ĐH 2007.01 | Mùa Chay 2007 - To Live Simply so that Others May Simply Live

 

Trang chính Bao DH 2007 2007-01
.

Chia Sẻ Thiêng Liêng -
Nhu Cầu Của Đời Sống Hội Thánh Hôm Nay

Lm Nguyễn T. Kiên, SJ & Phạm Q. Trung

 

Con người ngày hôm nay cần và ưa thích chứng từ chứ không phải lời rao giảng. Chứng từ đến từ cuộc sống, qua chia sẻ kinh nghiệm gặp gỡ Chúa và sống thân t́nh với Chúa.

A. Chia sẻ Thiêng Liêng giúp ǵ cho việc chúng ta loan báo Tin Mừng hôm nay?

Loan báo Tin Mừng là nói về Thiên Chúa, về Ngôi Hai Thiên Chúa làm người, về Đức Kitô phục sinh, về ơn cứu độ, và về niềm tin của ḿnh. Ngày xưa các Tông Đồ vâng lệnh Đức Kitô đi khắp nơi loan báo Nước Trời. Các Tông Đồ kể cho mọi người về một Thiên Chúa mà họ đă gặp, đă từng sống, ăn uống và đụng chạm. Các Tông Đồ chia sẻ với mọi người về Đức Kitô mà họ biết rơ ràng và thân t́nh như một người thầy, một bạn chí thân. "Điều chúng tôi đă nghe, điều chúng tôi đă thấy tận mắt, điều chúng tôi đă chiêm ngưỡng, và tay chúng tôi đă chạm đến, đó là Lời sự sống,chúng tôi loan báo cho cả anh em nữa, để chính anh em cũng được hiệp thông với chúng tôi." (1Ga 1:1-3).

Xin mời anh chị em cùng t́m hiểu những ǵ đang xảy ra chung quang chúng ta.

Từ những đói khát tâm linh trong thời đại này biết bao người t́m đến các khóa tĩnh tâm, các khóa linh thao, thần học giáo dân, Thánh Linh, thăng tiến hôn nhân (Marriage Encounter, Marriage Renewal) và từ đó các cộng đoàn đức tin (faith based community) mọc lên khắp nơi như: canh tân đặc sủng, canh tân giáo xứ, , nhóm chia sẻ lời Chúa, nhóm Môn Đệ Sứ Vụ, nhóm cầu nguyện, cộng đoàn Đồng-Hành CLC, v.v..

Mọi người gia nhập các cộng đoàn đức tin này để có một kinh nghiệm gặp gỡ riêng tư với Chúa, cũng như để nuôi dưỡng mối liên kết thiêng liêng rất cá nhân với Chúa qua việc chia sẻ thiêng liêng với nhau cũng như được lắng nghe các chia sẻ thiêng liêng của nhau. Chính các "câu chuyện trong niềm tin" đă giúp cho đời sống đức tin của họ lớn mạnh, ḷng yêu mến Chúa của họ được đổi mới cũng như liên kết họ lại với Hội Thánh toàn cầu và góp công xây dựng Hội Thánh.

Là một Kitô hữu Việt-Nam hay gốc Á Châu sống nơi đất nước Hoa-Kỳ vào đầu thiên niên kỷ anh chị em chúng ta đang có nhiều trách nhiệm nơi giáo xứ điạ phương: Hội Đồng Mục Vụ, giáo lư viên, Thiếu Nhi Thánh Thể, giới trẻ, ca đoàn, thừa tác viên, tổ chức các khóa Linh Thao, làm linh hướng và ngay cả tổ chức Thao Luyện Nhẹ Nhàng. Khi chu toàn các bổn phận trên, chúng ta thực sự đang loan báo Tin Mừng cho thời đại của ḿnh. Như vậy việc chia sẻ thiêng liêng giúp ǵ cho bổn phận Truyền Giáo của chúng ta hôm nay?

 


 

B. Đại Hội Truyền Giáo Á Châu

Mời anh chị em đưa mắt về địa lục Á Châu xem chúng ta có thể học hỏi ǵ qua kinh nghiệm truyền Giáo của miền đất này?

Đại Hội Truyền Giáo Á-Châu đầu tiên đă được tổ chức tại thành phố Chiang Mai, Thái Lan trong tuần lễ 18-22 tháng 10, 2006 với hơn 1000 đại biểu từ 20 quốc gia từ Á-Châu về tham dự (80 Giám Mục, 380 Linh Mục, 200 tu sỹ nam nữ và 400 giáo dân). Phái đoàn Giáo Hội Công Giáo Việt Nam đă tham dự với 15 đại biểu. Đại Hội mang chủ đề: Câu chuyện Chúa Giêsu Tại Á-Châu/Telling the story of Jesus in Asia. Châm ngôn của Đại Hội chính là lời Chúa Giêsu dặn ḍ người thanh niên đă được Chúa chữa khỏi đạo binh quỷ ám (tại Ghêresa) "Anh cứ về nhà với thân nhân, và thuật lại cho họ biết mọi điều Chúa đă làm cho anh, và Người đă thương anh như thế nào" (Mc 5:19).

Đại Hội đă chú trọng rất nhiều vào việc t́m hiểu và khuyến khích sử dụng phương pháp kể chuyện hay chia sẻ đức tin (hoặc chia sẻ thiêng liêng mà chúng ta đang đề cập) như một phương thức truyền giáo phù hợp cho dân tộc Châu Á bởi v́ chính sự phong phú (đa dạng) của nền văn hóa Á Châu là phương tiện thích hợp để chuyển tải câu chuyện Chúa Giêsu.

Đại Hội đă dành nhiều thời gian để lắng nghe chia sẻ kinh nghiệm sống đức tin Công Giáo của nhiều tầng lớp tín hữu từ khắp Á-Châu với nhiều t́nh huống khác nhau (cao niên, giới trẻ, gia đ́nh, thiếu nhi, phụ nữ, di dân, hôn nhân khác tôn giáo hay khác văn hoá, hoặc khác chủng tộc, kinh nghiệm với đa tôn giáo như Hồi Giáo, Phật Giáo , Ấn Độ Giáo và các tôn giáo truyền thống). Đặc biệt Đại Hội chú ư tới phương cách Chúa Giêsu đă dùng các dụ ngôn để giải thích những chiều kích sâu kín của nước Trời. Đại Hội cũng muốn bắt chước cách thức các môn đệ đầu tiên đă hân hoan loan báo cho nhau:

Maria Magdana kể cho các tông đồ :"Tôi đă thấy Chúa" (Ga 20: 18)

Gioan nói với Phêrô nơi biển hồ Tiberia: "Chính Chúa đó" (Ga 21:7)

Các Tông Đồ với hai môn đệ đường Emmaus: "Quả thật, Chúa đă sống lại" (Lc 24:34).

Giáo Hội ở Châu Á muốn trở về nguồn khi chọn phương pháp kể chuyện Đức Giêsu qua cách chia sẻ đức tin, chia sẻ thiêng liêng để rao giảng Tin Mừng cho con người hôm nay. Chúng ta, những con người gốc Á-Châu, chắc hẳn rất vui mừng khi được cùng bước đi một nhịp với Giáo Hội Châu Á. Thật rơ ràng là chúng ta đang học một phương cách loan báo Tin Mừng hữu hiệu và hợp thời cùng với Giáo Hội loan Báo Tin Mừng cho người Việt nói riêng hay người dân gốc Á-Châu nói chung.

Như vậy việc chúng ta học về chia sẻ thiêng liêng sẽ giúp cho sinh hoạt phục vụ của chúng ta đuợc trở nên phong phú, hữu hiệu và hợp thời.

 


 

C. Chia Sẻ Thiêng Liêng Hỗ Trợ Khả Năng Kể Chuyện Chúa Giêsu

Ngày nay, trong việc rao giảng Tin Mừng/ Truyền giáo, người ta nói nhiều đến việc Kể Chuyện Chúa Giêsu hoặc Kể Chuyện T́nh Thương Của Chúa (telling stories of Jesus/ stories of the love of God). Chúng ta hăy thử so sánh kể chuyện Chúa Giêsu và chia sẻ thiêng liêng.

Chia sẻ thiêng liêng:

- Cần một khung cảnh thân mật giữa những người thân quen
- Cần có sự tin tưởng nơi nhau
- Biêt lắng nghe trong tôn trọng và quư mến
- Không đ̣i hỏi phải có kiến thức nhiều
- Phải có ḷng ao ước và yêu mến Chúa
- Chia sẻ kinh nghiệm gặp gỡ, nh́n ngắm Chúa trong giờ - cầu nguyện,
- nơi tha nhân: người nghèo, bị bỏ rơi, đau khổ, trong các biến cố cuộc sống ḿnh, trong mọi sự (all things)
- Chia sẻ những khó khăn khi phải chọn lựa giá trị của Chúa hay trần thế.
- Chia sẻ những hiểu biết về Thiên Chúa yêu thương, nhân ái
- Chia sẻ kinh nghiệm được cùng lao tác với Ngài xây dựng . thế giới
- Chia sẻ những an ủi, ân sủng Thiên Chúa ban

Qua chia sẻ thiêng liêng:

- Đức tin của người môn đệ được củng cố
- Ḷng yêu mến Chúa được lớn mạnh
- Cả nguời chia sẻ và người nghe "thấy ḷng nóng lên"
- Đón nhận một món quà rất thật, rất riêng tư, rất con người
- Với thời gian biết dẹp bỏ định kiến và quen lắng nghe với ḷng cảm thông
- Với thời gian sẽ quen thuộc và tự nhiên hơn khi chia sẻ
- Chia sẻ thiêng liêng sẽ giúp nguời Kitô Hữu có thêm khả năng kể về Chúa Giêsu trong niềm say mê như các môn đệ kể về Thầy Giêsu của ḿnh.

Muốn kể chuyện về Chúa Giêsu, người kể cần:

- Có tầm hiểu biết về Chúa Giêsu (hay có một kiến thức khá đầy đủ)
- Biết tường tận cuộc đời Chúa Giêsu và sứ mạng của Ngài
- Phải có ḷng yêu mến Chúa Giêsu để có thể hăng say kể về Ngài
- Kể về một Thiên Chúa làm nguời, chia sẻ và sống kiếp người
- Phải có một đời sống chứng tá, là môn đệ Chúa Giêsu
- Cần biết cách kể chuyện.

 


 

D. Thế nào là một người kể chuyện Chúa Giêsu có sức biến cải tâm hồn người khác?

Theo James H. Kroeger, M.M, Hoạt động truyền giáo có nghĩa là một khi ta được nghe Tin Mừng "Câu chuyện Chúa Giêsu", ta suy niệm về những điều quan trọng, tổng hợp các sứ điệp vào trong đời sống của ta, và rồi say mê muốn kể lại cho người khác, kể cho thế giới về t́nh yêu của Đức Giêsu, về t́nh yêu Thiên Chúa nhập thể trong Đức Giêsu. (Kể Cho Thế giới Về T́nh Yêu Thiên Chúa).

Để có sức biển cải tâm hồn người khác khi kể chuyệnChúa Giêsu, người kể cần phải xác tín:

- Câu chuyện ḿnh kể đă thay đổi đời ḿnh
- Kinh nghiệm của riêng ḿnh
- Kể về câu chuyện t́nh yêu của Thiên Chúa làm người
- Cảm nhận được Thiên Chúa trong mọi sự
- Có kinh nghiệm gặp gỡ Thiên Chúa qua cầu nguyện và trong lúc phục vụ
- Có ḷng yêu mến Chúa và yêu mến mọi người
- Kể với ḷng say mê, hân hoan, vui mừng,
- Kể với ḷng tôn trọng và yêu thương người nghe
- Tin vào những ǵ ḿnh kể
- Sống (áp dụng) những ǵ ḿnh kể
- Chú trọng nhiều vào việc chia sẻ kinh nghiệm của chính ḿnh hơn là lư thuyết và kiến thức.

Thật vậy đúng như lời James H. Kroeger M.M đă chia sẻ trong Đại Hội: "Khi kể lại câu chuyện Chúa Giêsu làm cho chúng ta biết chúng ta là ai; giúp chúng ta duy tŕ và đào sâu căn tính của chúng ta; liên kết chúng ta lại với nhau. Các câu chuyện này c̣n tiếp tục khám phá chiều kích sâu xa của cuộc sống chúng ta, khai sáng các khía cạnh của huyền nhiệm con người chúng ta. Chuyện kể có sức tác động đức tin và cuộc sống."

 


 

E. Đâu là cách học kể chuyện Chúa Giêsu/ T́nh thương của Ngài hay nhất?

Từ Thánh Kinh:

Thánh Kinh là nguồn rất đầy đủ, trung thực và phong phú về Thiên Chúa v́ đó là lời của Ngài nói với con người. Tân Ước cho chúng ta các câu chuyện về Chúa Giêsu. Tuy nhiên để kể về t́nh thương của Ngài cách hay nhất, người kể cần biết khiêm nhường, phó thác và nhất là mở ḷng cho Thiên Chúa yêu thương, săn sóc, chữa lành bản thân ḿnh trước. Nói cách khác, người kể cần được có kinh nghiệm cảm nếm t́nh yêu ngọt ngào, tha thứ và bao la của Thiên dành cho cá nhân ḿnh trước khi chia sẻ với người khác. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trong tông huấn "Giáo Hội ở Châu Á"(Ecclesia in Asia) có xác định: "Việc rao giảng Đức Giêsu Kitô được thực hiện hữu hiệu nhất bằng phương pháp kể lại cuộc đời của Người như Phúc Âm đă làm." (EA 20).

Học Với Chúa Giêsu:

Hai ông Anrê và Gioan đă đến và sống với Chúa Giêsu trước khi giới thiệu đấng Messiah với Simon Phêrô, Phillipe và Nathanaen "Họ đă đến xem chỗ Người ở, và ở lại với Người ngày hôm đó.( Ga 1:39). Thánk Kinh c̣n cho biết sau đó họ c̣n sống với Đức Kitô ba năm trời.

Để cho Chúa Giêsu dạy ḿnh:

"Thưa thầy, xin dạy chúng con cầu nguyện" (Lc 11, 1)

Để cho Chúa Giêsu uốn nắn, cắt tỉa ḿnh

"Cành nào sinh nhiều hoa trái, th́ Người cắt tỉa cho nó sinh nhiều hoa trái hơn." (Ga 15:2).

"Vậy, thưa Thầy, xin cứ rửa không những chân, mà cả tay và đầu con nữa." (Ga 12: 9).

"Này anh Phêrô, Thầy bảo cho anh biết, hôm nay gà chưa kịp gáy, th́ dă ba lần anh chối là không biết Thầy" (Lc 22:34).

Để cho Chúa Giêsu yêu thương, săn sóc ḿnh:

Bước lên bờ, các ông nh́n thấy có sẵn than hồng với cá đặt ở trên, và có cả bánh nữa. Đức Giêsu nói: "Anh em đến mà ăn"(Ga 21:21).

Chuyên cần cầu nguyện

"Anh em hăy tỉnh thức cầu nguyện luôn" (lc 22:36)

Học theo gương các tiền nhân:

I-Nhă, Phanxico Xaxier, Phero Faber (Peter Faber), Alphonsius Rodriguez, Đaminh, Phanxico Assissi, Mother Terera of Calculta.

Tại sao chúng ta phải chia sẻ thiêng liêng?

· Qua phương cách chia sẻ thiêng liêng ( môt phương pháp mục vụ tông đồ ưu việt của ḍng Tên), thánh I-Nhă đă tụ họp được cho Chúa và cho Giáo Hội nhóm (7 người: Inhaxio Loyola (1491-1556), Phêrô Favre (1506-1546), Phanxicô Xavier (1506-1552), Simon Rodriguez, Diego Laynez, Alphonso Salmeron và Nicolas Bodadilla.) bạn đầu tiên cùng sáng lập nên Ḍng Tên.

· Qua phương pháp " Kể Chuyện Nước Trời " theo văn hoá Á-Châu qua các dụ ngôn lừng danh (dễ nhớ và dễ hiểu) của Đức Giêsu mà 12 Tông Đồ đă bỏ hết mọi sự để cùng Chúa Giêsu xây dựng Giáo Hội Công Giáo.

· Giáo Hội Á Châu, qua Đại Hội Truyền Giáo Á-Châu tại Chiang-Mai Thai Lan (tháng 10, 2006) đă mạnh mẽ khuyến khích và tích cực cổ vơ cho việc áp dụng phương pháp kể "Chuyện T́nh Thương Chúa Giêsu" qua cách chia sẻ đức tin, c̣n gọi là chia sẻ thiêng liêng hay "kể chuyện trong niềm tin" như là khí cụ truyền giáo tại Châu Á.

· Chia sẻ thiêng liêng là phương pháp hiệu nghiệm cho việc dạy giáo lư tân ṭng (RCIA), giáo lư cho trẻ em, các buổi chia sẻ lời Chúa, và hơn hết có thể dùng để giúp canh tân đổi mới cách thức chúng ta vẫn quen cầu nguyện trong gia đ́nh.

· Là người Việt Nam, chúng ta không quen chia sẻ kinh nghiệm sống đức tin, nhất là kinh nghiệm gặp gỡ Chúa. V́ thế việc tập chia sẻ thiêng liêng thiêng là điều cần thiết cho đời sống của người Công Giáo Việt Nam để chúng ta có thể biết cách ứng dụng hay có khả năng hướng dẫn anh chị em trong các lớp giáo lư, lớp học hỏi Thánh Kinh, các buổi chia sẻ, các buổi họp nhóm Đồng Hành-CLC hay xử dụng ngay trong giờ cầu nguyện của gia đ́nh.

· Cũng theo Đại Hội Truyền Giáo Á-Châu : "Những câu chuyện tác động trên đời sống và đức tin chúng ta. Chúng thay đổi những tầm nh́n và các giá trị. Chúng tác tạo nên cộng đoàn. Các câu chuyện tích chứa sức năng động ẩn kín và sức mạnh biến đổi, một cách không lường trước được, nhất là khi chúng phát xuất từ kinh nghiệm. Chúng được người ta nhớ đến lâu hơn các bài học ở trường hoặc trong sách vở ta đọc." (Sứ Điệp của Đại Hội Truyền Giáo Á-Châu)

· Theo James Kroeger, MM "Sau khi quên hết những từ ngữ trừu tượng, người ta sẽ nhớ măi những câu chuyện kể." (Kể Cho Thế giới Về T́nh Yêu Thiên Chúa)

 


 
 

Tài Liệu

1. Đại Hội Truyền Giáo Á Châu Lần I
http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/truyengiao/truyen24.htm

2. Ecclesia In Asia
http://www.catholicculture.org/docs/doc_view.cfm?recnum=1323

3. Kể Cho Thế Giới Vê T́nh Yêu Thiên Chúa by James H. Kroeger, M.M.
http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/truyengiao/truyen04.htm

4. Nhóm Bảy Anh Em Đầu Tiên Ḍng Tên
http://www.liendoanconggiao.org/news.asp?aid=74

5. Sứ Điệp của Đại Hội Truyền Giáo Á Châu
http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/truyengiao/truyen29.htm

6. Văn Kiện Định Hướng Và Ưu Tiên Của Đại Hội Truyền Giáo Á Châu
http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/truyengiao/truyen34.htm