Chúa Nhật 4 Phục Sinh
Bài Đọc I:
Acts 4:8-12
II:
1 John 3:1-2
Phúc Âm
Gioan 10:11-18
11 Tôi chính là Mục Tử nhân lành. Mục tử nhân lành hy sinh
mạng sống mình cho chiên.
12 Người làm thuê, vì không phải là mục tử, và vì chiên
không thuộc về anh, nên khi thấy sói đến, anh bỏ chiên mà
chạỷ Sói vồ lấy chiên và làm cho chiên tán loạn,
13 vì anh là kẻ làm thuê và không biết gì đến chiên.
14 Tôi chính là Mục Tử nhân lành. Tôi biết chiên cuả tôi và
chiên cuả tôi biết tôi,
15 Như Chúa Cha biết tôi và tôi biết Chúa Cha, và tôi hy sinh
mạng sống mình cho chiên.
16 Tôi còn có những chie+n khác không thuộc ràn nàỷ Tôi cũng
phải đưa chúng về. Chúng cũng phải nghe tiếng tôi, và sẽchỉ
có một đoàn chiên và một mục tử
17 Sở dĩ Chúa Cha yêu mến tôi, là vì tôi hy sinh mạng sống
mình để rồi lấy lạị
18 Mạng sống của tôi không ai lấy đi được, nhưng chính tôi
tự ý hy sinh mạng sốg mình. Tôi có quyền hy sinh và có quyền
lấy lại mạng sống ấỷ Đó là mệnh lệnh của Cha tôi mà tôi
đã nhận được.
Chi Tiết Hay
- (c.11) Trong tiếng Hy-lạp, có hai từ có nghĩa là "tốt":
- agathos: nói về phẩm chất luân lý;
- kalos: nói về tính cách hấp dẫn làm cho phẩm chất tốt kia trở thành dễ thương.
Vậy khi Chúa Giê-su nói "mục tử nhân lành" thì Người không chỉ nói đến một người chăn chiên cần mẫn và trung tín, nhưng Người muốn sử dụng từ "nhân lành" theo ý nghĩa kalos. Theo ý nghĩa ấy, vị mục tử này dễ thương, mạnh mẽ và uy quyền.
- (c.11) Hình ảnh "mục tử nhân lành" là hình ảnh rất quen thuộc trong Cựu Ước: A-mốt (3:12), Xuất Hành (22:13), 1 Sa-mu-en (17:34-36), I-sai-a (31:4). Tuy nhiên, Chúa Giê-su nói "mục tử nhân lành hy sinh mạng sống mình vì chiên" thì lại là một điều hoàn toàn mới mẻ. Người là mục tử nhân lành, đặc biệt vì Người tự nguyện và rất sẵn sàng hy sinh mình cho con chiên.
- (c.14) Mục tử nhân lành biết từng con chiên và gọi tên từng con chiên bằng một tên riêng. Còn chiên thì quen tiếng chủ nên nhận ra chủ qua tiếng nói của ông. Mỗi ngày vào lúc bình minh, người chăn chiên sẽ mở cửa chuồng và gọi chiên ra. Quen tiếng nói của chủ, chiên sẽ quây quần chung quanh rồi theo chủ ra khỏi chuồng và đến đồng cỏ.
- (c.12-13) Có sự tương phản giữa người chăn chiên tốt và người chăn chiên xấu, giữa người chăn chiên trung tín và bất trung. Kẻ làm việc vì tiền công thì chỉ nghĩ đến tiền. Còn kẻ làm việc vì tình yêu thì chỉ nghĩ đến những người họ đang phục vụ.
- (c.14-15) Đối với người Do-thái, biết một người có nghĩa là biết qua sự hiểu biết và lòng yêu mến . Việc "quen biết nhau" này là một quan hệ đời sống giữa Chúa Giê-su và các môn đệ Người, nhờ đó họ được chia sẻ với những gì Chúa Giê-su lãnh nhận được từ Chúa Cha.
- (c.16-18) Có ba chân lý qua những câu này:
- Chỉ trong Chúa Giê-su Ki-tô thế giới mới có thể hiệp nhất trở nên một;
- Sự hiệp nhất thể hiện qua sự kiện người ta hết thảy lắng nghe, đáp lại và tuân phục một đấng chăn chiên, chứ không phải là bị ép buộc nhập vào một đàn chiên. Đó là sự hiệp nhất do trung thành với Chúa Giê-su Ki-tô.
- Giấc mơ của Chúa Giê-su còn tùy thuộc vào chúng ta. Chính chúng ta mới là những người giúp Người làm cho thế giới trở thành một đàn chiên dưới sự dẫn dắt của Người.
Một Điểm Chính
An lành trong tay Chúa.
Là mục tử nhân lành, Chúa Giê-su đã chết cho con chiên của Người. Hình ảnh Chúa Giê-su là mục tử nhân lành và hình ảnh Chúa chịu đóng đinh trên thập giá đều nói lên cùng một chân lý: Người đã hy sinh mạng sống mình cho chúng ta. Cánh cửa cứu rỗi đã mở rộng đón mời mọi người. Ơn cứu chuộc là dành cho tất cả những ai nghe và trung thành theo tiếng gọi của vị Mục tử nhân lành. Đáp lại, Chúa Giê-su hứa sẽ chăm sóc và bảo vệ đàn chiên của Người. Do đó, nơi an toàn nhất của chúng ta chính là trong tay Chúa.
Suy Niệm
- Chiên nhận ra chủ nhờ tiếng nói của ông. Vậy bạn có thể nghe tiếng Chúa Giê-su không? Trong đời sống hằng ngày, làm sao bạn có thể nhận ra và nghe theo tiếng Chúa giữa những tiếng nói chung quanh bạn? Bạn có nghĩ là bạn đang an toàn trong bàn tay Chúa không?
- Chúa Giê-su kêu gọi chúng ta giúp thế giới hiệp nhất. Đó là giấc mơ mỗi người có thể giúp Người thực hiện. Bạn hãy nghĩ tới gia đình, người thân, bạn bè và những người chung quanh. Bạn có thực sự muốn giúp họ nghe, đáp lại và tuân phục một "một chủ chiên duy nhất" không? Bạn coi lời kêu gọi này như "một phương thế để phục vụ" hay như một "kế sinh sống"?
- Hình ảnh mục tử nhân lành còn gợi cho chúng ta hình ảnh về Hội Thánh. Vatican II dạy "Hội Thánh là một chuồng chiên với cửa độc nhất và thiết yếu là Đức Ki-tô." Bạn hãy nghĩ về những thách đố Hội Thánh đang phải đương đầu hôm nay và hãy tự hỏi bạn có thể làm gì để đáp lại lời gọi của Hội Thánh.
- Hãy chiêm niệm lời thánh Phao-lô:
"Càng thấy Người rõ hơn,
chúng ta càng biết Người sâu xa hơn,
và càng trở nên giống như Người hơn."
Xin bổ túc thêm hoặc
Xem phần bổ túc tuần này
Đại Gia Đình Đồng Hành hợp soạn