"Hăy bước đi trước mặt Ta và hăy sống hoàn hảo"  - St 17:1


 


 

Huấn Đức


 • Học biết yêu thương Thiên Chúa dưới sự hướng dẫn của thánh I-Nhă
 • Sống Trong T́nh Yêu Thiên Chúa
  Thiên Chúa muốn tôi làm ǵ bây giờ?
 • Đừng qúa tham lam
  Mẹ Maria phúc âm hóa chính ngài
 • Con đang t́m Mẹ con
  Phúc cho ai t́m Thánh Ư Chúa và đem ra thực hiện
  Lá thư Giáng Sinh
  Sa Mạc
  Căn bệnh nguy hiểm
 
Thập gía hiệp nhất chúng ta với Chúa
  Chấp nhận đau khổ trong yêu thương
  Mời Gọi và Sai Đi

 

 

 
Trang chính Huấn Đức
 
 
 


Những kỳ diệu
của Lời - 2

 
 

 
 

LM Nguyễn Công Đoan, S.J.


II. LỜI CHÚA

1. Lời "nói về"

Lời người là khả năng trí tuệ con người thâu bắt ngoại vật và nội tâm vào một h́nh thức riêng để giữ lấy và có thể diễn đạt, truyền thông cho người khác mà vẫn giữ được tính "vô h́nh" của trí tuệ. Chính v́ thế mà ư niệm lời đă được dùng để diễn tả cách hành động của Thiên Chúa đối với ngoại vật: lời tạo dựng. Ngoài Thiên Chúa không có ǵ hết, cái ǵ có đều là do quyền năng tạo dựng của Thiên Chúa. Thiên Chúa hành động bằng lời tạo dựng, nghĩa là Thiên Chúa phát biểu ư tưởng và ư muốn của Ngài khiến cho những ǵ Ngài muốn trở thành thực tại. Chúng ta nh́n sự vật đang có mà gọi tên nó, c̣n Thiên Chúa gọi tên mà làm cho có nó: "Chúa gọi tên các v́ sao, chúng liền thưa 'có mặt'". Chương đầu sách Khởi Nguyên đă vận dụng ư niệm lời tạo dựng này để nói về hành động quyền năng của Thiên Chúa làm cho muôn loài xuất hiện, theo công thức: Chúa phán: hăy có... tức th́... xuất hiện.

Trong Phúc Âm, lời tạo dựng cũng được dùng để diễn tả quyền năng của Chúa Giêsu trong câu chuyện đại đội trưởng đến xin Chúa chữa bệnh cho người đầy tớ. Ông đi từ quyền năng giới hạn của ông khi ra lệnh cho tôi tớ, lính tráng dưới quyền: "Tôi bảo người này đi, th́ nó đi, bảo người kia lại, th́ nó lại". Và ông thưa với Chúa Giêsu: "Ngài chỉ cần phán một lời th́ đầy tớ của tôi lành bệnh ngay". Đó cũng là một h́nh thức của Lời Tạo Dựng: tái tạo sức khỏe.

Nhưng Thiên Chúa cũng nói về chính ḿnh nữa. Lời Tạo Dựng làm cho vạn vật xuất hiện ngoài Thiên Chúa, c̣n Lời Thiên Chúa nói về chính ḿnh là "h́nh ảnh hoàn hảo của Thiên Chúa". Thánh Gioan đă vận dụng ư niệm Lời để nói về Con Thiên Chúa như thế. Lời tự diễn tả của Thiên Chúa chính là Con Thiên Chúa. "Từ nguyên thủy đă có Lời. Lời vẫn ở nơi Thiên Chúa và Lời là Thiên Chúa". V́ thế ta quen gọi là Ngôi Lời, tức là Ngôi thứ hai, Ngôi Con trong mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi: Cha, Con, và Thánh Thần. Lời chúng ta nói về ḿnh không bao giờ diễn tả hết chính ḿnh. C̣n Lời Thiên Chúa nói với ḿnh th́ diễn tả trọn vẹn Thiên Chúa, nên thánh Phaolô nói Con Thiên Chúa là "h́nh ảnh hoàn hảo của Thiên Chúa". Lời chúng ta nói về ḿnh chỉ tồn tại trong trí nhớ chúng ta, c̣n Lời Thiên Chúa nói về chính ḿnh th́ tồn tại như một Ngôi Vị, một chủ thể đối thoại với Cha. Câu "Lời vẫn ở nơi Thiên Chúa" trong lời mở đầu Phúc Âm theo thánh Gioan cũng có nghĩa là "Lời vẫn hướng về Thiên Chúa". Đồng thời Lời này cũng "đồng bản tính với Cha": "Lời là Thiên Chúa". Khi Chúa Giêsu tuyên bố: "Ta và Cha là một" chính là nói về tư cách của Ngài là Thiên Chúa, đồng bản tính với Đức Chúa Cha; c̣n với tư cách là Con, hằng ở trong ḷng Cha và hướng về Cha th́ Ngài nói: "Cha lớn hơn Ta". V́ thế, Ngài là Đấng thừa kế mọi sự của Thiên Chúa: "Mọi sự của Cha là của Con".

Lời Thiên Chúa nói về chính ḿnh diễn tả hết Thiên Chúa và mọi tư tưởng của Thiên Chúa, nên tất cả mọi vật được tạo thành th́ trước hết đă được chất chứa trong lời Thiên Chúa nói về ḿnh. V́ thế thánh Gioan viết: "Nhờ Người muôn vật đă được tạo thành, và không có Người th́ chẳng có ǵ được tạo thành" (Ga 1,3). Thư Hípri cũng nói tương tự: "Vào những ngày này là những ngày sau hết, Thiên Chúa đă nói với chúng ta nơi một người Con mà Ngài đă đặt làm Đấng thừa kế mọi sự và nhờ người Con ấy, Ngài đă tạo thành vũ trụ. Người là phản ánh vinh quang Thiên Chúa và là h́nh ảnh chân thật của Thiên Chúa, Người nâng đỡ vũ hoàn bằng Lời quyền năng của Người" (1,2-3). Như thế th́ Con Thiên Chúa vừa là Lời Thiên Chúa nói về ḿnh, vừa là Lời tạo dựng và cũng là Lời Thiên Chúa nói với chúng ta. Điều này cũng cho ta hiểu tại sao kế hoạch của Thiên Chúa là "thâu gồm mọi sự về một đầu mối là Đức Giêsu Kitô" (Ep 1,10), và sứ mạng của Đức Kitô là đem mọi sự đặt dưới chân Cha "để Thiên Chúa nên tất cả trong vạn sự" (1 Cr 15,28): cũng như Con do Cha sinh ra hằng hướng về Cha; th́ mọi sự đă được trao cho Con cũng phải hướng về Cha; cũng như "Con ở trong Cha và Cha ở trong Con" th́ mọi sự đă được trao cho Con cũng phải ở trong Cha và Cha ở trong tất cả. Cái làm cho thọ tạo xa Thiên Chúa là tội lỗi và sự chết, nên Chúa Giêsu Con Thiên Chúa đến tiêu diệt tội lỗi và sự chết. "Kẻ thù cuối cùng sẽ bị tiêu diệt là cái chết" (x. 1 Cr 15,26).

2. Lời Thiên Chúa nói với chúng ta

Lời tạo dựng cũng là Lời Thiên Chúa nói với chúng ta, v́ vạn vật phơi bày trước mắt chúng ta là thành quả của Lời Tạo Dựng, là phản ánh sự phong phú vô cùng của Thiên Chúa. Nhưng Thiên Chúa muốn gần chúng ta hơn nữa, Ngài nói với chúng ta bằng Lời Người: "Xưa kia Thiên Chúa đă nói với cha ông chúng ta nhiều lần nhiều cách qua các ngôn sứ, nhưng vào những ngày này là những ngày sau hết, Thiên Chúa đă nói với chúng ta nơi một Người Con..." (Hipri 1,1-2). Sự kỳ diệu của Thiên Chúa là ở chỗ đó: Ngài dùng những con người để nói với con người và lời những con người trung gian ấy là Lời của Thiên Chúa. Và cuối cùng, Ngài cho Con Một Yêu Dấu của Ngài, Lời Tuyệt Hảo Ngài tự phát biểu chính ḿnh, đến làm người ở giữa chúng ta để nói với chúng ta: "Lời các anh em nghe không phải là lời của Ta, nhưng là của Cha, Đấng đă sai Ta" (Ga 14,24). Lời Thiên Chúa nói qua các ngôn sứ là công tŕnh của Thánh Thần: "Người đă dùng các tiên tri mà phán dạy", và Lời Thiên Chúa nói trong Người Con của Ngài cũng là công tŕnh của Thánh Thần, do đó chỉ có Thánh Thần mới làm cho các môn đệ nhớ lại và hiểu thấu những lời ấy.

... đón nhận và tuân giữ Lời Chúa là đi vào cuộc đối thoại của t́nh yêu ...
 

Lời Thiên Chúa nói với chúng ta qua các ngôn sứ và trong Người Con là lời bộc lộ kế hoạch và tâm t́nh của Thiên Chúa đối với chúng ta, là Lời Thiên Chúa giăi bày T́nh Thương của Ngài đối vói chúng ta và mời gọi chúng ta đón nhận Ngài. Lời Chúa bộc lộ cho ta cơi sâu thẳm nhất của Thiên Chúa và đưa chúng ta vào tận đáy ḷng Thiên Chúa, cho ta được thông phần vào chính cuộc sống mật thiết giữa Cha, Con và Thánh Thần (x 1 Ga 1,1-3). Chính Thánh Thần xuất phát từ Cha và Con đưa ta vào trong ḷng Cha cùng với Con để chúng ta cũng được làm con Thiên Chúa. Lời cuối cùng Thiên Chúa nói với chúng ta là chính Lời Thiên Chúa tự phát biểu, là phản ánh vinh quang và là h́nh ảnh chân thật của Ngài! V́ thế mà Chúa Giêsu tuyên bố: "Ta là Đường Đi, là Sự Thật và là Sự Sống" và "Ai thấy Ta là thấy Chúa Cha rồi" (Ga 14, 5-10). Ngài vừa là Đường Đi vừa là Sự Thật, nên không phải đi hết con đường mới gặp được Cha, mà đến với Ngài là đến với Cha, gặp Ngài là gặp được Cha rồi, v́ "Ta ở trong Cha Ta và Cha Ta ở trong Ta", và như thế là đă được sự sống đời đời rồi, v́ "sự sống đời đời là biết Cha là Thiên Chúa thật, duy nhất và Đức Giêsu Kitô mà Cha đă sai đến" (17,3).

Trong Ga 14-17, ta thấy vai tṛ của Lời Chúa là đưa ta vào sự thông hiệp cuối cùng với Cha và Con. Ta hăy đọc lại 4 chương này và để ư tới hai từ "Lời" và "lệnh truyền", nếu ta dịch lệnh truyền là "Lời Cha truyền" hoặc "Lời Thầy truyền" th́ dễ theo hơn: v́ lệnh truyền cũng là lời vậy.

Sau khi khẳng định "Lời Thầy trao cho các con, Thầy không tự ḿnh mà nói, nhưng Cha ở trong Thầy thực hiện các việc của Ngài" (14,10). Chúa Giêsu nói: "Nếu các con yêu mến Thầy th́ hăy tuân giữ Lời Thầy truyền", và "Thầy sẽ xin Cha và Ngài sẽ ban cho các con Đấng phù trợ khác để ở với các con măi măi, là Thánh Thần của Sự Thật... Ngài ở với các con và ở trong các con" (14,15-17). Kết quả đầu tiên của việc đón nhận Lời Chúa Giêsu là được Thánh Thần. "Thánh Thần sẽ dạy chúng con tất cả" (14,26), "sẽ đưa chúng con vào tất cả sự thật" (16,13). Chính v́ thế mà "ngày ấy các con sẽ biết rằng Thầy ở trong Cha Thầy và các con ở trong Thầy và Thầy ở trong các con. Ai có Lời Thầy truyền và tuân giữ Lời ấy là người yêu mến Thầy, và ai yêu mến Thầy th́ sẽ được Cha Thầy yêu mến. Cả Thầy cũng yêu mến người ấy và sẽ tỏ ḿnh cho người ấy" (14, 20-21). Đón nhận và tuân giữ Lời Chúa là đi vào cuộc đối thoại của t́nh yêu, và trong cuộc đối thoại t́nh yêu th́ ngày càng được vào sâu hơn trong ḷng Thiên Chúa. Bởi vậy Chúa Giêsu nói thêm: "Bất cứ ai yêu mến Thầy th́ hăy giữ lời Thầy và Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy và chúng ta sẽ đến thăm và ở lại trong người ấy" (14,23). Thế là Lời Chúa không chỉ cho ta biết về Thiên Chúa, mà cho ta biết Thiên Chúa, nghĩa là đưa ta vào sự hiệp thông mật thiết với Thiên Chúa, nhờ tác động của Thánh Thần. Chính Chúa Giêsu đă chứng thực t́nh yêu của Ngài đối với Cha bằng cách làm theo Lời Cha truyền: "Thầy hành động như thế để cho thế gian nhận biết rằng Thầy yêu mến Cha và làm theo đúng Lời Cha truyền" (14,31). Chúa Giêsu vẫn lấy quan hệ giữa Ngài với Cha làm kiểu mẫu cho chúng ta về quan hệ giữa ta với Ngài và với Cha, v́ chúng ta chỉ được ở trong Cha theo mức độ chúng ta ở trong Chúa Giêsu. Điểm này sẽ được triển khai nhiều hơn ở chương 15.

Chương 15 nói nhiều hơn về vai tṛ của Lời Chúa Giêsu trong quá tŕnh đưa chúng ta vào trong Chúa Giêsu và làm cho chúng ta được thông hiệp trọn vẹn với Ngài, tiếp nhận sức sống của Ngài. Chúa Giêsu lấy ví dụ cây nho và cành nho để nói về quan hệ giữa Ngài với môn đệ. Cành nho sinh trái th́ được tỉa sạch để sinh trái nhiều hơn. Các môn đệ là những cành đă được tỉa sạch nhờ Lời Chúa Giêsu đă nói với họ (15,2-3). Vấn đề quan trọng là cành phải ở liền với cây th́ mới sinh trái được. Làm sao môn đệ ở liền với Chúa Giêsu như cành liền cây? Chúa Giêsu cho biết bí quyết: "Nếu các con ở lại trong Thầy và Lời Thầy ở lại trong các con..." (15,7). "Các con sẽ ở lại trong t́nh yêu của Thầy nếu các con tuân giữ Lời Thầy truyền cũng như Thầy đă giữ Lời Cha Thầy truyền và ở lại trong T́nh yêu của Ngài" (15,10). Tuân giữ Lời Chúa th́ được hiệp thông với Chúa và được ở lại trong Chúa, được trở nên bạn hữu của Chúa: "Các con là bạn hữu của Thầy nếu các con làm theo Lời Thầy truyền... Thầy gọi các con là bạn hữu v́ Thầy đă cho các con biết mọi điều Thầy đă nghe được ở Cha Thầy" (15,10-15).

Ở chương 17, Chúa Giêsu xác nhận các môn đệ là những người đă đón nhận Lời của Cha do Ngài nói lại (17,6-8). Và chính v́ thế mà thế gian ghét môn đệ của Chúa (17,14). Ngay ở chương 14, Chúa Giêsu đă nói: "Ai yêu mến Thầy th́ tuân giữ Lời Thầy" (14,23-24). Thế là Lời Chúa trở thành mốc phân chia loài người và là tiêu chuẩn xác định ai thuộc về Chúa. Điều này đưa ta trở lại điều Chúa Giêsu phán: "Không phải cứ gọi Ta "lạy Chúa, lạy Chúa", là được vào Nước Trời, mà chỉ có ai làm theo ư Cha Ta, Đấng ngự trên trời mới được vào", và "sao các người gọi Ta "lạy Chúa, lạy Chúa" mà không làm theo Lời Ta" (Lc 6,46). Cũng v́ thế mà Chúa Giêsu phán: "Mẹ Ta, anh em Ta là những ai nghe và tuân giữ Lời Thiên Chúa", và khi có người phụ nữ ca ngợi hạnh phúc của người được cưu mang và nuôi dưỡng Chúa Giêsu, th́ Ngài bảo: "Ai nghe và giữ Lời Thiên Chúa th́ có phước hơn" (Lc 11,27-28). Bởi v́ nghe và giữ Lời Thiên Chúa th́ được cả Ba Ngôi Thiên Chúa ngự trong ḷng ḿnh và được sống đời đời.

• • •

Phần 1

 
       
    Đồng Hành là ai? Tổ Chức | Tài Liệu | Lịch Trinh LT | Báo ĐH | Tập San ComigoNối Kết | Mục Lục | Photo Album