Chúa Nhật 33 Thường Niên
Bài Đọc I:
Malachi 3:19-20 II:
2Thessalonians 3:7-12
Phúc Âm
Luca 21:5-19
Tân Ước Online
5 Nhân có mấy người nói về Đền Thờ được trang hoàng bằng những viên đá đẹp và những đồ dâng cúng, Đức Giêsu bảo:
6 "Những gì anh em đang chiêm ngưỡng đó sẽ có ngày bị tàn phá hết, không còn tảng đá nào trên tảng đá nào".
7 Họ hỏi Người: "Thưa Thầy, vậy bao giờ các sự việc đó sẽ xảy ra, và khi sắp xảy ra, thì có điềm gì báo trước?".Những điềm báo trước
8 Đức Giêsu đáp: "Anh em hãy coi chừng kẻo bị lừa gạt, vì sẽ có nhiều người mạo danh Thầy đến nói rằng: "Chính ta đây", và: "Thời kỳ đã đến gần"; anh em chớ có theo họ.
9 Khi anh em nghe có chiến tranh, loạn lạc, thì đừng sợ hãi. Vì những việc đó phải xảy ra trước, nhưng chưa phải là chung cục ngay đâu".
10 Rồi Người nói tiếp: "Dân này sẽ nổi dậy chống dân kia, nước này chống nước nọ.
11 Sẽ có những trận động đất lớn, và nhiều nơi sẽ có ôn dịch và đói kém; sẽ có những hiện tượng kinh khủng và điềm lạ lớn lao từ trời xuất hiện.
12 "Nhưng trước khi tất cả các sự ấy xảy ra, thì người ta sẽ tra tay bắt và ngược đãi anh em, nộp cho các hội đường và nhà tù, và điệu đến trước mặt vua chúa quan quyền vì danh Thầy.
13 Đó sẽ là cơ hội để anh em làm chứng cho Thầy.
14 Vậy anh em hãy ghi lòng tạc dạ điều này, là anh em đừng lo nghĩ phải bào chữa cách nào.
15 Vì chính Thầy sẽ cho anh em ăn nói thật khôn ngoan, khiến tất cả địch thủ của anh em không tài nào chống chọi hay cãi lại được.
16 Anh em sẽ bị chính cha mẹ, anh chị em, bà con và bạn hữu bắt nộp. Họ sẽ giết một số người trong anh em.
17 Vì danh Thầy, anh em sẽ bị mọi người thù ghét.
18 Nhưng dù một sợi tóc trên đầu anh em cũng không bị mất đâu.
19 Có kiên trì, anh em mới giữ được mạng sống mình.
Chi Tiết Hay
- (c.5) Với người Do Thái, đền thánh Giêrusalem là trung tâm của mọi hy vọng.
- (c.6) Lúc Lu-ca viết sách Tin Mừng này (khoảng năm 80 hoạc 85), Chúa Giêsu đã chết, sống lại và về trờị Thành phố và đền thánh Giêrusalem đã bị tàn phá. Lu-ca muốn giới thiệu Chúa Giêsu như "một ngôn sứ đầy uy thế trong việc làm cũng như lời nói".
- (c.7) "các sự việc đó": điềm baó trước của các việc này thay đổi từ sự phá hũy của đền thánh Giêrusalem đến sự sụp đổ của thành phố Giêrusalem, rồi đến thời cánh chung của thế giới.
- (c.8) Các tông đồ không nên lẫn lộn sự phá hũy của đền thánh Giêrusalem với sự trở lại của Chúa Giêsu, "Con Người". Sự sợ hải và sự trông đợi làm con người dễ tin vào những thông điệp sai lầm và những Mê-sia giả mạo.
- (cc.9-11) Những dấu chỉ mà Chúa nói đến như chiến tranh, động đất, đói kém, ôn dịch, hiện tượng kinh khủng, là những điềm lạ có thể thấy trong mọi thời đại. Nó cho thấy ngày cánh chung đang gần kề, nhưng nó không giúp chúng ta định trước ngày giờ được.
- (cc.12-15) Các môn đệ của Chúa không nên quá sợ hải và lo âu khi làm chứng nhân. Họ không cần lo nghĩ phải nói gì khi bị lên án. Họ sẽ nói với một thần khí khôn ngoan mà không ai có thể nói ngược lạị Vai trò của Chúa Thánh Thần được nhắc đến.
- (cc.16-18) Cũng như Đức Giêsu, qua những khổ hình này các môn đệ Ngài mới vào trong vinh quang của Người. Lời hứa sẽ không bị tổn hại cho dù một sợi tóc trên đầu
có vẽ kỳ quặc với lời tiên đoán sẽ bị bách hại. Đó chỉ là cách nói tượng hình về sự che chở rất thánh cho những người chịu đựng bách hại vì danh Chúa Giêsu.
Một Điểm Chính
Thái độ kiên trì cho đến cùng trong ơn thánh Chúa bất chấp mọi gian nguy và bách hại dẫn đến sự cứu rỗi đời đời.
Suy Niệm
- Phần lớn chúng ta rất sợ khi nói đến tận thế. Bạn có khi nào nghĩ là "ngày tận thế của bạn thật sự xảy đến khi bạn không chấp nhận Thiên Chúa?" Hãy trở về với thế giới của bạn và suy nghĩ câu hỏi này.
- Hãy so sánh câu "...người ta sẽ tra tay bắt và ngược đãi anh em, nộp cho các hội đường và nhà tù, và điệu đến trước mặt vua chúa quan quyền vì danh Thầy" với câu "Đó sẽ là cơ hội để anh em làm chứng cho Thầỷ" Bạn có kinh nghiệm trải qua những thử thách đó chưa? Hãy tự hỏi mình có thể làm gì để làm chứng cho Chúa trong cuộc sống hằng ngày của mình.
Xin bổ túc thêm hoặc Xem phần bổ túc tuần này
Đại Gia Đình Đồng Hành hợp soạn