnh bày điều họ đă cảm nghiệm từ lần gặp trước, nhất là về những kinh nghiệm trong các giờ suy gẫm và chiêm niệm.  Khi ấy người hướng dẫn Linh Thao giúp họ hiểu và giải thích kinh nghiệm của họ.  Vào cuối buổi gặp gỡ, người hướng dẫn sẽ đề nghị các đề tài mới để họ tiếp tục suy gẫm và chiêm niệm.  Mục đích của các cuộc chia sẻ này là để người hướng dẫn giúp người làm Linh Thao dùng chính cảm nghiệm của ḿnh như một phương thức thực hiện các sự chọn lựa khôn ngoan và bác ái trong tinh thần tự do của Kitô hữu.  Từ đó, những chọn lựa này thực sự phản ảnh ước muốn sống “để ca ngợi và tôn vinh Thiên Chúa hơn” (một câu được I-nhă yêu thích).  Cách hướng dẫn và làm Linh Thao kiểu này cũng như các h́nh thức tĩnh tâm “có hướng dẫn cá nhân” khác đă trở nên phổ biến, ít ra là trong các nước nói tiếng Anh hiện nay, đến độ chúng ta thật khó mà h́nh dung được tính cách mới mẻ và thích thú mà việc tái khám phá này đă đem lại vào bốn mươi năm trước đây.  Bằng nhiều cách, nó đă đảo ngược một truyền thống đă có hàng trăm năm nay trong phương pháp thực hành Linh Thao.

 

 

 
 

CÁC DIỄN TIẾN GẦN ĐÂY

Từ thập niên 1990, cả bên trong lẫn bên ngoài các giáo hội Kitô, người ta đă chứng kiến một sự gia tăng đáng kể về linh đạo cá nhân, về các h́nh thức tĩnh tâm đủ loại, và các hình thức cầu nguyện theo phương pháp suy gẫm và chiêm niệm.  V́ thế, chẳng có ǵ phải ngạc nhiên khi các cuộc tĩnh tâm theo kiểu I-nhă, dù trong khung cảnh tĩnh tâm biệt lập hay “giữa đời thường”, đă rất được ưa chuộng.  Các h́nh thức tĩnh tâm và linh thao khác nhau dựa trên nền tảng I-nhă cũng đã gia tăng đáng kể.  Đặc biệt trong phương diện thực hành, số người quan tâm và tham dự vào linh đạo I-nhă thuộc các truyền thống Kitô giáo khác nhau giờ đây đã tăng lên chưa từng thấy.  Trong các giáo hội và cộng đoàn này, đường lối tu đức kiểu I-nhă cũng cuốn hút một số đông Kitô hữu.  Những người này vừa tham dự các cuộc tĩnh tâm kiểu I-nhă, vừa đóng vai tṛ hướng dẫn thiêng liêng cho người khác.  Hơn nữa, càng ngày càng có thêm sự đóng góp của nữ giới trong các hoạt động gắn liền với linh đạo I-nhă: họ là các học giả, thần học gia, văn sĩ và giáo viên.  Trong việc giảng tĩnh tâm, hướng dẫn các “tuần cầu nguyện có hướng dẫn” và hướng dẫn Linh Thao, những phụ nữ này đóng vai tṛ linh hướng, làm thành viên hoặc đứng đầu các ban huấn luyện về linh đạo I-nhă và linh hướng.  Các khóa huấn luyện cho người linh hướng và cho người hướng dẫn về cầu nguyện cũng như nhiều h́nh thức tác vụ khác dựa trên giáo huấn và thực hành của I-nhă đang đua nở.  Việc thực hành nhận định theo phương pháp I-nhă như một cách để Kitô hữu làm quyết định trong những thời điểm quan trọng cũng như trong đời sống thường ngày, được nhiều người quan tâm rộng răi.  Thêm vào đó, trong các khóa học và hội thảo, linh đạo I-nhă được liên kết với các môn học và các sở thích khác: thí dụ như những ngành học về môi trường, vấn đề phái tính, phong trào Thời Đại Mới, về cơ thể, hội họa, nặn đồ gốm, báo chí, tâm lư học và tư vấn, đối thoại với các tôn giáo khác, v.v.  Các lớp học về linh đạo I-nhă đă trở thành một phần của các chương tŕnh đại học.  Tất cả các hiện tượng trên hiển nhiên đều lành mạnh và được tiếp nhận.  Đồng thời, xét như một hiện tượng trong lịch sử phát triển của linh đạo I-nhă, các thay đổi này đem lại một số đặc tính hoàn toàn mới mẻ, và v́ thế chúng càng làm nổi bật thêm các vấn đề quan trọng đáng lưu ư.

Một trong những đặc tính của trào lưu này là sự thay đổi đáng kể trong tầm vóc và thành phần của nhóm được gọi là “những người có thẩm quyền chú giải và thực hành” linh đạo I-nhă.  Trong kư ức sống động của nhiều người lớn tuổi, đã có một thời linh đạo I-nhă hoàn toàn là sở hữu của Ḍng Tên, một ḍng tu nam trong Giáo hội Công giáo La mă.  Họ là những người duy nhất và có thẩm quyền giải thích về I-nhă, cũng như quảng bá về con đường môn đệ Kitô này.  Các tu sĩ Ḍng Tên đă đưa ra những nguyên tắc chính yếu cho linh đạo I-nhă và việc giải thích nền linh đạo này.  Các cộng đoàn nam nữ tu sĩ khác mà hiến luật và lối sống của họ dựa trên nền tảng I-nhă, hầu hết đều t́m đến các tu sĩ Ḍng Tên để được hướng dẫn trong việc sống theo tinh thần I-nhă.  Họ là học tṛ, c̣n các tu sĩ Ḍng Tên là thầy dạy.  Các thành viên kỳ cựu trong các ḍng tu đó sẽ nói với bạn: “Chúng tôi luôn mời một tu sĩ Ḍng Tên hướng dẫn các kỳ tĩnh tâm hàng năm”.  Tương tự, nhiều giáo dân đă được các tu sĩ Ḍng Tên ở địa phương hoặc từ nơi khác đến huấn luyện về linh đạo I-nhă tại rất nhiều giáo xứ, trường học, đại học, nhà tĩnh tâm và hiệp hội, qua các buổi nói chuyện, giảng thuyết, các cuộc tĩnh tâm, lớp học và các thừa tác vụ khác.  Ngoài ra, sách Linh Thao và các bản văn nền tảng khác của linh đạo I-nhă không dễ ǵ có sẵn nơi công cộng v́ các tu sĩ Ḍng Tên kiểm soát việc xuất bản và thường qua các nhà in riêng.

Hiện nay, tất cả đă thay đổi.  Tuy cộng đoàn những người chú giải và thực hành linh đạo I-nhă vẫn bao gồm các tu sĩ Ḍng Tên, nhưng c̣n có thêm nhiều thành phần khác thuộc đủ mọi lứa tuổi, hoàn cảnh, gốc gác, truyền thống đức tin, thần học, quan điểm và đặc sủng trong giáo hội.  Mặc dù các tu sĩ Ḍng Tên vẫn c̣n đóng một vai tṛ hướng dẫn nào đó, nhưng các thành viên của một cộng đoàn I-nhă lớn hơn bao gồm cả nam lẫn nữ, giáo sĩ và giáo dân, ngày càng đóng một vai tṛ tích cực và b́nh đẳng hơn.  Họ chia sẻ một trách nhiệm lớn hơn trong việc chú giải và quảng bá linh đạo I-nhă.  Ngoài ra, các bản văn căn bản và quan trọng nhất của linh đạo I-nhă hiện nay đă được các nhà xuất bản thương mại phát hành.  Ít ra về mặt lư thuyết, ai cũng có thể mua các ấn phẩm này ở trạm xe điện cũng như tại phi trường.[ii]  Các thay đổi này thật sự mang lại lợi ích cho nhiều người và nhiều nhóm khác nhau.  Chúng không chỉ làm phong phú thêm truyền thống linh đạo I-nhă, mà c̣n đóng góp một phần không nhỏ vào việc nuôi dưỡng, canh tân cuộc sống và hoạt động của mỗi cá nhân và các giáo hội Kitô ở nhiều quốc gia.  Bởi v́ linh đạo I-nhă nhấn mạnh đến sứ mạng, nên ảnh hưởng của những sự canh tân này đă vượt ra khỏi giới hạn của các giáo hội ấy để đi vào đời sống xă hội, chính trị và văn hóa trên toàn thế giới.

 

 

 
 

CÁC VẤN ĐỀ TRONG VIỆC CHÚ GIẢI

Khi viết cuốn sách này 10 năm trước đây, tôi có ư tŕnh bày một cách hiểu mới về linh đạo I-nhă bằng việc thực hiện hai điều sau.  Thứ nhất, tôi soạn thảo sách này dựa trên kết quả của các biên khảo mà tôi cho là tốt nhất hiện nay: đó là những biên khảo về truyền thống I-nhă và các vị sáng lập nên truyền thống đó, về các sự kiện và bản văn liên quan.  Thứ hai, khi soạn cuốn sách này tôi đă liên kết những tài liệu ấy với các nhu cầu, các mối quan tâm, vấn đề và lối suy nghĩ cùng hành động của thời đại chúng ta.  Tôi đă cố gắng liên kết giữa một bên là đời sống của I-nhă và các bạn đồng hành đầu tiên, thần học của ngài, “cung cách hành xử”, các thành tựu và di sản của ngài bao gồm cả Ḍng Tên và Linh Thao, với bên kia là đời sống Kitô hữu hôm nay.  Điều này đă đưa tôi vào tiến tŕnh chú giải lại không những truyền thống sống động ấy, mà cả những nền tảng lịch sử của truyền thống ấy, qua góc nh́n của chính tôi và kinh nghiệm hiện nay của những nhà chuyên môn khác nữa.  Mười năm đă trôi qua, bây giờ tôi cảm thấy cần phải nghiền ngẫm lại những ǵ liên quan đến việc chú giải ấy.

Việc này quan trọng v́ một số lư do.  Trước hết, trách nhiệm giải thích truyền thống I-nhă chủ yếu thuộc về các thành viên của cộng đoàn những người thông hiểu, thực hành, và truyền đạt nền linh đạo này cho người khác tùy theo đặc sủng và hoàn cảnh của họ.  Khi tham gia vào việc hướng dẫn Linh Thao và các h́nh thức hướng dẫn thiêng liêng khác, các thành viên của cộng đoàn này đều có các mức độ kinh nghiệm khác nhau về linh đạo I-nhă, cũng như các tŕnh độ huấn luyện và chuyên môn trong việc linh hướng kiểu I-nhă.  V́ thế, điều cực kỳ quan trọng là cần làm sáng tỏ những ǵ liên quan đến tiến tŕnh hiểu biết và tiếp thu truyền thống linh đạo I-nhă cũng như việc vận dụng thật tốt các bài Linh Thao.

Thứ đến, so với thời trước đây, các thành viên làm nên cộng đoàn này hiện nay rất đa dạng về kinh nghiệm, quan điểm, thần học, vị trí trong Giáo hội và văn hóa.  Linh đạo I-nhă đă vượt qua các biên giới văn hóa và tôn giáo.  Đă qua rồi cái thời mà những người có tâm huyết đối với linh đạo I-nhă được coi là có cùng một sự hiểu biết tương đối đồng nhất về thần học và về kinh nghiệm làm giáo hữu.  V́ có sự đa dạng này và thực tế là cách chúng ta giải thích, tiếp thu, và sống một truyền thống linh đạo luôn bị chi phối bởi hoàn cảnh, kinh nghiệm và quan điểm của mỗi người, nên theo tôi, điều quan trọng là chúng ta nhận định về những ǵ có liên hệ đến tiến tŕnh chú giải này.  Điều đó không có nghĩa là tôi đang t́m kiếm một thứ “huấn quyền” mới trong linh đạo I-nhă để xác chuẩn một số cách chú giải là đúng đắn, và một số là sai lạc.  Đúng hơn, tôi muốn nói rằng cách chú giải đích thực sẽ xuất phát từ các cuộc trao đổi giữa các thành viên của cộng đoàn các nhà chú giải và thực hành, giữa họ với nhau và giữa họ với những người ngoài nhóm.  Việc chú giải một truyền thống linh đạo trong mối tương quan với kinh nghiệm sống hôm nay là một cách tái khám phá sự phong phú và sức mạnh của nền linh đạo đó để mang lại sức sống cho nó.  Sự đa dạng về quan điểm và kinh nghiệm của những người đón nhận linh đạo I-nhă, áp dụng và hướng dẫn những người khác trong nền linh đạo nầy đă cho thấy di sản I-nhă có năng lực làm phong phú đời sống.

Thứ ba, nên nhớ rằng I-nhă đă coi ḿnh chỉ là một công cụ trong bàn tay Thiên Chúa.  Linh đạo I-nhă nhằm phục vụ Tin Mừng và Nước Thiên Chúa, nó là một phương tiện để Lời Chúa trở nên sống động và nhập thể.  V́ thế, các cách chú giải và t́m hiểu Lời Chúa từ nhiều góc độ có thể giúp minh họa một lần nữa sự phong phú và năng lực bất tận của Tin Mừng trong việc làm phong phú và biến đổi cuộc sống con người, trên b́nh diện rộng lớn bao gồm những truyền thống tâm linh đa dạng, trong những hoàn cảnh, thời gian và không gian rất khác biệt.

Việc chú giải một truyền thống linh đạo và những nền tảng lịch sử của nó có nhiều cạm bẫy mà ở đây tôi muốn nêu ra hai loại.  Điểm chung của những cạm bẫy này là, bằng nhiều cách khác nhau chúng đă không lưu ư đủ đến sự phức tạp của việc chú giải và nó chứa đựng nhiều vấn đề cần phải bàn thảo.[iii]  Tôi nhắc đến các khó khăn ấy ở đây, v́ tôi quan tâm đến các hệ luận của chúng.  Các phương pháp chú giải thiếu cân xứng về một truyền thống linh đạo và việc áp dụng chúng vào thực hành có nguy cơ gây ra những tác hại nghiêm trọng trong mục vụ và linh hướng.

Cạm bẫy thứ nhất là “coi linh đạo I-nhă như thần dược”, v́ trong đó người ta giải thích một truyền thống mà hầu như chẳng để ư ǵ đến bối cảnh và lịch sử nguyên thủy của nó, nhưng chỉ chú tâm vào những ǵ mang lại ư nghĩa “cho chúng ta” hôm nay.  Điều này có thể dẫn đến việc chỉ thu thập từ một di sản những yếu tố xem ra đáp ứng được cho nhu cầu và những câu hỏi của một người hoặc một nhóm.  Trong linh đạo I-nhă chẳng hạn, tôi có thể cho thao viên (người tĩnh tâm) các bài cầu nguyện Linh Thao mà không hề xét đến khung cảnh và mục đích ban đầu của bản văn, hoặc loại tài liệu ấy là ǵ.  Các nguy hiểm của cách giải thích này khá rơ ràng.  Nó có nguy cơ trở nên một thứ chạy theo sở thích hoặc nhu cầu cá nhân không hơn không kém.  Nếu tôi không chú ư đủ đến ư định của I-nhă và bối cảnh mà các bài Linh Thao được soạn, th́ ý nghĩa của mỗi chữ hoặc mỗi phân đoạn của các bài thao luyện dễ trở nên tối nghĩa, tiến tŕnh chung của Linh Thao có thể bị lạc đường, và hiệu quả bị giảm thiểu đáng kể.  Mặc dù tôi có thể cho rằng những bài thao luyện này là Linh Thao, nhưng thực ra chúng không phải là thế, mà kết quả c̣n đem đến tác hại cho thao viên.  Đồng ư là I-nhă muốn rằng Linh Thao cần được thích ứng cho từng người, từng nhu cầu và hoàn cảnh khác nhau.  Tuy vậy, một lối chú giải và sử dụng đúng đắn các bài thao luyện cũng cần phải lưu ư đến các ư định của I-nhă, và ư nghĩa của những ǵ ngài đă viết ra trong một bối cảnh nhất định.  Cách chú giải phóng khoáng nói trên không làm được điều ấy.  Có một sự khác biệt lớn giữa một bên là vở nhạc kịch Hamlet trong đó từ bản văn đến những ǵ ta biết được về bối cảnh nguyên thủy của câu chuyện và ư định của Shakespeare khi viết ra chúng đều được lưu ư cẩn thận, c̣n bên kia là một vài trích đoạn được biên tập lại và thay đổi theo ngẫu hứng nhất thời của một đạo diễn hay diễn viên nào đó.  Kết quả của sự cải biên này có thể mang tính sáng tạo hoặc không, nhưng ta khó có thể chấp nhận đó chính là vở kịch Hamlet.

Một cạm bẫy khác là chấp nhận một cách chú giải hoàn toàn theo sát từng chữ, và bắt chước giống hệt với I-nhă.  Có nhiều lư do khác nhau đưa đến lập trường này.  Chẳng hạn, nó có thể dựa trên một giả định (theo tôi là sai lầm) cho rằng, dù người ấy ư thức hay không, việc trung thành với truyền thống trong việc hướng dẫn Linh Thao là phải theo sát bản văn của I-nhă từng chữ một và bắt chước giống hệt như lối thực hành của ngài càng nhiều càng tốt.  Một lư do khác của lập trường này có thể đến từ thái độ thiếu tự tin và lo lắng.  Như tôi đă nói đến trên kia, có một sự khác biệt lớn về tŕnh độ hiểu biết, kinh nghiệm, học vấn và chuyên môn giữa những người ngày nay đang tham gia vào việc hướng dẫn người khác trong linh đạo I-nhă.  Một số chưa có cơ hội làm Linh Thao trọn vẹn.  Nhiều người đă làm Linh Thao th́ lại không học hỏi và nghiên cứu kỹ càng các văn bản nền tảng trong tương quan với bối cảnh chúng được h́nh thành.  Một số người c̣n xa lạ với nền thần học hiện đại.  Có thể hiểu được rằng, v́ thiếu xác tín và lo ngại, họ sẽ t́m kiếm sự an toàn bằng việc theo thật sát các bản văn gốc.  Họ dựa trên căn bản là, ít ra nếu họ làm đúng từng chữ từng câu I-nhă đă nói trong bản văn, họ sẽ không bị sai lầm quá nhiều, hoặc đem đến tai hại quá lớn.

Khó khăn chủ yếu của phương pháp chú giải bám sát theo từ ngữ là chúng bỏ qua nhiều nhân tố quan trọng, mà ít nhất theo tôi thấy, là phần cốt yếu của một lối chú giải đáng tin cậy.  Những người theo phương pháp này đă quên mất một điều, sách Linh Thao và các bản văn khác đă được h́nh thành trong những hoàn cảnh cá nhân, xă hội, văn hóa và giáo hội mà chúng được sáng tác, và cần được hiểu trong những bối cảnh ấy.  Họ cũng không nhận thức được rằng, năo trạng, văn hóa, thần học, niềm tin, hoàn cảnh sống, các vấn nạn và nhu cầu của người làm Linh Thao hôm nay rất khác với người của bốn thế kỷ trước.  Hậu quả là, việc sử dụng theo sát từng câu, từng chữ của bản văn Linh Thao thật khó mà thích hợp cho những người làm Linh Thao ngày nay, lại càng không chắc rằng chúng đáp ứng được nhu cầu thật của họ.  Thần học của Linh Thao thuộc về thế kỷ thứ mười sáu, nếu dùng một cách thiếu suy xét có thể biến thành một kinh nghiệm áp đặt và tai hại cho con người ngày nay.  Điều đó đi ngược lại ư muốn của I-nhă.

 

 

 
 

CÁCH CHÚ GIẢI TỐT: VÀI LƯU Ư VÀ MỘT PHƯƠNG PHÁP

Cách chú giải được bàn luận ở đây là một cách thức trong đó chúng ta cố gắng t́m hiểu, tiếp thu và sử dụng một truyền thống linh đạo sống động luôn khai mở, và những sự kiện, con người, cùng những chọn lựa và hành động của họ, từ đó mà truyền thống này được nảy sinh.  Loại chú giải này dựa vào sự thông hiểu các bản văn quan trọng nhất, chúng cho ta biết về các nguồn gốc của truyền thống.  Tuy nhiên, đây không phải là một lối chú giải thuần túy mang tính cách lịch sử.  Mục đích của việc chú giải không đơn thuần là để hiểu quá khứ, nhưng là để tiếp thu từ truyền thống này khả năng củng cố đời sống trong Thần Khí ngày hôm nay.  V́ vậy, lối chú giải này tìm kiếm sự thống nhất nhiều yếu tố khác biệt nhưng có liên hệ với nhau: nhu cầu và vấn đề của những người muốn tiếp thu và thực hành linh đạo I-nhă hiện nay, truyền thống sống động khởi đi từ I-nhă, và một sự ghi nhận công bằng và có hiểu biết về những con người, biến cố và bản văn của thế kỷ thứ mười sáu, tiềm tàng nơi nguồn gốc của truyền thống đó.  Lối chú giải này đ̣i phải có một chuyển động ṿng tṛn hay h́nh xoắn ốc bao gồm nhiều bước riêng biệt nhưng có liên hệ chặt chẽ với nhau.

Một lối chú giải tốt đặt ra cho chúng ta nhiều điều kiện.  Đầu tiên, nó buộc chúng ta thừa nhận rằng các bối cảnh cá nhân, thần học, xă hội, văn hóa và giáo hội của châu Âu vào thế kỷ thứ mười sáu rất khác với bối cảnh của chúng ta hôm nay về nhiều phương diện. Nó cũng mời gọi chúng ta lưu tâm đến sự kiện là các bối cảnh ấy, cùng với ư định của các tác giả, đă h́nh thành các bản văn nền tảng khác.  Thêm vào đó, v́ việc hiểu biết hoàn cảnh sáng tác của các bản văn này giúp soi sáng ư nghĩa của chúng, nên chúng ta cũng cần đọc các bản văn này trong mối liên hệ với bối cảnh con người, xă hội, văn hóa và giáo hội thời đó, để giúp chúng ta hiểu chúng.  Các hoàn cảnh này có thể được xem như một chuỗi các ṿng tṛn đồng tâm ngày một lớn hơn, mà trung tâm điểm là bản văn và tác giả.  Chẳng hạn, các ṿng tṛn đồng tâm này bao gồm hoàn cảnh sống của I-nhă và các Giêsu hữu đầu tiên; sự phát triển của Ḍng Tên trong thời I-nhă c̣n sống và tiếp sau đó; hoàn cảnh xă hội, chính trị và giáo hội phổ biến thời đó.  Dĩ nhiên, ta cũng có thể có được một thứ hiểu biết trực giác về “tâm ư của I-nhă”.  Dù vậy, trực giác này cần được làm phong phú và minh định thêm bằng cách nêu lên vài câu hỏi lịch sử.  Hoàn cảnh đời sống cá nhân của I-nhă ra sao mà đă nảy sinh và ảnh hưởng đến việc viết ra những tài liệu này?  Chúng được viết để đáp ứng lại những điều kiện nào?  Ý định của các tác giả thời ấy là gì?  Các nhân tố nào tại Roma, trong Ḍng Tên non trẻ, trong châu Âu thời ấy hoặc trong Giáo hội đă ảnh hưởng đến việc h́nh thành các bản văn này và ấn bản đầu tiên của Linh Thao?  Ảnh hưởng như thế nào?  Bằng cách nào các nhân tố khác nhau ấy giúp chúng ta giải thích I-nhă, giúp chúng ta sống đời Kitô hữu ngày nay trong truyền thống I-nhă, cùng giúp chúng ta hướng dẫn và thực hành Linh Thao với một cách thức vừa trung thành với quá khứ, vừa đáp ứng sáng tạo với nhu cầu hiện tại?  Càng đối diện với các câu hỏi này, chúng ta càng có cơ may giải thích các bản văn, sự kiện và con người đúng đắn hơn.  V́ thế, một cách chú giải lành mạnh đ̣i hỏi chúng ta cân nhắc kỹ càng về ư nghĩa của các từ ngữ mà tác giả sử dụng trong ngữ cảnh của chúng.  Thí dụ, trong các bản văn I-nhă, các từ “thiêng liêng”, “bài tập”, “suy niệm”, “chiêm niệm”, “nghèo khó”, “giáo hội”, “các thần”, “an ủi”, “sầu khổ”, tất cả đều có những ư nghĩa đặc thù trong các ngữ cảnh nhất định.  Chúng ta có thể hoặc không thể t́m ra chính xác ư nghĩa của chúng là ǵ, và những từ ngữ ấy ngày nay có thể không c̣n mang cùng ư nghĩa như trước nữa.  Dù vậy, nếu chúng ta phải dùng các bài Linh Thao chẳng hạn, chúng ta cần phải biết trong mức độ có thể được, ư nghĩa của những từ ngữ ấy đối với tác giả và những người đồng thời với ngài.

Kế đến, việc chú giải đ̣i chúng ta thừa nhận rằng chúng ta là một phần của truyền thống I-nhă sống động và khai mở đó, một truyền thống đă không ngừng suy tư về di sản của I-nhă và t́m cách thích ứng với hoàn cảnh lịch sử và địa lư luôn thay đổi trong bốn trăm năm mươi năm qua.  Bởi vậy, việc chúng ta giải thích các nhân vật, sự kiện và bản văn gốc, cần phải có sự đối thoại với các nhà chú giải có uy tín trong quá khứ cũng như hiện nay, và lắng nghe những ǵ họ nói.

Thứ ba, như đă thấy, loại chú giải đang nói ở đây đ̣i hỏi chúng ta phải thích nghi một truyền thống thiêng liêng và các căn nguyên xuất phát của nó trong bối cảnh ngày hôm nay, tức là trong quan hệ với những mối quan tâm, giả định, nhu cầu, những băn khoăn thao thức của con người ngày nay và trong khung cảnh xă hội, văn hóa và giáo hội hiện tại.  Điều này giả thiết rằng, trong tư cách những người chú giải, chúng ta cần biết và suy tư nghiêm túc về việc “chúng ta đến từ đâu”: các yếu tố và điều kiện h́nh thành quan điểm của chúng ta; những nhu cầu, câu hỏi và khả năng t́m hiểu mà chúng ta đặt ra để giải quyết; các giới hạn, khuynh hướng, thành kiến và sai lệch có thể có do quan điểm riêng của ta.  Nói chung, những người giải thích một truyền thống thiêng liêng nếu càng ư thức và suy tư kỹ lưỡng về hoàn cảnh, quan điểm và những điều kiện đă h́nh thành nên truyền thống đó, th́ càng có thể hiểu và thích nghi một truyền thống thiêng liêng một cách thận trọng và hữu ích, để củng cố đời sống trong Thần Khí ngày hôm nay một cách sáng tạo.

Khi tôi viết cuốn sách này mười năm trước đây, tôi đă cố gắng đưa cách tiếp cận này vào việc giải thích truyền thống linh đạo sống động của I-nhă.  Mức độ thành công thế nào, độc giả sẽ phán xét.  Tôi đă diễn tả nó trên đây như một chuyển động h́nh xoắn ốc.  Mỗi bước trong đó dẫn đến một bước khác, theo một kiểu mẫu ṿng tṛn, nhưng chuyển động không mang chúng ta đến cùng một vị trí trước đây.  Thay v́ vậy, mỗi bước trong tiến tŕnh t́m hiểu và suy tư dẫn đến một sự hiểu biết và tiếp thu đầy đủ hơn.  Tuy vậy, nếu tôi viết cuốn sách này bây giờ, tôi sẽ muốn thay đổi một vài điểm.  Chẳng hạn, tôi muốn có một thái độ phê b́nh hơn đối với các nguồn văn.  Tôi cũng muốn t́m hiểu và giải thích con người I-nhă đầy đủ và rơ ràng hơn bằng cách t́m hiểu bối cảnh xă hội, văn hóa và giáo hội rộng lớn hơn trong mười sáu năm cuối của đời ngài.  Và tương tự, tôi cũng muốn đọc lại sách Linh Thao trong một bối cảnh rộng hơn.  Tuy nhiên, cuốn sách này chỉ là một dẫn nhập vào linh đạo I-nhă, và may mắn thay, kể từ lần xuất bản đầu tiên, nhiều người khác đă đưa ra những nghiên cứu tuyệt hảo có thể giúp độc giả có một hiểu biết sâu sắc và hoàn chỉnh hơn về chủ đề này.

 

 

 
 

CÁC NGUỒN VĂN I-NHĂ

Trong cuốn sách này, tôi đă sử dụng một số tài liệu khác từ thời I-nhă và các cộng sự của ngài.  Đây là các tài liệu rất giá trị, v́ chúng cung cấp cho chúng ta nhiều hiểu biết mới về I-nhă trong bối cảnh thời đại của ngài.  Nhưng điều quan trọng không kém là nhận ra các giới hạn và vấn đề của chúng trong việc chú giải.  Về các bản văn mà chúng tôi có, sau đây là một số bản phổ biến nhất đă có bằng tiếng Anh.

Tự thuật[iv]. Bản văn này (đúng hơn nên gọi là Hồi kư của I-nhă) thực ra không được chính tay I-nhă viết.  Đây là tŕnh thuật dựa trên một cuộc phỏng vấn kéo dài với I-nhă, xảy ra độ ba hay bốn lần cách xa nhau, theo đó ngài đă đồng ư đáp ứng một yêu cầu được lặp đi lặp lại nhiều lần của các Giêsu hữu sống cùng với ngài ở Roma.  Có một vài bí ẩn quanh tài liệu này và hoàn cảnh sáng tác của nó.  Gonçalves Da Câmara, người được I-nhă ủy thác viết lại câu chuyện của ḿnh, là một người hết ḷng tôn sùng I-nhă và ông rất thích hợp để làm nhiệm vụ này, v́ theo các người đương thời, ông có trí nhớ rất tốt.  Nhưng chúng ta không biết, chẳng hạn, điều ǵ đă khiến I-nhă cuối cùng cũng đồng ư kể lại câu chuyện của ḿnh sau rất nhiều lần do dự và tŕ hoăn.  Chúng ta cũng không biết chắc đâu là những lời của chính I-nhă, và bao nhiêu là phần tóm tắt hay biên soạn lại của tác giả về những ǵ I-nhă nói.  Có vẻ như là Da Câmara đă không ghi chép trong khi phỏng vấn I-nhă, mà chỉ viết lại sau đó những ǵ ông nhớ được từ các cuộc tṛ chuyện với I-nhă, và đă đọc lại cho một thư kư chép.  Hơn nữa, cuốn Tự thuật không kể lại toàn bộ câu chuyện.  Mặc dù chúng ta biết rằng I-nhă đă thuật lại đời ngài từ những ngày đầu tiên, tài liệu chúng ta có lại bắt đầu với những kinh nghiệm ở Pamplona, và hầu như không nói ǵ về mười sáu năm cuối đời của I-nhă, là những năm quan trọng trong việc thành lập Ḍng Tên.  Tất cả những điều này hẳn đặt ra một số câu hỏi cho một người giải thích linh đạo I-nhă.  Chẳng hạn, những câu hỏi về ư định của những người cộng tác với nhau khi biên tập tài liệu này, về độ chính xác thông tin mà nó chứa đựng, về nguyên nhân nó nhấn mạnh đến những khoảng thời gian nhất định trong tŕnh thuật của I-nhă, trong khi bỏ qua những giai đoạn khác, và lư do của việc loại bỏ đó.  Tŕnh thuật của I-nhă về các kinh nghiệm thần bí của ngài trong tài liệu này cũng đưa ra những vấn đề về chú giải, như các hiện tượng khác cùng loại.

Những lá thư[v].  I-nhă là một người chịu khó viết thư.  Người ta c̣n giữ được khoảng 7000 lá thư của ngài.  Có nhiều bộ sưu tập bằng tiếng Anh, với một số trùng lắp giữa chúng.  Đọc các lá thư của I-nhă, chúng ta phải nhớ rằng từ năm 1547 trở đi, ngài đă sử dụng một loạt thư kư khác nhau, và người cuối cùng là Juan Polanco.  Không phải lúc nào chúng ta cũng có thể biết được ḿnh đang xem những ḍng chữ chính tay I-nhă viết, hay lá thư được thư kư viết lại từ một bản nháp, ghi chép hoặc chỉ dẫn được chính I-nhă đưa cho ông.

Những bài Linh Thao[vi].  Ở đây nữa, cũng có những vấn đề.  I-nhă đă làm việc với bản văn Những bài Linh Thao trong nhiều năm, sửa chữa và viết lại các phần khác nhau. Có đến ba bản văn “chính thức”, một bản bằng tiếng Tây Ban Nha và hai bản bằng tiếng La-tinh, với các khác biệt về cách diễn tả và điểm nhấn.  Bản Tây Ban Nha (được gọi là “Thủ bút”) có các thay đổi trong phần ghi bên lề bằng chính tay I-nhă.  Cả ba bản đều được chính I-nhă sử dụng, và cả hai bản La-tinh đều được Đức Giáo Hoàng Phaolô IV chuẩn y năm 1548.  V́ thế, ngay bản văn Linh Thao cho thấy có các vấn đề cần được chú giải; và cách chú giải rất quan trọng cho mọi sứ vụ có liên quan đến việc sử dụng chúng.  Các dịch giả hiện thời của sách Linh Thao và những người chú giải sách nhận những quan điểm và lư lẽ khác nhau trong việc chọn sử dụng bản gốc nào, và họ đưa ra nhiều giải thích cho sự khác biệt giữa các phiên bản đó.

Hiến Luật Ḍng Tên[vii].  I-nhă vẫn đang làm việc với tài liệu này, trong khi tham khảo ư kiến các Giêsu hữu khác, cho đến lúc ngài qua đời năm 1556, và một phiên bản cuối cùng đă được ấn hành sau đó.  Đối với Hiến Luật, chưa ai xác định được chính xác là Polanco, thư kư nhiều năm của I-nhă, và những người cộng sự đă đóng góp bao nhiêu phần vào đó.  Một trong những yếu tố quan trọng mà chúng ta phải xét đến khi đọc Hiến Luật là trong khoảng mười sáu năm đó, con số thành viên Ḍng Tên đă gia tăng đáng kể, từ một nhóm nhỏ đến một ngàn người.  Điều này hẳn đă áp đặt trên vai I-nhă và các cộng sự viên nhiệm vụ viết đi sửa lại nhiều lần, v́ các chỉ thị và cơ cấu thích hợp cho một nhóm nhỏ mà phần lớn đă thân thiết với nhau th́ không chắc đă thích hợp với hàng ngàn người rải rác khắp thế giới.

Nhật kư Thiêng liêng[viii].  Vào một vài giai đoạn trong đời ḿnh, I-nhă đă viết nhật kư, trong đó mỗi ngày ngài ghi lại điều ngài cảm nghiệm trong cầu nguyện và khi dâng Thánh lễ.  Điều này giúp ngài thực hiện các quyết định quan trọng.  Chúng ta c̣n giữ lại được hai mảng nhật kư, từ ngày 02/02/1544 đến 27/02/1555.  Đây là thời gian I-nhă đang viết Hiến Luật, và ngài đă sử dụng nhật kư như một phần của tiến tŕnh nhận định một số chọn lựa quan trọng cho lối sống của Ḍng.

 

 

 
 

GIẢI THÍCH LINH ĐẠO I-NHĂ

Như đă thấy, không một tài liệu nền tảng nào của linh đạo I-nhă lại không có những vấn đề đặt ra cho người chú giải.  Ai trong chúng ta không phải là chuyên viên về lịch sử th́ nên dựa vào công tŕnh của những người khác để hiểu về đời sống của I-nhă, sách Linh Thao, các bản văn nền tảng khác và lịch sử thời kỳ đầu của Ḍng Tên.  Mặc dù có nhiều bản tiểu sử của I-nhă, nhưng không bản nào trong đó dựa trên học thuật phê bình chi tiết và phương pháp chú giải lịch sử.  Tuy nhiên, từ lần phát hành đầu tiên của cuốn sách này (Eyes to See, Ears to Hear—Mắt Thấy Tai Nghe) đến nay, có hai công tŕnh được xuất bản đã giúp soi sáng đáng kể các lănh vực này.  Cuốn The First Jesuits (Các Giêsu hữu Tiên khởi) của John O’Malley,[ix] là sách lịch sử đầu tiên về giai đoạn h́nh thành Ḍng Chúa Giêsu (Ḍng Tên) và cách các Giêsu hữu tiếp cận linh đạo và sứ vụ.  Cuốn sách này đề cập đến tất cả các vấn đề phê b́nh có liên quan trong khoa chú giải lịch sử.  Nó không chỉ chứa đựng một lượng thông tin phong phú về cuộc đời I-nhă và nhóm bạn đầu tiên của ngài, mà c̣n đưa ra một lối chú giải rất mới mẻ về sự nhận thức của các Giêsu hữu tiên khởi về chính ḿnh, về cách họ phát triển một nền linh đạo độc đáo cũng như cách họ tiếp cận với sứ vụ, với sự tham chiếu chặt chẽ các sự kiện, nhân vật, trào lưu, phong trào và các hoàn cảnh thay đổi, cả ở Roma và trong một thế giới rộng hơn thời ấy.  O’Malley cũng đă nói kỹ về sách Linh Thao, bao gồm việc soạn thảo các bài tập ấy, mục đích của chúng, các phiên bản khác nhau và việc sử dụng chúng.

Cuốn sách thứ hai mà tôi muốn giới thiệu với độc giả như một thí dụ về cách chú giải đang được bàn ở đây là cuốn Understanding the Spiritual Exercises: A Handbook for Retreat Directors, Text and Commentary (Hiểu biết Linh Thao: Cẩm nang cho Người Giảng pḥng, Bản văn và Chú giải) của Michael Ivens.[x]  Được soạn để giúp những người hướng dẫn Linh Thao ngày nay, sách này được viết dựa trên giả định rằng “để hướng dẫn một người khác đi qua những bài Linh Thao của Thánh I-nhă, ta cần phải có một hiểu biết đầy đủ về chính các bài Linh Thao”.  Trong sự khôn ngoan rất thực tế, Ivens đưa ra một tổng hợp độc đáo bao gồm: một hiểu biết sâu sắc về các nguồn văn và truyền thống liên tục của I-nhă; một hiểu biết cặn kẽ về các phiên bản khác nhau của sách Linh Thao; một ư thức có suy tư về các trào lưu trong thần học và linh đạo hiện nay, và những hoa trái trong kinh nghiệm của chính tác giả khi giúp tĩnh tâm cho rất nhiều lớp người trong nhiều năm.  Phần chú giải của ông bao gồm nhiều sự cân nhắc khác nhau tùy theo trường hợp.  Thí dụ, ông đề cập đến những từ ngữ khác biệt giữa các phiên bản khác nhau của sách Linh Thao, để làm sáng tỏ vấn đề khi cần thiết.  Ông chú ư đến các thay đổi trong cách nh́n, cảm nhận, giả định và điều kiện lịch sử giữa thời đại I-nhă và hiện tại.  Và ông không ngừng sử dụng truyền thống khai mở và sống động của việc chú giải Linh Thao.  Những phẩm chất này làm cho các sách của John O’Malley và Michael Ivens trở nên những sách cần phải đọc đối với bất cứ ai muốn có được những phương pháp chú giải tốt, muốn đào sâu hiểu biết về I-nhă trong thời đại của ngài, hoặc sử dụng Linh Thao trong ngày hôm nay để củng cố Tin Mừng và Nước Thiên Chúa.

 

 

 
 

CÁCH CHÚ GIẢI TRUNG THÀNH VÀ SÁNG TẠO

Nói cho cùng, cách chú giải mà tôi đang đề cập ở đây thuộc về vấn đề nhận định.[xi]  Nền tảng của nó cũng giống như nền tảng của mọi cách nhận định tốt khác: đó là mối tương quan sống động và có sức biến đổi giữa ta với Thiên Chúa, trong đó, với tư cách là những người chú giải, chúng ta cảm nghiệm, hiểu biết, phán đoán và chọn lựa; c̣n mục tiêu của nó là củng cố đời sống trong Thần Khí nhằm phục vụ cho Nước Thiên Chúa.  Mối tương quan này với Thiên Chúa là một ân sủng được truyền đạt qua một truyền thống linh đạo đặc thù.  Nó cho chúng ta tự do để thông hiểu và giải thích truyền thống ấy, nhưng chính truyền thống này cũng là một ân sủng, nghĩa là một món quà của Thiên Chúa.  Trong tiến tŕnh t́m hiểu và tiếp thu đó, Thiên Chúa đ̣i chúng ta sử dụng tất cả mọi nguồn tài liệu ḿnh có, để bảo đảm rằng các kết quả có được sẽ chính xác, mang tính sáng tạo, đầy ḷng mến và sự khôn ngoan trong giới hạn của chúng ta.  Các loại câu hỏi và phương pháp điều tra nghiên cứu mà tôi đă mô tả sẽ h́nh thành một phần của các nguồn tài liệu, và như thế chúng trở nên cốt lõi cho nhiệm vụ chú giải trong một truyền thống nào đó.  Một truyền thống đến từ quá khứ, tuy vậy, không phải là bất di bất dịch đ̣i hỏi chúng ta phải rập khuôn một cách nô lệ và g̣ bó; nó cũng không phải là cái ǵ mà chúng ta chỉ lặp lại một cách đơn thuần.  Giải thích tường tận một nền linh đạo là sử dụng mọi nguồn tài liệu ḿnh có để trung thành với một di sản của quá khứ, đồng thời mang tính sáng tạo và canh tân để đáp ứng nhu cầu của thời đại.  Tương quan của chúng ta với Thiên Chúa là quà tặng của Thánh Thần, nó giúp chúng ta được tự do để thông hiểu và giải thích truyền thống một cách trung thành từ quan điểm của chính ḿnh.  Mối tương quan này giúp chúng ta rút ra từ di sản chung để linh động áp dụng trong hoàn cảnh hôm nay.  Nếu chúng ta chân thành t́m kiếm lối sống trung tín với Tin Mừng trong đời sống hằng ngày, th́ nhờ ân sủng chúng ta sẽ được giải phóng để thực hiện các chú giải tận căn và sáng tạo về truyền thống ấy dưới sự hướng dẫn của Thánh Thần.  Các cuộc thảo luận liên tục với các thành viên khác của “cộng đoàn những người có khả năng chú giải và thực hành”, cùng với các tiêu chuẩn đă được thiết lập để nhận định tốt, tất cả sẽ giúp chúng ta lượng định tính hợp lệ của các chú giải của ḿnh.  Toàn thể tiến tŕnh này góp phần vào việc tiếp tục đón nhận, tiếp thu linh đạo I-nhă, một nền linh đạo có khả năng bao gồm cùng một lúc sự trung tín, với nét táo bạo, mới mẻ, sáng tạo, và cách mạng.

David Longsdale

01/2000

 

 

 
 

PHẦN DẪN NHẬP

[i] V́ văn hóa Việt Nam thưở xưa kiêng cữ việc gọi tên húy, nên ở Việt Nam quen gọi Ḍng Chúa Giêsu là Ḍng Tên, có nghĩa là Ḍng mang tên Chúa Giêsu (chú thích của người dịch).

[ii] Chẳng hạn, tại Anh, nxb Penguin Books đă cho in cuốn St Ignatius of Loyola: Personal Writings, bản dịch với phần giới thiệu và ghi chú của Joseph A. Munitiz và Philip Endean (1996).

[iii] “Chủ nghĩa duy truyền thống Ḍng Tên” (Jesuit fundamentalism) là một thuật ngữ được Philip Endean sử dụng để miêu tả hiện tượng này: “Fundamentalist là một từ gây nhầm lẫn cả về cảm xúc lẫn sức mạnh.  Hiện giờ nó mang những ngụ ư về chính trị và giáo hội, và việc sử dụng nó được phát triển lúc đầu trong khung cảnh Tin Lành.  Trong bài này, tôi sẽ sử dụng từ này theo nghĩa hẹp, để chỉ một cách tiếp cận các bản văn kinh thánh... không chú ư đến các vấn đề của việc chú giải.”  Xem “Who do you say Ignatius is? Jesuit fundamentalism and beyond” trong Studies in the Spirituality of Jesuits 19/5, November 1987, tr.11.

[iv] Các bản dịch Anh ngữ của cuốn Tự thuật bao gồm: Inigo: Original Testament, dịch bởi William Yoemans SJ (London: Inigo Enterprises, 1985); A Pilgrim”s Journey: The Autobiography of Ignatius Loyola, do Joseph N. Tylenda SJ biên tập (Wilmington, Del.: Michael Glazier, 1985); Ignatius of Loyola. The Spiritual Exercises and Selected Works, do George E. Ganss SJ biên tập (New York: Paulist Press, 1991) tr. 65-112; St. Ignatius of Loyola: Personal Writings, bản dịch với phần giới thiệu và ghi chú của Joseph A. Munitiz và Philip Endean (London: Penguin Books, 1996).

[v] Có nhiều bộ sưu tập các lá thư của I-nhă.  Chẳng hạn, Letters of St Ignatius Loyola, William J. Young SJ tuyển chọn và dịch (Chicago: University Press, 1959) được trích lại thành Letters; St Ignatius Loyola: Letters to Women, do Hugo Rahner SJ biên tập (London: Nelson, 1960); St. Ignatius of Loyola: Personal Writings, bản dịch với phần giới thiệu và ghi chú của Joseph Muntiz và Philip Endean (London: Penguin Books, 1996) tr. 113-278.

[vi] Nhiều bản dịch Anh ngữ của sách Linh Thao hiện đang được sử dụng: Louis J. Puhl SJ (Chicago: University Press, 1950); A. Mottola (Doubleday, Image Books, 1964); David L. Flemming SJ, The Spiritual Exercises of St Ignatius: A Literal Translation and Contemporary Reading (St Louis: Institute of Jesuit Sources, 1978); Ganss, sđd, tr. 113-214; Munitiz and Endean, sđd, tr. 281-360.

[vii] Xem The Constitutions of the Society of Jesus, bản dịch với phần giới thiệu và chú giải của George E. Ganss SJ (St. Louis: Institute of Jesuit Sources, 1970); The Constitutions of the Society of Jesus and their Complementary Norms, John Patberg SJ biên tập (St. Louis: Institute of Jesuit Sources, 1996).

[viii] Để xem một bản dịch Anh ngữ về bản văn thú vị nhưng rất khó hiểu này, xem Munitiz và Endean, sđd.

[ix] John W. OMalley SJ, The First Jesuits (Cambridge, Mass.: Havard University Press, 1993).

[x] Michael Ivens SJ, Understanding the Spiritual Exercises: A Handbook for Retreat Directors: Text and Commentary (Leominster, UK: Gracewing, 1998).

[xi] Đối với phần này, tôi trân trọng ghi ơn nghiên cứu của Philip Endean; xem note 2 trên đây.