ĐH 2006.02 | "Anh Em Sẽ Là Chứng Nhân Của Thầy."

 

Trang chính Bao DH 2006 2006-02
.

Ư Nghiă và Vai Tṛ của Cầu Nguyện

LM Nguyễn Công Đoan, SJ

 
  - Chúng tôi tiếp tục cố gắng cầu nguyện qua công việc bằng cách làm những công việc đó với Chúa Giêsu, v́ Chúa Giêsu và cho Chúa Giêsu. Điều này giúp chúng tôi đặt cả trái tim và tâm hồn ḿnh vào công việc đang làm. Những người đang hấp hối, những người đang co quắp, những người bệnh tâm thần, những người bị bỏ rơi, những người không được yêu thương. Họ là Chúa Giêsu cải trang...

Đó là những câu Mẹ Teresa trả lời cho một cuộc phỏng vấn đăng trên báo Time, đầu tháng 12/1989. Những câu trả lời vắn tắt, đơn sơ này, nói lên tất cả cuộc sống cầu nguyện của Mẹ Teresa và cũng có thể giúp chúng ta hiểu biết ư nghĩa và vai tṛ của đời sống cầu nguyện trong cuộc sống của mỗi người chúng ta. Ở đây trước hết, chúng ta sẽ đề cập tới cầu nguyện trong cuộc sống của tất cả mọi người tín hữu, để rồi từng bước, chúng ta sẽ đi sâu hơn về cầu nguyện, đặc biệt trong ơn gọi của chúng ta.

Để suy nghĩ về ư nghĩa và vai tṛ của cầu nguyện trong cuộc sống, tôi xin bắt đầu từ những h́nh thức, những cử chỉ, những lời kinh đơn sơ nhất mà chúng ta đă được mẹ dạy cho từ khi chúng ta mới bập bẹ biết nói. Có lẽ hầu hết chúng ta đều đă được mẹ dạy cầu nguyện ngay từ khi bập bẹ biết nói. Khi chúng ta 4, 5 tuổi, mỗi tối thường là mẹ giục chúng ta hay là giúp chúng ta quỳ gối làm dấu thánh giá, đọc kinh hoặc là nói những lời vắn tắt mà mẹ dạy cho trước khi đi ngủ. Và khi chúng ta bắt đầu có trí khôn hơn, chúng ta bắt đầu biết đọc kinh, biết cầu nguyện chung trong gia đ́nh, th́ chúng ta thấy buổi đọc kinh cầu nguyện trong gia đ́nh bao giờ cũng bắt đầu với cử chỉ quỳ gối. Rồi làm dấu thánh giá và sau đó, đọc kinh xin ơn Chúa Thánh Thần, rồi kinh Tin, Cậy, Mến. Điều này chúng ta đă làm từ nhỏ cho đến bây giờ, có lẽ mỗi ngày chúng ta vẫn quen làm như thế. Nhưng không biết có lần nào, chúng ta thật sự đi sâu vào những cử chỉ, những lời kinh đơn sơ này, đă cảm mến tất cả nội dung và những tâm t́nh sâu xa mà những cử chỉ, những lời kinh sơ đẳng này đem đến cho chúng ta hay chưa?

Hôm nay, ít nhất là một lần, chúng ta thử làm lại những cử chỉ đầu tiên ấy, đọc những lời kinh cơ bản nhất ấy với tất cả tâm t́nh, chậm răi và hăy đi vào trong những tâm t́nh mà những cử chỉ, những lời kinh ấy gợi lên cho chúng ta, và như thế, chúng ta sẽ hiểu được ư nghĩa của cầu nguyện là ǵ? Bởi v́, chính những cử chỉ, những lời kinh ấy, đưa chúng ta vào đời sống cầu nguyện và diễn tả chính ư nghĩa và nội dung của cầu nguyện trong đời sống người tín hữu. Đọc lại trong những hạnh các thánh tử đạo, tổ tiên của chúng ta, chúng ta hay gặp thấy những lời thách đố chúa Giêsu: bay thử cầu nguyện xin Chúa xem Chúa có cứu được bay khỏi tay tao không? Và có lẽ người ngoại đạo, những người đă bắt đạo, chỉ hiểu cầu nguyện như là một sự van xin thần thánh làm theo ư ḿnh, thậm chí những h́nh thức bùa ngải là những cách người ta muốn sai khiến thần thánh làm theo ư ḿnh. Nhưng cầu nguyện đối với chúng ta lại mang một ư nghĩa, một nội dung khác hẳn. Bản thân tôi đă có lần được nghe cùng một lời thách đố: "Anh cầu nguyện nhiều lắm phải không? Nhưng cầu nguyện mấy cũng đâu có thóat được tay chúng tôi! ". Tôi nhớ tới Chúa Giêsu trên thánh giá cũng đă nghe lời thách đố tương tự. Chúa không trực tiếp trả lời những kẻ thách đố Chúa, nhưng ngước lên Cha trên trời: "Cha ơi, con xin phó linh hồn con trong tay Cha". Tôi đă dựa theo lời này để trả lời cho người đang thách đố tôi: "Đúng, tôi đă cầu nguyện và c̣n cầu nguyện nhiều hơn nữa, nhưng không phải để thoát tay các anh, mà để tôi được ở trong tay Chúa và cho cả các anh cũng được ở trong tay Chúa nữa"

Cử chỉ đầu tiên mà cha mẹ dạy chúng ta hoặc khi vào nhà thờ chúng ta làm, đó là quỳ gối. Quỳ gối là một cử chỉ tôn kính, thờ lạy. Chúng ta quỳ gối trước mặt Thiên Chúa là một cử chỉ để tuyên xưng ḷng tin, để tôn vinh uy quyền của Thiên Chúa. Quỳ gối, tức là chúng ta đă đặt ḿnh trước Đấng Tối Cao, tự nhận ḿnh là nhỏ bé, quỳ gối tôn thờ. Vậy th́ chỉ một cử chỉ quỳ gối, chúng ta làm với tất cả ư thức của chúng ta, th́ nó đă đưa chúng ta vào trong ư nghĩa của cầu nguyện rồi. V́ cầu nguyện trước tiên là đến với Chúa, mà đến với Chúa như một con người nhỏ bé đến trước Đấng Toàn Năng. Cử chỉ quỳ gối là một cách biểu lộ ḷng tin, biểu lộ sự nh́n nhận Thiên Chúa là Đấng Toàn Năng. Chúng ta quỳ gối tôn thờ Thiên Chúa, nh́n nhận Ngài là Chúa của chúng ta. Đó là bước đầu tiên của cầu nguyện. Cầu nguyện là gặp gỡ với Thiên Chúa, bằng cả tâm hồn và thể xác chúng ta, bằng cả con người chúng ta. Nhưng có lẽ nhiều khi chúng ta quỳ gối một cách máy móc, chúng ta quỳ gối v́ đă quen thế thôi, vào nhà thờ th́ quỳ gối, đọc kinh th́ quỳ gối. Bạn hăy thử một lần quỳ gối trước mặt Thiên Chúa với tất cả tâm t́nh, với tất cả ư thức nh́n nhận ḿnh là ai trước mặt Thiên Chúa. Nh́n nhận Thiên Chúa là Đấng cao cả, vượt trên mọi thọ sinh, là Chúa của chúng ta.

Sau cử chỉ quỳ gối, đó là dấu thánh giá. Chúng ta làm dấu thánh giá trên ḿnh: Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần, th́ trước tiên là chúng ta tuyên xưng Ba Ngôi Thiên Chúa, không phải chỉ một cách trừu tượng, nhưng là tuyên xưng Ba Ngôi Thiên Chúa trong quan hệ Cứu Chuộc chúng ta. Chúng ta tuyên xưng Thiên Chúa Cứu Độ bằng Mầu Nhiệm thập giá: Cha đă sai Con Một xuống làm của lễ đền tội cho chúng ta, trên thập giá. Làm dấu thánh giá, tuyên xưng Ba Ngôi Thiên Chúa, tuyên xưng ơn cứu độ, tức là chúng ta khẳng định ḿnh thuộc về Ba Ngôi nhờ ơn cứu độ mà Thiên Chúa đă thực hiện bằng thập giá của Đức Kitô. Toàn thể con người: trí khôn , con tim và toàn thân. Khi chúng ta làm dấu trên trán, trên ngực và trên hai vai th́ hai vai là tượng trưng cho cả con người, vầng trán tượng trưng cho trí tuệ, ḷng ngực là con tim. Chúng ta thấy ư nghĩa tượng trưng này khi chúng ta nói "gánh nặng đè trên hai vai". Không phải chỉ trên hai vai mà trên cả con người. Và khi chúng ta gặp lại người bạn thân, chúng ta vỗ vai, chúng ta nắm hai vai của bạn mà mừng rỡ, hay khi chúng ta giận dữ, chúng ta cũng có thể có khi nắm hai vai người bạn mà lay. Vậy th́ hai vai cũng là tượng trưng cho cả con người. Làm dấu thánh giá trên trán, trên ngực và trên hai vai, đó là ghi dấu thánh giá của ơn cứu độ trên con người của ḿnh, tuyên xưng rằng ḿnh thuộc về Ba Ngôi Thiên Chúa, ḿnh được cứu độ nhờ Mầu Nhiệm thập giá, và đồng thời cũng nh́n nhận là ḿnh sống dưới cờ thập giá; ḿnh nhận lấy thập giá của ḿnh để đi đằng sau Chúa Giêsu, cùng vác thập giá với Chúa Giêsu, đón nhận cuộc sống của ḿnh như một cuộc tham dự vào Mầu Nhiệm thập giá của Chúa Giêsu.

Như vậy các bạn thấy cử chỉ đầu tiên của buổi đọc kinh, cầu nguyện của chúng ta gói ghém tất cả ư nghĩa của cầu nguyện. Cầu nguyện là thời gian chúng ta dành riêng để sống mối quan hệ của ḿnh với Thiên Chúa. Tuy rằng chúng ta vẫn tin có Chúa, nhưng phải có thời gian dành riêng để sống mối quan hệ ấy. Đó là thân phận con người. Chúng ta không thể nào sống tất cả mọi mối quan hệ một lúc, dù khi sống một cách ư thức đầy đủ, th́ không nhất thiết chúng ta phủ nhận quan hệ khác, nhưng mà nhất thiết phải có thời gian dành riêng, phải có th́ mạnh cho mỗi mối quan hệ. Ngay cả khi những quan hệ ấy bổ sung lẫn cho nhau. Chẳng hạn cha mẹ cùng yêu thương nâng niu một đứa con, đứa con làm cho hai vợ chồng gần nhau hơn, nhưng mà vẫn có lúc dỗ cho con ngủ để vợ chồng có thời giờ sống riêng với nhau. Vợ chồng có thể cùng ẳm con đi thăm một người bạn, nhưng trong lúc gặp bạn cũng phải bắt con ngồi yên để bố mẹ nói chuyện, hay để cho con ra ngoài chạy chơi, dù cho lúc ấy không phải từ chối con, lúc ấy là thời gian dành riêng để nói chuyện với người bạn, là cái th́ mạnh để sống mối quan hệ với người bạn.

Giờ cầu nguyện là thời gian dành riêng để sống ư thức mối quan hệ với Chúa. Điều này cần thiết trong đời sống chúng ta, cũng giống như khi chúng ta c̣n bé mới bập bẹ biết nói, mẹ dạy chúng ta nhận ra ông, bà, chú, bác, bằng cách dạy ta khoanh tay lại: Ạ ông đi con, ạ bà đi con, ạ bác đi con. Những cử chỉ ngây thơ ấy là bước đầu để dạy cho chúng ta quan hệ gia đ́nh, quan hệ xă hội, quan hệ với người khác. Ngày tết, chúng ta đi mừng tuổi ông bà, chú bác, cô d́; con dâu mới, con rể mới đi nhận họ. Rồi ngày giỗ, con cháu tụ họp đọc kinh, ăn giỗ. Đám cưới th́ người ta mời bà con họ hàng nội ngoại. Tất cả những sinh hoạt gia đ́nh, xă hội đó, nhằm duy tŕ nuôi dưỡng mối quan hệ gia đ́nh, mặc dù quan hệ huyết nhục nằm ở trong huyết quản của chúng ta vẫn c̣n đó. Nhưng mà con người vẫn bị chi phối bởi quy luật: xa mặt cách ḷng. Không có những sự gặp gỡ th́ cũng sớm quên nhau. Giữa con người với con người: thấy được nhau, nghe được nhau, sờ được nhau, mà c̣n cần có những thời giờ dành riêng cho từng mối quan hệ, th́ đối với Thiên Chúa, Đấng mà ta không thấy được, không nghe được, không sờ được, ta lại càng cần phải có thời giờ mỗi ngày dành riêng để nuôi sống mối quan hệ này, mà ta đón nhận bằng ḷng Tin, Cậy, Mến mà thôi, mặc dù có Thánh Thần ở trong ta, khác nào ḍng máu của Thiên Chúa để cho ta làm con Thiên Chúa, mang sự sống của Thiên Chúa trong ḿnh ta. Cũng v́ vậy mà ta thấy rằng những cử chỉ mở đầu đă đặt ta vào chính ư nghĩa sâu xa nhất của cầu nguyện, đó là nh́n nhận và thờ lạy Thiên Chúa, nh́n nhận mối quan hệ này với Ba Ngôi Thiên Chúa và tham dự vào cuộc sống của Ba Ngôi. Nh́n nhận ḿnh được cứu chuộc nhờ Thập Giá và sẵn sàng sống dưới cờ thập giá, tham dự vào Mầu Nhiệm thập giá của Đức Kitô để cùng với Ngài làm con Thiên Chúa, để cùng với Ngài sống Mầu Nhiệm Phục Sinh, sống đời sống mới.

Tất cả quan hệ của ta với Chúa thâu tóm trong dấu Thánh Giá. Ta là con của Chúa Cha, ta tham dự vào Mầu Nhiệm chết và sống lại của Chúa Giêsu và ta sống nhờ Thánh Thần. Khi c̣n bé và có khi cả lúc đă lớn, chúng ta sướng biết bao được ngồi trong ḷng cha, trong ḷng mẹ. Có khi chúng ta chẳng cần nói ǵ cả mà ngồi yên nép vào ḷng mẹ, để cảm thấy cái êm đềm của ḷng mẹ, cái hạnh phúc có cha, có mẹ. Có lần tôi đă thấy một bé gái chừng 10 tuổi theo mẹ lên thăm cha ở trại cải tạo. Cha mẹ ngồi đối diện nhau, hai bên bàn, c̣n cô bé th́ được tự do hơn, cứ đứng sau lưng cha, hai tay ôm ngang cổ cha, nép vào cha, cô bé cứ hưởng cái hạnh phúc được ôm lấy cha thế thôi. Giờ cầu nguyện là để ta đích thân sống trước mặt Cha cùng với Chúa Giêsu và nhờ sự dạy dỗ của Thánh Thần. Ta hăy hưởng cái hạnh phúc đó. Chính hạnh phúc này sẽ là sức mạnh cho ta trong những giờ khác, trong cuộc sống mỗi ngày. Cũng như đứa bé được mẹ dẫn đến cổng trường, mẹ hôn âu yếm trước khi để con vào lớp, th́ đứa bé ấy sẽ luôn sống xứng đáng để khi mẹ tới đón, lại được mẹ ôm vào ḷng, hoặc nó có té đau, nó có làm dơ quần áo, th́ nó vẫn tin tưởng rằng lát nữa mẹ sẽ đón về, mẹ sẽ làm dịu nỗi đau, mẹ sẽ giặt sạch áo quần. Chính v́ thế mà ta thường thấy những trẻ em được cha mẹ yêu thương, tỏ ra hồn nhiên, bạo dạn hơn.

Những bài kinh tiếp theo dấu Thánh Giá giúp chúng ta phát triển nội dung của quan hệ với Chúa Ba Ngôi và những tâm t́nh mà ta phải sống với Chúa, những tâm t́nh cơ bản nhất. Kinh đầu tiên ta đọc là Cầu xin Chúa Thánh Thần. Tại sao lại phải xin ơn Thánh Thần khi bước vào cầu nguyện? Chúng ta đă biết rằng, chỉ có nhờ Thánh Thần, ta mới có thể gọi Thiên Chúa là Cha - Ápba: nếu mà dám dịch cho sát có thể gọi Thiên Chúa là "Ba" - Ápba là tiếng mà trẻ con Do thái ngày nay gọi cha, cũng như chúng ta gọi ba, và cũng chỉ nhờ Thánh Thần chúng ta mới có thể tuyên xưng Đức Giêsu là Chúa. Cũng chỉ nhờ Thánh Thần chúng ta mới biết cầu nguyện thế nào cho phải. Thánh Phaolô đă dạy chúng ta những điều ấy trong thư gửi tín hữu Rôma ở chương 8, câu 14-15 nói về Thánh Thần dạy chúng ta kêu Thiên Chúa là Cha và câu 26-27 nói về Thánh Thần cầu thay nguyện giúp cho chúng ta. Thánh Thần dạy cho chúng ta cầu nguyện. Và cũng ở chương 8 này, thánh Phaolô nói rằng Thánh Thần dẫn dắt chúng ta sống làm con Thiên Chúa. Vậy th́ trong mọi việc, chúng ta phải biết xin ơn Thánh Thần đề biết sống đúng tư cách làm con cái Thiên Chúa. Đặc biệt trong cầu nguyện chúng ta sống triệt để cái ư thức làm con của ḿnh đối với Chúa, đặc biệt là quan hệ của con đối với Cha. Nhờ Thánh Thần, ta mới có thể gọi Thiên Chúa là Cha như Chúa Giêsu, và với Chúa Giêsu. V́ ta là con Thiên Chúa trong mức độ ta được ở trong Chúa Giêsu, là con trong người Con, như thánh Phaolô nói. Trong Phúc Âm theo thánh Luca, ở chương 10,21 chúng ta thấy chính Chúa Giêsu cũng đă thân thưa với Cha theo tác động của Chúa Thánh Thần. Chúng ta biết Chúa Thánh Thần trong Chúa Giêsu. Và trong tất cả những tác động đó có chính việc cầu nguyện của Chúa Giêsu. Chính khi Chúa Giêsu cảm thấy vui mừng được Thánh Thần thúc đẩy, Chúa Giêsu thân thưa với Chúa Cha những lời êm đềm nhất: "Lạy Cha, Con ngợi khen Cha..." Truyền thống của Giáo Hội đă dạy chúng ta đọc kinh xin ơn Chúa Thánh Thần trước giờ cầu nguyện và trước các công việc làm hằng ngày, bởi v́ Thánh Thần dạy chúng ta cầu nguyện, Thánh Thần cầu nguyện trong chúng ta và Thánh Thần dẫn dắt chúng ta sống làm con Thiên Chúa.

Tiếp theo là kinh Tin Cậy Mến. Khi chúng ta gặp một người, th́ người đó ở trước mặt chúng ta, khi chúng ta nhớ đến một người, th́ người đó hiện ra trong tâm trí chúng ta cùng với t́nh cảm của chúng ta đối với người ấy. Nhưng khi chúng ta đến trước mặt Thiên Chúa, th́ con mắt chúng ta không thấy Chúa, tâm trí chúng ta cũng rất mơ hồ. Do đó, cần phải đem cả tâm trí mà đón nhận sự hiện diện của Thiên Chúa bằng một ḷng tin, một lời tuyên xưng ḷng tin với tất cả tâm t́nh, để có thể hoàn toàn ư thức rằng ta đang ở với Chúa, ở trước mặt Chúa, ở trong ḷng Chúa. Ta được Chúa yêu thương đến nỗi ban Con một của Ngài để ta được gọi Ngài là Cha và thân thưa với Ngài như con với Cha, ta gieo ḿnh vào ḷng Cha, thấy ḿnh được ngồi trong ḷng Cha với Chúa Giêsu th́ những tâm t́nh tiếp theo sẽ trào dâng. Ta khao khát được ở trong ḷng Cha và ta tin tưởng hoàn toàn T́nh yêu của Cha. Chính T́nh Yêu ấy sẽ giữ ta, để ta được ở trong ḷng Cha bây giờ và măi măi. Ở trong ḷng Cha, cảm nhận T́nh Yêu của Cha, ta sẽ thấy ḷng ḿnh tràn đầy một tâm t́nh yêu mến Cha, đồng thời ta sẽ nh́n mọi người như con của Cha và muốn chia với mọi người T́nh Yêu như Cha yêu thương ta. Có bao giờ bạn để ư h́nh ảnh một em nhỏ, khi mẹ đi xa về, ôm đứa em nhỏ hơn của nó vào ḷng. Thế là, lát sau, trong cái êm đềm của ḷng mẹ, nó lại quay sang cùng với mẹ mà nựng em nó. Lúc ấy, nó thương em nó hơn bao giờ bởi v́ lúc ấy nó cảm thấy được mẹ thương, mẹ thương nó, mẹ thương em nó, và nó càng thương em nó hơn. T́nh Yêu thật bao giờ cũng tỏa ra như hơi nóng sưởi ấm chung quanh. Chính v́ thế mà cầu nguyện, khi đưa chúng ta vào trong ḷng Thiên Chúa, khi cho chúng ta một thời gian để sống tuyệt đối ḷng Tin Cậy Mến, như đứa bé được ngồi trong ḷng cha, trong ḷng mẹ, để cảm mến tất cả cái êm ái ngọt ngào của một đưa con có cha có mẹ, được cha được mẹ yêu thương, th́ chính cái t́nh thương ấy khi tràn ngập ḷng chúng ta sẽ cuốn chúng ta theo mà tràn tới anh em. Nước mắt chảy xuôi là như thế. T́nh yêu từ Thiên Chúa mà đến, t́nh yêu tràn qua cha mẹ đến trong chúng ta, sẽ làm cho chúng ta tràn sang tới anh em. T́nh Yêu Thiên Chúa tràn ngập ḷng chúng ta cũng sẽ cuốn theo, mở rộng tâm hồn, cuốn chúng ta đi theo chiều T́nh Yêu Thiên Chúa mà đến với mọi người, mà yêu thương mọi người. Cùng một trái tim, cùng một T́nh Yêu Chúa ban cho ta để yêu mến Chúa và yêu mến anh em, nên không thể tách rời hai t́nh yêu này được, và cũng không thể yêu anh em nếu không yêu Chúa.

Vậy bây giờ bạn hăy thử sống những động tác và những lời kinh cơ bản ấy, thật chậm răi êm đềm, đừng vội vă, cứ cảm nếm hết những ǵ Cha ban cho trước khi chuyển sang động tác tôn thờ làm cho bạn cảm thấy hạnh phúc êm đềm, làm cho bạn cảm nhận được sự hiện diện yêu thương của Thiên Chúa, th́ bạn cứ ngừng ở đó, đừng vội chuyển sang động tác khác, hăy nếm hết sự ngọt ngào của cử chỉ thờ lạy đă. Hoặc nếu chỉ một ư nghĩa của Dấu Thánh Giá làm cho bạn sung sướng êm đềm, th́ bạn hăy cứ hưởng nỗi vui sướng êm đềm, ánh sáng mà lời tuyên xưng Ba Ngôi Thiên Chúa, tuyên xưng ơn Cứu Độ và đón nhận trên con người của ḿnh bằng Dấu Thánh Giá: NHÂN DANH CHA - VÀ CON - VÀ THÁNH THẦN, đặt ḿnh dưới cờ Thánh Giá của Chúa Giêsu, nhận ḿnh được cứu chuộc nhờ Thập Giá, nhận ḿnh sống dưới bóng Thập Giá, cùng vác Thập Giá với Chúa Giêsu để cùng được vinh quang với Chúa Giêsu v́ ḿnh đă được Thiên Chúa yêu thương. Bạn hăy thử một lần, chậm răi, cảm nghiệm tất cả ư nghĩa sự an ủi, hạnh phúc, ánh sáng, do những cử chỉ, những lời kinh đơn sơ chúng ta đă học từ thuở nhỏ, đă đọc mỗi ngày. Bạn hăy thử một lần, rồi bạn cũng sẽ thấy được, bạn sẽ hiểu được thế nào là cầu nguyện, và bạn cũng sẽ nhận ra cầu nguyện cần thiết trong cuộc sống của bạn như thế nào.