ĐH 2001.03 | Trước Ngưỡng Cửa Hôn Nhân

 

Trang chính Bao DH 2001 2001-03
.

Chính Em Đây!

Gildo Dominici, SJ

 
 

“Tên tôi là Maria Dung. Sau khi học xong, tôi đă lập gia đ́nh với anh Hưng. Anh sống chung với bà mẹ v́ bố đă mất rồi. Từ lúc bắt đầu, sống chung với mẹ chồng đă khó lắm v́ anh Hưng lệ thuộc vào mẹ anh, do đó tôi bị loại trừ khỏi mọi quyết định trong gia đ́nh. Tôi muốn hưởng địa vị của một người vợ trong gia đ́nh, nhưng không được v́ mẹ chồng quyết định mọi sự. Tôi đă nói với Hưng về vấn đề này, nhưng không có kết quả. V́ thế, tôi cảm thấy như người lạ trong chính gia đ́nh tôi... Sau một thời gian, chịu không nổi nữa, tôi đi về nhà mẹ khi con tôi, mới sinh ra mấy tháng trước, đang dưỡng bệnh...

Tôi không về nhà anh Hưng nữa và anh ta cũng  không t́m đến tôi. Hai vợ chồng chỉ gặp nhau tại văn pḥng luật sư lúc tôi xin ly thân... Sau đó, suốt ba năm, tôi không có tin tức ǵ về chồng.

Mặc dầu được mẹ và anh chị em  giúp đỡ nhiều, tôi cảm thấy cô đơn và thất vọng. Anh Hưng không giúp tôi về tiền bạc ǵ cả, nên tôi phải làm việc rất nhiều...Lúc ấy tôi cũng bắt đầu xa Chúa v́ mặc cảm tội lỗi và nghĩ bụng là khi ly thân với chồng, tôi đă phản bội Chúa. Nhưng tôi cũng nhớ đến lời của một linh mục: thời đính hôn, ngài đă khuyên tôi đừng lấy anh Hưng v́ tính t́nh hai người quá khác nhau. Đáng lẽ tôi đă phải nghe linh mục ấy, tôi tự nhủ.

Lúc con tôi bảy tuổi, mẹ tôi qua đời... Tôi càng cảm thấy cô đơn và băn khoăn.

Nhưng vào thời ấy, Chúa đă ban cho tôi một ơn lớn: tôi đă làm quen với một nhóm người muốn sống theo đức tin và tập sống theo tinh thần Phúc âm trong đời sống hằng ngày. Họ đă nhận tôi vào nhóm mà không hỏi tôi là ai, từ  đâu đến... Tôi cảm thấy được họ chấp nhận ngay như tôi là.

Nên với họ, tôi cảm thấy thoải mái ngay giống như ở nhà ḿnh...

 

Với nhóm này, tôi dần dần khám phá lại Chúa Kitô và đem Phúc âm ra thực hiện trong đời sống thường ngày. Tôi cũng cam kết sốt sắng vào lối sống này...như thế nếp sống tôi dần dần bắt đầu thay đổi...

Một ngày kia, một bà trong nhóm, nói với tôi về Chúa Giêsu bị treo trên thập giá và kêu lớn tiếng: “Lạy Thiên Chúa, lạy Thiên Chúa của Con, sao Ngài bỏ rơi Con?” (Mt 27, 46) Tôi hiểu rằng bà ấy đang chia sẻ với tôi cuộc sống của bà. Những lời này đă ăn sâu trong ḷng tôi. Lúc ấy tôi ư thức rằng Chúa Giêsu đă phải chịu Chúa Cha bỏ rơi cũng v́ sự thất bại gia đ́nh tôi, v́ thảm kịch là việc tôi đă ly thân với chồng ḿnh... Lúc đó tôi ư thức rằng tôi có thể yêu mến Chúa Giêsu trong t́nh trạng đau đớn của tôi, trong những khó khăn đời sống hằng ngày của ḿnh và của kẻ khác.

Có một lần tôi đi thăm một người trong nhóm và người ấy hỏi tôi: “Mối liên hệ giữa chị với chồng như thế nào?” Chồng tôi? Tôi không nghĩ  đến anh mấy năm rồi! Không nhớ tôi đă trả lời như thế nào, nhưng câu hỏi đó giúp tôi ư thức rằng cuộc sống mới mà tôi đă bắt đầu khi gặp nhóm kia, cũng đ̣i hỏi tôi phải đổi mới mối liên lạc của tôi với chồng. Bởi thế, tôi đă viết thư cho anh, trong đó tôi kể lại cho anh biết đời sống mới mà tôi đă bắt đầu. Tôi cũng xin lỗi anh và cũng nói em sẵn sàng bắt đầu lại sống chung với anh, nếu anh muốn. V́ mấy ngày sau là sinh nhật của mẹ anh Hưng, nên tôi báo tin tôi sẽ đến mừng tuổi bà. Anh Hưng trả lời qua điện thoại: “Xin em đừng đến v́ mẹ không muốn gặp em!”  Mấy ngày sau tôi đă nhận một lá thư  của bà mẹ chồng, trong đó bà nói rơ những điều bà nghĩ về tôi. Đọc lá thư  ấy, tôi vừa khóc, vừa xé thư.

Dù sao, tôi không muốn rút lui khỏi đời sống mới theo Phúc âm, cho nên ngày sinh nhật của bà tôi mặc chiếc áo đẹp nhất, mua một bó hoa rất đẹp và đưa con nhỏ đi thăm bà nội...

Tôi bấm chuông một lần...không ai đến mở cửa; bấm lần thứ hai, cũng không ai đến... Bấm lần thứ ba...cửa mở, bà mẹ anh Hưng ra và ôm hôn tôi!

- “ Xin mời vào. Mẹ sẽ làm cafe đen như con thích... Xin con cho mẹ biết tin tức về mẹ con...” bà nói như thế.

Rơ ràng bà đă thay đổi rất nhiều hay là có lẽ đúng hơn, chính tôi đă đổi nhiều!

Hiệp nhất gia đ́nh lại cũng không dễ đâu!

Một thời gian sau, anh Hưng thuê một căn nhà cho mẹ anh rồi anh đến sống chung với tôi và con...”

 

+  +

 

Từ hai kinh nghiệm trên đây, chúng ta có thể rút mấy kết luận có ích cho đời sống lứa đôi.

a �  Trước hết, sự khôn ngoan của các dân tộc Á châu, về điểm này giống như sự khôn ngoan của Chúa: nguồn và nền tảng gia đ́nh là t́nh yêu!

Nhưng t́nh yêu nào?

Chỉ có một t́nh yêu thôi: t́nh yêu của Thiên Chúa! Cách Thiên Chúa yêu là t́nh yêu thật!

Thiên Chúa yêu như thế nào?

Muốn biết điều này, chỉ cần nh́n vào Chúa Kitô trong Thương Khó của Ngài.  Đức Giêsu, trên thập giá, đă “hoàn toàn trút bỏ vinh quang” (Fl 2, 7), để yêu mến con người chúng ta.

Đấng Toàn năng không c̣n nữa, đă trở nên  Đấng yếu đuối...

Đấng Tự do vô cùng không c̣n nữa, đă trở nên Đấng tù nhân (Ga 18, 12)...

Đấng là một với Chúa Cha không c̣n nữa, đă trở nên Đấng bị bỏ rơi (Mt 27, 46)...

Đấng Chí Thánh không c̣n nữa, đă trở nên Đấng tội lỗi (2 Cr 5, 21)...

Rơ ràng trên thập giá, Chúa Giêsu đă khước từ chính ḿnh hoàn toàn, vừa nhân tính (Is 53, 2-3), vừa thiên tính của Người. Ngài đă trở nên hoàn toàn Không! Đấng Hữu Thể đă trở nên Đấng Không Hữu Thể nữa!

Đây là cách yêu mến của Chúa!

Mỗi người phải trống rỗng hóa chính ḿnh trước người bạn, đến nỗi phải trở nên người bạn: Chính em đây!

 

b -  T́nh yêu này phải được sống trên thế gian, nghĩa là giữa những người yếu đuối, đầy khuyết điểm, không hoàn hảo, ích kỷ... Lúc lập gia đ́nh (hay đi tu), ḿnh nên có thái độ thực tế; nghĩa là ḿnh phải tự nhủ rằng: “Tôi, là người đầy thiếu sót, lấy người này cũng đầy khuyết điểm!”  Như thế, khi hai người nói với nhau: Anh yêu em! Em yêu anh! có nghĩa: Anh, Em sẽ yêu con người anh, con người em với tất cả những khuyết điểm của anh, của em!

Khi hai người bất toàn sống chung với nhau, họ làm cho đời sống chung  trở nên khó khăn và đau khổ v́ những khuyết điểm của ḿnh. Anh Hưng vẫn như con nít v́ vẫn lệ thuộc bà mẹ; anh ta chưa trưởng thành. Khuyết điểm lớn này ngăn trở anh làm chủ gia đ́nh, nghĩa là yêu mến người vợ và kể cả người mẹ như  Chúa muốn họ phải được yêu mến. Điều này làm cho cả hai người cảm thấy bất măn.

Bà mẹ Hưng đóng vai tṛ không đúng trong gia đ́nh: bà chiếm địa vị của chị Dung là người vợ. Điều này làm cho Dung buồn và bất măn.

Chị Dung là nạn nhân, nhưng chị cũng có lỗi: trước khi lấy anh Hưng, chị đă không hiểu tính chồng và hiện tại không biết vừa yêu mẹ chồng vừa yêu chồng, nên bỏ nhà là sự giải quyết dễ nhất mà không giải quyết ǵ cả.

Rơ ràng, những khuyết điểm của hai vợ chồng làm cho hai người cảm thấy chán nản buồn rầu rồi nhiều khi cũng tiêu diệt t́nh cảm và sức hấp dẫn đối với nhau. Dần dà đưa đến việc ly hôn.

 

c -   Những thiếu sót của hai vợ chồng có hủy diệt cả t́nh yêu đối với nhau không? Chưa chắc! Trên thực tế nhiều khi có, nhưng đáng lẽ không phải thế. Trái ngược, những khuyết điểm có thể và phải nuôi dưỡng t́nh yêu thật  giữa hai vợ chồng.

Chúng ta chỉ có thể hiểu điểm này bằng nh́n vào Chúa Giêsu trên thập giá. Ngài đă cứu chuộc (= yêu mến) chúng ta qua sự yếu đuối, chứ không phải qua quyền toàn năng của Ngài; qua sự đau khổ do con người gây ra, chứ không phải qua vinh quang; qua việc bị Chúa Cha bỏ rơi, chứ không phải qua sự hiệp nhất với Cha; qua cái chết do con người gây ra, chứ không phải qua sự sống thần linh của Ngài... Nghĩa là tính độc ác, ḷng ích kỷ, v.v... đă không ngăn trở Đức Giêsu yêu mến những người đóng đinh Ngài vào thập giá. Chúa Giêsu là mẫu mực cho chúng ta; nếu Người đă làm như  thế, nghĩa là trên thế gian này t́nh yêu lúc nào cũng sẽ phải đối phó với sự yếu đuối, ḷng ích kỷ, tính độc ác; lúc nào cũng sẽ gặp sự đau khổ, sự từ chối, sự phản bội... T́nh yêu mà ḿnh nhận nơi kẻ khác, kể cả cha mẹ, th́ bất toàn. Và t́nh yêu ḿnh dành cho kẻ khác lúc nào cũng bất toàn... Nghĩa là trên thế gian này t́nh yêu luôn luôn đi đôi với thập giá. Như thế, những thiếu sót của ḿnh và của người yêu sẽ giúp ḿnh trống rỗng hóa chính ḿnh, từ bỏ sự ước ao chính đáng được người bạn đời yêu lại, được thỏa ḷng và vui sướng. Đây là ư nghĩa của câu: “những khuyết điểm nuôi dưỡng t́nh yêu và làm cho nó thêm trong sạch và lớn lên.”

 

d -  Xin các bạn để ư vào vai tṛ mà một nhóm người Kitô hữu đă đóng trong việc  xây dựng lại gia đ́nh chị Dung. Nếu không quen những người ấy, chị Dung không có khả năng và sức giải quyết vấn đề gia đ́nh chị. Qua liên lạc với nhóm ấy, chị Dung đă tập học yêu mến những người bất toàn và đặt t́nh yêu trên hết mọi sự.

Đối với chúng ta, yêu như Chúa yêu không phải là điều  tự sinh, tự động: nó đ̣i hỏi ḿnh phải được giáo dục, tập luyện. Đây là nhiệm vụ của các Cộng Đoàn Kitô giáo và các gia đ́nh.  Nhiều vợ chồng cũng đă không được giáo dục yêu nhau, cho nên không biết yêu; do đó lúc gặp khó khăn với nhau th́ ly thân hay ly hôn.

Không có nhiều cộng đoàn dạy giáo dân, nhất là giới trẻ, nghệ thuật yêu mến. Dù sao, ngày nay trong Giáo Hội có mấy phong trào có đoàn sủng này. Đồng Hành cũng có vẻ hướng về chiều này v́ muốn tổ chức những khóa linh thao cho các gia đ́nh. Chương tŕnh này rất tốt và quan trọng. Nhưng cũng cần dạy yêu mến cho các em nhỏ, để các tín hữu tương lai có óc, có văn hóa yêu thương. Chúng ta được sinh ra để tập học yêu mến: đây là ư nghĩa cuộc sống con người chúng ta.  Yêu là nghệ thuật cần thiết nhiều nhất v́ từ nó lệ thuộc hạnh phúc trong đời này và trong đời sau. V́ thế, chúng ta phải học yêu và dạy cho giới trẻ biết yêu.

 

Xin cầu chúc Đồng Hành thành công trong việc này!