Đường Emmaus


Annunciation
Ao ước ngây thơ
Bài học cầu nguyện qua kinh nghiệm của Môisen
Cầu Nguyện
Câu chuyện xứ Chùa Tháp
Chết
Chúa nh́n tận đáy ḷng
Công bằng xă hội
Cura Personalis: Món qùa Giáng Sinh tuyệt diệu nhất
Đau khổ, niềm vui vinh quang
Đến với đời bằng trái tim rộng mở
Đôi điều suy nghĩ
Giao Ḥa
Giêsu - chính lộ ngàn đời
Giọt nắng
Gương phục vụ của Môisen
Hai đời sống riêng biệt?
Hành Hương
Linh Thao, một lần gặp gỡ
Lời Kinh từ cuộc sống
Màu Trăng Úa
Mẹ hiền: biển t́nh thương
Mùa Thu như đă phiêu du trở về
Như một sự t́nh cờ
Nước mắt
Phép rửa bằng nước mắt
Quay về
Sống Trong T́nh Chúa
Sống với giây phút thánh
Sợ hăi Thiên Chúa
Tâm t́nh gặp Chúa
Tấm áo lễ với những đường may dang dở
Tha nhân: con đường dẫn tới Chúa
Thập Giá của đời thường
Thiên Nhiên
Tôi đă gặp
Tuổi Già và sự chết
Wings of a Beautiful Dream


 


 

 
Trang chính Đường Emmaus
   
 


Ngôi Mộ Trống

Gn 20:1-9 / CN Phục Sinh
 

   
 


 

   

Anton-Phaolo, SJ

Đầu tháng 3/2007, kênh truyền h́nh Discovery tŕnh chiếu một phim tài liệu mang tựa đề “Ngôi Mộ Thất Lạc của Chúa Giêsu”.  Nội dung cuộn phim xoay quanh cuộc khám phá khảo cổ năm 1980 ở khu Talpiot, phía đông Giêrusalem.  Mười hộp đựng cốt đă đưọc khai quật, trong đó có một hộp khắc tên Yêsu (Yeshua) con ông Yôseph.  Phải chăng đoàn làm phim đă kiếm được bằng chứng khảo cổ về con người Yêsu thành Nazarét?  Phải chăng đây là chứng cớ làm lung lay niềm tin vào Đấng Phục Sinh? 

Các chuyên gia khảo cổ Do thái đă không cho là như thế.  V́ chín phần trăm đàn ông Do thái ở thế kỷ thứ nhất mang tên Yêsu, mười bốn phần trăm mang tên Yôseph, đây không phải là lần đầu tiên, và cũng không phải là lần cuối cùng, những hộp đựng cốt như thế này xuất hiện.  Ít ra đă có hai hộp cốt mang tên Yêshua con ông Yôseph được khai quật từ năm 1930.  Câu chuyện t́m được hài cốt của Chúa Giêsu chỉ là giả tưởng. 

Các tôn giáo lớn trên thế giới đều rất trân trọng những thánh tích thuộc về vị giáo chủ của ḿnh, như ngọc xá lợi (xương cốt) của Phật Thích Ca, hoặc những lọn tóc của giáo chủ Môhamét.  Điều lạ lùng là người Kitô chẳng có một vật kỷ niệm ǵ thuộc về Chúa Giêsu.  Người chẳng để lại cho chúng ta một điều ǵ ngoài “ngôi mộ trống” và chứng từ của những môn đệ đầu tiên rằng Người đă sống lại. 

* * * * *

Mừng Chúa Phục Sinh, chúng ta tuyên xưng rằng: đằng sau câu chuyện “Ngôi Mộ Trống” là sự hiện diện đích thực của một “Đấng Phục Sinh”, của một quyền năng có sức mạnh biến cải những trái tim đang đau buồn thất vọng thành bừng sáng tin yêu, biến những con người yếu đuối nhát sợ nên mạnh mẽ tuyên xưng đức tin dù phải lấy cái chết mà “làm chứng” Thầy ḿnh đă sống lại và đang sống.   

Vâng, câu chuyện “Ngôi Mộ trống”, ”Đức Kitô phục sinh” măi măi, muôn đời, khắp nơi, là câu chuyện của niềm tin căn bản của Kitô giáo.  Bởi v́ câu chuyện nầy, biến cố nầy lại không là một sự kiện đột xuất, t́nh cờ của lịch sử, nhưng là một công tŕnh vĩ đại trong chương tŕnh cứu độ của Thiên Chúa. Và sự cứu độ là ǵ nếu không phải là đem lại cho chúng ta niềm hy vọng nơi một Thiên Chúa luôn trung tín với t́nh yêu của Người?  

Maria Magđala là người đầu tiên đến ngôi mộ trống.  Nhưng cô không hiểu đựợc sự kiện lịch sử này.  Cô run rẩy chạy về báo tin:  “Người ta đă lấy xác Thầy ra khỏi mồ và tôi không biết xác Thầy để đâu?”  Nghe như thế, cả Phêrô và Gioan, một già một trẻ, chạy ngay đến ngôi mộ trống. Họ hiểu điều Maria đă không hiểu, thấy được điều Maria đă không thấy: Chúa đă sống lại từ cơi chết; sự chết không c̣n cầm buộc Người nữa.  Trong ḷng ngôi mộ trống chỉ c̣n lại khăn liệm.  Một chứng tích của đời sống cũ như cái kén đă bỏ lại đằng sau của chú bướm vừa lột xác.  

Cùng thấy một ngôi mộ trống, nhưng phản ứng của các môn đệ khác nhau. Maria Magđala th́ than khóc v́ nghĩ rằng xác Thầy bị đánh cắp. Phêrô th́ bán tín bán nghi. Chỉ có Gioan th́ “đă thấy và đă tin”.  

Nhờ đâu mà Gioan tin trước mọi người?  Chắc hẳn ông phải tin vào lời hứa của Thầy trong đêm tiệc ly: “Thầy sẽ không bỏ các con mồ côi một ḿnh… Thầy ra đi dọn chỗ cho các con…”  (Ga 14:3, 18).  Như thế tin vào Chúa sống lại, phải chăng là tin vào t́nh thương và quyền năng của Chúa, vào sự trung tín của Người?    

Niềm tin Phục Sinh căn bản là một niềm tin vào một Thiên Chúa không bao giờ bỏ rơi các những ai tín thác vào Người.  Niềm tin Phục Sinh là xác tín rằng cuộc đời không phải chỉ đầy dẫy những thất bại khổ đau.  Chúa sống lại có nghiă rằng đêm đen dù có dài đằng đặc nhưng sẽ có một ngày mai tươi sáng.   

Bạn thân mến,

Cuộc sống nào mà lại không có những nhọc nhằn và phiền muộn?  Ai trong chúng ta mà lại chẳng có lần thất vọng? Mà lại chẳng có lần thấy ḿnh khổ đau?

Đường thánh giá là đường để đi, không phải là nơi dừng lại.  Điểm hẹn phải là biến cố Phục Sinh… Chúng ta không thể ở măi trong than khóc của thứ sáu tuần thánh, nhưng phải bước vào niềm vui của Chủ Nhật Phục Sinh.  

Chúa đă Phục Sinh!  Nhưng sự kiện Chúa Sống Lại có ích ǵ cho chúng ta, nếu như chúng ta không cảm nghiệm được tin mừng Phục Sinh?  Nói một cách khác, liệu chúng ta đă sống, đă chuẩn bị tâm hồn cho Chúa Phục Sinh vào ngự trị?  Hay bóng tối vẫn c̣n đầy? Và Thần Chết vẫn c̣n thống trị?  

Như vậy, điều quan trọng là làm sao để chúng ta có thể sống tin mừng Phục Sinh một cách trọn vẹn. Làm sao cho tin mừng này chi phối mọi nẻo đường phục vụ và sống.  Làm sao cho sứ điệp Phục Sinh đó, niềm vui đó, sức sống đó lan toả, chi phối đời sống cộng đoàn cũng như cuộc sống mỗi người.  Làm sao để gương mặt, lời nói, cách ứng xử của chúng ta luôn phản ảnh niềm vui phục sinh. Để rồi chúng ta có thể xác tín như Đức cố Hồng Y  F.X.  Nguyễn Văn Thuận rằng: "Trong tự điển của Kitô hữu, không có từ buồn". 

Mỗi lần chúng ta tiếp tục yêu thương dù bị từ chối, mỗi lần thất bại mà vẫn cố gắng, mỗi lần tiếp tục hy vọng dù hy vọng đă tan vỡ, mỗi lần lau khô ḍng lệ và khởi sự lại, là chúng ta  tham dự vào mầu nhiệm và quyền năng phục sinh. 

Như thế tin mừng phục sinh là không có ǵ có thể hủy diệt chúng ta, dù đau khổ, tật nguyền, tội lỗi, hay sự chết.  V́ Đức Kitô đă chinh phục tất cả th́ chúng ta cũng sẽ chinh phục tất cả nếu chúng ta đặt trọn niềm tin vào Người.  Chúng ta hăy hoan hỉ vui mừng trong niềm tin đó. 

Phục Sinh, 2007

* * * * *

Lạy Chúa Giêsu phục sinh
lúc chúng con t́m kiếm Ngài trong nước mắt,
xin hăy gọi tên chúng con
như Chúa đă gọi tên chị Maria đứng khóc lóc bên mộ.

Lúc chúng con chán nản và bỏ cuộc,
xin hăy đi với chúng con trên dặm đường dài
như Chúa đă đi với hai môn đệ Emmau.

Lúc chúng con đóng cửa v́ sợ hăi,
xin hăy đến và đứng giữa chúng con
như Chúa đă đến đem b́nh an cho các môn đệ.

Lúc chúng con cố chấp và xa cách anh em,
xin hăy kiên nhẫn và khoan dung với chúng con
như Chúa đă không bỏ rơi ông Tôma cứng cỏi.

Lúc chúng con vất vả suốt đêm mà không được ǵ,
xin hăy dọn bữa sáng cho chúng con ăn,
như Chúa đă nướng bánh và cá cho bảy môn đệ.

Lạy Chúa Giêsu phục sinh,
xin tỏ ḿnh ra
cho chúng con thấy Ngài mỗi ngày,
để chúng con tin là Ngài đang sống, đang đến,
và đang ở thật gần bên chúng con. Amen.

(trích Manna năm C)

 

 

 



 

 

 

Đồng Hành | Trang Chính | Tu Đức | Tổ Chức | Lịch Trinh LT | Báo ĐH | Tài LiệuNối Kết | Mục Lục |