ĐH 2004.02&03 | Becoming an Apostolic Body

 

Trang chính Bao DH 2004 2004-02
.

Kairos - Giờ Phút Trong Chúa

Vũ, SJ

 

Lần đầu góp mặt trợ giúp một khóa Kairos, nhiều ấn tượng đọng lại đă dệt thành nỗi niềm khó quên trong suốt một tuần lễ trào dâng cảm xúc sau khóa.

Kairos là ngôn từ Hy Lạp được dùng trong Tân Ước. Kairos nói về đơn vị thời gian nhưng lại không mang ư nghĩa nhịp nhàng của tích tắc phút giây hay nhẹ nhàng như tuần tự thời khắc. Kairos là thời gian xoay ṿng của chuyển biến và khám phá, thách đố và kiếm t́m, gặp gỡ và kết giao. Hành tŕnh Kairos là chuyến đi mà các khóa sinh gặp gỡ chính ḿnh trong yêu thương và hạnh phúc trên bước đường đồng hành với nhau trong Chúa.

 

 

Kairos: Để khám phá chính ḿnh

Hẳn nhiên, nếu đồng hành với các em khóa sinh từ phút đầu ngỡ ngàng gặp gỡ chiều thứ năm, đến giờ quyến luyến chia tay tối Chúa nhật th́ sẽ thấy rơ ràng những ngày Kairos là cuộc hành tŕnh can đảm mà hơn ai hết chính các khóa sinh đă mạo hiểm vượt qua. Sao không can đảm khi các khóa sinh từ độ tuổi 17 đến 19, vào khóa với những tâm tư e dè ngần ngại, trĩu nặng nỗi niềm riêng mang nhưng vẫn ḥa nhập với nhau, sống từng giờ phút, đếm từng bước chân từ khoảnh khắc “Human Bingo” giới thiệu nhau khi vừa đến nhà tĩnh tâm, qua từng bài chia sẻ kinh nghiệm đạo - đời của Ban trợ giúp, rồi đến những buổi chia sẻ riêng tư trong nhóm, và nhất là bằng cả một sự tự do mở ḷng ra với Thiên Chúa trong bí tích Ḥa giải. Nét độc đáo của Kairos cũng được Ban trợ giúp thực nghiệm từng bước, hướng dẫn các em nh́n nhận chính ḿnh trong nhân tính làm người với các chiều kích nhân bản cần được rèn luyện, trong bản tính Kitô hữu với những giáo huấn sâu rộng cần được triển nở, trong cá tính độc đáo được Thiên Chúa dựng nên cần được phát huy.

Khám phá chính ḿnh thật không dễ, nhất là đối với các em thiếu niên Việt Nam lớn lên trong nền văn hóa Việt Mỹ. Nếu văn hóa được hiểu như một cung cách độc đáo trong ứng xử xă hội giữa một cộng đồng đơn chủng th́ văn hóa ghép lại là một thách đố đa dạng không loại trừ riêng ai. Tương quan đầu đời của con trẻ là lớn lên trong khuôn mẫu gia đ́nh gọn hẹp giữa cha mẹ và con cái, nhưng tương quan vào đời của tuổi trẻ lại mênh mông bát ngát trong tương giao chằng chịt đa chiều giữa học đường và xă hội, giữa xứ đạo và đoàn thể, giữa cái “tôi” Việt Nam và cái “ta” đa chủng. Lớn lên trong một xă hội đa chiều như thế, các em không t́m thấy được sự đồng thuận dễ dàng của cha mẹ và phụ huynh, cũng không gặp được sự vâng nghe dễ chịu của con cái. Trong khoảng không mập mờ tối sáng ấy, các em không lần ṃ được lối về cho riêng ḿnh để rồi vững mạnh lớn lên với trọn vẹn cá tính độc đáo của riêng ta. Vô t́nh, các em lầm lẫn bước đi trong cô đơn và vội vàng t́m đến những hấp dẫn thoáng qua để tựa nương và lẩn trốn. Lầm lẫn nối gót vội vàng trong những bước chân cô độc như thế, các em không gặp được chính ḿnh trong hành tŕnh mà lẽ ra các em cần phải t́m thấy và khi chính bản thân các em không c̣n nhận biết được ḿnh th́ cùng lúc cha mẹ cũng mơ hồ nhận diện ảo tưởng về hiện tại và tương lai của con cái. Vô h́nh, đường lối của mẹ cha và nẻo đi của con cái là hai đường thẳng tuy song song nhưng chẳng thể gặp nhau.

Trong Kairos, các khóa sinh được gặp gỡ không chỉ những chia sẻ, nâng đỡ thiêng liêng của các tu sĩ mà c̣n được cơ hội t́m hiểu những kinh nghiệm “lần đầu biết được” từ các anh chị đi trước và các bậc phụ huynh trong Ban trợ giúp. Cùng với ơn Chúa giúp trong lắng nghe của thông hiểu  và đồng cảm, các khóa sinh từng bước nhận diện ra chân dung bản thân. Với gặp gỡ chân thành và tin tưởng trong từng nhóm nhỏ sau buổi chia sẻ chung toàn khóa, các khóa sinh bắt đầu gặp lại dung mạo của chính ḿnh mà từ lâu rất đỗi xa lạ đằng sau chiếc mặt nạ vô h́nh. Cởi bỏ được chiếc mặt nạ ấy, các em thấy ḿnh đáng yêu biết bao trước mặt Thiên Chúa, dễ thương dường nào trong ơn nghĩa mẹ cha, gẫn gũi làm sao trong ánh mắt bạn bè. Khám phá được chính ḿnh cũng đồng nghĩa cảm nghiệm được nét trân quí trong bản thân con người hiện hữu mà Thiên Chúa đă ưu ái tự tay đặt để trong trái tim và hơi thở của từng người.

 

 

Kairos: Với thương yêu dâng đầy

Đồng hành với các khóa sinh trong Kairos mới trải nghiệm được câu nói “t́nh yêu không biên giới”. Nếu quả thật t́nh yêu có biên giới th́ làm sao các khoá sinh cùng với 15 thành viên Ban trợ giúp, 2 người Ban đàn ca, 3 người Ban chạy việc, và 6 người Ban ẩm thực đến từ các nơi, ở mọi lứa tuổi thuộc nhiều tầng lớp với nhiều tŕnh độ khác nhau có thể phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ và hiệu quả như thế? Nếu biên giới có thể chia cách t́nh yêu th́ làm sao Ban trợ giúp có thể mở ḷng ngồi xuống chia sẻ với con trẻ tất cả những vấp ngă của quá khứ trong cuộc sống, thiếu sót trong bổn phận, lầm lẫn trong lựa chọn, như những khích lệ giúp các khóa sinh đáp trả lần đầu trong đời một cách quảng đại bằng những tâm t́nh thầm kín dại khờ, ước vọng mông lung một cách trung thực đến như vậy? Nếu t́nh yêu có biên giới th́ làm sao người ta có thể bỏ nhà bỏ việc để đến giúp Kairos cho các em có được trọn vẹn những giờ phút trong Chúa?

Những giờ phút trong Chúa mà các em nếm trải lần đầu đă thực sự biến đổi các em khóa sinh. Từ những tâm trạng hoang mang v́ “bố mẹ bắt đi Kairos cho biết” đến ưu tư bị tác động bởi “Kairos hay lắm đi thử mà xem”, từ nỗi lo bị phụ huynh răn đe “giao cho cha thầy sửa trị” đến ngại ngùng “em không quen ai chẳng ai biết em”, từ dè dặt giây phút ban đầu “lạ giường lạ gối” đến mắc cỡ “chuyện kín trong ḷng ai mà nói ra”; tất cả được Chúa uốn nắn và biến đổi đột ngột và bất ngờ. Ngần ngại không chỉ “tấn công” các em khóa sinh mà c̣n len lấn vào ngay cả quí vị trong Ban trợ giúp cũng phải không ngừng kêu cầu ơn Chúa để có thể can đảm “khiêm tốn đủ để nhận lănh, quảng đại nhiều để trao tặng” cho khóa sinh những kinh nghiệm sống đạo giữa đời của bản thân ḿnh. Những bài chia sẻ của Ban trợ giúp gửi cho khóa sinh chẳng phải ngọn gió thổi nghe rồi thoáng quên, nhưng nồng nàn như hạt nắng vô tư len vào từng nỗi niềm thầm kín của các khoá sinh và sưởi ấm lại nét chân thành tuổi mới lớn. Các em cảm kích ḷng chân t́nh của người lớn nên những chuyện “bấy lâu giữ kín” cũng chẳng ngần ngại được “lần đầu nói ra”. Mở ḷng nói th́ cũng sẵn ḷng nghe, các khóa sinh đă không kém nhiệt thành đón nhận những tấm ḷng khích lệ động viên của “người lớn” mà quảng đại trở về với Chúa trong bí tích giao ḥa.

Có gan bước vào tận ngóc ngách của trái tim để thu dọn quá khứ mà giao ḥa với Chúa th́ mới dám bước ra khỏi ḿnh làm ḥa với người. Bí tích giao ḥa không khó t́m đến nhưng rất dễ lánh xa. Người trẻ không khó t́m đến v́ giao ḥa với Chúa là bước tới nhận lănh thứ tha và đứng lên tiếp tục đi tới, nhưng cũng rất dễ lánh xa nếu lầm tưởng xưng tội là bước lui nhức nhối âu lo bị trừng phạt. Giờ phút trong Chúa giúp cảm nhận được t́nh yêu Chúa gọi mời các khóa sinh đi tới để đưa tay nhận lănh ân sủng và giang tay với tới anh chị em. Chính những giờ phút trong Chúa mà các thành phần tuổi tác tŕnh độ hoàn cảnh địa vị có thể ḥa hợp với nhau và tay trong tay đong đầy thương yêu từng phút từng giờ trong suốt 3 ngày Kairos. Và chỉ với t́nh yêu trong Chúa mà các khóa sinh đă lần đầu ngẩn ngơ tại sao cả một nhóm người với quá nhiều khác biệt lại có thể sống đầy thương yêu như thế trong trung thực và chân thành.

 

 
 

Kairos: Cho hạnh phúc ngập tràn

Trung thực và chân thành là vốn quí nảy sinh hạnh phúc thật không chỉ nơi những người trẻ. Thế nhưng làm sao các em sống trung thực và chân thành khi cuộc sống có nhiều “tấm gương” người lớn giả dối? Hạnh phúc không thể đơn phương kiến tạo nhưng cần có đôi chiều mưu t́m, và đó không chỉ là lư thuyết theo kiểu lời hay ư đẹp trong những trang sách nghệ thuật sống. Kinh kiệm Kairos đă cho thấy hạnh phúc rất dễ kiếm t́m khi mà “người lớn” và “trẻ con” đến với nhau bằng chân thành vượt qua rào cản của giai cấp và tự ái. Chính các khóa sinh đă bị khuất phục khi thấy các vị trong Ban trợ giúp vượt qua “giai cấp” để ḥa ḿnh với các em, vượt qua tự ái bản thân để chia sẻ cho các em những tâm tư thầm kín, động viên các em can đảm như các chú bác, các anh chị, các tu sĩ cũng là những con người con Chúa trải qua tuổi trẻ như các em với những sai phạm lầm lẫn nhưng biết can đảm nhận ra chính ḿnh để đưa tay cho Chúa kéo lên, giang tay cho Chúa dẫn lối. Điều đó cũng xây dựng cho các em một ḷng tự tin với chính ḿnh, sống niềm tin nơi người khác và sống trung tín trong cuộc đời.

Có người đă nói trước “đi Kairos th́ sẽ vất vả với nước mắt”. Và quả thật nước mắt đă tràn ra từ rất nhiều đôi mắt hạnh phúc. Nước mắt của Kairos không là nước mắt của khổ đau dày ṿ cho dẫu nước mắt có trào dâng từ toà giải tội. Nước mắt của Kairos là nước mắt của hạnh phúc gặp- lại- chính- bản- thân- ḿnh- như- kẻ- đi- xa- trở- về. Nước mắt của Kairos trong đêm trăng sáng lăn dài long lanh trên những khuôn mặt non trẻ là nước mắt sung sướng t́m thấy t́nh Chúa yêu thương t́nh người tŕu mến. Kairos có nước mắt là nỗi ḷng hạnh phúc tràn dâng thấy lạ quá sao ḿnh được thương yêu vỗ về, sao thấy ḿnh chẳng là ǵ mà được Chúa gọi tên vẫy tới thầm th́ nhắn nhủ, sao thấy ḿnh c̣n quá ư nhỏ bé mà được trao gửi phận sự quá lớn lao trung chuyển t́nh yêu Chúa cho người. Hạnh phúc v́ nh́n quanh đâu cũng thấy yêu thương, ngẩng mắt trông lên cũng thấy tŕu mến.

Hạnh phúc Kairos dâng trào không chỉ trên khóe mắt của khóa sinh mà c̣n đong đầy khuôn mặt của phụ huynh trong buối tối ngày khóa sinh trở về nhà. Một tiếng “sorry” hay “I love you, mom and dad” cũng làm cho hạnh phúc nở hoa. Có người cứ ngỡ là phép lạ, lắm lúc lại thấy quá nhiệm mầu. Có những đứa con chưa từng “mở miệng” với cha mẹ và cũng có những phụ huynh chưa từng “đối thoại” với con cái, Kairos thay đổi trọn vẹn giây phút đó. Ước chi “lửa” Kairos sẽ tiếp tục được phụ huynh chăm sóc để các khóa sinh Kairos tiếp tục được lớn mạnh không ngừng.

Khóa Kairos 16 có nỗi niềm của giờ phút trong Chúa khiến sáng thứ hai sau khóa trở về tôi chợt cảm nếm hạnh phúc trào dâng trong khóe mắt. Nước mắt lăn dài. Nước mắt thầm cảm ơn các em đă trao tặng một kinh nghiệm rất trân quí, nước mắt thấy các em hạnh phúc trở về với mẹ cha, nước mắt thấy các em quay về khám phá được chính ḿnh trong trái tim Chúa. Chợt nhớ hạnh phúc những ngày trong khóa, nhớ các em Kairos, nhớ h́nh dáng Giêsu đêm ḥa giải hôm ấy và nước mắt tiếp tục dâng tràn.

 

Vũ, S.J.