|
Ngày 21 tháng 12
năm 2003 vừa qua, 265 người từ 9 sóc của vùng Bù Đăng dắt díu nhau về
nhà thờ để được lănh nhận bí tích rửa tội. Đây là đợt rửa tội cuối
cùng của một vụ mùa kéo dài suốt 10 năm qua, nâng tổng số bà con sắc
tộc Bù Đăng đă được rửa tội lên 6.650 người. Thực ra, con số không
ngừng ở đây, v́ c̣n hơn một ngàn dự ṭng đang chờ được rửa tội, và v́
nhóm 12 anh em vùng Bù Đăng vẫn tiếp tục lên đường loan báo Tin Mừng
cho những người chưa nhận biết Chúa. Bên gịng suối thanh tẩy, trong
chiếc áo trắng của ngày rửa tội, khuôn mặt của bà con sáng ngời. Cho
dù tấm áo trắng rửa tội không che dấu nổi hết những tấm thân lem luốc
thường ngày, nhưng khi cây nến sáng được trao vào tay từng người, th́
cả nhà thờ rực sáng.
Mười năm qua, một
hành tŕnh dài diễn ra như một giấc mơ. Đúng hơn, ngay khởi điểm của
hành tŕnh này, ngày 1 tháng1 năm 1994, nằm mơ cũng không dám nghĩ đến
những hồng ân đă nhận được trên đường như hôm nay.
Nhớ buổi sáng
mồng một năm ấy, khi nhà nhà cầu nguyện cho mùa gặt, anh em giáo lư
viên thuộc hai xă Thọ Sơn và Đak Nhau đă cất bước lên đường, chia nhau
đi khắp nơi. Anh em Sơn Hoà qua Thống Nhất, Sơn Lang đi Bù Sa, Bù Có,
Bù Đơng đi Bù Kroi, rồi BamBo, Dang Lang đi vùng Dak Nhau. Thấm thoắt
thế là đă 10 năm.
Đặc biệt vùng Bù
Đăng, chính anh em giáo lư viên sắc tộc được sai đến với bà con của
ḿnh, hành tŕnh nhiều gian khó, nhưng v́ có Chúa ở với người môn đệ
trên đường loan báo Tin Mừng, rất nhiều điều lạ lùng đă diễn ra. Có
những chàng trai trẻ khi được sai đi, ngơ ngác không biết phải nói ǵ,
th́ đây, ngay tại ngôi làng đầu tiên các anh đặt chân tới, chỉ cần
nh́n bóng dáng các anh, bà con biết ngay là những người đi truyền giáo.
Và không cần đợi các anh nói, bà con đă tỏ ư xin theo. Cứ như là dân
làng đă chờ đợi từ lâu rồi. Một thanh niên được sai đến một xă rất xa,
trên đường anh lo lắng lắm v́ không quen biết một ai th́ biết vào nhà
ai bây giờ. Như một sự t́nh cờ, anh gặp một người què. Anh không có
thuốc men cũng chẳng biết băng bó. Anh chỉ biết cầu nguyện nhân danh
Chúa Giêsu. Rồi sau đó đưa đi bệnh viện, người què được chữa lành
trước con mắt ngỡ ngàng của gia đ́nh và bà con. Thế là nhà nhà mở cửa
đón nhận Tin Mừng. Ngày lại ngày anh tiếp tục t́m đến đây, dù con
đường xa lắc xa lơ, đầy hố hầm và rất trơn trợt. Thêm chiếc xe gắn
máy cũ rích, ưa dở chứng dọc đường và cũng dễ lộn nhào xuống mương,
mấy lần mặt mũi sưng húp, tay chân rỉ máu, anh vẫn không lùi bước.
Anh đă ra đi từ dạo ấy, và hôm nay anh vẫn tiếp tục lên đường. Mùa
truyền giáo mười năm trước, Chúa cho anh sinh được một cháu gái. Mùa
truyền giáo năm nay, anh sắp có thêm một cháu gái nữa.
Đến với bà con
sắc tộc của ḿnh, thoạt nh́n tưởng như đơn giản, nhưng có người đi
gieo giống nào không khỏi trải qua gian khổ, có sứ vụ nào không buộc
phải liều thân. Nguy hiểm trên đường, những con đường hoang vắng, xa
xôi. Nguy hiểm trong nhà v́ những ḷng dạ chưa thoát khỏi tăm tối.
Nhưng v́ tin vào Lời Chúa đă hứa ngay trước giờ lên đường: “Đây, thầy
đă ban cho anh em quyền năng để đạp trên rắn rết và mọi thế lực kẻ thù,
mà chẳng có ǵ hại được anh em (Lc 10,19). “ Thật vậy, thế lực anh em
gặp đầu tiên là lớp thầy cúng, những người này thường bắt đầu vào nghề
bằng một đêm mơ thấy người đến cầm tay dắt ḿnh đi chữa bệnh. Người
trong mơ thường hóa thân thành viên đá “sống”, và thế là người với đá
ăn ở với nhau thân thiết. Khi có ai mắc bệnh xin chữa th́ người hỏi
đá, và bài thuốc luôn là máu gà, vịt, heo, không hết th́ cúng thêm ḅ,
trâu. Dĩ nhiên, mỗi con vật bị giết, thầy cúng được chia phần thịt và
đá nhận phần máu. Mà nếu bà con theo đạo hết th́ thầy cũng hết phần,
và thầy đă dùng ngải độc hại người. Nhưng thế lực quỉ thần làm sao
hại được người của Thiên Chúa. Cuối cùng các thầy cúng cũng lần lượt
theo đạo, viên đá “sống” trở thành viên đá chết bất động để cho con
người sống.
Mỗi ngày lại có
thêm những người tin theo và t́m về suối nước rửa tội tại nhà thờ Bù
Đăng. Bà con đến từ 50 sóc nằm rải rác khắp vùng Bù Đăng, gần nhất là
Bù Môn, ngay thị trấn, xa nhất là Bù Tơ, Bù RơBich, Đak Liên, nổi
tiếng nhất là vùng Băm Bo với bài ca và điệu múa bất hủ “Tiếng chày
trên sóc Băm Bo.”
Ngày 1 tháng 1
năm 2004, cánh đồng truyền giáo Bù Đăng bắt đầu vụ mùa mới. Các giáo
lư viên tiếp tục hành tŕnh, vừa xây dựng các cộng đoàn non trẻ, vừa
truyền giáo, cho đến những xóm làng xa xôi và hẻo lánh nhất, đến tận
cùng trái đất. Bước đi hôm nay không chật vật như xưa, nhưng cánh
đồng lại quá mênh mông, đ̣i hỏi nhiếu công sức.
Một linh mục, 3
cộng đoàn nữ tu, kết hợp với 125 giáo lư viên trong các buôn làng: có
biết bao công việc phải làm. Cha xứ th́ chạy ngược chạy xuôi để giải
tội, xức dầu, và cử hành thánh lễ trong các sóc. Các nữ tu như những
người mẹ hiền, dành trọn thời gian để hiện diện giữa bà con, để khích
lệ, an ủi và nài nỉ. Anh em giáo lư viên là nguời của sóc có nhiệm vụ
gánh vác mọi chuyện, từ việc dạy giáo lư, cử hành phụng vụ Lời Chúa,
cho đến ma chay cưới hỏi, thăm viếng người yếu đau, gặp gỡ và giao
tiếp với bên ngoài. Đồng thời vẫn phải mang gánh nặng gia đ́nh.
“Lúa chín đầy
đồng mà thiếu thợ gặt”,
Chúa Giêsu, đấng
đă được Cha sai đến trong thế gian, đă và hôm nay vẫn c̣n chứng kiến
những cánh đồng lúa chín vàng mà thiếu thợ gặt. Đặc biệt cánh đồng Bù
Đăng này, đă 10 năm rồi mà mọi chuyện vẫn cứ như mới bắt đầu. V́ công
việc đồng áng luân chuyển theo bốn mùa, ngày nào có cái khó của ngày
ấy. Mười năm trước, quốc lộ 14 c̣n lởm chởm đất đá, những con đường
vào sóc chỉ là những lới ṃn. Bước ra khỏi nhà là rẫy với rừng, cuộc
sống thật đơn giản. Những con người nghèo trơn, có ngước nh́n lên cao
th́ cũng không cao quá khỏi ngọn cây, có đi xa mấy cũng không ngoài
nương rẫy và các sóc kế cận. Sáng sớm thức dậy kéo nhau vô rẫy, tối
về quây quần trong ngôi nhà nhỏ cầu nguyện. Lời kinh tha thiết quá,
làm rung động cỏ cây, xôn xao cả ngai ṭa Thiên chúa. Thế c̣n hôm
nay, cuộc sống trở nên phức tạp hơn nhiều. Rừng đă rời xa, rất xa.
Bà con mất đi gịng sữa của mẹ rừng. Cuộc sống pha trộn giữa lớp
người di dân từ khắp nơi t́m về vùng đất này. Đời sống đạo của bà con
v́ thế cũng phôi pha.
Thế nhưng, Hội
Thánh địa phương, theo lời dạy của thánh Tông Đồ Phaolô, lúc nào cũng
như người mẹ hiền cưu mang và ấp ủ con thơ. Những đứa con ngày ngày
được sinh ra và lớn lên trong đời sống làm con cái Thiên Chúa và Hội
Thánh. Từ cuộc sống lầm lũi giữa núi rừng và nương rẫy, đă quá quen
với thần lúa thần nước, cho đến một ngày được nghe giảng Tin Mừng,
được dẫn về ḍng suối thanh tẩy. Đó là cả một hành tŕnh dài trong
ṿng tay yêu thương và dắt d́u của Hội Thánh. Trong ngày bà con về
lănh nhận bí tích rửa tội, ngôi nhà thờ Bù Đăng như muốn vỡ tung v́
đông đảo con cái. Thật vậy, hằng năm có từ 2 tới 3 đợt rủa tội, một
đợt như thế có trên dưới 300 người. Bà con về trước đó ba ngày để tập
các nghi thức, ôn lại giáo lư và cầu nguyện dọn ḷng. Ba ngày bếp lửa
cháy không ngừng. Các nữ tu tại chỗ không đủ sức lo cho bà con, phải
mời thêm các cha và các thày từ thành phố lên, phải lo cho bà con ăn,
ngủ, tắm rửa và học tập. Ba bốn ngày để mẹ Hội Thánh giăi bày bàn tay
ân cần và dịu hiền. Ân cần không có nghĩa là tổ chức tiệc tùng, v́ lo
cho bà con ăn đủ no đă là quá sức rồi, ân cần ở đây chính là sưởi ấm
linh hồn con cái ḿnh.
Sau khi lănh nhận
bí tích rửa tội, bà con sóc nào về lại sóc đó. Cánh cửa lớn nhà thờ
Bu Đăng khép lại, nhưng cánh cửa hông lại rộng mở đón các giáo lư viên
và lớp lớp người trẻ được mời về để tham dự các khóa cầu nguyện và học
giáo lư. Theo học các lớp dạy đàn nhạc và xóa mù chữ. Tuần này rồi
tuần tới, gần trọn 52 tuần một năm, ngày cũng như đêm, luôn có người
tham dự khóa học hoặc khóa cầu nguyện. Ngôi nhà thờ rộng lớn, ngày
thường tưởng như im ĺm, nhưng từ cánh của hông dẫn tới cung thánh, mở
ra những cánh cửa dẫn vào ḷng người. Ở đó không bao giờ ngưng tiếng
nguyện cầu.
Và thế là Mẹ Hội
Thánh tại vùng đất Bù Đăng xa xôi này vẫn phải tất tả ngược xuôi, vữa
nâng đỡ dắt d́u con cái, vừa t́m kiếm trợ giúp từ mọi phía, nối liền
ṿng tay với tất cả mọi người đang khao khát loan báo Tin Mừng cho
muôn dân, cho đến tận cùng trái đất,
Để Hội Thánh thêm
con cái
Và Lời Chúa mỗi ngày lan rộng.
|
|