ĐH 2001.05 | Khủng Hoảng Trong Đời Sống Gia Đ́nh

 

Trang chính Bao DH 2001 2001-05
.

Nói Chuyện Với Nguyễn Tầm Thường

 

 
  Lời Ṭa Soạn:

Số báo này, với chủ đề Khủng Hoảng trong Gia Đ́nh, Đồng Hành rất hân hạnh tiếp chuyện với tác giả Nguyễn Tầm Thường, tức cha Nguyễn Trọng Tước, SJ.

Cha Tước chắc chắn không xa lạ ǵ  đối với độc giả của Đồng Hành, và v́ thế, xin phép được bắt đầu câu chuyện với cha ngay, thay cho lời giới thiệu.

 

Đồng Hành: Thưa cha, được cha nhận lời nói chuyện với tụi con trong mục “Tâm T́nh Với Nhau” kỳ này, tụi con rất mừng. Được biết cha đă có thời gian làm việc tại quận Cam, California trong mục vụ gia đ́nh, cũng như các khóa thăng tiến hôn nhân và các khóa tĩnh tâm gia đ́nh. Xin cha cho độc giả Đồng Hành biết thêm về công việc của cha trong thời gian đó. Và tại sao cha đă chọn hay nhận lănh công việc này.

Cha Tước: Xét về câu chuyện bắt đầu th́ tôi tham dự Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đ́nh, khóa VI tháng 10 năm 1989 do Cha Chu Quang Minh, S.J. tổ chức tại Marywood Center thuộc giáo phận Orange. Sau đó tôi có dịp làm việc với một số anh chị em trong lănh vực này. Tôi thấy đây là một mục vụ rất cần thiết. Càng sống lâu trên đất Mỹ, vấn đề hạnh phúc gia đ́nh của người Việt càng là một thách đố lớn. Làm việc trong lănh vực này cũng giúp tôi thông cảm với giáo dân hơn v́ đời sống của họ. Tôi hiểu t́nh yêu trong một chiều kích khác hơn là “T́nh Thơ Thập Giá”. V́ thế tôi viết truyện ngắn “Con Muỗi” tặng cho đời hôn nhân trong cuốn Tiếng Gọi Phía Bên Trong.

 

Đồng Hành:  Gia đ́nh là một xă hội nhỏ cho nên khủng hoảng trong gia đ́nh cũng có nhiều loại.  Hôm nay tụi con chỉ xin được nói chuyện với cha về khủng hoảng trong đời sống hôn nhân của người Công giáo Việt Nam tại hải ngoại. Thưa cha, trong thời gian làm việc mục vụ gia đ́nh, cha đă có dịp gặp gỡ và nói chuyện với những cặp vợ chồng đang gặp khó khăn, thường thường khi gặp Cha th́ họ đang ở trong t́nh trạng nào?

Cha Tước:  Dĩ nhiên là gặp gỡ họ chứ. Thường thường khi họ gặp các linh mục là lúc t́nh trạng hạnh phúc bắt đầu phải “chữa lửa” rồi. Nếu cứ tiếp tục như thế, cuộc sống của họ rất buồn, một là li dỵ hai là chịu đựng trong cay đắng.

 

Đồng Hành:  Cha có dịp làm việc với họ trong thời gian lâu dài không hay họ chỉ đến gặp cha một hai lần rồi thôi? Và cha có biết cuộc sống của họ sau đó ra sao?

Cha Tước:  Thường là một thời gian ngắn. Tôi không biết rơ sau đó những ǵ xảy ra.

 

Đồng Hành:  Trong những trường hợp cha có dịp tiếp xúc, th́ những nguyên nhân nào thường đưa đến lục đục nghiêm trọng trong gia đ́nh hoặc dẫn tới đổ vỡ?

Cha Tước:  Nói về nguyên nhân th́ có nhiều, tùy mỗi hoàn cảnh gia đ́nh, sự hiểu biết do giáo dục của đương sự, chiều sâu tôn giáo, liên hệ họ hàng, văn hóa, tiền bạc, cuộc sống mới nơi quê người.

 

Đồng Hành:  Trong những nguyên nhân đó, cha nghĩ có nguyên nhân nào là do ảnh hưởng của nếp sống và tập quán xă hội tại hải ngoại không?

Cha Tước:  Chắc chắn là có do nếp sống mới. Đụng chạm vào văn hóa mới của đất nước này sẽ có những suy tư mới. Thí dụ như căng thẳng về công việc làm ăn, khác biệt quan niệm vai tṛ nam nữ, vợ chồng, tài chánh, con cái. Ngay như văn hóa thời đại cũng làm con người ngày nay khác xưa. Thí thụ một gia đ́nh mà mỗi pḥng một T.V. tuy là tiện nghi nhưng không c̣n giây phút gia đ́nh giải trí chung nữa. Mỗi người một thế giới riêng trong pḥng ḿnh dần dần sẽ dẫn đến người nào biết người đó mà thôi. Tệ nhất là có cả T.V. trong pḥng ăn. Họ ngồi ăn cùng bàn mà cũng không có giờ nói chuyện với nhau. Thí dụ Internet là một chuyện mà chính tôi gặp nhiều hôn nhân bất hạnh chỉ v́ những liên hệ “nhàn cư vi bất thiện”. Ngoài khác biệt văn hóa chủng tộc c̣n khác biệt văn hóa kỹ thuật thời đại.

Một điều như rất thường nhưng giữ vai tṛ quan trong trong hôn nhân là đời sống sinh lư. Một vấn đề quan trọng mà rất thiếu thốn về giáo dục.

 

Đồng Hành:  Cha thấy vấn đề ly dị thường xảy ra ở giai đoạn nào? Tại sao?

Cha Tước:  Khó trả lời câu hỏi này, một phần tôi chưa có nhiều dữ kiện. Có những trường hợp họ phải chịu đựng nhau thôi, thí dụ những người lớn tuổi, đă có cháu nội, ngoại. Họ không ly dị trong giấy tờ nhưng trong tâm hồn rất bất hạnh. Xét chung chung, tôi nghĩ ở giai đoạn họ cưới nhau được ngoài mười năm trở ra là giai đoạn họ gặp nhiều khủng hoảng.

 

Đồng Hành:  Đối với những cặp đang ở trong t́nh trạng khủng hoảng như vậy th́ cha nghĩ họ phải làm ǵ để cứu văn? Có ǵ khác biệt trong vai tṛ của người chồng hay vợ không?

Cha Tước:  Không có vấn đề khác biệt nam hay nữ trong hạnh phúc hay đổ vỡ của hôn nhân. Ai cũng có phần trách nhiệm trong đó. Muốn hạnh phúc họ phải kiếm t́m bằng cách học hỏi, thái độ suy tư, và nhất là ơn Chúa.

 

Đồng Hành:  Có người nghĩ rằng sanh thêm một đứa con th́ có thể cứu văn được t́nh thế. Cha nghĩ sao về điều này?

Cha Tước:  Tôi không hiểu rơ câu hỏi này. Có thể cứu văn hay càng ch́m xuống vực sâu?

 

Đồng Hành:  Là người Công giáo, ḿnh có những lợi điểm nào hơn những người thuộc các tôn giáo khác trong lănh vực duy tŕ và bảo vệ hạnh phúc gia đ́nh không?

Cha Tước:  Tôi tin chắc điều này. Kinh Thánh dùng hôn nhân là h́nh ảnh diễn tả liên hệ Chúa Kitô và Giáo Hội. Như thế hôn nhân phải rất đẹp. Nhưng có mấy người thấy vẻ đẹp này? Nhiều khi họ làm Lời Chúa méo mó. Thí dụ Kinh Thánh bảo phải “nên một”. Thế nào là nên một? Trên bàn thờ mà hai cây nến cũng không thể cháy cạnh nhau, nó phải đứng xa nhau. Nếu Adong không phạm tội theo Evà th́ ông đi đường ông, bà đi đường bà. Như vậy hai ông bà phải ly dị nhau à? Nếu muốn đi chung đường th́ Adong chỉ c̣n cách theo Evà phạm tội sao? Đây chỉ là một thí dụ cách hiểu Kinh Thánh. Tôi đă gợi ư trong bài “Lời Trên Sân Ga” trong cuốn Mùa Chay Và Con Sâu Bướm, cũng như “Ư Thơ Trong Địa Đàng” trong cuốn Viết Trong Tâm Hồn.

Ngoài vẻ đẹp trong Kinh Thánh người Công Giáo c̣n các bí tích để ǵn giữ, củng cố, thánh hóa, hướng dẫn lương tâm. Tôi thấy Giáo Hội thật tuyệt vời. Để thấy vẻ đẹp họ phải học hỏi, t́m kiếm.

 

Đồng Hành:  Thưa cha, Linh đạo I-Nhă và lối sống Đồng Hành có những phương cách cụ thể nào để giúp thăng tiến đời sống hôn nhân không?

Cha Tước:  Trong mọi khóa tĩnh tâm hôn nhân tôi đều dựa vào linh đạo thánh I-Nhă. Thí dụ Nguyên Lư và Nền Tảng trong tiến tŕnh linh thao của I-Nhă là bước đầu cho một linh hồn nh́n ḿnh là ai, th́ cũng là bước đầu cho mọi cuộc hôn nhân nh́n lại xem họ đang đi t́m nhau, hay chỉ là cùng nhau đi t́m. Theo kinh nghiệm của tôi, chỉ riêng phần Nguyên Lư và Nền Tảng cũng đủ cho một khóa tĩnh tâm ba ngày.

Người ta thường nhắc câu “yêu nhau không phải là nh́n nhau nhưng là cùng nhau nh́n về một hướng”. Xét về khía cạnh cùng nhau đi, câu ấy thật hay. Nhưng một khía cạnh khác, tôi cho rằng “yêu nhau không phải là cùng nhau nh́n về một hướng mà phải là nh́n nhau.”

Đức Kitô hỏi hai môn đệ của Gioan theo Ngài: “Các anh t́m ǵ thế?” Các ông trả lời không phải đi t́m “G̀” mà là t́m một con người. Khi cùng nhau đi t́m là t́m cái ở ngoài con người, cùng nhau t́m tiền, cùng nhau t́m nhà, cùng nhau t́m đất. Họ không gặp nhau. Chỉ khi t́m nhau mới biết nhu cầu của nhau, bấy giờ t́nh yêu mới nẩy sinh. Trước khi cưới, họ yêu nhau là t́m nhau. Cưới xong rồi họ cùng nhau đi về một hướng. Quên t́m nhau nên mới khốn khó đời nhau.

Linh đạo thánh I-Nhă giúp họ biết t́m nhau trong đời chứ không phải cùng nhau đi t́m đời.

Tôi đă tŕnh bày tư tưởng này trong bài “Các Anh T́m Ǵ Thế?” trong cuốn Mùa Chay Và Con Sâu Bướm.

 

Đồng Hành:  Và cộng đoàn (community) đóng vai tṛ thế nào?

Cha Tước:  Có thể hiểu cộng đoàn (community) là cộng đoàn Công Giáo, hay cộng đoàn người Việt, hay một nhóm người sinh hoạt chung. Mỗi cộng đoàn đều có một chức năng tốt. Theo văn hóa Việt Nam th́ cộng đoàn là một trong những yếu tố giúp hôn nhân bớt đổ vỡ trong khía cạnh, “sống c̣n phải có làng có xóm.”

 

Đồng Hành:  Người Việt Nam ḿnh hay nói: “Pḥng bệnh hơn chữa bệnh”. Đối với những cặp vợ chồng c̣n thuận ḥa, cha có lời khuyên nào để giúp họ chuẩn bị trước những khủng hoảng trong hôn nhân?

Cha Tước:  Đến “mùa thu lá heo may” là tôi phải chích “flu shot”. Ấy thế mà vẫn:

Nắng cali anh đi chẳng chợt mát.
V́ “flu shot” năm nay đến quá chậm.

Chích ngừa mà vẫn khốn khổ huống chi không chích ngừa. Nhiều người có năo trạng rất “ngây thơ”. Mỗi khi có khóa tĩnh tâm hôn nhân, họ thường cho rằng đi tĩnh tâm hôn nhân là dành cho những ai có vấn đề. Có người nói: “Tôi đâu có vấn đề ǵ mà đi tĩnh tâm hôn nhân.” Tôi xin trả lời: “Không có vấn đề mới cần tĩnh tâm hôn nhân. C̣n một khi đă có vấn đề th́ cần luật sư.”

Tĩnh tâm là vacation with the Lord, là một cuộc nghỉ hè tuyệt diệu cho tâm hồn. Nhiều người có quan niệm rất “ngây thơ” về tĩnh tâm. Cũng như người ta thường đăng cáo phó: “Chúng tôi đau buồn thương tiếc báo tin cho thân bằng quyến thuộc hay tin Cha, Ông, Chồng chúng tôi đă được Chúa gọi về trời.” Được Chúa gọi về trời mà đau buồn thương tiếc, vậy về đâu mới sung sướng? Thật cả là một năo trạng ngôn ngữ suy tư.

 

Tôi có một kỷ niệm. Có một cú điện thoại xin “book” một cuối tuần tĩnh tâm. Tôi hỏi người bên kia đầu dây đại diện công đoàn hay nhóm nào, cha quản nhiệm nào. Đầu dây bên kia trả lời:

- Con không thuộc cộng đoàn nào cả. Chỉ có hai chúng con. Chúng con sắp làm đám hỏi. Tháng bẩy năm tới đám cưới. Chúng con muốn chuẩn bị hôn nhân bằng ơn Chúa. Chúng con muốn đề pḥng chứ không muốn chữa lửa.

Đấy là cú điện thoại rất hiếm trong đời mục vụ của tôi.

 

Đồng Hành:  Và Cha có bí quyết hạnh phúc nào cho những bạn trẻ đang ở trước ngưỡng cửa gia đ́nh?

Cha Tước: Với tôi, trong đời có hai điều quư nhất: Đó là t́nh yêu và sự hiểu biết. Học hỏi cho người ta hiểu biết, hiểu biết cho niềm vui thanh thoát. Đối với người hiểu biết th́ t́nh yêu là sức mạnh. Kẻ không hiểu biết sẽ lấy sức mạnh chiếm hữu t́nh yêu. Hôm nay thế giới quá ồn ào, cần một sa mạc thinh lặng để nhận định sự hiểu biết của ḿnh đă đến đâu. Nh́n rơ sẽ quyết định đúng. Trong thinh lặng ta mới t́m được hướng đi. Chúa cũng yêu quư thinh lặng. Cứ mỗi ngày thinh lặng nửa tiếng họ sẽ biết bí quyết nào làm cho cuộc sống hạnh phúc. Và hăy vacation with the Lord.

 

Đồng Hành:  Tụi con biết Cha có phương châm: “Life is beautiful!”  Cha có một cái nh́n rất lạc quan về cuộc sống.  Đối với những bạn trẻ c̣n độc thân nhưng đă nh́n thấy quá nhiều đổ vỡ trong đời sống hôn nhân, họ ngần ngại và sợ lập gia đ́nh, Cha muốn nói ǵ với họ?

Cha Tước:  Dù trong hôn nhân hôm nay có nhiều vấn đề, tôi vẫn nói với họ Life is beautiful. T́m con đường nở hoa để đi, khác với làm nở hoa con đường nào ḿnh đi tới. Đây không là câu nói văn chương. V́ đă có những hôn nhân rất hạnh phúc trên bất cứ đường nào họ đi tới. Tôi không đi t́m hạnh phúc lớn, không t́m những tảng đá to. Hạnh phúc lớn khó gặp. Tôi nhặt những hạnh phúc nhỏ làm sỏi rải xuống đường đi. Như thế tôi không có hạnh phúc lớn nhưng đường dài lúc nào cũng thấy những viên sỏi hạnh phúc. Với tôi thế là đủ.

 

Đồng Hành:  Câu hỏi này hơi personal một chút...  Khi nghe và nh́n thấy những khó khăn, phức tạp trong đời sống hôn nhân, có bao giờ Cha mừng thầm ḿnh đă được chọn sống đời linh mục?

Cha Tước:  Tôi thấy tôi hạnh phúc trong đời linh mục. Tôi khai triển những ǵ cuộc đời ban cho. Tôi tặng lại cuộc đời những ǵ tôi có. Tôi thản nhiên bước trong đời v́ tôi biết cuộc đời cũng sẽ thản nhiên nh́n tôi khuất bóng. V́ thế, linh mục hay hôn nhân đối với tôi cũng chỉ có một thái độ sống: Life is beautiful.