ĐH 2001.02 | Gia Đình - Một Cộng Đoàn Yêu Thương

 

Trang chính Bao DH 2001 2001-02
.

Phỏng Vấn Đồng Hành

 

 
 

Lời Tòa Soạn:  Với mong ước chia sẻ cho nhau về “lối sống Đồng Hành” qua những mẩu chuyện rất thật, rất gần gũi đến cho những “con người Đồng Hành”, số báo này xin được gửi đến độc giả bài phỏng vấn anh chị Vũ Đức Hưng & Kim Anh, hiện đang cư ngụ tại Phoenix, Az.  Mời qúy độc giả cùng theo dõi.

 

Đồng Hành: Hello anh Hưng chị Kim Anh, trên lý thuyết thì gia đình nào cũng nên bắt đầu từ một chuyện tình. Anh Hưng có thể kể cho độc giả nghe chuyện “thuở ban đầu” của hai người được không? Anh chị đã gặp nhau, quen nhau như thế nào?

Hưng: Hưng và Kim Anh gặp nhau tại đại học UCI. Lúc đấy, Hưng và Kim Anh chỉ là  bạn và bắt đầu bằng tình bạn chứ không  phải là love at first sight... Điều làm Hưng chú ý tới Kim Anh là trong môi trường ganh đua và bận rộn của học đường, Kim Anh luôn tìm giờ để đọc Kinh Thánh và cầu nguyện. Kim Anh không chỉ đọc mà còn cặm cụi hi-light những câu trong Kinh Thánh nữa. Lúc đầu Hưng thấy ngạc nhiên sao ở đại học lại có người như vầy! Có lúc Hưng cũng nghi ngờ cô này hơi mát chăng? Nhưng dần dần sau khi quen thân thì Hưng quý mến thói quen này của Kim Anh. Hưng và Kim Anh đã có ao ước muốn có nhóm cầu nguyện để giúp mình duy trì tình thân đã tìm được với Thiên Chúa qua khóa linh thao năm 1983, 1984. Đây cũng là sự khởi đầu của nhóm Hạt Cải UCI. Trong lúc thành lập nhóm, Hưng và Kim Anh đã có nhiều thì giờ tìm hiểu và biết nhiều về tính tình cả tốt lẫn xấu của nhau. Rồi không biết từ lúc nào đó tình cảm đã nảy nở.

 

Đồng Hành: Vậy là anh Hưng và chị Kim Anh đã đi khoá linh thao đầu tiên cùng với nhau?

Hưng: Ồ, không. Kim Anh dự khoá LT năm 1983. Đó là khoá linh thao đầu tiên tại Orange County. Còn Hưng thì bị mẹ ghi danh bắt đi khoá linh thao năm sau đó. Hưng nhớ lúc đó Hưng cũng còn lông bông, hoang đàng lắm. Mẹ Hưng phải dụ có chuyến cắm trại này vui lắm. Trong đêm tâm sự của khoá thì Kim Anh đến. Wow, lúc đó Hưng chỉ nghĩ sao mà cô này Việt Nam mà cao thế! Rồi lúc về lại trường thì gặp lại nhau và muốn cùng nhau lập nhóm.

 

Đồng Hành: Hạt Cải có truyền thống đặt tên “cải” cho những người trong nhóm. Biệt hiệu của anh Hưng là “cải tròn”, chị Kim Anh là “cải dài”. Ngoài sự khác biệt về hình dáng, tính tình của hai người cũng không giống nhau mấy. Không biết đây có phải là một trường hợp opposites attract? Xin chị Kim Anh cho biết trong những năm đầu mới lấy nhau, hai người có vấn đề gì với những khác biệt này hay không? Và đã đối phó với những vấn đề này như thế nào?

Kim Anh: Tính tình của Hưng và Kim Anh rất khác biệt nhau. Hưng là một người trực tính, dễ bộc lộ tình cảm, một người extrovert. Còn Kim Anh là một người introvert, không thích bộc lộ tình cảm nhiều. Hai tụi này được dạy dỗ trong hai gia đình rất khác nhau. Cũng có thể nói những khác biệt đó đã bổ túc cho những thiếu sót của nhau.  Nhưng đồng thời chúng cũng là cớ cho những bất hoà không chỉ trong lúc đầu khi mới cưới, nhưng cho đến bây giờ và có lẽ suốt cuộc đời. Thí dụ sau một ngày làm việc mệt nhọc Hưng thích nghỉ ngơi bằng cách coi TV, đọc báo, còn Kim Anh đi làm về thấy nhà cửa bề bộn là thấy khó chịu rồi, làm sao mà có thể ngồi nghỉ ngơi? Thế là Kim Anh dọn dẹp, trong lòng bực dọc vì thấy chồng mình ngồi phè coi TV. Rồi từ đó lây qua chiến tranh lạnh không thèm nói chuyện với nhau, hay càu nhàu nagging và cãi nhau một cách vô lý. Hưng là người bộc trực cho nên có gì nói đó, còn Kim Anh hay để trong lòng. Khi communicate với nhau nhiều lúc cũng không hiểu nhau. Một người thì nói quá lố, còn người kia im ru không thèm trả lời. Cũng may người nóng người lạnh chứ cả hai đều nóng hay đều lạnh thì nguy to.  

Tụi này đã đối phó như thế nào?  Thứ nhất là làm sao communicate hay làm sao tạo đuợc bầu khí để có thể nói chuyện một cách cởi mở, để tâm sự những gì đang ở trong lòng mình, thay vì la lối.  Hầu như lần nào Hưng và Kim Anh cũng thấy cần phải trở về và lắng nghe nhau nhiều hơn. Khi hiểu nhau rồi thì những khác biệt không phải là một vấn đề nhưng lại là cơ hội cho tụi này gần nhau hơn. Dần dần tụi này nghe Chúa mời gọi tụi này chấp nhận nhau và thương nhau với cả những tính tốt và xấu của nhau.

 

Đồng Hành: Trong dịp kỷ niệm 10 năm thành hôn của anh chị vừa qua, một người bạn thân đã nói thế này, “Congratulations! In 10 years, you have built a family, a community, and a ministry.” Anh chị nghĩ gì về câu nói đó?

Hưng: Đối với Hưng, 10 năm qua thật là 10 năm đầy hồng ân. Có nhiều lúc, Chúa dẫn Hưng đi khi Hưng chán nản, không muốn tiếp nhận sự thanh tẩy của Chúa, không muốn trở về với Ngài. Nhưng cuối cùng thì Hưng cũng phải đầu hàng trước tình thương vô bờ bến của Chúa. Hưng nghĩ Chúa đã thanh tẩy và dạy dỗ người học trò chậm tiến nhất của Ngài. Thật sự Hưng cảm ơn câu nói này của người bạn và biết đây là một cuộc hành trình lâu dài mà Chúa đã và đang dẫn Hưng và Kim Anh đi. Xin được ơn để Hưng và Kim Anh luôn mở lòng cho Chúa thực hiện những ước mơ của Ngài trong cuộc đời của Hưng và Kim Anh.

 

Đồng Hành: Chị Kim Anh có thể chia sẻ một kỷ niệm vui đáng nhớ nhất trong 10 năm qua không?

Kim Anh: Kỷ niệm vui đáng nhớ cho Kim Anh là sự ra đời của đứa con đầu lòng và lần lượt các cháu kế tiếp.

 

Đồng Hành: [Xoay qua anh Hưng] Và một kỷ niệm không vui, cũng đáng nhớ nhất?

Hưng: Có lẽ là lúc được tin Kim Anh có thai đứa con thứ 5. Lúc đó Hưng bàng hoàng và đã go into depression.  Có lúc Hưng cãi với Chúa, trách Chúa sao Chúa lại làm xáo trộn cuộc sống của con? Xe van đã đầy chỗ rồi bây giờ lại thêm một đứa nữa thì chở nó ở đâu? Con mới được thở chút , mới được ngủ chút, ... thì Chúa lại có chương trình khác. Và Hưng struggle rất nhiều với những ý nghĩ không muốn cộng tác với Chúa trong việc này. Cuối cùng qua khóa tĩnh tâm linh thao, Hưng tìm được bình an và phó dâng cuộc sống của mình cho Chúa và xin Chúa dẫn Hưng đi đâu thì Hưng đi đấy. Khi Hưng chấp nhận rồi thì bình an và niềm vui tràn đến làm cho Hưng có cảm tưởng như người vừa được thoát khỏi gông cùm. Hưng, Kim Anh và các cháu bắt đầu nghĩ tên cho em bé và chuẩn bị đón một thành viên mới của gia đình.  Nhưng niềm vui qua mau, hai tuần sau đó thì Kim Anh bị sẩy thai. Lúc đó Hưng bàng hoàng và hổ thẹn với chính mình. Tại sao niềm tin trước kia của Hưng nơi Chúa lại quá èo ọt? Hưng không có đủ sức sẵn sàng đáp trả tiếng gọi của Thầy. Đây là một bài học quý giá cho Hưng thấy mình yếu đuối dường bao và mình cần đến ơn Chúa thế nào trong cuộc sống hằng ngày.

 

Đồng Hành: Nói đến trẻ con, anh chị giới thiệu với độc giả Đồng Hành một chút về các “tác phẩm” của mình được không? Các cháu tên gì, bao nhiêu tuổi, và cá tính của mỗi cháu.

Kim Anh: Hưng và Kim Anh có bốn cháu: Thảo Vy 8 tuổi, thích đọc sách, tính trầm và nhạy cảm, biết nhường nhịn các em và đảm đang đúng như một chị cả.  Thảo An 5 tuổi, tính tình rất hồn nhiên, carefree, sống với giây phút hiện tại, dễ bộc lộ tình cảm. Thằng con trai có tên cúng cơm là thằng Cui, thích chơi với bố, có lẽ vì lẻ loi một mình là con trai bị các chị và em gái đì. Con bé út là Thảo Tâm, nó lanh nhất trong nhà, hay nhõng nhẽo vòi vĩnh. Bốn đứa chơi với nhau, cãi lộn cũng nhiều, nhưng thương nhau cũng có. Chúng mang lại niềm vui cho Hưng và Kim Anh rất nhiều.

 

Đồng Hành: Any more in planning?

Kim Anh: Tụi này thấy bốn đứa là đủ nhưng nếu Chúa cho thêm thì sẽ nhận. Mỗi  lần mang thai là một lần Kim Anh struggle với Chúa. Kim Anh thích làm chủ cuộc sống của mình. Mỗi lần mang thai là mỗi lần hai vợ chồng Kim Anh được Chúa mời gọi sống đặt niềm tin vào Chúa hơn, để Chúa làm chủ cuộc sống của mình. Mỗi đứa con ra đời lại là chứng tích tình thương Chúa cho Hưng và Kim Anh nhìn ngắm mỗi ngày, là một mầu nhiệm Kim Anh suy ngẫm không bao giờ biết chán.

 

Đồng Hành: Câu hỏi này đặc biệt dành cho chị Kim Anh, không phải vì Đồng Hành coi nhẹ vai trò của người cha đâu nhé. Sẽ bàn về vai trò người cha trong một kỳ nói chuyện khác. Xin chị Kim Anh tâm sự một chút về your life as a full-time working mother of four children. Làm thế nào mà chị có thể vừa làm việc full-time, vừa lo cho bốn đứa con nhỏ, và còn sinh hoạt trong cộng đoàn, trong phong trào Đồng Hành nữa?

Kim Anh: Hưng và Kim Anh có may mắn đuợc gia đình hai bên thuơng mến và nâng đỡ. Mỗi ngày đi làm thì có ông nội các cháu phụ giúp trông các cháu. Cho nên Kim Anh cảm thấy yên tâm để đi làm. Trong một khoá Linh Thao nào đó, Kim Anh suy niệm về Ơn Gọi và nghe tiếng Chúa mời và sai đi trong mọi môi truờng Kim Anh sống. Từ đó Kim Anh hiểu là mình có thể tìm Chúa nơi phòng mạch khám bệnh, nơi ông bà già bệnh nhân khó tính, nơi người làm chung khó nết. Kim Anh có thể mang Chúa đến với họ không? Gia đình và cộng đoàn cũng là nơi Kim Anh sống ơn gọi làm con  Chúa cho trọn hơn không? Kim Anh cảm nhận Chúa thương mình với tình thương vô điều kiện, và tình thương đó đã là nguồn sức cho Kim Anh trong các nhiệm vụ của mình.

Tuy nhiên trong thực tế một ngày chỉ có 24 tiếng, Kim Anh học cách sắp xếp thời giờ và đặt ưu tiên cho mình. Bây giờ không còn những ngày làm học sinh rong chơi hay cúp cours và tán gẫu. Thời giờ trở nên rất quý báu, là món quà Chúa cho Kim Anh và nếu Kim Anh biết sử dụng thì mọi chuyện sẽ đâu vào đó thôi. Kim Anh cũng học biết let go những hoạch định mình có sẵn. Một lời khuyên mà Kim Anh rất quý của cha Elizalde Thành là: “Con nên chuẩn bị và hoạch định, sau đó thì cũng nên sẵn sàng để let go những hoạch định đó. Vì trong những bất ngờ có ý Chúa trong đó.”    

 

Đồng Hành: Nhắc đến cha Thành, người đã sáng lập ra phong trào Đồng Hành hiện nay, anh chị có mang đặc nét nào của phong trào Đồng Hành vào trong sinh hoạt của gia đình mình hay không? Phản ứng của các cháu như thế nào, xin anh chị chia sẻ kinh nghiệm này với độc giả.

Hưng: Tụi này dạy cho các cháu làm phút hồi tâm mỗi ngày. Và có khi Hưng và Kim Anh làm biếng hay mệt mỏi thì chính các cháu là những người nhắc nhở bố mẹ cầu nguyện. Nhiều khi trong phút hồi tâm với cả gia đình, các cháu đã dạy Hưng thêm về Chúa, về tình thương.

 

Đồng Hành: Anh Hưng có thể kể lại một lần nào đó các cháu làm phút hồi tâm không? Các cháu còn nhỏ quá thì làm phút hồi tâm như thế nào?

Hưng: Tụi này dạy các con chia sẻ ba điều mỗi khi làm phút hồi tâm. Con muốn cám ơn Chúa về chuyện gì? Con muốn xin lỗi Chúa điều gì? Và con muốn xin Chúa những gì? Chỉ giản dị có ba điều thôi. Một hôm, Thảo An, đứa con gái thứ nhì của Hưng nói hôm nay con không muốn cám ơn Chúa về những điều như mọi khi: như được cha mẹ thương yêu, được cơm ăn đầy đủ, ... Mà con muốn cám ơn Chúa vì hôm nay con biết tự động đi dọn dẹp nhà trước khi bố mẹ đi làm về để bố mẹ vui lòng. Con biết share đồ chơi với chị và các em.

Wow, Hưng thấy here was a five-year-old child, who didn�t want to just show her gratitude for the things she passively received anymore, but she wanted to go beyond that. She wanted to give thanks for her actions, the things she did to make God happy.  

Một ảnh hưởng khác của phong trào Đồng Hành trong gia đình tụi này là hiện giờ các cháu cùng đi họp nhóm với Hưng và Kim Anh  trong nhóm Gia Đình Nazarét tại Phoenix. Trong nhóm, các cháu cũng là thành viên chứ không phải chỉ là những đứa trẻ đi theo chơi với bố mẹ. Các cháu cùng họp với nhau trong lúc bố mẹ họp. Mỗi năm, tụi này hoạch định chương trình cả năm cho nhóm, trong đó, tụi này không chỉ chú ý tới nhu cầu của người lớn mà còn có những sinh hoạt để đáp ứng nhu cầu của các cháu nữa.

 

Đồng Hành: Trong lúc bố mẹ họp thì các cháu họp lấy một mình, đứa lớn chỉ đứa bé, hay là có ai hướng dẫn?

Hưng: Có người lớn hướng dẫn tụi nhỏ họp chứ. Thí dụ như tuần này họp ở nhà Hưng và Kim Anh, thì Hưng và Kim Anh sẽ là người trông các cháu trong hai tiếng đồng hồ lúc bố mẹ chúng họp. Thường thì khi buổi họp bắt đầu, cả nhóm gồm bố mẹ con cái ngồi lại đọc một kinh chung, cho biết đề tài họp nhóm hôm nay là gì. Sau đó thì người lớn tách ra một nhóm. Trẻ con chia ra làm hai nhóm. Một nhóm gồm những đứa đã đi học rồi thì có activity cho chúng làm. Còn nhóm kia gồm những đứa baby thì chỉ chơi với nhau thôi. Hưng trông một nhóm và Kim Anh trông nhóm kia. Rồi kỳ tới lại tới lượt cặp khác host buổi họp và ...babysit.

 

Đồng Hành: Activity của các cháu là gì? Anh Hưng cho một thí dụ điển hình được không?

Hưng: Mùa Vọng vừa rồi, tụi này dạy cho tụi nhỏ mỗi đứa làm một dây mắt xích gồm những vòng tròn bằng giấy móc vào nhau. Cuối dây là một ngôi sao. Trên mỗi móc xích các cháu đề một việc nó sẽ làm để chuẩn bị đón mừng Chúa Giáng Sinh. Rồi treo sợi dây đó lên cây Noel. Mỗi ngày, tụi nó xé ra một móc xích và bố mẹ giúp nó thực hành việc đề trên móc xích đó. Trong phút hồi tâm buổi tối, tụi nhỏ chia sẻ về việc nó làm ngày hôm đó.

 

Đồng Hành: Chà, dày công quá, làm sao các anh chị có đủ thì giờ để vừa lo cho người lớn mà lại vừa lo cho các cháu trong nhóm như vậy?

Hưng: Thật ra nếu mỗi cặp thay phiên nhau làm thì không đến nỗi. Mỗi năm mình chỉ cần tốn thì giờ ngồi lại một lần để plan chương trình cho cả năm rồi cứ theo đó mà làm. Hưng và Kim Anh nghĩ mình có ít thì giờ quá, nếu bỏ các con ở nhà để đi họp thì đánh mất thời giờ đáng lẽ dành cho các con. Chi bằng mình đem tụi nó theo, mình vừa được họp nhóm, mà các con cũng có thì giờ bổ ích với bố mẹ, với bạn bè của chúng trong nhóm. Ngoài ra, trong các lần họp mặt vùng cũng như cả phong trào, Hưng và Kim Anh cũng cố gắng mang các cháu theo vì tụi này nhận ra, trong không khí và tâm tình họp mặt của Đồng Hành, các cháu học được nhiều điều quý giá mà Hưng và Kim Anh khó có thể dạy được ở nhà. Tụi nhỏ thích các khoá họp mặt đến nỗi hằng năm, chúng đều mong được về dự họp mặt hay đại hội.

 

Đồng Hành: Bây giờ mình xoay qua chuyện nhóm người lớn một chút nha. Nhóm Gia Đình Nazarét có họp thường xuyên không? Nhóm có bao nhiêu ngườỉ

Hưng: Nhóm đã được hơn 3 tuổi và nhóm đã là một cộng đoàn Đồng Hành thương mến của cả gia đình Hưng và Kim Anh, như đã nói trên. Trong mùa Chay và mùa Vọng, nhóm họp mỗi tuần một lần. Còn thường thì hai tuần một lần. Trong nhóm có 7 cặp người lớn (14 người) và 20 cháu nhỏ.

 

Đồng Hành: Trước kia anh chị đã thành lập nhóm Hạt Cải ở UCI, giờ lại thêm nhóm Gia Đình Nazarét. Cả hai nhóm đều mang những đặc nét riêng, khác với các nhóm Đồng Hành khác. Xin cho biết trong lúc lập nhóm gia đình, anh chị đã gặp những khó khăn gì?

Hưng: Hưng nghĩ khó khăn lớn nhất lúc ban đầu là làm sao tìm được những người có cùng một ao ước với mình. Ao ước có một nhóm để cùng đi với nhau đến với Chúa. Lúc nhóm được thành lập, có ba cặp đang nói chuyện ly dị. Họ rất  bi quan và dè dặt khi đến với nhóm.  Họ đặt câu hỏi nhóm làm được gì cho tôi? Gia đình tôi mà còn đang rạn nứt thì ngoài gia đình ra, làm sao tôi có thể tìm được tình thương hay sự tin cẩn ở những người khác? Sau khi niềm vui có nhóm, lập được nhóm qua đi thì lại có những vấn đề khác như cặp này không thích cặp kia, cá nhân này không ưa cá nhân kia. Mỗi người ở trong một giai đoạn trưởng thành với nhóm khác nhau nên cũng khó hoà hợp. Rồi tụi này cũng không được sự nâng đỡ và chấp nhận của cộng đoàn giáo xứ và của cha quản nhiệm ở đây. Đó cũng là một thời kỳ thử thách khá nặng nề cho nhóm.

 

Đồng Hành:  Trong tất cả những khó khăn này thì Chúa ở đâu?

Hưng: Hưng nghĩ trong những giai đoạn đen tối nhất là lúc tụi này nhận được nhiều hồng ân nhất. Có lúc đen tới nỗi chẳng thấy đường đi, nhưng Hưng và Kim Anh phó thác, để Chúa dắt đi. Khi đi qua rồi, nhìn lại mới thấy đúng là đã có Chúa mở đường cho mình đi. Qua những thử thách này, Hưng và Kim Anh tập bỏ ý mình để có thể tự do theo Chúa mà không bị ràng buộc.

 

Đồng Hành: Ngoài nhóm gia đình Nazarét, anh chị còn có những sinh hoạt nào trong cộng đoàn giáo xứ ở Phoenix?

Hưng: Trong 6 năm  qua, Hưng và Kim Anh lo giúp cộng đoàn trong vai trò dạy giáo lý Tân Tòng, cũng như trong hội đồng mục vụ lo về các đoàn thể và nhu cầu tĩnh tâm cho cộng đoàn.

 

Đồng Hành: Trở lại với “mười mấy năm tình Đồng Hành.”  Có thể nói nôm na anh chị đã cùng đồng hành trong tình bạn, tình yêu, tình vợ chồng, và giờ đây trong vai trò làm cha mẹ. Phong trào Đồng Hành đã mang đến cho anh chị những gì?

Kim Anh: Phong trào là nơi Hưng và Kim Anh lớn lên, nhận được tình thương và nghe tiếng Chúa sai đi qua anh em. Phong trào cũng là nơi Kim Anh nhận ra chân dung của Chúa Kitô thật đẹp, hình ảnh này hỗ trợ tinh thần cho gia đình Hưng và Kim Anh rất nhiều trong những khó khăn của cuộc sống.

Hưng: Đồng Hành là một gia đình thứ hai của Hưng và Kim Anh. Nơi đây Hưng và Kim Anh cảm nếm được tình bạn cao quý trong Chúa Kitô. Dù rằng trong lúc sinh hoạt với Đồng Hành, gia đình Hưng và Kim Anh cũng gặp nhiều vui buồn và cả những sự thật đau lòng trong phong trào. Nhưng đây là nơi Hưng và Kim Anh tập sống thật với lòng mình. Nơi đây không phải là một thiên đường trong đó không có đau khổ, không có tội lỗi, không có những gia đình đổ vỡ. Phong trào Đồng Hành có tất cả những vấn đề đó. Nhưng trong phong trào, Hưng đã được chứng kiến nhiều anh chị em luôn chọn theo Chúa dù trong khó khăn, trong đổ vỡ của gia đình, dù bị thất nghiệp, đau ốm, v.v. Đây là nơi Hưng tìm được những người bạn chọn sống theo tinh thần  Nguyên Lý Nền Tảng của Thánh Y Nhã. Mục tiêu cuộc đời là sống mãi với Thiên Chúa ...

 

Đồng Hành: Phong trào Đồng Hành đã đòi hỏi ở anh chị những gì? Có khi nào anh chị cảm thấy ... ngán, burned out với hai chữ Đồng Hành không? Có bao giờ anh chị muốn bung ra làm một cái gì khác, thay đổi môi trường, bạn bè? Dù chỉ là một mong muốn mơ hồ, trong khoảnh khắc?      

Kim Anh: Phong trào đòi hỏi Hưng và Kim Anh sống thật với chính mình và ơn gọi Chúa đặt để cho gia đình tụi này mỗi ngày một HƠN.  Và thật ra đó là những đòi hỏi nơi người Kitô Hữu sau khi nhận phép rửa tội.  Đồng Hành là một lối sống Hưng và Kim Anh chọn, có những lúc lên xuống tinh thần nhưng không bao giờ cảm thấy chán.  Hưng và Kim Anh nghe tiếng gọi làm mục vụ trong khuôn khổ rộng hơn Đồng Hành, có nghĩa là làm sao mang tin mừng đến cho mọi nguời không ở trong phong trào Đồng Hành, không phải là người công giáo. Nhưng Đồng Hành là cộng đoàn, là một dại gia đình Hưng và Kim Anh trở về để chia sẻ sau những ngày tháng làm việc tại địa phương.

Hưng: Có lẽ chưa có lúc nào Hưng muốn bỏ lối sống Đồng Hành trong 15-16 năm qua. Cũng có lúc Hưng nản lòng như khi tụi mình sống thiếu yêu thương trong phong trào, hay cãi nhau về lề luật đúng sai. Có lúc Hưng cảm thấy bất lực trước những yếu đuối và tật xấu của mình, hoặc trước những đau khổ và đổ vỡ của anh em trong phong trào. Nhưng trong tất cả lúc đó Hưng đã nhận ra sự hiện diện của Chúa và xin ơn thanh tẩy cho chính Hưng và ơn biết mở lòng để yêu thương và thông cảm với anh em.  

 

Đồng Hành: Được biết anh Hưng đã làm phó nhóm phong trào Đồng Hành trong những năm 1993-1994. Trưởng nhóm 1995-1998. Và phó nhóm lần nữa để yểm trợ cho anh Văn Đình Tuấn trong vai trò trưởng nhóm phong trào Đồng Hành năm 1997-2000. Chị Kim Anh, how do you feel being “the woman behind the man” in all these years? Chị Kim Anh có thể chia sẻ với độc giả những vui buồn trong thời gian quan trọng này không?

Kim Anh: Những năm tháng Hưng đứng ra đảm trách những công việc cho phong trào, là thời gian Chúa dạy Kim Anh rất nhiều bài học quý giá.  

Để cho Hưng ra làm việc với anh em có nghĩa là Hưng và Kim Anh sẽ có ít giờ hơn cho nhau, cho gia đình. Kim Anh thích giữ Hưng cho chính mình và các con. Nhưng Chúa lại dùng Hưng để đến với anh em thì Kim Anh có sẵn sàng không nắm giữ và để chồng mình ra đi không? Mỗi kỳ họp mặt mà Kim Anh ở nhà với các cháu, là một kỳ nhận định trong giằng co. Rồi sau khi quyết định xong xuôi và Hưng lên đường thì không ngày nào ở nhà mà Kim Anh không khóc. Khi mình let go một người nào đó mình thương, cho dù trong tự do hoàn toàn, thì trong tim mình còn lại một lỗ hổng, một empty space, nơi đó mình cảm thấy cô đơn lắm, trống vắng lắm. Trong sự trống vắng này, một hôm Kim Anh có một kinh nghiệm thật quý. Kim Anh chợt hiểu mầu nhiệm  của presence in absence. Sự trống vắng nói lên Kim Anh nhớ Hưng, các cháu nhớ bố của chúng. Và trong sự nhớ nhung này lại nói lên sự hiện diện của người vắng mặt. Và Hưng khi ở xa, cũng nhớ nhà, nhớ mẹ con Kim Anh, cũng ước gì Hưng đang có mặt ở nhà. Kinh nghiệm này giúp Kim Anh liên tưởng đến mầu nhiệm Chúa hiện diện trong Thánh Thể, giúp Kim Anh sống thật gần với Chúa trong những trống vắng nội tâm của mình.

Kinh nghiệm quý giá thứ hai là kinh nghiệm sống “mầu nhiệm của sự tầm  thường”, mystery of the ordinary. Mới đầu Kim Anh thấy bực mình tại sao mình phải ở nhà với các công việc tầm thường như thay tã, lo cơm nước, dọn dẹp nhà cửa, những công việc không tên tuổi, v.v. Qua những lúc như vậy, Kim Anh nhớ đến Đức Mẹ khi xưa cũng sống tầm thường như vậy thôi, nhưng mẹ sống chấp nhận và ôm ấp cuộc sống tầm thường ấy suốt đời vì trong đó là ý Chúa, là nuôi nấng Chúa Con, và như vậy là làm vinh danh Thiên Chúa. Hình ảnh này luôn là lời mời cho Kim Anh vươn ra khỏi ý riêng của mình để làm tròn những việc rất nhỏ và bình thường trong gia đình.

Trong các năm 95 đến 98, 3 cháu sau cùng lần lượt ra đời, là thời gian rất căng thẳng cho Hưng và Kim Anh. Hình như hai vợ chồng không có đủ thời giờ nghỉ ngơi, huống chi làm chuyện gì lớn lao. Nhưng cũng lại là thời kỳ Hưng  giữ vai trò trưởng phong trào và cũng là những năm Hưng và Kim Anh lo các khóa RCIA cho cộng đoàn địa phương. Có nhiều lúc tưởng chừng như sẽ burn out.   Nhìn lại chỉ thấy bàn tay huyền nhiệm của Chúa trong tất cả. Có ai đó nói, just do your best, and God will do the rest. Kim Anh tin là nếu Chúa sai đi, thì Chúa sẽ sắp xếp và chính Ngài sẽ hoàn thành các công việc đó.  

Riêng Kim Anh nhận ra nhiều món quà lắm. Thấy Chúa làm việc rõ ràng trong Hưng. Ngài thay đổi và uốn nắn Hưng thành một người có trái tim rất lớn cho anh em, cho gia đình, cho mọi người. Thấy kết quả nơi các em nhí, nơi các nhóm Come & See, nơi sự trưởng thành của phong trào và nhất là thấy trái tim mình mềm mại đi rất nhiều. Ngày hôm nay Kim Anh nhận ra rằng khi một trong hai người Hưng hay Kim Anh ra làm việc là không phải một người, nhưng là cả hai vợ chồng, cả gia đình và các con nữa.

 

Đồng Hành: (cười) Có lẽ chẳng bao giờ Chúa cho anh chị nghỉ ngơi đâu. Tại sao anh chị lập ban gia đình trong phong trào Đồng Hành?

Hưng: Có lẽ câu hỏi nên là tại sao phong trào Đồng Hành lập ban gia đình  thì đúng hơn. Hưng và Kim Anh cũng giống như nhiều cặp gia đình trẻ trong phong trào được may mắn cùng chọn lối sống Đồng Hành, nhưng ít thấy trong phong trào một môi trường thích hợp cho các gia đình sinh hoạt. Không biết có phải vì vậy mà các anh chị trẻ sau một thời gian sinh hoạt trong phong trào, đến khi lập gia đình thì không còn thấy đi với phong trào nữa? Và sâu xa hơn, Hưng và Kim Anh nghe được những tiếng thở dài, và bao nhiêu nước mắt đau khổ trong các gia đình trong cũng như ngoài phong trào. Và đâu đó trong lòng tụi này vang lên câu hỏi: “Thưa Chúa, con có thể làm gì cho các gia đình?”

 

Đồng Hành: Cho đến nay, ban gia đình đã hoạt động được bao lâu và đã có những sinh hoạt cụ thể nào?

Kim Anh: Trong lúc này ban gia đình vẫn còn trong thời kỳ thử nghiệm, có một số sinh hoạt cụ thể như trong 3 năm qua đã bắt đầu có các khóa Linh Thao cho gia đình do các cha Nguyễn Trọng Tước, Cha Lê Quốc Tuấn, và Cha Trần Đình Nhi hướng dẫn.  Ở một số nơi, kết quả rất khả quan. Nhiều vùng trong phong trào đang bắt đầu có các nhóm gia đình Đồng Hành sinh hoạt. Chúng ta có một e-mail list để nối kết các anh chị có ao ước phục vụ trong môi trường gia đình: dh-family@yahoogroups.com.

 

Đồng Hành: Xin anh chị chia sẻ những khó khăn hiện tại mà ban gia đình đang gặp phải.

Hưng: Đâu đã chính thức khai mạc mà gặp khó khăn! Nói giỡn chứ cái khó khăn có lẽ là làm sao tụi mình ở mỗi địa phương có thể cùng nhau làm việc một cách đồng tâm nhất trí trong ban gia đình. Hưng muốn nói đến think globally and act locally.

Khó khăn thứ hai là làm sao có được một linh mục tuyên úy chính thức lo cho mục vụ này trong phong trào Đồng Hành.   

 

Đồng Hành: (Cười) Mình khó khăn lắm mới xin được một linh mục tuyên uý cho cả phong trào, mà cha chỉ lo cho phong trào bán thời gian thôi. Bây giờ anh Hưng đòi một cha tuyên uý chỉ cho ban gia đình, thế thì có tham lắm không?

Hưng: We have to dream big!  Thật ra Hưng không nghĩ mình cần một cha tuyên uý làm việc toàn thời gian với ban gia đình. Nhưng mình cần một cha tuyên uý chú trọng về ban gia đình. Giống như cha Đỗ Bá Long đang làm việc với giới trẻ trong phong trào Đồng Hành. Tụi mình đều có quá ít thời giờ. Ngoài công ăn việc làm và lo cho gia đình, Hưng chỉ còn đủ giờ để ... thở thôi!  Mình cần người hướng dẫn và hun đúc mình trong công việc của ban gia đình. Hưng thấy nhu cầu cho ban gia đình thật là gần, thật là quan trọng với mỗi người tụi mình trong xã hội hiện nay.

 

Đồng Hành: Chủ đề của báo Đồng Hành năm nay là “Gia Đình”, anh chị có muốn nhắn gì thêm với độc giả của báo không?

Hưng: Hưng và Kim Anh ao ước được lắng nghe thêm từ các độc giả trong cũng như ngoài PT, đâu là những khó khăn các gia đình đang gặp phải. Các gia đình mong mỏi điều gì nơi phong trào Đồng Hành? Và những kinh nghiệm quý báu mà quý độc giả có thể chia sẻ với chúng tôi, những người đang chập chững bước vào con đường mục vụ đầy cam go này. 

Xin liên lạc qua email với Kim Anh ở  “kimanhvu@juno.com” hay Hưng ở  “vuduchung@juno.com”

Hoặc qua địa chỉ:  7014 W. Bloomfield Rd., Peoria, AZ 85381, USA

 

Đồng Hành: Xin cảm ơn anh chị đã nhận lời năn nỉ của Đồng Hành mà chia sẻ thật chân tình với độc giả. Hy vọng đã không tò mò vào đời tư của anh chị một cách quá đáng.

Hưng: Ban đầu, Hưng cũng hơi ngại vì cảm thấy trả lời “phỏng vấn” như thế này có vẻ đình đám quá.  Sợ bị cho là mình quan trọng hoá chính mình vì thật ra, trong phong trào có nhiều anh chị đang sống và theo Chúa rất âm thầm mà cuộc đời của họ có nhiều điều để chia sẻ hơn tụi này.  Nhưng từ chối rồi mà các bạn không cho nên thôi kệ, Chúa dẫn đi đâu thì Hưng và Kim Anh theo đó vậy. 

Kim Anh: Lúc mới đầu, Kim Anh cũng có cảm giác là lạ khi nghĩ về cuộc sống của mình và đem ra chia sẻ trên báo. Nhưng khi ngược dòng thời gian để sống lại những những năm tháng cũ, Kim Anh có dịp cảm nhận được hồng ân của Chúa qua những sự việc đã xảy ra và qua những người bạn đã đi qua đời Kim Anh và Hưng. Cám ơn các bạn đã cho tụi này có dịp tâm tình với độc giả.