|
Ở Trọ
Gia đ́nh họ
gồm ba người, hai vợ chồng và một bé trai sáu tuổi. Tôi gọi họ bằng
cậu mợ dù họ chỉ hơn tôi khoảng bẩy tám tuổi chi đó. Cậu bà con xa
với mẹ tôi, thất nghiệp một năm rồi. Gần đây, cậu mợ quyết định dọn
sang tiểu bang khác ở miền đông v́ một người quen có cơ sở làm ăn
bên đó, hy vọng dễ kiếm sống hơn. Họ trả nhà, pack đồ đạc gửi xong
xuôi, dọn đến ở tạm với mẹ tôi vài tuần đợi ngày bay sang bên kia.
Tôi lập gia đ́nh, dọn ra riêng. Một thằng em tôi cũng vừa mới nhận
việc làm hơi xa nhà, lười lái xe mỗi ngày nên t́m thuê pḥng gần
hăng, cuối tuần mới về. Cậu mợ dọn vào ở chung, mẹ tôi đỡ buồn v́
nhà vắng vẻ, tụi tôi cũng an tâm.
Cậu nằng nặc
đ̣i trả tiền. Mẹ tôi không lấy. Họ nhằng nh́ một đôi lần th́ mẹ tôi
làm bộ giận. Sau đó, mẹ tôi bảo mong sao gia đ́nh cậu sang bên kia
làm ăn khấm khá, mai mốt mua vé bay cho mẹ tôi sang chơi. Cậu nghe
có vẻ hợp t́nh hợp lư, thôi không đ̣i trả tiền nhà nữa.
Nhưng mợ th́
mua thức ăn chất đầy tủ lạnh! Họ dọn vào được đôi ba hôm, tôi ghé
sang ăn cơm tối, thấy bữa cơm bốn năm món, canh, luộc, xào, kho! Hết
hồn! Về nhà mẹ ăn cơm, khỏi phải nấu, đă vậy mợ lại dành rửa bát.
Sướng quá! Ăn xong, tôi c̣n nh́n quanh quất xem có món ǵ dư để mang
về nhà ḿnh.
Họ dọn vào
được một hai tuần, tôi ghé sang ăn cơm tối, thấy bữa cơm vẫn bốn,
năm món. Nhưng sao lại có hai món canh, hai ba món mặn. Hóa ra mợ
nấu ăn nêm hơi ngọt, và hơi béo, đúng ư mấy đứa tụi tôi, nhưng không
hợp với mẹ tôi, vốn không thích nêm đường vào thức ăn, và phải kiêng
đồ béo. Thành ra mẹ tôi vẫn vào bếp nấu thêm nồi canh, làm thêm một
hai món mặn riêng. Ăn xong, tôi càu nhàu, sao mẹ không nghỉ vài hôm
cho khỏe, mợ đă ở nhà làm cơm, mẹ lại bày nấu nướng thêm làm ǵ, coi
chừng mợ buồn. Nếu tôi đă chui xuống bếp nấu cơm rồi mà ai c̣n làm
thêm món khác tôi sẽ ... bực lắm! Hoài công tôi, biết vậy tôi
“nhường” bếp cho, tôi đi chỗ khác chơi! Nhưng mẹ cũng có lư của mẹ,
bắt mẹ ăn theo mợ th́ khó ăn mà cũng không tốt cho sức khỏe mẹ. Bắt
mợ ăn theo mẹ th́ mợ đang khỏe, việc ǵ phải ăn theo lối người bệnh.
Vả lại, cả hai đều thích nấu ăn, chẳng ai lấy đó làm chuyện mệt nhọc
(như tôi). Tôi vừa vô nhà, mợ đă khoe hôm nay có món này món kia,
mời ăn! Tôi không biết mợ có buồn khi thấy mẹ làm thức ăn riêng. Mợ
người Nam, thật thà hồn nhiên chân chất. Có thể mợ không rắc rối,
khó chịu, nhạy cảm giống tôi. Ở chung, có những cái tế nhị nho nhỏ
của nó. Ở trọ nhà tôi, không biết mợ có tủi thân, có ái ngại, có
phiền hà ... Mai mốt bay sang bên kia, họ cũng phải ở trọ người quen
một thời gian trước khi t́m chỗ ở mới. Làm sao lại chẳng tránh khỏi
những ái ngại phiền hà ...
Con chim ở
đậu cành tre, con cá ở trọ trong khe nước nguồn ...
Định Mệnh
Tôi chưa kể
về đứa con trai của cậu mợ, em họ tôi. Nó tên Định. Sinh ra đă tật
nguyền. Đầu óc Định phát triển chậm hơn những đứa bé cùng tuổi. Nó
không nói thành chữ thành câu được, chỉ phát từng chuỗi âm thanh mỗi
lúc nó ú ớ muốn nói ǵ đó. Định đi lại trong nhà được nhưng phải
dùng walker khi đi ra ngoài. Tay Định lều khều, quơ qua quơ lại mà
không cầm chặt được vật dụng hằng ngày. Bù lại, Định có khuôn mặt
rất xinh trai, một nụ cười ngây thơ lạ lùng. Nh́n Định cười, tôi bắt
gặp một h́nh ảnh thật thuần khiết, thật đơn sơ, thật ... helpless.
Mỗi lần tôi
về thăm nhà, thấy Định hay cười. Có lúc thành tiếng, có lúc không
thành tiếng. Tôi thích những nụ cười không ra tiếng của Định hơn.
Lúc Định cười thành tràng thành tiếng, nghe hơi lạ, không biết đang
vui hay đang buồn. Mà chắc Định không buồn đâu. Tôi nghĩ vậy, hay
tôi muốn tin vậy cho ḷng đỡ ray rức.
Tôi thắc mắc
không hiểu tại sao cậu mợ đặt tên Định cho em. Một định mệnh buồn.
Nỗi Ḷng
Lần đầu tiên,
sau khi cậu mợ dọn vào, tôi ghé nhà mẹ chơi, lên lầu chào cậu. Tôi
gơ cửa pḥng. Cậu đang đọc sách cho con. Thằng bé nằm kế bên, lơ
đăng, cựa quậy, thỉnh thoảng cất tiếng cười khanh khách. Giọng cậu
đều đều, chỉ ngưng lại khi thấy tôi chào. Xuống nhà, nghe kể là
chiều nào cậu cũng đọc sách cho con, lúc c̣n đi làm cũng như lúc
thất nghiệp nằm nhà. Tôi bàng hoàng trước sự kiên nhẫn của cậu. Cậu
nuôi hy vọng những câu chuyện đọc sẽ làm Định thông minh hơn? Cậu
mong có ngày Định sẽ tự đọc sách được? Nỗi ḷng cha mẹ, tôi chưa có
con, làm sao hiểu nổi?
Tôi mới lập
gia đ́nh gần đây. Mọi người gặp tôi hay hỏi han chừng nào muốn có
con. Muốn bao nhiêu đứa. Muốn con trai trước hay con gái trước. Tôi
trả lời rất ba phải, chừng nào có th́ có, có bao nhiêu đứa cũng được,
được trai trước hay gái trước cũng tốt. Nói th́ nói vậy chứ trong
đầu tôi cũng nhiều kế hoạch. Tôi muốn thong thả một thời gian rồi
hăy có con. Mà cũng đừng thong thả lâu quá sẽ sốt ruột. Tôi có một
con số lư tưởng trong đầu về chuyện bao nhiêu đứa con, bao nhiêu
trai, bao nhiêu gái. Đừng ít quá để chúng chơi với nhau sau này, đỡ
chộn rộn tôi. Mà cũng đừng nhiều quá, mệt lắm. Tóm lại, tôi nuôi
sẵn một chương tŕnh, một dự án trong đầu, không dám xin Chúa theo ư
tôi, nhưng cũng phải có sẵn để lỡ may, Chúa hỏi ư tôi!
Tôi không
dám hỏi tại sao cậu mợ không có thêm đứa con nào. Cũng không dám hỏi
xem cậu mợ có muốn sinh thêm con? Định đă lên sáu rồi. Cậu mợ ngại
có thêm con, sợ một trường hợp tương tự, hay v́ cậu mợ thương Định,
bận bịu quá với Định nên không tính đến chuyện thêm con?
Phần tôi,
tôi cảm thấy tất cả những chuyện như bao giờ có con, bao nhiêu đứa,
trai trước hay gái trước, bỗng trở nên ... vụn vặt. Tôi ngượng ngập
khi nghĩ đến những dự tính mơ ước của ḿnh. Bây giờ, tôi chỉ muốn
xin Chúa cho tôi những đứa con khỏe mạnh. Nhưng nghĩ tới cậu mợ, tới
Định, tôi thấy thương và tội quá ... Tôi không biết xin ǵ với Chúa
cho họ. Tôi chỉ biết xin Chúa thương họ một cách đặc biệt.
Vợ Chồng
Mợ người
Nam, xởi lởi và cởi mở. Thích nấu ăn và nấu ăn khá ngon. Tôi hỏi mợ
sao không mua nhiều đồ khô như bánh phở, bún, bánh tráng, mắm, riêu,
để đóng thùng mang sang bên kia. Mợ cười bảo thôi bên kia cũng có
chợ Việt Nam. Tôi gân cổ căi lại, chợ bên kia làm sao đủ đồ như bên
nay, mà lại mắc hơn là cái chắc. Thấy mợ chưa xiêu ḷng, tôi bồi
thêm, “Bạn cháu ở mấy tiểu bang khác mỗi lần qua đây cũng hay mua đồ
khô mang về.” Mợ nhỏ giọng xuống, “Cậu không thích đâu, mang nhiều
đồ ăn đi cậu la đó!” Tôi bỡ ngỡ, sao vợ mang đồ ăn mà lại la, ăn
ngon không thích sao? Mà chuyện bếp núc của đàn bà, sao lại xía vô.
Kỳ vậy. Rồi mợ kể là mỗi lần mợ nấu món này món kia, cậu càu nhàu,
trách mợ cứ phải bày vẽ ... Tôi nghĩ bụng, trời ơi, có vợ nấu ăn
ngon cho mà lại càu nhàu, sao cậu khó chịu vầy nè! Phải cho ăn ḿ
gói liên tiếp vài tuần cho biết mùi. Tôi nấu ăn, ngon hay không th́
tuỳ bữa, tùy món và tùy hên xui, nhưng hôm nào chồng lỡ miệng chê
cái này mặn cái kia chua th́ thế nào tôi cũng hậm hực trong bụng cả
buổi. Đến hôm sau nghĩ lại vẫn c̣n tức! Sao mợ kể chuyện bị cậu mắng
mà chẳng có vẻ ǵ tức tối hậm hực, mà cũng chẳng chút buồn phiền. Cứ
như là cậu mắng đúng lắm rồi, mợ bị la là phải lắm rồi. Tôi có tật
vô nhà hay quên khóa cửa, bị chồng nhắc vài lần, nhắc thôi, chưa
mắng, nhưng tôi đă dỗi. Ngoài miệng tôi cười xin lỗi. Nhưng trong
bụng tôi tự nhủ nhất định sẽ không để “bị nhắc” nữa. Tự ái tôi to
như cái đ́nh. Không, to như cái cung đ́nh th́ đúng hơn.
Mỗi bữa, mợ
trông con cho cậu ăn xong rồi mới ăn sau. Ăn xong, mợ dọn dẹp. Tôi
thầm hỏi, có bao giờ mợ thấy đời sống chán chường, buồn nản. Có bao
giờ mợ thấy hôn nhân không như ḿnh hằng h́nh dung mơ ước thời con
gái? Người Mỹ hay nói về “7-year itch.” Tôi không hiểu “itch” là sao,
hỏi bạn bè. Bạn tôi giải thích là sau khoảng bảy năm, người ta để ư
thấy các cặp vợ chồng hay gặp sóng gió, khủng hoảng ... Tôi nghĩ đến
cậu mợ. Họ lấy nhau chắc cũng khoảng bảy tám năm. Con bệnh tật,
chồng thất nghiệp ... bao nhiêu gánh nặng chồng chất đè lên đời sống
gia đ́nh của họ. Làm sao tránh khỏi những lần thiếu tế nhị, những
hiểu lầm, những mệt mỏi căng thẳng, cau có gắt gỏng trong lúc đối xử
với nhau ... Tôi lo ngại t́nh cảm vợ chồng giữa họ sẽ bị soi ṃn bởi
khó nhọc của cuộc sống hằng ngày. Tôi muốn hỏi mợ nhiều điều về quan
hệ vợ chồng, về đời sống gia đ́nh. Nhưng không tiện. Vả lại tôi đoán
là nếu nghe tôi hỏi, chắc mợ cũng không có nhiều lời văn hoa thâm
thúy để khuyên bảo. Chắc mợ chỉ cười, nụ cười đơn sơ, không bí hiểm
không kín đáo che giấu. Nụ cười chấp nhận những gian nan trong cuộc
sống một cách hiền lành an phận.
Đi đâu cho
thiếp theo cùng, đói no thiếp chịu, lạnh lùng thiếp cam ...
Lạy Thầy,
Họ ở tạm
nhà mẹ tôi hơn ba tuần th́ đến ngày bay sang bên kia ... Weekend đó
tôi bận, không kịp tiễn họ. Lúc tôi ghé về thăm nhà th́ họ đă đi rồi.
Họ để lại
vài món đồ dùng lặt vặt trong nhà cho mẹ. Tôi nghĩ đến hoàn cảnh tài
chánh eo hẹp của họ, cất tiếng than thở sao cậu mợ không chịu khó
mang theo, qua bên kia khỏi mất công mua lại tốn tiền. Tụi em tôi
giải thích, cậu không muốn chộn rộn nhiều hành lư v́ phải lo cho
Định ngoài phi trường. Cũng như cậu không muốn mợ bày vẽ nấu nướng
để giờ đó lo cho cho Định chu đáo hơn. Tôi chợt hiểu lư do của cậu
khi càu nhàu mợ chuyện đồ ăn đóng thùng, chuyện cơm nước. Tôi cũng
hiểu lư do tại sao mợ không buồn ḷng, không giận dỗi khi bị cậu càu
nhàu. Cuộc sống của cậu mợ xoay quanh việc chăm chút cho Định. Tôi
bàng hoàng nghĩ đến t́nh thương vô vàn cậu mợ dành cho đứa con bệnh
tật kém may mắn.
Họ đi rồi,
mẹ tôi dọn dẹp pḥng ốc. Mọi chuyện dần dần trở lại quen thuộc, như
trước khi họ tới. Nhưng trong tôi, nhiều điều đă khác ... Mỗi khi
chán việc làm, bực ḿnh v́ chuyện này chuyện kia trong hăng, tôi nhớ
đến cậu, đến những bạn bè quen biết đang thất nghiệp, và lập tức
thấy ḿnh không xứng đáng được đi làm! Mỗi khi không vừa ư chuyện
này chuyện kia trong gia đ́nh, tôi nghĩ đến mợ, và bỗng thấy ḿnh
nhỏ mọn một cách đáng ghét! C̣n Định, tôi ít dám nghĩ đến Định, v́
không có câu trả lời.
Một hôm, đi
lễ Chúa nhật, cha đang giảng về đức ái và cầu mong sao mọi người
biết “love with the Holy Spirit.” Chồng tôi hơi bỡ ngỡ quay sang
hỏi tôi có hiểu thế nào là “love with the Holy Spirit.” Tôi gật đầu
tỏ vẻ hiểu và hẹn sau lễ sẽ giải thích thêm. Rồi tôi ráng nghĩ thầm
trong đầu vài câu vài lời để tŕnh bày thế nào là “love with the
Holy Spirit” cho thật hay ho đồng thời cũng thật dễ hiểu. Bỗng nhiên,
tôi nhớ đến Định. Không, tôi không nhớ đến Định tật nguyền, thua
thiệt. Tôi nhớ đến Định được bố mẹ yêu thương vô vàn, nâng niu chăm
chút bằng một t́nh thương không biết mệt mỏi. Phải chăng đó là “love
with the Holy Spirit.”
Câu mợ tôi
chắc không bao giờ nghĩ ḿnh đang “love with the Holy Spirit.” Nhất
là mợ tôi, vốn đơn sơ chân chất. Con ḿnh sinh ra th́ ḿnh thương,
nó càng thiệt tḥi th́ ḿnh càng thương. Chắc mợ sẽ lư luận như vậy,
nếu tôi hỏi tại sao cậu mợ thương Định quá chừng.
Bây giờ tôi
hay nghĩ đến Định mà không thấy buồn, thấy xót xa như ngày trước,
lúc Định c̣n ở tạm nhà mẹ tôi. Tôi nghĩ đến Định và biết chắc Chúa
thương Định rất nhiều, nhiều lắm. Hơn cả t́nh thương cậu mợ dành cho
Định mà tôi đă chứng kiến. Hơn cả trí tưởng tượng (vốn dĩ rất mông
lung) của tôi.
Tôi nghĩ đến
cậu mợ, đến những bạn bè quen biết, ḷng thầm muốn nói với họ rằng
Thầy thương họ, và Thầy càng thương họ nhiều hơn khi họ đang gặp khó
khăn đau buồn hay thiếu may mắn trong cuộc sống. Đồng thời, tôi hiểu
Thầy muốn tôi thương họ dù tôi nghèo nàn t́nh thương, dù bản chất
tôi thờ ơ ích kỷ hay tránh né ngần ngại, xúc động đó rồi quên mau
...
Lạy Thầy,
Thầy luôn ở cùng chúng con. Xin cho chúng con biết nhận ra Thầy, mọi
ngày trong cuộc sống, và nguyện xin sao chúng con biết trở nên h́nh
ảnh của Thầy ở giữa thế gian.
|
|