ĐH 2006.03 | Cura Personalis - Chăm Sóc Toàn Diện

 

Trang chính Bao DH 2006 2006-03
.

Trưởng Thành Muộn

Nguyễn Đặng Thu Tâm

 
  Sau bao nhiêu ngày suy nghĩ, cuối cùng tôi cũng quyết định đặt bút viết những ḍng này. Với ước mong những suy nghĩ, những kinh nghiệm trải qua mấy mươi năm có thể mang đến vài lời khuyên giải cho những ai có hoàn cảnh tương tự. Tôi không cho rằng cảnh đời của ḿnh mang tính cách đặc biệt, ngược lại chắc không ít những người đàn bà của quá khứ, của hiện tại và tương lai gặp phải. Tôi nghĩ rằng quan trọng nhất vẫn là nỗ lực của từng cá nhân.

Khi viết những ḍng này, tôi cũng mong có thể thổ lộ ḷng ḿnh cho đứa con gái lớn của tôi, có hạnh phúc trong tầm tay nhưng chỉ nh́n chỗ khác, và dường như đang lập lại một phần đọan đường mà tôi đă qua.

Sáng nay đi lễ về, những người công giáo không đông hơn những lễ Chúa nhật khác vào mỗi dịp có thánh lễ tiếng Việt tại đây. Nhưng sự có mặt của một số bạn hữu không công giáo đă làm cho ḷng tôi ấm cúng. Hôm nay là lễ giỗ trăm ngày, cầu cho mẹ chồng của tôi. Tôi thầm nghĩ nếu việc này xảy ra cách đây vài m th́ ḷng tôi chắc không được ấm cúng như thế. Trong thánh lễ, tôi đă để tâm cảm tạ Thiên Chúa đă thương không cho tôi mang măi sự ngu muội nhỏ nhen của một người đàn bà, một người con dâu bất hiếu, một người vợ bất tín, một người mẹ gây ra bất hạnh.

Chồng tôi mất đă hơn hai năm, khi ấy tôi vừa qua 50 tuổi, cái tuổi được cho là tri thiên mệnh. Anh hơn tôi ba tuổi, ra đi đột ngột một chiều tháng 11 sau một cơn đau tim. Tôi bị hụt hẫng nhiều sau sự ra đi đó, t́nh thế tưởng chừng không cứu văn được Trong giây lát tôi đă lấy một quyết định: về lại Việt Nam sống với cha mẹ tôi. Tôi đem ư định này nói với một vài cô bạn, chỉ là bạn thường thôi, thật ra lúc ấy tôi không có bạn thân. Dĩ nhiên là không ai tán đồng, bởi trong ba đứa con tôi, ngoài cô con gái lớn nhất đă lập gia đ́nh và hiện đang sinh sống tại Việt Nam, th́ cậu con trai sắp học xong, c̣n đứa con gái út vẫn đang học đại học, đang ở tại thành phố này cùng tôi. Sau cùng tôi đem chuyện hỏi ư môt linh mục, vị này tuy không can, nhưng đề nghị tôi nên hoăn quyết định lại môt thời gian, và mời tôi đi dự một khóa linh thao tại Hoa Kỳ. Tôi nhận lời, nhưng không hứa hẹn ngày. Gần một năm sau, khi mọi việc gia đ́nh đă ổn thoả, tôi gặp lại vị linh mục này để lo thu xếp lên đường đi dự linh thao. Theo lời khuyên của vị linh mục trên, tôi đă chọn một khóa kéo dài một tuần, tổ thức trong cơ sở một nhà ḍng miền núi.

Những ai đă dự những khóa tĩnh tâm chắc có thể hiểu hoặc tưởng tượng ra diễn tiến của tuần này như thế nào. Những giờ học hỏi, suy niệm, cầu nguyện, lắng nghe, thinh lặng, dùng cơm, và tất cả đă cho tôi một thay đổi lớn trong tâm hồn. Tôi đă hiểu nhiều hơn về niềm tin vào Thượng Đế, về con người, về đời sống, và nhất là về tội lỗi. Những thu nhận này đă giúp tôi can đảm nh́n lại thẳng thắn toàn bộ con người của ḿnh, toàn bộ đời sống của ḿnh. Điều mà trước đây tôi tránh chưa bao giờ dám làm, và đúng hơn là không biết để mà làm. Tôi dùng chữ can đảm v́ đích thực là tôi đă phải khổ sở, đau đớn trong tâm trí để chấp nhận sự thật về bản thân. Nhưng sau khoảng thời gian đau khổ đó, tôi t́m được chính ḿnh. Có lẽ cuộc đời tôi bắt đầu thay đổi rơ nét từ lúc đó.

Bước ra khỏi cuộc tĩnh tâm, tôi đă lập tức quay trở về Đức, thay v́ ở lại dạo chơi nước Mỹ như đă dự tính trước. Quyết định trở lại nhà là một thôi thúc, một sự cần thiết như không thể cản nổi. Cô con gái ra phi trường đón tôi về rồi lại quay ra trường học ngay. Vừa bước vào nhà, tôi hối hả vào pḥng riêng và lật lại các chồng sách báo của chồng trên bàn. Tất cả vẫn y nguyên từ ngày anh mất. Tôi mở đọc một vài trang sách, phần nhiều là sách t́m hiểu về con người, về thời sự xă hội và các tài liệu tôn giáo. Sực nhớ có vài lần thấy chồng tôi mở tủ áo lấy ra hay cất vào một quyển vở. Tôi quay sang tủ áo ṃ mẫm và t́m thấy một tập giấy dưới xấp áo ấm cũ kĩ. Mở ra trang đầu tiên, tôi đă nhận ra ngay những nét chữ của anh. Tập nhật kư được khởi viết vào ngày 15 tháng 8 năm 1986 tại trại tị nạn Pulau Bidong, tức là hai tuần sau khi anh đặt chân lên đảo cùng đứa con trai 12 tuổi và cậu em trai lúc đó cũng đă lớn. Vừa đọc tôi vừa ôn lại trong kư ức những lá thư anh viết cho tôi vào thời gian đó. Những lá thư mà từ lâu tôi đă xé đốt v́ nghi ngờ, v́ hờn giận. Nhật kư đă ghi lại những đau khổ, những khó khăn, của người tị nạn trong trại, một số những chi tiết cơ cực thể xác và tinh thần, mà tôi không thể tưởng tượng nổi. Lẽ dĩ nhiên v́ tôi chưa hề sống qua. Càng đọc, tôi lại càng tự thấy ḿnh như môt người khờ khạo, nếu không muốn nói là quá nông cạn. Trước đây, tôi đă hoàn toàn không hiểu và từ chối t́m hiểu đời sống của những người tị nạn như anh. Thực ra anh vốn ít kể chuyện về ḿnh, chỉ thỉnh thoảng nói vài lời về đời sống cộng đồng trong trại tị nạn. Nhưng tôi đă luôn cho rằng những ǵ anh kể chỉ toàn là thêu dệt, nói quá sự thật. Đôi khi thấy trên một số sách báo các câu chuyện về người tị nạn, tôi ít để ư đọc, và nhiều khi đă gán ngay cho đó là những bịa đặt thêm thắt. Tôi đă từng rất bực ḿnh khi đọc được ở đâu đó hai câu ca dao:

Đàn ông nông cạn giếng khơi

Đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu.

Bây giờ th́ tôi phải đành ḷng thừa nhận rằng hai câu đó có rất nhiều phần đúng, ngay cả trong xă hội ngày nay mặc dù ngày càng nhiều phụ nữ nắm những vai tṛ quan trọng trong các bộ máy xă hội, kinh tế, chính trị.

Chồng tôi và con trai, cùng với người em trai vượt biên chung chuyến may mắn đă được Đức nhận cho định cư sau gần một năm trong trại. Kể từ ngày biết sẽ sang Đức và cho đến ngày đến đất định cư, những chuyện trong tập nhật kí như được viết theo dạng khác: các suy tư bắt đầu hướng về quá khứ, về gia đ́nh, vợ con c̣n ở Việt Nam, về khoảng thời gian cơ cực trong trại cải tạo. Tôi có cảm tưởng anh đang muốn lấy lại tinh thần, nghị lực trong quá khứ mà hướng đến tương lai. Chắc tôi đă nghĩ đúng, ngay khi đến Đức anh bắt đầu vào việc hội nhập và chuẩn bị bảo lănh vợ con. Khoảng thời gian của những năm đầu trên đất định cư chỉ gồm vài ḍng trong tập nhật kí. Qua những người quen biết, tôi được rơ hơn về đời sống của hai cha con trong trời gian này: anh đă vừa học tiếng Đức, vừa theo dơi t́nh trạng công ăn việc làm. Với sự trợ giúp của các người giúp đỡ tổ chức Caritas, đồng hương, anh đă sớm t́m được một chân làm việc trong một xưởng cơ khí. Anh lo cho đứa con trai vào trung học, phần anh th́ ghi danh theo học đại học ngoài giờ, cứ hai tháng anh gửi về Việt Nam cho mẹ con tôi một thùng đồ để bán đi mà sinh sống, hai cha con như thúc đẩy nhau mà vươn lên. Tôi hiểu là với mật độ sinh họat như thế, anh chẳng c̣n chút thời gian nào để viết hồi kư. Người em trai cũng theo học đại học và đi làm thêm ngoài giờ để phụ với anh.

Trong thời gian đó tại Việt Nam, tôi và hai con gái vẫn ở nơi cũ, gần nhà cha mẹ tôi. Tôi vẫn giữ các sinh hoạt y như hồi chồng c̣n trong trại cải tạo. Rồi từ một năm sau trở đi, với những thùng hàng đều đặn, chúng tôi đă sống một cách thoải mái, hơn hẳn nhiều người chung quanh. Thời điểm này, vài kiểu xe gắn máy chỉ mới được nhập lại từ Thái Lan vào Việt Nam sau bao nhiêu năm bị cấm cản. Tôi mua ngay một chiếc và rất hănh diện trước mặt mọi người, đó là một biểu tượng của sự thành công của tôi. Có lần chính cha tôi đă phải nhắc nhở. Ông bảo: "Tiền bạc ở đâu cũng phải đổi chác bằng mồ hôi và nước mắt. Thằng Huấn không hái ra tiền bên Đức đâu." Cha tôi hiếm khi lên tiếng trong nhà. Nhưng ông đă nhắc tôi điều ấy chắc hẳn v́ tôi đă thực sự sống khá bừa băi.

Lúc đầu tôi hay tổ chức họp mặt bạn bè, thân cũng như không thân. Đôi khi có cả công an phường khóm, dĩ nhiên cũng là dịp để lo lót. Cũng có vài người đàn ông theo đuổi tôi. Mặc dù không thể đáp lại, nhưng những cuộc đeo đuổi dù bất thành cũng vẫn cho tôi cảm giác sung sướng v́ biết ḿnh c̣n đẹp, c̣n trẻ, c̣n đầy quyến rũ. Thật ḷng, đă có những lúc tôi tiếc nuối v́ không thể đáp trả những cuộc t́nh kia. Những lúc ấy, trong tôi là cả một loạt nghi vấn: tôi tự hỏi ngày trước ḿnh đă yêu thật chưa; khi cùng nhau hứa hẹn đời sống hôn nhân, nhất là trong buổi lễ ở nhà thờ, tôi có nghĩ những ǵ ḿnh tuyên hứa không. So sánh kỹ, chồng tôi chắc không thể tài giỏi hơn những anh chàng đẹp trai có địa vị đang đeo đuổi tôi hôm nay. Đôi khi tự xấu hổ trước những suy nghĩ đó, tôi t́m cách bào chữa cho suy nghĩ của ḿnh: nào là thời gian chiến tranh, chồng tôi và tôi ít biết nhau, cưới rồi xa cách không gần nhau nhiều, nên sự cảm thông không có.

Nhưng mọi việc dần rồi cũng thành nhàm chán, tôi quyết đi vào sinh hoạt thanh niên xứ đạo, tập ca đoàn, đàn hát trong nhà thờ. Cũng phải nói rằng trước đó tôi được may mắn theo học trường mấy bà sơ ḍng Đức Bà, nên các việc nấu ăn, đàn hát, thêu thùa đều biết ít nhiều. Tôi cũng biết đọc và nói tiếng Pháp khá lưu loát. Trong hoàn cảnh nhà nước tỏ ra khó khăn cho mọi sinh hoạt tôn giáo, tất cả những khả năng này cộng với sự thoải mái tài chánh đă làm cho tôi có tiếng nói khá mạnh trong xứ đạo và trong xóm. Một khoảng thời gian sau, dường như ai ai cũng biết đến tôi như một phụ nữ đảm đang, rộng răi, hát hay, đàn giỏi, hoạt động hăng say. Một số người cần vay mượn hay muốn giúp đỡ cũng chạy đến cậy nhờ tôi hoặc mẹ tôi giới thiệu. Chúng tôi rất vui khi được sống trong sự trọng vọng đó. Ai cũng tỏ vẻ yêu mến, nể v́. Trong xóm hễ nhà nào có tiệc là chúng tôi đều được mời. Mẹ tôi và tôi đều rất hănh diện được hưởng sự đối xử khá đặc biệt đó. Mặt khác, cha mẹ tôi vốn là những người quen ăn nói, kinh doanh, nên hầu như tất cả mọi xung đột với người khác đều do mẹ tôi đối chọi. Những xung khắc mà tôi phải đối mặt nếu có, hầu như đều đến từ phía cha hay các em của tôi. Và tôi cũng thường thắng cuộc v́ luôn có sự ủng hộ của mẹ. Trước mắt tôi chỉ là một bầu trời huy hoàng, ai ai cũng nể trọng tôi, ngay cả trong nhà, v́ tôi luôn luôn nghĩ và làm đúng, tôi cho là như thế.

Sau vài năm định cư tại Đức, chồng tôi đủ khả năng để đưa gia đ́nh sang đoàn tụ. Tôi rất vui mừng. Những ngày đầu tiên đến Đức là những ngày đầy bỡ ngỡ: gặp lại chồng, gặp lại con, vui mừng khó tả. Nhưng sự hụt hẫng đến cũng rất nhanh, tôi phải đi học tiếng Đức, một thứ ngôn ngữ không mấy cuốn hút. Chúng tôi sống trong một căn hộ với ba pḥng ngủ. Thằng con tôi phải ngủ cùng pḥng với người em trai của chồng tôi. Đời sống ở đây thật là buồn chán, ra đường chẳng ai để ư đến ḿnh, nếu gặp hàng xóm th́ chỉ chào nhẹ rồi ai lại đường ấy. V́ không biết lái xe, sáng nào tôi cũng phải đưa con đi học khi th́ bằng xe đạp, lúc th́ bằng xe bus. Chiều đến th́ chồng tôi đón cháu về. Những sáng mùa đông đầu tiên để lại trong tôi nhiều kư ức đáng nhớ. Sau nhiều lần trượt, gần bốn năm sau tôi mới từ bỏ ư định lấy bằng lái xe. Mỗi lần thất bại đều làm ḷng tự ái của tôi bị tổn thương nặng nề, tôi rất xấu hổ mặc dù ai cũng cho đó là sự thường. Nhiều khi cảm thấy đau khổ, chán nản v́ không thể tiêu xài thoải mái như khi c̣n ở Việt Nam, tôi nhớ đến những buổi ăn uống khi c̣n ở Việt Nam, khách khứa đầy nhà. Ai cũng khen tôi giỏi điểm này, mừng tôi thông minh điểm khác. Tôi nhớ những buổi lễ lớn trong nhà thờ, chúng tôi lúc nào cũng có chỗ dành riêng. Giọng nói, hát, đàn tôi thường xuất hiện trong máy vi âm. Và sau lễ lúc nào cũng tôi cũng nhận được nhiều câu khen ngợi. Bây giờ ở bên cái xứ lạnh lẽo này, tôi cứ như cái bóng. Cũng may là chúng tôi định cư tại một thành phố cũng có khá nhiều người Việt. Tuy ở rải rác nhưng cũng có những nơi tụ họp, sinh hoạt chung, và cũng có một cộng đoàn Công Giáo Việt Nam nho nhỏ. Chồng tôi sinh hoạt ở đó từ khi qua Đức. Anh từng phụ trách việc tập hát cùng với một số anh chị em khác. Trước đây cũng làm giáo lư viên nhưng sau khi tôi sang th́ anh xin ngừng để lo việc nhà.

Trong nhật kư, hôm trước ngày tôi đến Đức, chồng tôi viết như sau: Rồi ngày mong đợi cũng đến, từ nay tôi mong chọn nơi đây là quê hương thứ hai. Nơi đây chúng tôi sẽ có thể yên tâm xây dựng một gia đ́nh sau bao nhiêu năm gián đoạn. Chỉ tiếc rằng vẫn thiếu đứa con gái lớn đă lập gia đ́nh bên Việt Nam. Vợ chồng nó đă có quyết định như thế v́ c̣n bà mẹ chồng. Chồng nó là con một, bỏ đi th́ ai lo cho mẹ. Đó là một quyết định đúng mà tôi hoàn toàn ủng hộ.

Tôi vốn sinh trưởng ở Đà Lạt cũng là con gái đầu ḷng, vào học trường của các nữ tu c̣n được gọi là Couvent des Oiseaux. Cha tôi là một nhà buôn gỗ và các lâm sản chế biến. Ông thường xuyên đi lại giữa Sài G̣n và các tỉnh Tây Nguyên. Ông vốn quê ở Quảng Ngăi, vào lập nghiệp tại Đà Lạt vào cuối những năm 40 rồi gặp mẹ tôi ở đó. Mẹ tôi cũng đă từng theo học trường các nữ tu Ḍng Đức Bà. Có lẽ v́ vậy sau này chị em tôi cũng được gứi vào học ở đó. Bà trông coi cơ sở chế biến các sản phẩm mỹ nghệ ở Đà Lạt do cha tôi lập ra. Gia đ́nh tôi thời ấy thuộc vào loại khá giả. Có người giúp việc trong nhà. Chị em tôi bốn người, có xe riêng đưa rước đi học nên chúng tôi không phải ở nội trú.

Khi xong tú tài, tôi vào học Văn Khoa ở Sài G̣n. Hai năm sau tôi gặp anh và chúng tôi thành hôn một năm sau đó. Tôi c̣n nhớ lần đầu tiên thấy anh tại vũ trường, trong một bộ quân phục gọn gàng. Bề ngoài vui vẻ nhă nhặn, có cái ǵ khác với những đồng bạn, khác với những anh chàng đang theo đuổi tôi lúc ấy. Anh đưa tôi về nhà tối hôm đó và kể từ đó chúng tôi thường xuyên gặp nhau. Đám cưới của chúng tôi đă làm cho không ít chàng trai đau khổ. Thành hôn được vài tháng th́ chiến cuộc leo thang, và anh được phái lên vùng Tây Nguyên. Anh đề nghị đưa tôi theo nhưng mẹ tôi chống đối kịch liệt, ngược lại cha tôi ủng hộ. Phần tôi lúc đó cũng chẳng mấy vui khi phải rời Sài G̣n, nhưng cũng theo ư của cha tôi. Tuy vậy chỉ hai tháng sau, tôi đ̣i trở lại Sài G̣n, nhờ có một số tiền mà anh đă dành từ ngày nhập ngũ, cộng với số tiền quà mà cha mẹ anh tặng dịp lễ cưới, tôi mua một căn nhà cùng khu phố với căn nhà của cha mẹ tôi. Căn nhà không lớn, nhưng có mảnh vườn phía trước vuông vức có thể làm nơi họp bạn dưới bóng mấy cây xoài, ổi.

Đứa con gái đầu ḷng ra đời cuối năm 1972, anh không có mặt ở nhà nhưng hay gọi điện hỏi thăm Cha con gặp nhau lần đầu khi cháu được gần một tháng. Từ đó đến tháng 4 năm 1975, chúng tôi cũng chỉ gặp nhau vài lần rải rác trong một năm vào những dịp anh về phép hoặc công tác tại Sài G̣n.

Thời điểm tôi trở về Sài G̣n cũng là lúc cha mẹ tôi quyết định dọn luôn vào căn nhà ở Sài G̣n Chúng tôi ở cùng xóm nên rất thường xuyên qua lại. Trong thời gian này tôi chỉ ra thăm mẹ chồng duy nhất một lần, lúc ấy chồng tôi đang ngoài chiến trường. Bà nội gặp cháu đích tôn lần đầu khi cháu đă hơn một tuổi. Gia đ́nh chồng tôi sống tại Bảo Lộc. Chồng tôi là con cả, hơn tôi ba tuổi, có một cô em bằng tôi, và hai người em trai cách anh 6 và 10 tuổi. Lần đầu tôi ra Bảo Lộc là ngay sau đám cưới, chúng tôi đă ở lại đó hơn 1 tuần.

Ngay sau biến cố 1975, chồng tôi ra tŕnh diện và cũng như bao nhiêu người bị đưa đi cải tạo măi tận miền Trung. Lúc ấy đứa con thứ hai của chúng tôi vừa được năm tháng. Trong ṿng 10 năm chồng ở tù, tôi cũng đến thăm mẹ chồng hai lần. Phần bà tuy cũng có chồng trong tù, nhưng thường viết thư thăm hỏi, động viên mẹ con tôi, và cũng về Sài G̣n thăm chúng tôi 3, 4 lần ǵ đó. Lần nào gặp bà đều mang những trái cây của vườn nhà cho tôi.

Đầu năm 1980, bố chồng tôi mất sau ba tháng được chính quyền thả về nhà trong t́nh trạng kiệt sức v́ bệnh nặng Chồng c̣n trong tù, tôi cũng viện cớ khó khăn đi lại, con cái c̣n nhỏ, nên không ra chịu tang, mẹ tôi tuy không ủng hộ quyết định này, nhưng không phản đối. Chúng tôi dấu, nhưng khi biết chuyện cha tôi giận mẹ con tôi cả tháng trời.

Lần cuối mẹ chồng tôi vào Sài G̣n là vào lúc trước khi tôi rời Việt Nam độ một năm. Lúc đó đứa em trai kế út của chồng tôi bị bịnh nặng, phải đưa vào nhà thương Chợ Rẫy. Bà ở trọ nhà tôi cả tháng, cố gắng chữa trị cho con trai nhưng rồi cũng không qua. Bà có hỏi mượn tôi chút tiền để lo việc đưa về quê chôn cất, và sau đó đă hoàn lại rất sớm số tiền này cho tôi. Cuộc trao đổi ngắn gọn lúc đó cho tôi biết là bà đă phải bán đi một mảnh đất để lo mọi việc.

Sau này tôi biết rơ hơn rằng bà đă chỉ một lần duy nhất nhận quà chồng tôi gửi về vào dịp Tết đầu tiên khi anh định cư tại Đức, bà đă bán và gửi hết vào ĺ x́ cho mẹ con tôi. Bà nhắn chồng tôi cố gắng lo cho tôi và con, c̣n đứa em út đi cùng th́ cần phải phụ với anh cả. Thế nhưng trong ṿng mấy năm đó, tôi đă luôn nghi ngờ chồng tôi giấu tôi gửi tiền về cho mẹ. Bởi vậy khi người em trai nằm viện, tôi chẳng mảy may giúp đỡ chỉ thăm hỏi qua loa cho có. Dĩ nhiên việc bán đất lúc ấy tôi cũng không cho là thật.

Trong nhật kư chồng tôi đă có viết lại những điều này. Anh chỉ viết theo cảm nhận và quan sát, không hề biết chi tiết của các câu chuyện, v́ tôi đương nhiên muốn giấu. Nhưng ngoài tưởng tượng của tôi chính là ngay cả bên chồng cũng chẳng bao giờ cho anh biết. Đúng vậy, tôi từng nghĩ rằng bên chồng tôi thế nào cũng nói nặng nói nhẹ, bàn ra tán vào, và luôn cho rằng đó là điều dĩ nhiên phải xảy ra. Nhưng ngạc nhiên biết bao v́ sự thực th́ trái ngược hẳn, họ không những không kể lại mà dường như c̣n t́m cách bào chữa và bỏ qua cho các hành động của tôi. Có lẽ họ nhận ra sự tự cao của tôi sẽ là nguyên nhân dễ gây ra nhiều ngộ nhận, nên từng lời nói, từng cử chỉ đối với tôi ít khi mang tính bàn luận. Nhưng ngay cả khi họ có thái độ đó, tôi lại đă từng cho rằng họ là những người ganh ghét tôi.

Về phần chồng, tôi đă từng cho rằng anh không đủ tế nhị để thấy các chuyện đó, nhưng những ǵ anh viết trong nhật kư th́ đă cho tôi thấy khía cạnh hoàn toàn khác của anh. Anh đă thấy hết, cảm nhận rất chính xác những ǵ đă và đang xảy ra, nhưng vẫn giữ im lặng. Thực ra không phải là anh hoàn toàn im lặng, nếu không th́ chúng tôi đă chẳng bao giờ có xung đột. Anh đă sớm hiểu rằng tôi là một người mang đầy tự ái, và v́ vậy những lời nói thật t́nh xây dựng đều bị xem là những xúc phạm nặng nề. Và v́ vậy anh đă chọn im lặng như một phương án làm cho tôi suy nghĩ, mặc dù anh biết sự im lặng đó sẽ cho tôi tưởng rằng ḿnh có suy nghĩ đúng, rằng ḷng tự ái của tôi sẽ làm cho tôi có thể coi thường anh hơn khi anh im lặng. Nhưng anh luôn mong đợi một ngày tôi sẽ đủ can đảm để đối diện với bản thân, anh viết: khi sự tự ái không c̣n, con người không c̣n sợ xấu hổ với bản thân, lúc đó chỉ ḿnh ta đối diện với ta, không sợ ai chê ta, không màng ai yêu ta, chỉ e rằng ta không đủ can đảm đón lấy cái đau khổ khi nhận ra chân tướng ḿnh?

Một đoạn khác (TT là Thu Tâm, tên tôi):

TT mang một tâm trạng của một người tài giỏi, sống trong một thế giới đầy lời ngợi khen, thật cũng có nhưng giả dối th́ nhiều hơn (thế gian là thế). TT sẽ rất đau khổ nếu ngày nào những lời ngợi khen đó không c̣n. Tôi chắc ngày đó sẽ đến mau trong bối cảnh mới, trong xă hội Đức mọi người ai cũng như ai. Chuẩn bị trong tâm hồn nhưng tôi vẫn lo âu. Ngày trước, khi lập gia đ́nh, TT đă không muốn về quê thăm gia đ́nh chồng ở quê. TT vốn dân thành phố và quen lối sinh hoạt ồn ào. C̣n tôi, sinh trưởng ở quê, đă thầm yêu thích cảnh xanh tươi nhẹ nhơm của đồng chè, nương rẫy. Tuy sau này lên Sài G̣n vào Đại học mấy năm, tôi cũng chưa thích đời sống ở đây. Vợ chồng một phần v́ hoàn cảnh, một phần v́ suy nghĩ của vợ, nên chúng tôi hiếm khi thăm mẹ. Mặt khác, thái độ của TT với mẹ tôi làm tôi lo nghĩ, nhưng may quá, mẹ đă nói riêng với tôi: ‘Con nhớ từ nay chỉ lo lắng cho gia đ́nh của con mà thôi. Tất cả những ǵ có lợi cho gia đ́nh con th́ đều đáng làm. Phần bố mẹ và các em đừng lo lắng chi cả. Con cũng biết các sinh hoạt quá khứ của bố mẹ rồi. Các em con cũng vậy rồi cũng sẽ tự lập.’ Bà đă đọc được các lo âu của gă đàn ông trẻ là tôi lúc ấy. Sau này những ǵ bà viết trong các lá thư cho tôi cũng vẫn theo chiều hướng ấy.

Trong một đoạn khác, anh viết:

Có những điều con người không thể làm được, tôi muốn thay đổi cách nh́n của TT. Nhưng bao nhiêu lần thử dù là bằng lời nói, dù là qua bạn bè, dù là trong việc làm, đều thất bại hết. Cuối cùng th́ lời khuyên của người bạn tù (cha H.) đặc biệt vẫn đúng. Hồi c̣n trong trại tù cải tạo, trong một lần bị phạt ngồi dưới mưa cùng vài anh em v́ tội che giấu một anh bạn đă có ư trốn trại. Tôi thoát ra một câu than thở về sự đời. Một tên quản giáo nghe thấy tức giận đem tôi vào pḥng giam chung với một linh mục. Ở trong đó ngày ngày tôi đă có dịp tâm sự và cha H. đă cho tôi thấy rơ sự hèn yếu, giới hạn của con người. Tôi nhận ra rằng muốn TT thay đổi tôi sẽ chỉ có thể tạo ra điều kiện thuận lợi để TT tự nhận thức, và việc khởi đầu chính là phải giữ im lặng. Im lặng sẽ đưa ta từ từ về với chính ḿnh.

 

Trở lại những ngày đầu tiên khi chồng ở tù, tôi lo lắng đủ điều, cho chồng th́ ít và cho ḿnh th́ nhiều, nhưng nhờ có cha mẹ gần bên, và nhất là nhờ sự khôn ngoan từng trải của cha tôi, chúng tôi đă tránh được biết bao phiền toái đến từ phía chính quyền địa phương. Một bà mẹ trẻ mới 25 tuổi vắng chồng, chắc chắn lúc đó cũng là đối tượng ngắm nghé của nhiều người. Từ lâu tôi vốn biết ḿnh có một nhan sắc không tệ. Tôi hùn vốn với mẹ và một cô em gái mở tiệm bán tạp hóa nhỏ, nhưng phía sau là để mua bán thực phẩm như gạo đường, nhu yếu phẩm mà thời đó nhà nước độc quyền phân phối. Tôi chỉ đi thăm nuôi chồng một lần duy nhất năm 1982, khi anh được chuyển vào miền Nam . Năm 1984 anh được thả về, từ đó chúng tôi mới thực sự ở gần nhau cho đến ngày anh vượt biên. Trong ṿng hơn một năm đó, anh đă xoay xở t́m đủ cách làm ăn: nào là đi dạy kèm, đi phụ nấu khí đá. Nhưng từ khi anh trớ về, chúng tôi gặp thật nhiều rắc rối. Khởi đầu là từ chính quyền, công an địa phương, rồi đến một số người trước đây theo đuổi tôi. Chồng tôi quyết định đưa cả nhà vượt biên. Trước sức cản của mẹ, tôi không chịu theo. Viện lẽ là lúc ấy tôi đang mang thai được 3 tháng. Thế là chúng tôi quyết định để chồng tôi và đứa con trai lên tàu, cùng đi là em trai của chồng tôi. Sau này theo lời kể, chuyến đi gặp khá nhiều rắc rối nhưng không bị cướp biển. Mọi người trên tàu đă được vớt trong t́nh trạng đói khát gần kiệt sức, nhưng tính mạng đều được an toàn. Tôi nhận được lá thư đầu tiên của chồng 4 tháng sau ngày anh ra đi Tám tháng sau anh định cư tại Đức. Thùng quà đầu tiên mà tôi nhận được vào khoảng 3 tháng sau ngày anh đến quốc gia này.

Trở lại thời điểm mới đoàn tụ tại Đức, sự hiện diện của người em trai của chồng trong nhà làm tôi khó chịu. Trước đây khi c̣n ở Việt Nam tôi hiếm khi gặp gia đ́nh chồng. Nay lại chung nhà th́ thật sự không được thoải mái. Cũng may chú em này cũng ít khi ở nhà, thường chú về đến vào lúc gần 11 giờ đêm, nói chuyện chút ít rồi vào bàn học cho đến khuya mới ngủ. Sáng sớm th́ đă dậy sớm thu xếp nhẹ nhàng rời khỏi nhà. Cứ mỗi đầu tháng, tôi lại thấy chồng đưa lại cho tôi một số tiền mà anh nói là của chú em đóng góp. Sau vài lần như vậy, tôi hỏi anh chú ấy làm ǵ mà có tiền, v́ tôi biết chú c̣n đang đi học. Chồng tôi chỉ cho biết là chú có đi dạy kèm thêm. Sau này qua vài người quen th́ tôi được biết là sáng sớm th́ chú đi phụ giúp khuân vác ở một chợ phân phối đồ tươi, cho đền khoảng 8 giờ sáng th́ đến trường. Ở lại trường cả ngày, đến tối th́ làm phục vụ trong một quán ăn Việt Nam. Chú ăn tối luôn tại đó và đêm nào cũng được người làm chung cho quá giang xe về nhà. Thỉnh thoảng cũng dạy kèm thêm cho một số con em người Việt.

Thái độ của tôi ngày càng lộ rơ nên chú em chồng cũng dần dần ít về nhà, viện lẽ phải ở lại học chung với bạn. Sau cùng chú dọn ra luôn khi vừa ra trường và được nhận vào làm trong một nhà thương. Ngày đó, chồng tôi có dặn em hăy cố lo cho mẹ và chị c̣n ở lại quê nhà, ít nhất là cho đến khi nào có gia đ́nh. Và cũng từ đó tôi không c̣n thấy chồng đưa lại số tiền hàng tháng của em. Tuy chỉ bằng một phần tư lương của chồng, số tiền này đă cho phép tôi thoải mái trong việc tiêu dùng. Nay tôi mới thấy thực sự phải để ư chi tiêu. Từ khi có trí khôn, chưa bao giờ tôi phải rơi vào cảnh này. Muốn tiêu xài ǵ th́ rất dễ dàng làm ngay. Nhà tôi ngày xưa có bà vú nuôi, lo luôn việc ăn uống giặt giũ, lau dọn. Bà lo cho mẹ con tôi cho đến ngày tôi đi th́ mẹ tôi đưa về cùng con cháu bà vẫn c̣n ở Đà Lạt. Bây giờ sang đây làm ǵ cũng phải tự lo liệu, sau khi bày ra làm các món ăn đặc biệt th́ phải rửa chén bếp mệt quá. Tôi đâm ra khó chịu và luôn miệng cằn nhằn, nuối tiếc cuộc sống xưa kia. Phải chi chọn anh chàng nọ giàu có hơn, thế giá hơn, phải chi đừng sang đây, phải chi và phải chi ...

Nhiều khi gây với chồng, tôi đă nói ra những lời cay độc đó. Những khi ấy, anh thường lặng im không hé miệng. Tôi được dịp càng làm dữ hơn, nào là khi anh cưới tôi, số tiền chi trả nhà phần lớn là nhờ tiền riêng của tôi và tiền quà của bè bạn, thân nhân, cùng với sự hỗ trợ của cha mẹ tôi. Phần anh và gia đ́nh bỏ ra chẳng được bao nhiêu. Có lúc không kiêng nể, tôi lôi cả gia đ́nh anh ra mà mắng, cho rằng anh đă phải lo lắng cho đứa em trai, đă bí mật gửi tiền về cho mẹ và em gái. Đến đó, chắc anh đă dằn ḷng không được, phản bác mạnh mẽ vài câu rồi bỏ đi chỗ khác.

Sau này, tôi đă phải tự dằn vặt không ít về điều này, ân hận nhất sau khi biết là trong buổi khó khăn đầu tiên, người em trai đă phụ anh rất nhiều trong cuộc sống, đă lo lắng cho đứa con trai tôi trong những ngày khó khăn buổi đầu như một người mẹ, đưa đón cháu đi về học. Có lẽ đó là lư do mà đứa con trai của tôi rất gần với chú, sau này nó vẫn thường xuyên ghé chơi và ngủ lại nhà chú. Cho đến khi chú em ra trường đi ở riêng, cả hai anh em chỉ gửi chung cho mẹ một thùng quà duy nhất. Thùng quà mà sau khi bán đi, mẹ chồng tôi đă mang tiền xuống ĺ x́ toàn bộ cho mẹ con tôi trong một dịp Tết. Tất cả những điều này tôi đọc được trong một lá thư mực đă nḥe. Đó là lá thư đầu tiên mẹ gửi anh, kể từ khi anh đặt chân lên nước Đức, anh ép giữ cẩn thận trong quyền nhật kí. Trong thư mẹ cũng nhắc nhở anh tập trung cho gia đ́nh riêng, giúp đứa em trai là nhiều rồi. Phần mẹ và em gái th́ yên tâm, không cần lo lắng.

Tôi thực sự đă có lần ăn năn về những nghi ngờ của ḿnh nhưng đúng là tật đâu vẫn hoàn đó, tôi vẫn tiếp tục tự cho ḿnh là khôn ngoan, là người biết sống nên thường hay trách người khác khi gặp những việc không vừa ư.

Khi c̣n ở Việt Nam , dầu ít liên lạc gia đ́nh chồng nhưng tôi vẫn thỉnh thoảng được thư mẹ chồng. Những lời lẽ nhắn nhủ của bà, tuy ít và chỉ liên can đến các chứng bệnh có thể xảy ra nơi trẻ con, khi các con tôi c̣n nhỏ, đều làm tôi bực ḿnh. Tôi tự nghĩ chẳng cần những lời khuyên đó, tôi không cần ai chỉ bảo, vả lại đă có cha mẹ tôi bên cạnh. Chắc là bà xem thường chúng tôi lắm. Một trong hai lần ghé thăm bà ở nhà quê, bà đă đề nghị cột tóc cho đứa con gái nhỏ, khi thấy cháu chạy chơi trong vườn, tôi không đồng ư và đă tỏ thái độ mănh mẽ. Bà đă tỏ vẻ ngạc nhiên trước phản ứng đó, và từ đó không hề có đề nghị ǵ nữa. Lần đó, khi ra về, tất cả những trái cây bà cho, tôi đă giận dữ quăng gần hết trong một ụ rác ngoài bến xe, mấy người ăn mày tranh nhau lấy lại. Cái áo bà tự tay may cho cháu cũng bị tôi làm của bố thí cho một người ăn xin tại đó.

Ai đọc đến đây chắc ai cũng cho tôi là người quá hỗn xược. Chính tôi cũng thấy thế, nhưng thực ra chỉ thừa nhận sau khi chồng tôi mất. Lúc tôi đă hơn 50 tuổi. Tôi chỉ có thể bắt đầu chấp nhận được những sự thật về bản thân sau biến cố đó và nhận rơ bản thân hơn sau khóa tĩnh tâm hai tuần.

Trước khi chồng tôi mất chừng nửa năm, mẹ chồng tôi sang Đức để dự lễ cưới của con trai (em chồng tôi). Sau đó nhờ sự bảo lănh của con, bà ở lại chữa bệnh ung thư vú. Bà ở chung nhà với vợ chồng chú em, thỉnh thoảng ghé thăm chúng tôi nhưng không ở lại đêm. Cô vợ chú em cũng là người Việt nhưng mang quốc tịch Mỹ. Hai vợ chồng gặp nhau trong một chuyến cô đi du lịch châu Âu. Họ gặp nhau tại Berlin và mối t́nh cũng nảy sinh từ ấy. Sau khi lập gia đ́nh, cô bỏ nghề dược, học tiếng Đức và trở thành giáo sư Anh ngữ. Cô đón tiếp mẹ chồng trong nhà một cách rất tự nhiên, cuộc sống chung thật nhẹ nhàng, tôi chưa bao giờ nghe cô than thở, cũng chẳng bao giờ thấy mẹ chồng than phiền. Đến nỗi nhiều khi tôi phải phát ghen, ḷng thầm mong ước xung đột xảy ra giữa hai người đàn bà ấy.

Một hôm tôi giật ḿnh khi phát hiện khả năng nói tiếng Pháp thật trôi chảy của mẹ chồng. Trước đó bà đă nhắn mời vợ chồng tôi ghé chơi. Hôm ấy có một số bạn bè ngày xưa họp mặt tại nơi bà ở, phần lớn người Việt, có hai người Pháp, một ông Mỹ cùng vợ Việt. Họ nói chuyện với nhau bằng tiếng Pháp, ngoại trừ ông Mỹ v́ chỉ biết lơng bơng vài chữ tiếng Pháp, nên chồng tôi tiếp chuyện bằng tiếng Anh. Qua cuộc gặp gỡ này, tôi mới biết các bà đă từng là học sinh tại một trường nữ sinh nổi tiếng của Hà Nội, từng là thành viên của một số hiệp hội tranh đấu xă hội thời đó. Lấy xong tú tài mẹ chồng tôi sang Pháp học Luật, việc học bị gián đoạn khi cha bà bị bắt và bị xử tử, bà đă về nước và ở lại luôn đến sau này. Bà gia nhập đoàn thể tranh đấu cho độc lập, rồi xây dựng gia đ́nh cùng một đồng chí. Sau năm 1954, hai vợ chồng đưa con vào miền Nam, ông tiếp tục hoạt động chính trị, c̣n bà th́ lo việc giáo dục con cái. Họ đă chọn Bảo Lộc làm nơi định cư sinh sống, nhờ canh tác mấy mẫu chè.

n nhà ở Bảo Lộc không lớn, nhưng thoáng mát và nhất là gọn gàng. Cách xếp đặt đồ đạc thực sự đă đập vào mắt tôi khi lên chơi lần đầu tiên. Vài chiếc tủ kệ làm bằng gỗ đơn sơ, không kiểu cọ. Các pḥng đều được bố trí sao cho ánh sáng đầy đủ ban ngày. Pḥng tắm, nhà vệ sinh đơn giản nhưng sạch sẽ. Hồi đó tôi đă thoáng tự hỏi sao giữa vùng quê lại có một căn nhà được bố trí nhă nhặn như vậy. Tuy không thể so sánh được với các biệt thự ở thành phố, nhưng sự đơn sơ này thật độc đáo. Tôi cũng đă biết bà có khiếu trang trí, cắm hoa, v́ một lần ra thăm, tôi thấy bà lúi húi cắt một bó cây lá và hoa. Bà bảo tôi để mang đi kính Đức Mẹ. Chiều hôm đó khi xem lễ trong nhà thờ, tôi bắt gặp mấy b́nh hoa trang trí khá đẹp mắt dưới chân Đức Mẹ. Vậy mà không hiểu sao lúc ấy tôi lại rất bất b́nh tuy không rơ lư do.

Giờ đây khi nghĩ đến tôi thấy thật xấu hổ với chính ḿnh. Trước đây, tôi vẫn biết chồng tôi biết tiếng Anh. C̣n tiếng Pháp th́ chắc là thua xa cha mẹ chị em tôi. C̣n mẹ chồng chỉ là một bà nhà quê, chắc chắn không thể công dung ngôn hạnh như chúng tôi. Quá tự măn, tự kiêu về những khả năng của ḿnh, tôi đă không vui khi thấy một người hoàn toàn vô danh như mẹ chồng cũng có thể có khả năng làm được như thế. Có phải đó là tâm lư trẻ nít mặc dù lúc ấy tôi đă có gia đ́nh và hai con.

Một lần trong dịp lễ lớn, anh ca trưởng không biết v́ sao không đến, phút cuối một anh trong ca đoàn xuống t́m chồng tôi nhờ thay thế anh ca trưởng bị trục trặc trên đường Chồng tôi b́nh thản làm nhiệm vụ một cách tự nhiên. Buổi lễ kết thúc tốt đẹp nhưng tôi không vui. Sau lễ nhiều người gặp nhau vui vẻ tươi cười khen ca đoàn. Tim tôi lúc ấy lồng lộn trong ḷng nhưng tôi không nói ra được. Tôi cảm thấy như đang bị chà đạp, không ai để ư đến tôi, người ta coi thường tôi. Tức giận đó tràn ra trên đường về. Tôi to tiếng khởi đầu bằng việc chê trách cách hát rời rạc không rơ giọng của các ca viên, rời tiếng nhạc ồn ào, và cuối cùng là đến người điều khiển thiếu khả năng, thiếu căn bản nhạc lư. Chồng tôi im lặng nghe tôi nói cho đến cuối, anh thừa nhận chỉ được học dương cầm vào hai năm sau cùng trước khi vào đại học, và rồi những ǵ anh biết như chơi tây ban cầm, thổi sáo, kỹ năng ḥa âm, phối khí đều nhờ được hấp thụ nơi một số nhạc sĩ trong tù cải tạo. Sau khi nghe một vài tên nhạc sĩ, tôi giật ḿnh v́ nhận ra trong số ấy nhiều bậc thầy trong lănh vực âm nhạc. Mười năm trong tù, mười năm học hỏi, tôi tự nghĩ ḿnh chắc không thể hơn anh trong lănh vực này. Nhưng tôi vẫn rất bất măn và có lẽ c̣n hơn trước.

Sau hơn một năm rời Việt Nam , tôi muốn về Việt Nam chơi, viện lẽ để thăm cha mẹ. Chồng tôi đề nghị hoăn lại đến năm sau, để tiền năm nay lo kiếm một căn hộ rộng răi hơn như tôi vẫn thường nhắc. Tôi to tiếng làm lớn chuyện, đ̣i ly dị, đến nỗi đứa con trai lớn cũng phải xen vào chuyện ủng hộ ư kiến của cha nó. Trong cơn nóng giận, tôi giáng cho nó một bạt tai thật mạnh. V́ bất ngờ, nó bị té lăn đầu đập vào chân ghế, rách đến chảy rất nhiều máu. Chồng tôi phải đưa vào nhà thương để khâu lại vết rách. Sau việc này, tôi rất ân hận và đă không đi Việt Nam lần đó. Chúng tôi t́m được một ngôi nhà hợp khả năng tài chánh, không lớn nhưng rất tiện cho việc di chuyển cho sinh hoạt của mọi người, và nhất là có thể tu sửa để làm rộng ra hơn. Chúng tôi dự trù những việc sẽ làm theo khả năng tài chánh.

Vài tháng sau, được tin mẹ tôi lâm bệnh, em gái gọi điện nhắn tôi về gấp. Chồng tôi vội thu xếp cho tôi đi. Ngày xuống phi trường Tân Sơn Nhất, vợ chồng con gái lớn tôi ra đón. Chúng tôi dùng taxi về nhà. Trên đường về hai con không ngừng hỏi thăm tôi về cha và hai em, không hề thấy chúng nhắc đến bà ngoại. Dọn hành lư xong, tôi vội qua thăm mẹ. Vào nhà, tôi thấy mẹ đang nằm vơng xem phim, kế bên là đứa em gái. Trước vẻ ngạc nhiên của tôi, hai người cùng cười to và cho biết họ đă dùng kế nói dối để tôi được về đây. Đứa con gái lớn cùng chồng nghe chuyện cùng lắc đầu lặng lẽ nh́n nhau. Sau chúng cho tôi biết là chỉ được d́ báo là mẹ sẽ về thăm nên vợ chồng ra đón, chuyện bà ngoại có bệnh chúng không nghe biết. Việc này về sau cũng đến tai chồng tôi, anh im lặng không tỏ phản ứng ǵ. C̣n cha tôi, khi biết chuyện, ông đă làm một trận lôi đ́nh với mẹ và em gái tôi. Chưa bao giờ tôi chứng kiến cảnh cha giận dữ như vậy.

Việc như vậy nhưng năm nào tôi cũng về Việt Nam , mặc chồng con bên Đức, lần nào cũng với lư do muốn gần cha mẹ trước khi vĩnh viễn xa nhau. Để tự trấn an lương tâm, lần nào tôi cũng ghé thăm mẹ chồng một ngày. Sau này khi thấy mẹ chồng qua Đức, tôi muốn đưa cha mẹ tôi sang chơi nhưng ông bà không muốn. Đổi lại th́ một cô em gái của tôi đă qua Đức chuẩn bị bằng cao học và đă ở với chúng tôi, nhưng hơn một năm sau th́ cô em trở về Việt Nam v́ việc học không trôi chảy như dự tính.

Phải nói quan niệm của tôi thời ấy là: việc lo lắng tài chánh gia đ́nh là của chồng, c̣n tôi có tiền trợ cấp hay tiền lương do tôi làm th́ đó là của riêng tôi. Như vậy tôi an tâm không có lỗi ǵ v́ không dùng tiền chồng và không đụng vào khả năng tài chánh của gia đ́nh. Phần mẹ tôi, bà lúc nào cũng mong tôi về bên bà, có lần tôi than không có tiền mua vé máy bay, bà đă nhờ người mang sang cho tôi một ngàn đô-la. Tôi hănh diện đem các chuyện này ra khoe với bạn bè và với chồng. Không hiếu sao những lúc ấy ai cũng chỉ ậm ừ không lên tiếng.

Vào những dịp lễ gặp gỡ đồng hương bên Đức, nhóm đàn bà chúng tôi vẫn có thói quen ngồi riêng với nhau tṛ chuyện. Có những chị đă ly dị, có những bà c̣n hạnh phúc gia đ́nh. Chúng tôi kể cho nhau nghe những khó khăn của đời sống, những hoạn nạn đă qua hay đang gặp. Một lần, sau khi vừa hăng say kể lể, tôi bắt gặp các ánh mắt hơi khác lạ của mọi người, không ai có lời b́nh phẩm về câu chuyện của tôi, mọi người vội xoay qua đề tài khác. Trên đường về, trong xe tôi ôn lại từng câu chuyện, và giật ḿnh nhận ra rằng chỉ có ḿnh tôi chê trách chồng, dèm pha người này người kia, hội này, đoàn nọ, trong khi những chị em khác th́ chỉ kể về ḿnh, với những tật xấu tốt và những suy nghĩ không hay đă từng có, không ai có lời chê trách chồng con, ngay cả khi gia đ́nh tan vỡ.

Bây giờ, khi nhớ đến các chuyện này tôi vẫn thường tự xấu hổ v́ cái suy nghĩ nông cạn, thiếu hiểu biết của ḿnh thưở ấy, tôi đă tự luôn cho ḿnh là chân lư. Tôi không chấp nhận mọi bàn căi. Có thể một phần là v́ khi c̣n trong gia đ́nh, tôi đă luôn được sự bảo trợ đặc biệt của mẹ. Những ǵ tôi nói mẹ luôn ủng hộ trước mặt các em. Mặt khác v́ rất dễ giận khi có ai nói ngược ư ḿnh, nên các em tôi cũng tránh bàn căi. Và sau cùng, tôi đă thực sự chưa bao giờ đứng một ḿnh trong công việc làm ăn, ngay cả trong các sinh hoạt. Mẹ và các em tôi lúc nào cũng là chỗ dựa, là tường thành bảo vệ tôi. Tôi không muốn và không có dịp đụng chạm người khác. Trong suy nghĩ của tôi, mọi sai trái nếu có đều do người khác, nơi người khác. Nói cách khác tôi chưa hề thực sự bước vào quá tŕnh trưởng thành. Dù có chồng, có con nhưng xem ra tôi vẫn sống với những ǵ của ḿnh và cho ḿnh. Làm điều ǵ cho người khác, hay khi tặng cho ai một món quà, trong tôi luôn muốn người đó mang ơn, và luôn nghĩ đến tôi, quí mến tôi. V́ vậy tôi rất giận nếu ngày nào đó người ấy quên những "ơn" này.

Tôi chỉ mới bắt đầu nhận thức sự trưởng thành khi đă vào tuổi 50, sau cái chết của chồng. Những diễn biến kế tiếp là sự hỗ trợ tinh thần cũng như vật chất của mẹ chồng và vợ chồng người em trai. Khi mà công việc bán thời gian của tôi lúc ấy chỉ mang lại đồng lương đủ cung cấp những ǵ tối thiểu cho ba mẹ con. Hơn tháng sau th́ tôi kiếm ra một việc trọn ngày với mức lương khá hơn. Rồi vài tháng sau, đứa con trai lớn cũng ra trường và bắt đầu đi làm. Đời sống vật chất b́nh thường trở lại.

Từ sau ngày đi Linh Thao lần đầu đó cho đến khi mẹ chồng mất tôi thường đến thăm bà nhưng chưa bao giờ ngỏ lời xin lỗi. Nhưng qua những cử chỉ của bà, tuy chẳng khác những ǵ bà từng làm ngày xưa, tôi đă cảm nhận được sự thông cảm tha thứ.

Những dị tật đó (cái tên mà bây giờ tôi đặt cho những thói xấu của ḿnh) vẫn c̣n tồn tại măi cho đến nay. Nhưng tôi đă biết phải luôn cố gắng thức tỉnh, hàng năm cố gắng đi dự một khóa Linh Thao, khi bằng tiếng Việt, lúc bằng tiếng Đức. Tôi coi đó là những dịp để đánh thức bản thân.

Hiện tại tôi làm việc cho tổ chức từ thiện Caritas, bạn bè thân tín đă có mấy người, chúng tôi có thể mạnh miệng trao đổi, phê b́nh nhau trong xây dựng mà t́nh bạn không mảy may rạn nứt. Tôi rất vui và hạnh phúc trong việc làm mệt nhọc này. Nhận thức của tôi đă khác xưa. Tôi mừng v́ đă nhận ra chính ḿnh, nhưng vẫn cảm thấy buồn v́ chỉ trưởng thành khi đă sắp đến tuổi hưu. Bây giờ, tôi có thể nh́n tất cả sự việc một cách nhẹ nhàng. Ngay cả khi nghe những lời trách móc từ những người chung quanh dù đúng hay sai.

Những khi vắng hai đứa con, bước về căn nhà trống trải chỉ có một ḿnh, tôi nh́n vào gian pḥng trước đây là nhà kho, c̣n đang sơn sửa dở dang Trước khi ra đi, chồng tôi đă có ư định biến nó thành một thư viện nhỏ, để nghỉ ngơi đọc sách và nghe nhạc. V́ khả năng tài chánh không cho phép, anh phải tự làm tất cả, ván mua về đóng thành kệ, đánh bóng, ghép tường. Tôi mơ ước được sống lại những ngày ấy để góp công với anh. Tôi thầm tạ lỗi cùng anh, cùng những người đă phải chịu đựng những tật xấu của tôi.

Hai đứa con của tôi, có lẽ nhờ ảnh hưởng của cha, dường như chúng không mang những suy nghĩ của tôi ngày xưa. Chúng vẫn thường lo lắng cho tôi và có lẽ c̣n nhiều hơn trước.

Phần đứa con gái đă lập gia đ́nh đang ở Sài G̣n, tôi mừng v́ khá hơn tôi, nó đă sớm nhận ra vai tṛ của người vợ trong gia đ́nh, tuy rằng cũng lập gia đ́nh vào tuổi 22 như tôi. Tuy nhiên, tôi cảm thấy lo v́ nó cũng mang nặng cái tính tự kiêu, tự ái mà tôi đang cố gắng dẹp bỏ từ khi trưởng thành trong muộn màng.

Nguyễn Đặng Thu Tâm

Đức Quốc, 24/05/2002