Bạn thân mến,
Chúng ta thường nghe
câu "Của cho không bằng cách cho", hay nói theo kiểu của người
Mỹ "It is the thought that counts". Giá trị của quà tặng không
phải ở nơi
món quà mà ở tấm ḷng của người tặng quà. Quà tặng quư giá nhứt
là những món quà "dốc túi", là những món quà mà người tặng phải chắt
bóp hy sinh.
Hai đồng tiền kẽm
của bà góa nào có đáng
ǵ so với
những nén bạc dâng cúng của người thưà
tiền lắm bạc.
Dưới con mắt người đời hai đồng xu của bà góa chỉ để cho ăn
mày. Ai lại
dâng cúng số tiền ít ỏi như
thế. Vậy mà
Chúa Giêsu lại khen bà. Tại sao vậy? V́ đây
là một bà góa
nghèo. Không chỉ nghèo, nhưng
là nghèo lắm
lắm. Nói theo kiểu VN là nghèo "rớt mùng tơi,
rơi
là hẹ." Nghèo
đến mức cả gia tài của bà chỉ có "hai đồng tiền kẽm (leptas),
trị giá một phần tư
đồng xu Rôma,"
(Mc 12:42) chưa
đủ để mua một
con chim sẻ (theo Mt 10:29, 2 con chim sẻ bán một xu Rôma).
Nhưng
bà đă
dâng cúng tất
cả vào ḥm tiền của Đền Thờ. Bà không cho đi
phần dư
dả, mà cho đi
tất cả những
ǵ bà đang
cần để sống,
để nuôi thân. (Mc 12:44). Khi dâng cúng hai đồng xu cuối cùng, không
biết bà có nghĩ
đến bữa ăn
tới không nhỉ?
Mặc kệ, bà cho đi
đến đồng cuối
cùng. Bà "xả láng" hết với Chúa. Bà cho Chúa không chỉ tài sản của
bà, mà chính là toàn thể cuộc sống của bà.
Thái độ của bà
goá trong Tin Mừng cũng
không khác thái
độ của một bà góa khác sống trước đó
800 năm
dưới thời
ngôn sứ Êlia. Khi xảy ra nạn hạn hán và đói
khủng khiếp ở thành Xarépta, hai mẹ con bà goá chỉ c̣n đủ một
nắm bột và một chút dầu để nướng bánh, ăn
một bữa rồi
chờ chết. Thế nhưng
bà đă
rộng răi chia
sẻ phần ăn
ít ỏi của
ḿnh với người khách trọ là ngôn sứ Êlia. Và rồi Thiên Chúa đă
dùng lời Êlia
mà ban cho bà "một hũ
bột không vơi
và ṿ dầu không cạn cho đến ngày Thiên Chúa đổ mưa
xuống trên
mặt đất." (1 V 2:13-14). Khi cho đi
với ḷng hy sinh quảng đại, bà lại nhận được nhiều hơn
ước mơ.
Thiên Chúa đă
ǵn giữ bà
trong cơn
đói
kém.
+ + +
Cuối năm
2005, trong giỏ
xin tiền lần thứ 2 trong thánh lễ dành riêng để giúp các nạn nhân trận
cuồng phong Katrina tại giáo xứ Thánh Lawrence thành Brindisi trong
khu Watts, một khu nghèo với 80% người gốc Tây Ban Nha ở TGP Los
Angeles, có một b́ thư
không đề tên
tuổi có ghi hàng chữ bằng tiếng Tây Ban Nha như
sau: "Para
las victimas del huracan, no traia dinero pero esto debe de tener
algun valor. Es de todo corazon".
(Xin dành cho các nạn nhân trận cuồng phong. Con không có mang đồng
bạc nào cả. Nhưng
món này có thể
có một chút giá trị. Đó
là tất cả tấm ḷng của con).
Khi vị linh mục
chánh xứ Peter Banks mở phong b́ ra th́ thấy một chiếc nhẫn cưới cũ
với vết rạn
bên ngoài. Cha Banks đă
kể lại: "Phản
ứng tức th́ của tôi là, ḷng nhân đạo và bác ái của người phụ nữ này
thật lạ thường làm sao. Người phụ nữ chẳng c̣n ǵ và đă
nh́n xuống
trên ngón tay của bà để rút chiếc nhẫn ra... Đây
là tất cả những ǵ bà có và bà đă
cho đi
với hết cả
tấm ḷng".
Hẳn nhiên là
người phụ nữ này đă
biết hôm ấy
là ngày quyên tiền cho nạn nhân trận băo chứ, nhưng
có lẽ bà đă
không t́m ra
được đồng xu nào để cho, hoặc giả có vài xu nhưng
không đáng.
Và có lẽ
người phụ nữ này phải là bà góa v́ nếu chồng bà c̣n sống th́ đời nào
mà bà dám rút chiếc nhẫn, kỷ niệm yêu dấu với những lời hứa hôn trịnh
trọng nhất trong đời bà để mà cho đi.
Cha Peter Banks
cảm nhận: "Thật là rất khiêm tốn để nhận thức rằng những người
nghèo nhất của người nghèo, lại là những người giàu có nhất trong rất
nhiều thứ khác".
Vào thánh lễ cuối
tuần sau đó,
vị linh mục
này lại mang chiếc nhẫn ra và chia sẻ câu chuyện cho tất cả tín hữu
tham dự Thánh Lễ, mà nhiều người trong số đó
có thân nhân bị
trận cuồng phong tại Louisana.
"Tôi muốn cho
mọi người biết những ǵ đă
xảy ra. Khu
Watts đă
có ấn tượng
xấu về bạo động, nhưng
Watts đầy
tràn ḷng nhân đạo. Tại đó
có những vị
thánh sống giữa chúng ta. Các tín hữu của chúng tôi có liên hệ với
thảm kịch và đau
khổ".
+ + +
Bạn thân mến,
Nghe câu chuyện
này tôi thấy h́nh như
người nghèo
quảng đại hơn tôi nhiều. Có lẽ v́ họ sống thiếu thốn đă
quen, nên dễ
thông cảm với hoàn cảnh của người khác, sẵn sàng mở rộng ṿng tay với
người khác. C̣n tôi, tôi tính hơn
tính thiệt nhiều quá. Làm ǵ nhiều khi cũng
đắn đo.
Đôi
lúc tôi so đo
tính toán ngay cả
với Thiên Chúa. Tôi đi
nhà thờ, dự
lễ, làm chuyện bác ái, chẳng qua cũng
để mua bảo hiểm vào Nước Trời. Tôi chỉ dám cho Chúa, cho
người khác, những phần dư
thừa, chứ chưa
bao giờ dám cho Chúa, cho người khác cái ǵ cần thiết cho
cuộc sống của tôi.
Thiên Chúa không
hề thua sút chúng ta về ḷng quảng đại, rộng răi. Nếu chúng ta dám
trao cho Chúa cái phần ít ỏi của ḿnh, Chúa sẽ đền bù lại gấp nhiều
lần. Cái phần trao ban của chúng ta cho Chúa và cho người khác có thể
là sức lực, thời giờ, hoặc của cải. Cách này hay cách khác, chúng ta
đang
được mời gọi
để đóng
góp vào công việc
của Thiên Chúa với những ǵ ḿnh đang
có.
Có nhiều cách
trao ban. Tôi có thể trao ban cách miễn cưỡng, để khỏi bị làm phiền
hay v́ chu toàn bổn phận. Tôi có thể trao ban cách nhiệt t́nh, nhưng
để khoe
khoang hay để được khen tặng. Hoặc là tôi có thể trao ban cách hy
sinh quảng đại, "Give until it hurts" như
kiểu nói của người Mỹ, v́ tôi thật sự mến Chúa yêu người.
T́nh yêu thật th́ không so đo
tính toán, không lo hơn
thiệt, lo
được mất. Khi tôi trao ban với ḷng hy sinh quảng đại là lúc tôi sống
giới luật yêu thương
một cách trọn
vẹn. Khi tôi trao ban với ḷng yêu mến, là lúc tôi cho đi
chính ḿnh, chứ
không phải chỉ cho đi
những ǵ ḿnh
sở hữu.
Lời Chúa hôm nay
xoáy mạnh vào một điểm,
Chúa đánh
giá cao tấm
ḷng của chúng ta hơn
là những ǵ
chúng ta có thể làm cho Chúa hay cho người khác.
Lời Chúa mời gọi
bạn và tôi, chúng ta cùng xét lại cách sống của ḿnh, bạn nhé. Chúng
ta trao ban v́ bất đắc dĩ,
v́ bổn phận, v́ mưu
t́m tư
lợi, hay là
v́ chúng ta yêu mến? Thông thường người khác đánh
giá ḷng tốt
của chúng ta qua những cử chỉ bề ngoài. Nhưng
Chúa nh́n chúng ta từ
phiá bên trong. Chúa biết chúng ta làm v́ mục đích
ǵ. Và Chúa thấu
hiểu những công khó, những vất vả lao nhọc của chúng ta, khi chúng ta
dám trao ban v́ yêu mến.
Lối sống hy sinh
quảng đại là lối sống của Tin Mừng. Chính Chúa Giêsu đă
làm gương
cho chúng ta bằng
chính cuộc sống của Ngài. Ngài luôn trao ban tất cả, trao ban cho đến
giọt máu cuối cùng trên thập giá. Chúng ta cần cầu xin Chúa ban ơn
để chúng ta
có thể trở nên giống Ngài mỗi ngày một hơn.
Mời bạn cùng cầu
nguyện với tôi, bằng lời Kinh Quảng Đại của thánh Inhă thành Lôyôla,
quan thầy của các người đi
tĩnh
tâm, để xin
Chúa khơi
dạy trong
ḷng chúng ta một t́nh yêu quảng đại dâng hiến.
Lạy Chúa,
Xin dạy con biết sống quảng đại,
biết phụng sự Chúa như
Chúa đáng
được phụng sự,
biết cho đi
mà không tính toán,
biết chiến
đấu mà không ngại thương
tích,
biết lao nhọc
mà không t́m an nghỉ,
biết dốc sức mà không đ̣i
thưởng công,
không t́m ǵ khác ngoài việc chu toàn ư Chúa. Amen
Lord, teach me
to be generous.
Teach me to serve you as you deserve;
to give and not to count the cost,
to fight and not to heed the wounds,
to toil and not to seek for rest,
to labor and not to ask for reward,
save that
of knowing that I do your will. Amen.
|