ĐH 2004.01 | Sent to the World, Members of One Body

 

Trang chính Bao DH 2004 2004-01
.

Cầu Nguyện

Quân Trần

 
  MT 17, 1-8)

Cách đây không lâu, tôi có gửi đến bạn một suy tư nho nhỏ về Tuổi Già và Sự Chết. Bài suy niệm đó, nếu tôi nhớ không lầm th́ được khởi đi từ ư tưởng của phúc âm Luca đoạn 2, câu 22 đến câu 28, diễn tả lại chuyện cụ già Simeon ca bài ca “An B́nh Ra Đi.” Hôm nay, xin phép bạn cho tôi dùng một đoạn phúc âm khác của Matthew nói về biến cố Chúa Giêsu biến h́nh để gửi đến bạn một suy tư quan trọng của mùa chay: Cầu Nguyện.

Hẳn các bạn cũng đồng ư với tôi ở một điểm: biến cố Chúa biến h́nh cho chúng ta một h́nh ảnh sinh động về Thiên Chúa.  Có một cái ǵ đó liên hệ giữa Giêsu hôm qua và chúng ta hôm nay.  Bạn và tôi, thật khó mà tưởng tượng nổi sự ‘biến h́nh’ của bản thân, nhưng một lẽ nào đó, chúng ta ước mơ nó xảy đến, phải không?  Ta muốn nh́n, muốn cảm thấy và trở nên một con người khác hơn cái tôi của hiện hữu.  Vô số những tín hiệu ta nhận được từ thế giới quanh ta đă như là nguồn thôi thúc sự đổi thay, sự biến dạng.  Dáng vẻ bề ngoài, những ǵ ta có, và nhất là kẻ bàng quang nghĩ ǵ về ta, thấy ǵ nơi ta.Nỗi ám ảnh về việc thiên hạ nh́n ta dưới nhăn quan nào đă thậm chí đưa chúng ta tới một lắng lo: h́nh dạng ta sẽ ra sao trước mặt Thiên Chúa.  Đây thật là điều nực cười v́ ta cứ làm như thể Chúa chẳng thấu rơ ta là ai: trong lẫn ngoài.  Có phải đó cũng chính là nguyên nhân làm ta không muốn cầu nguyện bởi v́ ta sợ rằng một khi ta tâm t́nh với Chúa, Ngài sẽ hiểu nết xấu của ta hơn; hoặc như là ta chưa ở trong sự tuyệt hảo cần thiết?  Ta nghĩ là ta cần phải sẵn sàng khi Chúa đến.  Điều này đúng thôi nhưng có đôi khi ta đi xa hơn đến độ tưởng rằng ta có thể tiên đoán ngày và giờ ấy.  Và rất có thể ta cũng tưởng ḿnh sẵn sàng được theo kiểu của Phêrô, Giacôbê, Gioan hôm nay: “chúng con sẵn sàng, xin cho chúng con lập 3 lều ...” Tôi c̣n nhớ những câu chuyện của 30 ngày tĩnh tâm dài.  Trong khi chiêm niệm, tôi luôn tưởng đời tôi cũng như một căn nhà ấm cúng.  Tôi cứ mải miết dọn dẹp, lau rửa mỗi ngày.  Cửa trước được trang hoàng kỹ lưỡng chờ Ngài đến.  Mà thật, tôi chờ và khao khát Ngài.  Thế nhưng h́nh bóng của Giêsu chưa bao giờ xuất hiện từ ngưỡng cửa đầy hoa và thảm đỏ.  Ngài đă đến trong đời tôi mà không qua ngưỡng cửa ấy, bởi lúc th́ Ngài vào cửa sau, khi th́ chui qua ống khói, và thậm chí có lần Ngài trèo cửa sổ mà vào.Trong lúc ta bận rộn tô vẽ cho đời ḿnh trông cho đẹp mắt, gọn ghẽ và tuyệt hảo trước Nhan Thánh, th́ lời nhắn gửi của Giêsu hôm nay lại là sự quan trọng của những biến đổi đích thực rất người.  Biến đổi là công việc của Thiên Chúa, không phải là việc của ta.  Thường lắm khi ta cứ bỏ lỡ một chi tiết quan trọng (như các tông đồ ngày xưa cũng phạm phải) là viễn tượng của sự đẹp đẽ, sự tuyệt hảo luôn được theo sau bằng những tiên đoán của Chúa Giêsu về chính những đau khổ và sự chết.Vậy th́ làm sao chúng ta có thể thực thi những điều này?  Tôi muốn đề nghị hôm nay về nhiệm vụ của ta trong sự �biến h́nh� cho bản thân: mở ḷng ra cho quyền năng của Thiên Chúa được thực thi.  Và theo kinh nghiện truyền thống th́ c̣n ǵ có giá trị hơn khi ta để cho năng lực của Ngài tràn vào qua việc cầu nguyện?   Bởi đó, tôi muốn chia sẻ với các bạn về đời cầu nguyện, về sự quan trọng trong cách nh́n Thiên Chúa của ta, về những lư do khiến ta bỏ lơ nguyện ngắm, những nguy cơ gặp phải khi cầu nguyện, về sự thực hành cầu nguyện trong đời sống và những hoa trái tiềm ẩn từ nó.Trong quyển sách “Clinging”, Emilie Griffin đă nói rằng cầu nguyện chẳng phải là những chi ta làm, mà là chính Chúa Kitô làm trong ta.  Theo bà, cầu nguyện giúp ta ‘cling’ (bám chặt) vào Thiên Chúa, và giải phóng ta khỏi tư tưởng ‘tự làm lấy’, ‘không lệ thuộc’, những tư tưởng đẩy ta xa Ngài.  Clinging không phải là những tư tưởng hay phương thức của cầu nguyện mà chỉ là những bước dọ dẫm, những kinh nghiệm của nó mà thôi.  Bởi thế mà ngay cả Thiên Chúa khi muốn phá tan khỏi ta những bức tường ngăn cách, th́ Ngài cũng đi rất từ tốn, nhẹ nhàng mà chẳng làm ta sợ hăi hay thậm chí đe dọa sự tự do của ta.Karl Rahner đă viết: “Chẳng phải con vồ lấy Cha, nhưng chính Cha chộp lấy con.”  Mà Thiên Chúa này là ai mà lại chộp lấy ta trong cầu nguyện?  Ta nh́n Chúa dưới nhăn quan nào?Ta đă cầu nguyện với một Thiên Chúa, Đấng chỉ dùng quyền năng để cho đi hay giữ lại những điều tốt, để cân đo đong đếm sự thưởng phạt, hay để gửi đến ta bao khó khăn, đau khổ hầu thử thách ta xem ta có xứng đáng vào hưởng cuộc sống thần thánh mai hậu?  Hay ta cầu nguyện với một Thiên Chúa, Đấng dắt ta ra khỏi những khó khăn do chính ta và anh em tạo nên?Chúng ta cần xét lại về cách nh́n Thiên Chúa thật cẩn thận để xem xem nó có thực sự giống với Thiên Chúa của Tạo Thành, của xuất hành, của Giêsu cứu đời, của Thánh Thần trong ngày Hiện Xuống, của sự huyền nhiệm, của các tiên tri những kẻ rao giảng công b́nh qua các thời đại - một Thiên Chúa luôn yêu thương.  Nói theo kiểu Griffin: “Chúng ta được Ngài yêu chẳng phải v́ ta đạo đức mà v́ qua t́nh yêu ấy, Ngài sẽ làm ta nên đạo đức hơn”.  Những lư do khiến ta ngại cầu nguyện.   Khi tôi cầu nguyện, tôi chẳng có cảm giác ǵ hết.  Sự vô cảm này lắm khi lại do chính sự thờ ơ, tự thu ḿnh trong hệ thống pḥng thủ tiềm ẩn trong ḷng tôi - những thứ bảo vệ tôi khỏi cái mà tôi sợ nhất: sự chối từ.  Hơn nữa, nếu tôi cầu nguyện mà không có cảm giác ǵ hết th́ điều này đă nói ǵ cho tôi hay về cảm giác của Thiên Chúa lúc đó đối với tôi?  Lư do khác: khi tôi cầu nguyện, tôi không tập trung vào cái mà Thiên Chúa ban cho nhưng mà vào thứ mà Ngài c̣n cất dấu cứ như thể Ngài là Thiên Chúa kiểu ông già Noel, mang trong ḿnh một danh sách dài và xét năm lần bẩy lượt xem ta làm tốt hay xấu.

Lư do thứ ba: cầu nguyện là một việc quá hiển nhiên, t́m một lối về, một ngă rẽ khi tôi chạm trán với tham vọng của đời thường.  Griffin đă gọi “cầu nguyện là một manh mối c̣n ẩn nấp trong đồng cỏ bao la”.  Hay nói khác đi, cầu hoài mà chả được.  Sự nhận xét này thường khởi phát từ những con người chả bao giờ cầu nguyện hoặc từ kẻ muốn biết, muốn t́m một khởi phát cho những lối thoát.  Điều cần nhớ là Thiên Chúa biết cách đáp trả lời cầu của ta hơn ta tưởng, ta suy. Đă từ lâu, tôi bỏ đi việc cầu nguyện cho người khác một cách chi tiết mà thay vào đó là xin Chúa ban cho họ những chi mà họ thực sự cần.  Dĩ nhiên, khi họ gặp hoạn nạn, khổ đau về tinh thần, vật chất hay tâm lư, tôi đă xin Ngài an ủi, thêm sức và ban cho họ cảm nhận về sự hiện hữu của Ngài trong những đau khổ ấy.  Lư do chót: ta cầu nguyện mà ḷng thấy khô khan vô tả. Tôi đề nghị một cách nh́n khác hơn cho cảm giác khô khan và trống rỗng của ta khi cầu nguyện.  Đó là thay v́ nh́n thấy sự trống rỗng, ta nhận ra cái mênh mang của ḷng ta đang khao khát chờ Ngài đong đầy và dằn lắc.  Há chẳng phải khi đói và lúc khát th́ thức ăn và nước uống trở nên ngon hơn sao?  Đây cũng chính là một trong những lư do của chay tịnh hầu giúp ta gọt dũa cho sắc khao khát được có Ngài.Thông thường tim ta cũng giống như đầu, tay và bao tử cứ đầy ắp những thứ đẩu đâu làm ta chẳng c̣n chỗ chứa.  Qua cầu nguyện, ta có cơ hội trỗng rỗng đủ để Ngài thực sự được chào đón.Có lẽ ngăn trở lớn nhất khi cầu nguyện là sự sợ phải im lặng.  Thứ im lặng mà qua nó, ta cảm thấy cái ham muốn gần gũi, nhưng đồng thời cũng là những dằn vặt của tiến hay lui, khao khát hay chối từ.  Nói một cách khác đi, cầu nguyện là nguy cơ. Mà nó là nguy cơ thật bạn ạ.  Nguy cơ rằng Thiên Chúa sẽ biến đổi ta, thay cách nh́n của ta, sự hiểu biết của ta, giá trị, ưu tiên ... và tệ hơn nữa biến ta thành một kẻ mà ta chẳng thể chấp nhận.  Chúng ta có thể sẽ bắt đầu quan tâm đến giá trị khác hay anh em đồng loại theo cách làm ta không mấy thoải mái; hoặc ta ngừng quan tâm đến một số giá trị ưu tiên của riêng ḿnh.  Hồi c̣n trong tập viện, một lần ngồi nói chuyện với Cha Giám Tập Pat Lee, cha đă hỏi tôi: “Phải chăng con sợ Chúa biến đổi ḿnh v́ rất có thể Ngài sẽ đưa con đến một mẫu người mà con không chấp nhận?”  Có lẽ cha nói đúng.Mặt khác, qua cầu nguyện, ta có cơ may cảnh giác với những ấn tượng sai, những mặt nạ của đời ta và thậm chí ta có thể quên đi mà dâng hiến cái ưu tư, sợ hăi và phiền muộn của ta cho Ngài.

Như Griffin nói: “Đồng bạc duy nhất mà ta có thể dâng là chính con người của ta.”  Và nếu như ta keo kiệt ở điểm này th́ ta chỉ cách ly ḿnh ra khỏi cái tôi thật của ta mà thôi.  Thậm chí nếu ta miễn cưỡng với Thiên Chúa th́ như một bài thơ nào đă viết: “Nếu bạn chẳng thành tâm khi cầu nguyện mà chỉ dâng những tâm tư khô cạn, kiêu căng, hồ nghi cho Chúa, th́ trong t́nh yêu bao la của Ngài, bạn nhận được đồng bạc xấu xí làm phần thưởng đă là may lắm thay.”Các bạn mến, khi chúng ta dâng Ngài thời giờ quư báu, tất cả những kiểu cách, kế hoạch, phương thức được quét sạch đi và có lẽ lần đầu tiên trong đời, ta sẽ nghe Ngài nói với ta trong chỗ lặng lẽ nhất của trái tim.  Và điều Chúa nói là tên gọi của chính ta.  Chỉ trong tiếng gọi và lắng nghe ấy, ta biết rằng ta thuộc về Người.Nh́n một người bạn, ta có thể nói người đó có đời sống cầu nguyện sâu sắc.  Bởi họ sống rất nhân hậu, vị tha, khiêm tốn, nhẫn nại, cởi mở, b́nh tĩnh trước khó khăn.  V́ khi cầu nguyện, đời sống nội tâm đă phủ lấp cái ngoại h́nh ồn ào đáng ghét.  Thế nên bạn ơi, khi cầu nguyện, đừng lo lắng cho việc nên đứng hay ngồi, quỳ hay nằm.  Đừng ưu tư về việc nên đọc kinh Lạy Cha cách chậm răi, hay đọc một đoạn Phúc Âm, cầu nguyện với nét nhạc, với Thánh Tích hay dùng Kinh Mân Côi.  Phương thức luôn thay đổi mà đề tài thường dễ thương thuyết.  Cầu nguyện thực sự là im lặng trước Thánh Nhan và thả hồn trong t́nh yêu của Thượng Đế. Cầu nguyện tự nó không phải là thành công hay thất bại mà là đưa cái tôi của ta vào ḷng Ngài, v́ Thiên Chúa luôn luôn yêu ta, nhất là lúc ta trở về từ những vấp ngă.  “Con muốn ở nơi những bước chân Ngài đi, bởi trước khi bước đi, Ngài đă nh́n xuống ḷng đất, và qua đó Ngài thấy con mà chúc lành cho”.  Vâng, hăy cầu nguyện luôn v́ Thiên Chúa muốn chúc lành và biến đổi con người yếu đuối của ta.