Một người Do Thái hỏi một tu
sĩ công giáo:
- Anh là người Kitô giáo, anh dựa vào
căn bản nào mà anh nhận định ư Chúa,
để phân biệt giữa điều lành và
điều dữ?
Người tu sĩ trả lời:
- Từ lương tâm.
- Ồ, vậy thật là buồn cho các
anh, v́ các anh đặt căn bản trên một
ánh sáng rất là mù mờ. Chúng tôi th́ có ánh sáng
từ kinh Torah. Người Do Thái kết luận.
Trong niên lịch Do Thái, có một ngày
lễ gọi là “Simhat Torah” nghĩa là “vui
mừng cho Torah”, vào khoảng ngày 23 của tháng
Tishri (tháng 9 hoặc tháng 10 dương lịch).
Đối với người Do Thái th́ thật là
vinh hạnh và vui mừng để có kinh Torah và
Kinh Thánh. Nguồn gốc tinh thần và xă hội
của họ đều dựa trên đó. Họ
coi sự thiện, sự dữ là những ǵ Giavê
nói “Đó là thiện, đó là dữ.”
C̣n với chúng ta, những người kitô
hữu ? Có phải chúng ta chỉ dựa vào lương
tâm để hướng dẫn đời
sống ? Chúng ta cũng có Phúc Âm và trong Phúc Âm có
Bài Giảng Trên Núi đă được thánh
Matthêu giới thiệu như một lề
luật mới trong Phúc Âm của ngài.
Vậy thế nào là ư nghĩa của Phúc
Âm nói chung và Bài Giảng Trên Núi cách riêng ? Chúng
ta có vui mừng khi có Phúc Âm như người Do
Thái đă vui mừng v́ họ có kinh Torah không ?
Để có thể hiểu sâu xa hơn ư
nghĩa và giá trị của Phúc Âm và lề
luật trên núi. Chúng ta đan cử một vài ví
dụ như sau:
Chúng ta bắt đầu từ truyện
Kiều. Chúng ta biết truyện Kiều tương
đối phản ảnh những giá trị
truyền thống cổ truyền của người
Việt Nam.
Nhân vật Kiều đă có một vị
hôn phu, yêu nhau tha thiết và dự định
sẽ đi tới hôn nhân trong một thời
gian ngắn. Nhưng một biến cố bất
ngờ xảy đến cho gia đ́nh: Bố
phải bị tù đày. Trong ḷng Kiều bấy
giờ ngổn ngang: “Bên t́nh bên hiếu bên nào
nặng hơn.”
Ḷng của Kiều th́ chọn vị hôn
phu nhưng lương tâm lại bắt Kiều hướng
về đạo Hiếu. Cô Kiều đă
chọn chữ Hiếu, cô đă bán ḿnh để
chuộc bố mẹ “Bên Hiếu nặng hơn.”
Chữ HIẾU thật nặng hơn t́nh yêu hôn
nhân nhiều.
Cô Kiều đă quyết định
sự việc, dựa trên giá trị của lương
tâm hợp với truyền thống xă hội
cổ truyền Việt Nam.
Chúng ta cứ giả thử Kiều là
một kitô hữu: Trong trạng huống tương
tự, liệu Kiều có bán ḿnh không ? Nói
một cách khác: trong t́nh trạng như Kiều,
Maria Goretti có làm như vậy không?
Câu trả lời dĩ nhiên là “KHÔNG!” V́
lương tâm của một kitô hữu thật
khác biệt với người không phải kitô
hữu. Lương tâm của người kitô
hữu đặt căn bản trên Phúc Âm và Phúc
Âm đến do sự mặc khải của Thiên
Chúa, trong khi đó những người không
phải kitô hữu đặt căn bản lương
tâm trên những giá trị thay đổi tuỳ
theo phong tục tập quán của con người
sinh sống trong vùng đó, và do đó đến
từ con người. Ta hăy xem 3 điều răn
đầu trong 10 điều răn đều nói
về bổn phận của con người đối
với Thượng Đế, đến điều
răn thứ tư trởi đi ta mới
thấy bổn phận của con người
đối với con ngưới (điều răn
thứ tư: thảo kính cha mẹ). Vậy đối
với kitô hữu, Thiên Chúa là trên hết,
bố mẹ là thứ nh́.
Bán ḿnh “làm điếm” là vi phạm
đến sự kính trọng Thiên Chúa sống
động trong ḷng mỗi người. “Nào anh
em chẳng biét rằng thân xác anh em là phần thân
thể của Đức Kitô sao ? Tôi lại
lấy phần thân thể của Đức Kitô
mà làm phần thân thể của người
kỹ nữ sao ? Không đời nào! ... Hay anh em
lại chẳng biết rằng thân xác anh em là
đền thờ của Thánh Thần sao ? Mà Thánh
Thần đang ngự trong anh em, là Thánh Thần
chính Thiên Chúa ban cho anh em. Như thế anh em đâu
c̣n thuộc về ḿnh nữa, v́ Thiên Chúa đă
trả giá đắt mà chuộc lấy anh em.
Vậy anh em hăy tôn vinh Thiên Chúa nơi thân xác anh
em.” (1Cor. 6:15,19-20).
Ta nh́n thấy một người khi
chọn Phúc Âm, theo Chúa Kitô là lư tưởng
sống, lương tâm sẽ thay đổi. Phúc
Âm sẽ cho ta một lương tâm mới.
Một thí dụ nữa:
Thánh Phanxicô Assisi là một thanh niên giàu có.
Khi c̣n trẻ, lối nh́n, cách sống của ngài
đặt trên căn bản thật “thế
gian.” Giá trị cao nhất của ngài là hưởng
thụ đời và của cải vật
chất; ngài làm tất cả mọi thứ trong
quyền hạn và sự giàu có của ngài
chỉ để phục vụ cho chính ngài.
Thế gian là trước nhất, thứ nh́
mới đến Thiên Chúa. Cho đến một
ngày, ngài thay đổi đặt Thiên Chúa là
ưu tiên một cho cuộc đời và Phúc Âm
trở thành ánh sáng mới soi dẫn cho lương
tâm: Thế gian hưởng thụ nhường
chỗ cho nghèo khó, khiêm nhường và t́nh thương.
Phúc Âm đă cho thánh Phanxicô một cái nh́n
mới về sự thật, một lương tâm
đổi mới.
Lại một thí dụ mới:
Thu là một cô gái công giáo trẻ tuổi
sống tại Mỹ với hai em. Cô có bổn
phận với hai em nhỏ, cô cố gắng săn
sóc và giáo dục các em theo đường
lối giáo dục mà cô nhận được
từ bố mẹ lúc c̣n ở Việt Nam, cô có
cái nh́n về Thiên Chúa như một vị quan ṭa,
một viên cảnh sát khó tính, người luôn ŕnh
tập và phán xét kỹ mọi hành động
của cô. Đối với Thu, Thiên Chúa là
luật. Kitô hữu trước nhất phải
giữ luật, sau nữa mới nói đến
chuyện t́nh thương. Nên cô Thu rất là quy
tắc và nghiêm nhặt. Mỗi Chúa Nhật, Thu
bắt hai em đi lễ, mỗi tháng cô đều
hạch các em: “Đă đi xưng tội chưa?”
Các em có kiêng thịt ngày thứ sáu? v.v... và vân
vân !
Cái “quy tắc” này của Thu cũng làm
cho các anh e ngại khi đến gần: mỗi
lần có anh nào lân la đến, cô đều
hỏi: anh có đi lễ không?
Nhưng rồi được dịp, cô
đi cấm pḥng. Và Thu nghe từ đầu
đến cuối nói Thiên Chúa là t́nh yêu, không
phải là luật lệ: Chúa là t́nh thương,
là tha thứ, là nhân từ và chúng ta, là Kitô
hữu sống với những giá trị này.
Sau khi gặp linh hướng, Thu hiểu là
ḿnh phải thay đổi lối nh́n về giá
trị, ḷng cô bắt đầu đặt t́nh yêu
lên hàng đầu. Cô phải thay đổi chính
ḿnh, thay đổi h́nh ảnh
về Thiên Chúa mà bố mẹ đă đặt
để trong cô; cô có một lương tâm
mới, một lương tâm theo Phúc Âm.
Qua những thí dụ trên, chúng ta có ba
nhận định sau đây:
1. - Truyền thống và tập quán của
dân tộc, giáo dục từ bố mẹ, từ
trường học, qua hệ thống thông tin, tôn
giáo v.v... cho chúng ta cái nh́n thật của một
xă hội con người. Thật là những
tạo phẩm do loài người, nói cách khác
đến từ con người.
2. - Căn cứ trên văn hóa đó, chúng
ta đặt căn bản để phân biệt
tốt xấu, những ǵ quan trọng và
những ǵ không quan trọng hay những ǵ cao quư
nhất và những ǵ kém hơn. Từ xă
hội, truyền thống này lương tâm
được tạo thành.
3. - Ngay cả khi chúng ta sinh trưởng và
được giáo dục theo Thiên Chúa giáo. Lương
tâm chúng ta phần nhiều đặt nền móng
trên sự giáo dục hơn là dựa vào Phúc Âm.
Những giá trị cá nhân thường không cùng
chiều với những ǵ dạy trong Phúc Âm.
Thế nên khi muốn trở lại, muốn
sống theo Phúc Âm, chúng ta phải thay đổi
nhiều lối sống cá nhân. Lương tâm
đến từ Phúc Âm thật rất khác
biệt với lương tâm đến từ
con người. Tại sao vậy?
V́ trong Phúc Âm bày tỏ chúng ta tinh thần
của Thiên Chúa, tâm t́nh của Ngài và cái nh́n
của Ngài về SỰ THẬT. Dạy chúng ta
đặt lại giá trị cuộc đời;
Phúc Âm tỏ cho chúng ta lương tâm của Thiên
Chúa. Trong tất cả các Phúc Âm, và một cách
đặc biệt Bài Giảng Trên Núi, tám
mối phúc thật, ngài đă mặc khải cho
chúng ta lối nh́n của Ngài (cái nh́n độc
nhất), một lối đối xử độc
đáo theo đường lối Thiên Chúa: “Con
Một của Ngài, làm người sống trên
mặt đất và đă dạy chúng ta tinh
thần và lối sống theo Thiên Chúa.”
Điều này cũng đă chẳng làm chúng
ta ngạc nhiên, trong sách Cựu Ước đă
tiên báo, đă có một lời nguyện lạ lùng:
“Xin đặt đôi mắt Chúa trong ḷng con
để con nhận ra những kỳ công Chúa làm.”
(Huấn Ca 17,8). Những điều đó đă
được thể hiện trong Tân Ước.
Tiên tri Giêrêmia và Êdêkien đă viết: Ta
sẽ ban cho chúng một tấm ḷng mới ...
để chúng kính sợ ta mọi ngày ... Ta
sẽ đặt sự kính sợ Ta nơi ḷng chúng,
để chúng không c̣n ĺa bỏ Ta ...” (Giêrêmia
32, 39-40). “Ta sẽ ban cho các ngươi môtt
tấm ḷng mới. Bên trong các ngươi Ta
sẽ ban một thần khí mới ... Bên trong các
ngươi ta sẽ ban xuống thần khí
của Ta. Ta sẽ làm cho các ngươi đi theo
luật điều của Ta.” (Edêkien 36, 26-27).
Tất cả đă được xảy
ra trong mầu nhiệm nhập thể của Ngôi
Hai và “món quà” của Phúc Âm và Thánh Thần. Bây
giờ chúng ta có thể nh́n với đôi
mắt của Thiên Chúa, yêu với quả tim
của Thiên Chúa, và hành động trong Thánh
Thần và được hướng dẫn
với lương tâm của Ngài.
Nhưng những điều trên đ̣i
hỏi phải thay đổi tư tưởng,
thay đổi giáo dục và định giá
những giá trị,v́ đường lối
của Thiên Chúa th́ rất khác biệt với con
người như thể trời xa đất
vậy (Isaia 55, 8-9).
Chúng ta có thể tóm lược lại
mầu nhiệm nhập thể và những món quà
của Thiên Chúa qua 3 giai đoạn sau:
1. Trong Cựu Ước, Thiên Chúa đă
chọn Israel là dân riêng và có giao ước
với dân của Ngài: Cho họ kinh Torah, lề
luật và mười điều răn và dân Do
Thái hứa trung thành với giao ước này.
Kinh Torah được người Do Thái gọi
là “luật từ trời” đuợc coi là cao
cả, đến từ Thiên Chúa: Là một ánh sáng
chói rọi cho mọi người noi theo. Lề
luật này được tạc trên đá, sau
đó được viết trên giấy và đóng
thành quyển. Một cách nào đó, giống như
bộ luật bây giờ.
2. Khi thời điểm đến, Thiên Chúa
đă sai Con Một của Ngài xuống thế
gian. Mầu nhiệm nhập thể tỏ lộ
cho chúng ta biết Ba Ngôi Thiên Chúa: Thiên Chúa
chẳng phải là một đơn thể, mà là
một gia đ́nh trọn vẹn nối kết t́nh
yêu. Thánh Gioan gọi Ngôi Hai Thiên Chúa là Ngôi
Lời “Logo.” Thánh Phaolô gọi Chúa Kitô là “h́nh
ảnh của Thiên Chúa” (Col. 1,15). Điều
đó tỏ cho chúng ta biết Chúa Kitô có sự
khôn ngoan của Chúa Cha và mang h́nh ảnh của
Chúa Cha: Sự khôn ngoan của Chúa Cha được
đặt trong Chúa Kitô: Lương tâm của Chúa
Kitô là Chúa Cha.
Ngôi Lời nhập thể (Gioan 1,14). Ngài
sống trong đời sống con người, Ngài
có một đường lối rất là khác
biệt ngay cả so với kinh Torah. Lối
sống của Chúa Kitô tỏ lộ tinh thần,
lối nghĩ, tâm t́nh và hệ thống giá
trị của Chúa Cha: “Ai nh́n thấy Ta là nh́n
thấy Cha Ta.” (Gioan 14,9). Chúa Kitô là lương
tâm của Chúa Cha. V́ vậy mầu nhiệm
nhập thể là nhân cách hóa lề luật!
Muốn sống theo Thiên Chúa, người Do Thái
phải tuân phục mười điều răn
và 613 điều lệ. C̣n với chúng ta, là Kitô
hữu, lề luật chỉ quy về một người:
CHÚA GIÊSU! Lời nói của Ngài, ư muốn
của Ngài là lề luật! Tất cả
những ǵ mà Chúa Cha muốn nói, ao ước nơi
con người, Ngài đă tỏ lộ và đ̣i
hỏi qua Chúa Kitô, là lề luật duy nhất
của chúng ta. Chúa Giêsu là lương tâm của
Thiên Chúa cho chúng ta.
3. Thiên Chúa đă ban cho Chúa Thánh Thần
cho chúng ta, ngày Chúa Thánh Thần hiện xuống
có ư nghĩa nội tâm hóa lề luật của
Phúc Âm. Chúa Giêsu và Phúc Âm của Ngài trở thành
sống động trong mỗi người chúng
ta qua tinh thần. Với phép rửa tội và thêm
sức, lương tâm của Thiên Chúa, qua Phúc Âm
đi tận vào trong tim, trong tâm hồn của chúng
ta: Nó sẽ trở thành ánh sáng, sức mạnh là
sự hiện diện của Thánh Thần Chúa
trong ḷng chúng ta. Và chúng ta bấy giờ có tinh
thần của Chúa Cha, sự lượng giá theo
lương tâm của Ngài là ánh sáng hướng
dẫn đời sống hằng ngày và cũng là
sức sống cho đời sống nội tâm
của chúng ta.
Bài Giảng Trên Núi không phải là
những lư tưởng đẹp trên sách, nhưng
là một nếp sống cao quư từ tâm hồn,
là ánh sáng và sức mạnh sống động
trong chúng ta. Đó là Chúa Thánh Thần sống
trong tâm hồn chúng ta.
Tùy thuộc nơi chúng ta, chúng ta nghe theo
lời mời gọi này và đem ra thực
hiện.
(Trích Trong Đồng Hành tháng 12 năm
1989)
|