Chúa Nhật 6 Thường Niên
Bài Đọc I:
Jer 17:5-8
II:
1Cor 15:12,16-20
Phúc Âm
Luca 6:17,20-26
17 Đức Giêsu đi xuống cùng với các ông, Người dừng lại ở một chỗ đất bằng. Tại đó, đông đảo môn đệ của Người, và đoàn lũ dân chúng từ khắp miền Giuđê, Giêrusalem cũng như từ miền duyên hải Tia và Xiđon
20 Đức Giêsu ngước mắt lên nhìn các môn đệ và nói: "Phúc cho anh em là những kẻ nghèo khó, vì Nước Thiên Chúa là của anh em.
21 "Phúc cho anh em là những kẻ bây giờ đang phải đói, vì Thiên Chúa sẽ cho anh em được no lòng. "Phúc cho anh em là những kẻ bây giờ đang phải khóc, vì anh em sẽ được vui cười.
22 "Phúc cho anh em khi vì Con Người mà bị người ta oán ghét, khai trừ, sỉ vả và bị xóa tên hư đồ xấu xa.
23 Ngày đó, anh em hãy vui mừng nhảy múa, vì này đây phần thưởng dành cho anh em ở trên trời thật lớn lao. Bởi lẽ các ngôn sứ cũng đã từng bị cha ông họ đối xử như thế.
24 "Nhưng khốn cho các ngươi là những kẻ giàu có, vì các ngươi đã được phần an ủi của mình rồi.
25 "Khốn cho các ngươi, hỡi những kẻ bây giờ đang được no nê, vì các ngươi sẽ phải đói. "Khốn cho các ngươi, hỡi những kẻ bây giờ đang được vui cười, vì các ngươi sẽ phải sầu khổ khóc than.
26 "Khốn cho các ngươi khi được mọi người ca tụng, vì các ngôn sứ giả cũng đã từng được cha ông họ đối xử như thế.
Chi Tiết Hay
- Trong câu chuyện hôm nay, thánh Luca dùng một số những chi tiết tương tự như trong bài giảng Tám Mối Phúc Thật của thánh Matthêu (5:1-12). Tuy nhiên thay vì giảng ở trên núi, Đức Giêsu xuống ở một chỗ đất bằng để giảng dạy cho đám đông dân chúng đến với Ngài.
- Baì giảng theo Luca ngắn hơn bài giảng theo Matthêu. Phúc Âm Matthêu có chín diều chúc phúc và không có lời đe doạ, trong khi đó Phúc Âm Luca có cả hai thứ và xếp thành từng cặp tương phản: nghèo-giàu, đói-no, khóc lóc-vui cười, oán ghét-ca tụng.
- Trong câu 20a, Đức Giêsu nói với các môn đệ của Ngài, tuy nhiên theo câu 24, Đức Giêsu hẳn đã không nhắm đến họ vì các môn đệ của Ngài không có ai giàu sang. Chia sẻ của cải, cho vay mà không hy vọng đòi lại, tha nợ cho người khác (c.34,35,37,38) là dấu chỉ của người có dư thừa của cải.
- (c.22) "Oán ghét, khai trừ, sỉ vả". Ba động từ đi từ thái độ (oán ghét) đến hành động (khai trừ) đến lời nói (sỉ vả). Một sự xua đuổi trọn vẹn.
- (c.24) Phần an ủi của người giầu có là của cải, đối chọi với sự an ủi của người nghèo khó là Nước Thiên Chúa.
- Trong khung cảnh văn hóa xã hội Palestine thời đó, giầu và nghèo có ý nghiã khác so với ngày hôm nay. Thời đó quyền lực là phương tiện để làm giầu. Người có thế lực tước đoạt của cải của người yếu kém không tự bảo vệ được chính mình. Trái lại, thời nay quyền lực nằm trong tay những người giầu có.
Một Điểm Chính
Các Mối Phúc Thật của Đức Giêsu là lời an ủi và cũng là những đức tính mà chúng ta phải nhắm tới.
Suy Niệm
- Tôi cảm thấy mình "giầu có" và "nghèo khó" ở những khía cạnh nào?
- Lời hứa nào của Đức Giêsu mang nhiều ý nghiã nhất cho tôi? Tại sao?
- Tôi cảm thấy gần gũi với điều bị nguyền rủa nào nhất trong lúc này? Tại sao?
Xin bổ túc thêm hoặc
Xem phần bổ túc tuần này
Đại Gia Đình Đồng Hành hợp soạn